- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Cha mẹ có quyền đánh con hay không?
1. Pháp luật quy định như thế nào về việc cha mẹ đánh con?
-Vi phạm pháp luật: Hành vi đánh đập con cái được coi là hành vi bạo lực gia đình và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
- Hình thức xử phạt: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, người vi phạm có thể bị phạt hành chính, phạt tiền hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bố mẹ đánh đập con cái có phải là hành vi bạo lực gia đình?
- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
- Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo quy định nêu trên thì bố mẹ đánh đập con cái là hành vi bạo lực gia đình và sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
3. Cha mẹ có quyền đánh con hay không?
Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
Theo đó, thương yêu, tôn trọng ý kiến của con cũng như không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, không được ép con phải lao động quá sức hoặc xúi giục, ép buộc con làm công việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội… là quyền cũng là nghĩa vụ mà cha mẹ phải thực hiện.
Không những thế, theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 nêu rõ, việc ngược đãi, đánh đập, đe dọa/có hành vi cố ý khác, hành hạ nhằm xâm hại sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình đều bị coi là bạo lực gia đình.
Đồng thời, hành vi bạo lực gia đình này không chỉ áp dụng giữa cha mẹ với con mà còn áp dụng với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau.
Do đó, có thể khẳng định, mọi hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi… con đẻ, con nuôi, con riêng hoặc của người từng là con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi đều được coi là bạo lực gia đình và là hành vi vi phạm pháp luật.
4. Cha mẹ đánh con bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật, hành vi đánh đập con cái là hành vi vi phạm pháp luật và cha mẹ không được quyền xâm phạm sức khỏe, tính mạng của con cái.
Tuy nhiên, đây được coi là hành vi bạo lực gia đình và bị nghiêm cấm. Do đó, tùy vào mức độ, tính chất của việc đánh con, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính: Theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu cha mẹ có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.
Nặng hơn, nếu sử dụng thêm các công cụ, vật dụng khác… gây thương tích cho con cái hoặc không kịp đưa nạn nhân đi cấp cứu hoặc không chăm sóc trẻ trong thời gian con cái điều trị chấn thương do bạo lực gia đình gây ra thì bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (trừ trường hợp người con từ chối).
Ngoài ra, với các hành vi khác ngược đãi, hành hạ con cái như đối xử tồi tệ (bắt nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét hoặc bỏ mặc không chăm sóc…) thì có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Với trẻ em (người dưới 16 tuổi), hành vi bạo lực với trẻ có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP với các hành vi:
- Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho/hạn chế vệ sinh cá nhân hoặc có hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em…
- Gây tổn hại về tinh thần, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, cô lập… hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ trong đó có đánh đập khiến thể chất, tinh thần của trẻ bị tổn hại…
5. Truy cứu trách nhiệm hình sự việc bố mẹ đánh đập con cái
Căn cứ theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể:
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
- Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Vì vậy, việc bố mẹ đánh đập con cái có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, có thể lên đến 05 năm tù nếu người con dưới 16 tuổi.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự