- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Khi nào một người được quyền xác định lại giới tính?
1. Khi nào cá nhân được quyền xác định lại giới tính?
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015, khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 88/2008/NĐ-CP, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh:
Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.
- Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính:
Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính.
2. Nguyên tắc xác định lại giới tính
Căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP , nguyên tắc xác định lại giới tính quy định như sau:
- Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
- Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
- Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
3. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi xác định lại giới tính
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015:
- Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;
- Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
4. Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính
Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
+ Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử).
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
5. Thủ tục xác định lại giới tính
5.1 Nộp hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị;
Trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc CCCD/hộ chiếu.
- Nơi nộp hồ sơ: Gửi hồ sơ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo yêu cầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5.2 Kiểm tra hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
- Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
5.3 Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính
– Khám lâm sàng: Ngoại hình; Bộ phận sinh dục ngoài và trong; Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
– Khám cận lâm sàng: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau: Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ; Xét nghiệm nội tiết tố; Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính; Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
5.4 Điều trị xác định lại giới tính
– Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
– Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.
5.5 Đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
– Hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính (theo mẫu).
– Nơi thực hiện thủ tục: UBND cấp huyện
Xem thêm các bài viết liên quan:
Người đồng giới là gì? Người đồng giới đăng ký kết hôn có được pháp luật công nhận hay không?
Anh chị em kế, anh em nuôi, anh em họ, anh em cùng cha khác mẹ có được lấy nhau không?