- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Khái niệm đặt cọc, nếu mất tiền cọc phải giải quyết như thế nào?
1. Đặt cọc là gì?
Thuật ngữ "đặt cọc" được xuất hiện với góc độ là một ngữ cảnh, thời đó khi dùng tiền trong lưu thông dân sự, nhân dân ta thường xâu những đồng tiền lại với nhau thành từng cọc. Khi đặt trước một khoản tiền để làm tin với nhau, họ thường đặt trước một cọc, hai cọc... tuỳ vào giá trị của từng giao dịch dân sự. Dần dần, sự phát triển của giao lưu dân sự ' làm cho biện pháp này không chỉ là việc đặt tiền. Người ta còn dùng các loại tài sản khác đặt trước để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định:
"Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng".
Như vậy, đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc...
2. Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về đặt cọc
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hay được gọi là "bảo đảm niềm tin" giữa các bên trong quan hệ dân sự. Và căn cứ theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc được định nghĩa như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 nhận thấy có hai trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện biện pháp đặt cọc trong giao dịch dân sự đó là:
- Trường hợp 1, khi hợp đồng dân sự được giao kết- khoản tiền cọc sẽ được xử lý theo một trong những cách thức sau:
+ Tiền cọc được trả lại cho bên đặt cọc, hoặc
+ Tiền cọc phải được khấu trừ vào phần nghĩa vụ thanh toán tức là được trừ vào phần tiền phải trả.
Các bên có thể thỏa thuận, lựa chọn cách thức xử lý tiền cọc phù hợp với yêu cầu, mục đích tham gia giao dịch của mình, và thỏa thuận này nên nêu rõ ràng khi các bên tiến hành đặt cọc tránh trường hợp có tranh chấp, xung đột xảy ra sau này.
- Trường hợp 2, khi hợp đồng dân sự không được giao kết- thì khoản tiền cọc sẽ được xử lý theo hướng:
+ Bên đặt cọc có lỗi trong việc làm cho hợp đồng không được giao kết, không được thực hiện hoặc vô hiệu thì khoản tiền cọc đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc;
+ Bên nhận đặt cọc có lỗi trong việc làm cho hợp đồng không được giao kết, không được thực hiện hoặc bị vô hiệu thì phải trả cho bên đặt cọc khoản tiền cọc đã nhận và một khoản tiền tương đương để đền bù.
Thông thường, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu thì phải đền bù tiền cọc.Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm đền bù tiền cọc đó là rơi vào một trong ba trường hợp sau: khi có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan, cuối cùng là trường hợp không thể thực hiện giao dịch do lỗi của một bên.
3. Khởi kiện đòi lại tiền cọc
Theo quy định tại khoản 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình quy định trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thỏa thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:
+ Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.
+ Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
+ Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
+ Trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.
Do vậy, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đặt cọc, bên đặt cọc có thể yêu cầu khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp được áp dụng theo quy định pháp luật tố tụng dân sự. Bên đặt cọc có thể yêu cầu bên nhận đặt cọc hoàn trả lại những gì đã nhận theo quy định về hợp đồng vô hiệu, hoặc có thể yêu cầu bên nhận đặt cọc chịu phạt cọc theo quy định pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có được phép không?
Quy định về tăng giá thuê mặt bằng hàng năm trong hợp đồng