- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Những quy định mới về quyền con người trong Hiến pháp năm 2013
1. Quyền con người là gì?
Là một khái niệm rộng lớn cho nên quyền con người cũng được nhiều tổ chức, quốc gia định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên đến nay, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu, theo đó quyền con người được định nghĩa như sau: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”.
2. Chương quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương 2 trong Hiến pháp 2013
Ngay sau Chương chế định về chế độ chính trị. Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về vị trí của các Chương mang tính kỹ thuật lập hiến, mà phản ánh sự thay đổi về nhận thức lý luận, về tư duy lập hiến. Đó là, lần đầu tiên kể từ sau năm 1946 đến nay, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt đúng vị trí trang trọng vốn có của nó. Điều này phản ánh sự thay đổi về nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta cũng như tư duy lập hiến của Nhà nước ta trong việc xem quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân là những vấn đề then chốt của việc thiết kế bản Hiến pháp mới.
Đồng thời, chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt trang trọng ngay tại Chương II của Hiến pháp là sự khẳng định và đề cao nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục đích cuối cùng của một bản hiến pháp bất kỳ sau khi xác lập chế độ chính trị, các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hay các thiết chế liên quan khác, đều là nhằm khẳng định và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân và tất cả mọi người, đều nhằm bảo đảm hạnh phúc của nhân dân. Đặt chế định quyền con người ở Chương II cho thấy vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề quyền con người, quyền công dân - không chỉ như là mục tiêu của chế độ chính trị, nhà nước pháp quyền XHCN, mà còn là nguyên tắc nền tảng của việc thiết kế toàn bộ các chế định khác.
Hơn nữa, việc dịch chuyển từ Chương V của Hiến pháp 1992 lên Chương II của Hiến pháp 2013 là sự ghi nhận của một thực tiễn đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng và phát triển đất nước trong hơn hai thập kỷ vừa qua, đồng thời phản ánh xu hướng tiến bộ và phát triển. Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới và và trong khu vực đều đặt Chương quyền con người ở vị trí trang trọng nhất, đó là ở Chương I hoặc Chương II. Vì vậy, việc đặt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II, phản ánh một sự thay đổi về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến của Đảng và Nhà nước ta.
3. Khẳng định nhân phẩm là một quyền bất khả xâm phạm của mọi người
Hiến pháp 2013 đã lần đầu tiên khẳng định việc bảo vệ nhân phẩm như là một quyền bất khả xâm phạm của con người (tại Điều 20): “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể […] và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy, đây chính là việc thừa nhận nhân phẩm là quyền bất khả xâm phạm của tất cả mọi người. Điều này cho thấy sự nhận thức mới của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người dựa trên quan điểm của Liên hợp quốc và các chuẩn mực quốc tế.
Hiến pháp 2013 đã quy định chủ thể được bảo vệ về phẩm giá không chỉ dừng lại là công dân (như trong Hiến pháp 1992), mà là các cá nhân nói chung. Quyền con người xuất phát từ nhân phẩm của mỗi người và bảo vệ nhân phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng của việc bảo vệ quyền con người, nó thuộc về tất cả mọi người. Điều này vô cùng ý nghĩa trong thực tiễn tôn trọng, bảo đảm các quyền con người cho tất cả mọi cá nhân và nhóm xã hội. Xét từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ kinh nghiệm quốc tế và khu vực, có thể khẳng định rằng, chế định bảo vệ nhân phẩm cho tất cả mọi người là một điểm quan trọng trong Hiến pháp năm 2013.
4. Sự thay đổi về tên chương chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân
Về tên gọi của Chương II, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, đã được thay đổi với “quyền con người” trở thành tiêu đề của tên Chương, thay vì chỉ gọi là “quyền và nghĩa vụ của công dân” như tất cả các bản Hiến pháp trước đây. Sự bổ sung cụm từ “quyền con người” này là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn trong bối cảnh phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đây không chỉ đơn thuần là sự bổ sung một cụm từ mang tính kỹ thuật lập hiến, mà điều quan trọng là phản ánh một tư duy lập hiến phát triển, phù hợp với xu hướng của dân tộc, thời đại và nhân loại. Khảo luận hiến pháp các nước trên thế giới và trong khu vực đều chỉ ra rằng, phần lớn các chế định về quyền và tự do của công dân đều được đặt trong Chương Quyền con người (human rights) hay Quyền và tự cơ bản của con người (fundamental human rights and freedoms). Bằng việc sử dụng cụm từ “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”, thay cho cụm từ “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” vốn được sử dụng cho tên Chương ở tất cả các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 đã chính thức nâng tầm chế định của Quyền con người trở thành một Chương, chứ không chỉ là một nội dung của Chương trong Hiến pháp. Hiến pháp 2013 cũng lần đầu tiên xóa bỏ ranh giới còn chưa rõ ràng và nhầm lẫn giữa khái niệm quyền con người và quyền công dân. Đồng thời, nó cũng ghi nhận việc mở rộng các chủ thể của quyền, khẳng định chủ thể rộng nhất của các quyền con người là mọi cá nhân, mọi người và tất cả mọi người đều xứng đáng được hưởng. Việc đổi tên chương chế định về quyền con người, quyền nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013 thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng như trước cộng đồng quốc tế. Quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, cùng với vị thế và trách nhiệm là một thành viên tích cực và ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế, luôn đặt ra cho Việt Nam cần phải nội luật hóa và thực thi đầy đủ những cam kết quốc tế, đặc biệt là về quyền con người. Hiến định các quyền con người và xem đó là tên Chương, có nghĩa là hiến định các quyền của tất cả mọi người, là sự thừa nhận rộng rãi các nguyên tắc nền tảng của Liên hợp quốc về quyền con người, đó là các quyền con người mang tính phổ quát và như nhau đối với tất cả mọi người; bình đẳng, không phân biệt đối xử; nguyên tắc pháp quyền…
5. Bổ sung nguyên tắc hiến định về việc giới hạn quyền hay khi nào quyền con người có thể bị hạn chế
Quyền con người là các giá trị thiêng liêng, vốn có của mỗi người và phải được pháp luật bảo vệ bằng các nguyên tắc pháp quyền, trong một xã hội tiến bộ, văn minh và dân chủ. Việt Nam là thành viên của hầu hết các Công ước quốc tế về Quyền con người quy định các quyền con người chỉ bị giới hạn bằng luật và trong những trường hợp thực sự cần thiết, vì an ninh và trật tự xã hội, vì đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, vì quyền và lợi ích của người khác. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và của tất cả mọi người, là yêu cầu bắt buộc của một nhà nước pháp quyền, dân chủ và tiến bộ. Vì vậy, ngay tại điều đầu tiên (Điều 14 khoản 2) của Chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Ở đây, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, cụm từ “theo quy định của pháp luật” đã được thay thế bằng cụm từ “theo quy định của luật”. Đây là bước phát triển hết sức đáng chú ý trong việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của công dân. Như vậy, quyền con người và quyền công dân chỉ bị giới hạn theo quy định của luật, nghĩa là chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền giới hạn các quyền và tự do cơ bản của công dân. Điều này sẽ hạn chế và tránh được sự tùy tiện cắt xén, tước đi hay chối bỏ các quyền và tự do của công dân của các cơ quan nhà nước, nhất là của cơ quan hành pháp. Tất cả mọi sự giới hạn về quyền và tự do cơ bản của công dân kể từ nay trở đi cần phải được thông qua bằng luật. Bởi lẽ, chỉ có ở Quốc hội - cơ quan quyền lực đại diện cao nhất của nhân dân - mới có quyền quy định về những giới hạn, hạn chế đối với một số quyền và tự do của công dân.
Vì vậy, chế định này hoàn toàn phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển, phù hợp với các chuẩn mực của quyền con người quốc tế. Một điểm lưu ý quan trọng tại Điều này đó là các “quyền con người, quyền công dân chỉ bị giới hạn trong trường hợp cần thiết”. Đây là một tiến bộ rõ rệt, khẳng định nguyên tắc pháp quyền, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quyền và tự do cơ bản của công dân. Hiến định việc “chỉ bị giới hạn trong trường hợp cần thiết…” nhằm hạn chế tối đa bất cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có của mọi người bởi các cơ quan nhà nước.
6. Hiến pháp đã khẳng định việc tôn trọng các quyền và tự do của mỗi người phải trong mối quan hệ với việc tôn trọng quyền và tự do của người khác
Tức là, Hiến pháp đặc biệt nhấn mạnh đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người với tư cách là thành viên của xã hội và tư cách là công dân của một Nhà nước - đó là nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Hiến định “nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”, tức là “quyền được tôn trọng bởi người khác đối với các quyền và tự do của mình”, Hiến pháp khẳng định: “1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”
Nguyên tắc hiến định này, một mặt khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ, mặt khác đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện quyền của người này không thể là sự chối bỏ, phủ nhận hay xâm phạm quyền của người khác.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy định về quyền con người trong Hiến pháp 2013
Khi nào một người được quyền xác định lại giới tính?
Nâng cao trình độ dân trí là gì? Hiện nay cần làm gì để nâng cao trình độ dân trí