- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Công ước liên Hợp quốc về quyền trẻ em
Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em thì Có 4 nhóm quyền trẻ em, chi tiết như sau:
1. Nhóm quyền được sống còn
- Quyền được sống
- Quyền có họ tên, quốc tịch
- Quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc
- Quyền được đảm bảo đến mức tối đa có thể được để sống còn và phát triển
Quyền được sống của trẻ trước hết là quyền được ăn, mặc, ở; quyền được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và quyền ngay từ khi ra đời có họ tên, có quốc tịch, và trong chừng mực có thể, quyền biết được cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc; quyền được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình, nơi nào trẻ em bị tước đoạt một cách phi pháp một vài hoặc tất cả yếu tố cấu thành bản sắc của nó thì các quốc gia thành viên phải giúp đỡ và bảo vệ thích hợp, nhằm nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho trẻ em đó; quyền được sống với cha, mẹ, không bị buộc phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật quyết rằng sự cách ly là cần thiết cho những lợi ích tốt nhất của trẻ; quyền được nhận làm con nuôi ở một nước khác cũng như được hưởng những sự bảo vệ và điều kiện tương đương với những quy định hiện hành đối với chế độ con nuôi ở trong nước; quyền được hưởng mức độ cao nhất có thể có về sức khỏe và các phương tiện chữa bệnh và phục hồi sức khỏe; đối với trẻ em khuyết tật, Công ước quy định chúng phải được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng để trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng.
2. Nhóm quyền được phát triển
- Quyền được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh
- Quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng
- Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi
- Quyền được tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền được thu nhận nhiều nguồn thông tin, tư liệu có lợi về xã hội, văn hóa cho trẻ em
- Quyền được có mức sống đủ
Công ước thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, phát triển tối đa về nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất. Trẻ em có quyền được sống trong một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, sự bình đẳng giữa nam và nữ. Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được vui chơi và tham gia các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật để phát triển.
3. Nhóm quyền được bảo vệ
- Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Quyền không bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ
- Quyền không chịu sự cân thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư
- Quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác
- Quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ
- Quyền được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất , buôn bán ma túy
- Quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp
- Quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi
Công ước quy định trẻ em phải được bảo vệ cả trước và sau khi sinh. Quyền được bảo vệ của trẻ em được xác định như sau:
Trẻ em không bị mang ra nước ngoài bất hợp pháp. Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần. Trẻ em có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước trong những trường hợp bị tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở trong môi trường ấy. Trẻ em được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế, khỏi những công việc gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ, hoặc có hại đối với sức khoẻ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ em.
Trẻ em được bảo vệ khỏi việc bị sử dụng vào việc sản xuất và buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và an thần. Trẻ em được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục. Chống bắt cóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ lý do hay hình thức nào. Chống tra tấn, đối xử tàn ác, làm mất phẩm giá của trẻ em; trẻ em sẽ không bị xử án tử hình hay chung thân; không bị tước quyền tự do, không bị bắt bớ, giam giữ hoặc bỏ tù một cách bất hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Trẻ em dưới 15 tuổi không trực tiếp tham gia chiến sự, không vào hàng ngũ lực lượng vũ trang. Khi bị phạm tội, trẻ em được đối xử theo cách thức riêng.
4. Nhóm quyền được tham gia
- Quyền được hình thành quan điểm riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em
- Quyền tự do bày tỏ ý kiến (kkhông trái pháp luật)
- Quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập một cách hòa bình.
Công ước thừa nhận trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo, tự do kết giao và tự do hội họp hòa bình, tự do tìm kiếm, nhận và phổ biến mọi loại thông tin tư tưởng, không kể biên giới dưới bất kỳ hình thức nào. Trẻ em có quyền được tham gia phát biểu về các vấn đề có liên quan. Các quốc gia phải tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình và những ý kiến đó phải được coi trọng. Không một trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư của mình, gia đình, nhà cửa, thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ.
Sau khi tham gia ký kết, nội dung các vấn đề liên quan đến trẻ em, quyền của trẻ em được đề cập trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Điều đó khẳng định việc thực hiện cam kết của Nhà nước ta trước cộng đồng quốc tế
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cha mẹ có quyền đánh con hay không?
Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thanh thiếu niên thuộc độ tuổi bao nhiêu?