- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (72)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Thừa kế (35)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nhà ở (30)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Dân sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Bao nhiêu tuổi nam, nữ được đăng ký kết hôn mới nhất 2025?
1. Bao nhiêu tuổi nam, nữ được đăng ký kết hôn?
Theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn giữa nam và nữ được quy định như sau:
Nam và nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên.
- Cả hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:
- Kết hôn giả tạo hoặc ly hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, hoặc cản trở kết hôn.
Người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác, hoặc chưa có vợ chồng nhưng kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người đã có chồng hoặc vợ. - Kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa cha chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng.
- Nhà nước không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Tóm lại, điều kiện về độ tuổi khi đăng ký kết hôn giữa nam và nữ là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Hướng dẫn xác định độ tuổi đăng ký kết hôn của nam và nữ
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn điều kiện về “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
3. Thủ tục đăng ký kết hôn
Căn cứ Điều 17 và Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, khi làm Giấy đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đến UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ khi thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam khi thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc đăng ký kết hôn:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
3.1. Thủ tục đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài (UBND cấp xã)
3.1.1. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ |
Ghi chú |
1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (đối với hình thức trực tiếp); Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn (đối với hình thức trực tuyến). |
Bản chính |
2. Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn. |
Bản chính |
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp (trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn). |
Bản chính |
4. Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú (trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân). |
Bản chính |
5. Trích lục ghi chú ly hôn (trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn, hủy việc kết hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài). |
Bản chính |
3.1.2. Trình tự, thủ tục
Bước |
Trực tiếp |
Trực tuyến |
Bước 1 |
Chuẩn bị hồ sơ |
Chuẩn bị hồ sơ |
Bước 2 |
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền. |
- Truy cập trang Cổng dịch vụ công cấp tỉnh -> Đăng ký, đăng nhập tài khoản -> Tìm kiếm thủ tục hành chính “Đăng ký kết hôn”. - Cung cấp thông tin theo biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định. |
Bước 3 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Công chức tư pháp – hộ tịch. |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Công chức tư pháp – hộ tịch. |
Bước 4 |
Công chức tư pháp – hộ tịch thẩm tra hồ sơ và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. |
Công chức tư pháp - hộ tịch gửi lại biểu mẫu Giấy chứng nhận kết hôn điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu kiểm tra biểu mẫu, nếu thông tin chính xác, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. |
Bước 5 |
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn và nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND xã. |
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn và nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND xã. |
Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Lưu ý:
|
3.1.3. Lệ phí
Miễn lệ phí. Phí cấp bản sao Trích lục kết hôn (nếu có yêu cầu) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính.
3.1.4. Điều kiện đăng ký kết hôn
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, gồm:
- Kết hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
3.2. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (UBND cấp huyện)
3.2.1. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ |
Ghi chú |
1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (đối với hình thức trực tiếp) hoặc Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn (đối với hình thức trực tuyến) |
Bản chính |
2. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; |
Bản chính |
3. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. |
Bản chính |
4. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó (trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp). |
Bản chính |
5. Hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài). |
Bản sao |
6. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước. |
Bản chính |
7. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp (trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài). |
Bản chính |
8. Trích lục ghi chú ly hôn (trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài). |
Bản sao |
9. Văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó (trường hợp công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang) |
Bản chính |
10. Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. |
Bản chính |
11. Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú (trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân). |
Bản chính |
3.2.2. Trình tự, thủ tục
Bước |
Trực tiếp |
Trực tuyến |
Bước 1 |
Chuẩn bị hồ sơ |
Chuẩn bị hồ sơ |
Bước 2 |
Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. |
- Truy cập trang Cổng dịch vụ công cấp tỉnh -> Đăng ký, đăng nhập tài khoản -> Tìm kiếm thủ tục hành chính “Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài”. - Cung cấp thông tin theo biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định |
Bước 3 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Công chức tư pháp – hộ tịch. |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Công chức tư pháp – hộ tịch. |
Bước 4 |
Công chức tư pháp – hộ tịch thẩm tra hồ sơ và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. |
Công chức tư pháp - hộ tịch gửi lại biểu mẫu Giấy chứng nhận kết hôn điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu kiểm tra biểu mẫu, nếu thông tin chính xác, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. |
Bước 5 |
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn và nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND huyện. |
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn và nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND huyện |
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.
Lưu ý:
|
3.2.3. Lệ phí
Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
3.2.4. Điều kiện đăng ký kết hôn
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ cho phép cư trú do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, gồm:
- Kết hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
4. Quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi (tảo hôn) hoặc tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái phép với người chưa đủ tuổi kết hôn, mặc dù đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
5. Dưới 18 tuổi có được làm đám cưới không?
Theo quy định hiện hành, việc kết hôn của cá nhân cần phải được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như pháp luật về hộ tịch.
- Cụ thể, cả nam và nữ dưới 18 tuổi đều không được phép đăng ký kết hôn.
- Như đã đề cập, việc kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai chưa đủ 18 tuổi được gọi là tảo hôn. Pháp luật đã quy định rõ ràng tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm khi kết hôn.
- Luật Hôn nhân và Gia đình cũng chỉ rõ rằng tảo hôn là việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi và không chỉ giới hạn ở việc đăng ký kết hôn.
- Vì vậy, nếu vợ, chồng hoặc cả hai chưa đủ 18 tuổi mà tổ chức đám cưới thì vẫn bị coi là tảo hôn và bị pháp luật nghiêm cấm.
6. Cơ quan đăng ký kết hôn
- Kết hôn không có yếu tố nước ngoài: Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên (nam hoặc nữ) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký kết hôn.
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài:
- Căn cứ vào Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau: giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; và giữa công dân Việt Nam có đồng thời quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
- Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên sẽ thực hiện đăng ký kết hôn.
7. Các câu hỏi thường gặp
7.1. Đăng ký kết hôn với người nước ngoài có yêu cầu độ tuổi khác không?
Khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bạn vẫn phải tuân thủ độ tuổi kết hôn tối thiểu của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét độ tuổi kết hôn theo quy định của nước ngoài, nếu nước đó có yêu cầu khác biệt.
7.2. Có trường hợp ngoại lệ nào về độ tuổi kết hôn không?
Không, pháp luật hiện hành không quy định trường hợp ngoại lệ nào cho độ tuổi kết hôn. Tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi trở lên.
7.3. Nếu một trong hai người chưa đủ tuổi nhưng vẫn sống chung như vợ chồng thì có hợp pháp không?
Không, việc sống chung như vợ chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn không được coi là hợp pháp. Hành vi này có thể bị xử lý theo pháp luật.
7.4. Nếu kết hôn giả tạo để lách luật về độ tuổi kết hôn thì có bị phạt không?
Có, kết hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, cả hai bên có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự và cuộc hôn nhân sẽ không được công nhận.
7.5. Độ tuổi kết hôn có thay đổi theo thời gian không?
Hiện tại, độ tuổi kết hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nếu có sự thay đổi về quy định pháp luật, Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo sửa đổi.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn xác định độ tuổi đăng ký kết hôn của nam và nữ mới nhất 2025
- Nam bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn mới nhất 2025?
- Nữ bao nhiêu tuổi được đăng ký kết hôn mới nhất 2025?
- Nam 19 tuổi có được đăng ký kết hôn không mới nhất 2025?
- Tại sao nam 20 tuổi mới được kết hôn mới nhất 2025?
- Kết hôn dưới 18 tuổi có bị phạt hay không mới nhất 2025?
- Cưỡng ép kết hôn khi chưa đủ độ tuổi kết hôn thì có vi phạm điều cấm của luật hôn nhân hay không mới nhất 2025?