Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất, phản ánh mức độ biến động giá cả của một "giỏ" hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo thời gian. CPI không chỉ là công cụ đo lường lạm phát mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về chi phí sinh hoạt và sức mua của người dân. Hiểu rõ về CPI, cách tính toán chỉ số này và các số liệu liên quan đến CPI của Việt Nam sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình kinh tế hiện tại và dự báo xu hướng trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá khái niệm CPI, phương pháp tính toán và phân tích các số liệu CPI của Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết về chỉ số quan trọng này trong bức tranh kinh tế quốc gia.

CPI là gì? Cách tính CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và số liệu CPI của Việt Nam

1. CPI là gì ?

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP, các nội dung liên quan đến CPI (chỉ số giá tiêu dùng) được hiểu như sau:

CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.

Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính CPI.

Quyền số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư của năm được chọn làm gốc so sánh. Quyền số này được sử dụng cố định trong 5 năm.

Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong thời kỳ hiện tại.

CPI là gì? Cách tính CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và số liệu CPI của Việt Nam

2. Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.

Ngoài ra, sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

3. Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

- Cố định giỏ hàng: Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thị trường sẽ xác định được giá trị của hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu, thiết yếu người dùng thường xuyên chi trả.

- Xác định giá cả: Sau khi xác định được những sản phẩm, giá trị của mỗi hàng hóa sẽ được thống kê trong một thời gian cố định.

- Tính chi phí mua giỏ hàng hóa/ dịch vụ: Dựa vào bảng thống kê giá, chúng ta tính tổng số tiền phải chi trả cho một giỏ hàng hoặc dịch vụ bằng công thức: số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.

- Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm dựa theo công thức sau:

- Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ:

- Ví dụ minh họa:

4. CPI và lạm phát cơ bản có liên hệ gì với nhau?

Chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng.

Phương pháp chung của việc tính toán chỉ số lạm phát cơ bản là nhằm loại bỏ những biến động tạm thời hay còn gọi là yếu tố ngẫu nhiên của giá một số mặt hàng trong tỷ lệ lạm phát chung.

Phương pháp phổ biến được dùng để tính chỉ số lạm phát cơ bản là phương pháp loại trừ trực tiếp vì phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và dễ hiểu đối với người sử dụng.

CPI là gì? Cách tính CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và số liệu CPI của Việt Nam

5. Số liệu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam qua các năm

Chi tiết số liệu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI theo tháng của năm 2023 như sau:

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI qua các năm (2016 – 2024)

Đơn vị tính (%)

Năm

Tốc độ tăng chỉ số CPI

Năm

Tốc độ tăng chỉ số CPI

2016

2,66

2020

3,32

2017

3,53

2021

1,84

2018

3,54

2022

3,15

2019

2,79

2023

3,25

Tốc độ tăng CPI bình quân các năm từ 2016 - 2023 so với năm trước lần lượt là: 2,66%; 3,53%; 3,54%; 2,79%; 3,23%; 1,84%; 3,15% và 3,25%. Năm 2024 dự báo tốc độ tăng CPI ở mức 3,2-3,5%.