Luật Hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13
Số hiệu: | 60/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1165 đến số 1166 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những điểm đáng chú ý trong Luật Hộ tịch 2014
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Hộ tịch 2014 và Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như sau:
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ giao cho UBND cấp huyện giải quyết.
- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: sẽ do UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện, trước kia thẩm quyền này được ưu tiên cho UBND nơi cư trú của người mẹ.
- Bổ sung quy định Nội dung giấy khai sinh như thông tin của người đăng ký khai sinh; thông tin của cha, mẹ; Số định danh của cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Luật Hộ tịch 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 60/2014/QH13 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật hộ tịch.
1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
12.Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
3. Đối với những việc đăng ký hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết, thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.
1. Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định tại Mục này.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Trường hợp thay đổi quốc tịch thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Điều này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.
1. Cơ quan đại diện cử viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch ngoài điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao, lãnh sự phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch trước khi thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch.
Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Sau khi đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch về Bộ Ngoại giao để ghi vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch.
1. Sổ hộ tịch là căn cứ pháp lý để lập, cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Mỗi loại việc hộ tịch phải được ghi vào 01 quyển sổ, các trang phải đóng dấu giáp lai; Sổ hộ tịch được lưu giữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật.
2. Việc khóa Sổ hộ tịch được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Khi khóa Sổ hộ tịch phải ghi rõ tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu.
Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản Sổ hộ tịch, giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch.
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục, trình tự đăng ký hộ tịch trực tuyến; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
1. Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ quan đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về mọi thông tin hộ tịch được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác với thông tin trong Sổ hộ tịch thì phải điều chỉnh cho phù hợp với Sổ hộ tịch.
1. Khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.
2. Bản chính trích lục hộ tịch được chứng thực bản sao.
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.
2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
d) Thống kê hộ tịch;
đ) Hợp tác quốc tế về hộ tịch.
Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước;
2. Ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động;
3. Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
4. Hằng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại Cơ quan đại diện và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện;
b) Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;
c) Lập Sổ hộ tịch để quản lý thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện;
d) Cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
đ) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan;
b) Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện;
c) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
d) Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
đ) Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
g) Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chúng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bảo đảm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của pháp luật;
2. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác hộ tịch.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
c) Căn cứ quy định của Chính phủ, quyết định việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
d) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
e) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
g) Định kỳ tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, d, đ, g và h khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
đ) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộ tịch;
e) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
h) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
i) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;
k) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.
2. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i và k khoản 1 Điều này.
3. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp trên, bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
đ) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ;
g) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này.
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
4. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Sổ hộ tịch được lưu trữ trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Giấy tờ hộ tịch đã cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.
1. Hồ sơ đăng ký hộ tịch được thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật về hộ tịch tại thời điểm tiếp nhận.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn đã được đăng ký trước ngày Luật này có hiệu lực.
3. Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Luật; quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam; chế độ lập, quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Luật này.
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 60/2014/QH13 |
Hanoi, November 20, 2014 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly promulgates the Law on Civil Status.
Article 1. Scope of regulation
1. This Law prescribes civil status; rights, obligations, principles, competence and procedures for civil status registration; civil status database and state management of civil status.
2. The competence and procedures for settling matters related to citizenship and adoption must comply with the Law on Vietnamese Citizenship and the Law on Adoption, unless otherwise provided by this Law.
Article 2. Civil status and civil status registration
1. Civil status means events prescribed in Article 3 of this Law, which determine the personal history of an individual from birth to death.
2. Civil status registration means a competent state agency certifying or recording in the civil status book civil status events of an individual, creating a legal basis for the State to protect lawful rights and interests of the individual and manage the population.
Article 3. Contents of civil status registration
1. Certifying in the civil status book the following civil status events:
a/ Birth;
b/ Marriage;
c/ Guardianship;
d/ Parent and child recognition;
dd/ Civil status change and correction; ethnicity re-determination, civil status information addition;
e/ Death.
2. Recording in the civil status book civil status changes of an individual according to a judgment or decision of a competent state agency:
a/ Citizenship change;
b/ Parent and child determination;
c/ Gender re-assignment;
d/ Adoption and adoption termination;
dd/ Divorce, cancellation of illegal marriage, recognition of marriage;
e/ Recognition of guardianship;
g/ Declaration or cancellation of declaration of a person to be missing, dead or have civil act capacity lost or restricted.
3. Recording in the civil status book the events of birth; marriage; divorce; marriage cancellation; guardianship; parent or child recognition; parent or child determination; adoption; civil status change; and death of Vietnamese citizens already settled at competent foreign agencies.
4. Certifying or recording in the civil status book other civil status matters in accordance with law.
Article 4. Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. Civil status registration agency is the People's Committee of a commune, ward or township (below referred to as commune-level People's Committee), the People's Committee of a rural district, urban district, town or provincial city or an equivalent administrative unit (below referred to as district- level People's Committee) or an overseas Vietnamese diplomatic mission or consular office (below referred to as representative mission).
2. Civil status database means a collection of civil status information of individuals already registered and stored in the civil status book and electronic civil status database.
3. Civil status book means a paper book made and kept at the civil status registration agency to certify or record civil status events specified in Article 3 of this Law.
4. Electronic civil status database means a sectoral database created on the basis of computerization of civil status registration work.
5. Civil status database-managing agency means the civil status registration agency, the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs or another agency as assigned in accordance with law.
6. Birth certificate means a document granted by a competent state agency to an individual upon birth registration; a birth certificate contains basic personal information specified in Clause 1, Article 14 of this Law.
7. Marriage certificate means a document issued by a competent state agency to the male and female partners upon marriage registration; a marriage certificate contains basic information specified in Clause 2, Article 17 of this Law.
8. Native place of an individual shall be determined based on the native place of his/her father or mother as agreed upon by the father and mother or according to practices and written in the birth declaration form submitted upon birth registration.
9. Civil status extract means a document issued by a competent state agency proving a civil status event of an individual already registered at a civil status registration agency. The original civil status extract shall be issued immediately after a civil status event is registered. Copies of a civil status extract include copies of civil status extracts issued from the civil status database and certified copies of original civil status extracts.
10. Civil status change means a competent state agency registering changes in civil status information of an individual when there is a plausible reason in accordance with the civil law or changes in information about parents in the registered birth declaration contents in accordance with law.
11. Ethnicity re-determination means a competent state agency registering the ethnicity re-determination for an individual in accordance with the Civil Code.
12. Civil status correction means a competent state agency correcting civil status information of an individual when there is an error in the civil status registration.
13. Civil status supplementation means a competent state agency updating missing civil status information for a registered individual.
Article 5. Principles of civil status registration
1. Respect for and guarantee of personal rights of individuals.
2. All civil status events of an individual shall be registered in a full, prompt, truthful, objective and accurate manner; for cases ineligible for civil status registration as prescribed by law, heads of civil status registration agencies shall issue written refusal replies clearly stating the reason.
3. Civil status matters for which no settlement time limit is prescribed by this Law shall be settled within the day; for dossiers received after 15:00 hours which cannot be settled immediately, results shall be given in the following working day.
4. Every civil status event shall be registered at only one competent civil status registration agency in accordance with this Law.
An individual may make civil status registration at the civil status registration agency in his/her registered place of permanent or temporary residence or the place where he/she is living. For an individual who does not register in his/her place of permanent residence, the district-level People's Committee, commune-level People's Committee or representative mission which has registered such individual’s civil status shall notify the civil status registration to the commune-level People's Committee of the place where he/she permanently resides.
5. Once having been registered in the civil status book, every civil status event shall be fully and promptly updated in the electronic civil status database.
6. Contents of birth, marriage, divorce, death, civil status change, correction or supplementation, gender re-assignment and ethnicity re- determination of an individual in the civil status database are input information of the national population database.
7. Publicity and transparency shall be ensured in civil status registration procedures.
Article 6. Civil status registration right and obligation of individuals
1. Vietnamese citizens and stateless persons permanently residing in Vietnam have the civil status registration right and obligation.
This provision also applies to foreign citizens permanently residing in Vietnam, unless otherwise provided by a treaty to which Vietnam is a contracting party.
2. In case of marriage or parent or child recognition, the parties shall directly register it at the civil status registration agency.
For other matters of civil status registration or issue of civil status extract copies, requesters shall directly or authorize other persons to register. The Minister of Justice shall detail the authorization.
3. Minors and adults who have lost their civil act capacity may request civil status registration or issue of civil status extract copies through their at-law representatives.
Article 7. Competence to register civil status
1. Commune-level People's Committees shall make civil status registration in the following cases:
a/ Registering civil status events specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1, Article 3 of this Law for Vietnamese citizens residing in the country;
b/ Registering civil status change and correction for persons under 14 full years; addition of civil status information for Vietnamese citizens residing in the country;
c/ Carrying out civil status matters specified in Clauses 2 and 4, Article 3 of this Law;
d/ Registering birth for children born in Vietnam with a parent being a Vietnamese citizen permanently in a border area and the other parent being a citizen of the bordering country permanently residing in the area bordering on Vietnam; marriage, recognition of parent or child between Vietnamese citizens permanently residing in border areas and citizens of bordering countries permanently residing in areas bordering on Vietnam; and death for foreigners permanently and stably residing in border areas of Vietnam.
2. District-level People's Committees shall make civil status registration in the following cases, except the cases specified at Point d, Clause 1 of this Article:
a/ Registering civil status events specified in Clause 1, Article 3 of this Law involving foreign elements;
b/ Registering civil status change and correction for Vietnamese citizens aged full 14 year or older residing in the country; and ethnicity re-determination;
c/ Carrying out civil status matters specified in Clause 3, Article 3 of this Law.
3. Representative missions shall register civil status matters specified in Article 3 of this Law for Vietnamese citizens residing abroad.
4. The Government shall stipulate birth, marriage, parent and child recognition and death registration procedures prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 8. Assurance of the exercise and performance of the civil status registration right and obligation
1. The State shall adopt comprehensive policies and measures and create conditions for individuals to exercise and perform the civil status registration right and obligation.
2. The State shall ensure budget, physical foundations, human resources and investment in information technology development for civil status registration and management activities.
Article 9. Methods of making and receiving civil status registration requests
1. When requesting civil status registration or issue of civil status extract copies, individuals shall submit dossiers directly to the civil status registration agency or send them by post or via the online civil status registration system.
2. When carrying out procedures for civil status registration or issue of civil status extract copies from the civil status database, individuals shall produce papers proving their identity to the civil status registration agency. If sending dossiers by post, they shall send certified copies of these papers.
3. For civil status registration matters for which settlement time limits have been set, dossier recipients shall write receipts; for incomplete or invalid dossiers, they shall issue written guidance for civil status registrants to complete the dossiers. Such written guidance must clearly state types of papers to be added.
In case requesters submit dossiers to an improper civil status registration agency, dossier recipients shall guide them to submit dossiers to competent agencies.
Article 10. Consular legalization of foreign papers
Papers granted, notarized or certified by competent foreign agencies for civil status registration in Vietnam shall be consularly legalized in accordance with law, unless they are exempted under a treaty to which Vietnam is a contracting party.
1. Civil status fees shall be exempted in the following cases:
a/ Civil status registration for members of families that have rendered meritorious services to the revolution; members of poor households; persons with disabilities;
b/ Birth and death registration on time, guardianship and marriage of Vietnamese citizens residing in the country.
2. Individuals who request registration of civil status events other than those prescribed in Clause 1 of this Article or issue of civil status extract copies shall pay a fee.
The Ministry of Finance shall stipulate in detail the competence to collect, fee rates and the management and use of civil status fees.
1. Individuals are prohibited from committing the following acts:
a/ Providing untruthful information and documents, forging or using forged papers or papers of other persons for civil status registration;
b/ Threatening, coercing or hindering the exercise and performance of the civil status registration right and obligation;
c/ Illegally intervening in civil status registration activities;
d/ Making false undertakings or witness statements for civil status registration;
dd/ Forging, modifying and falsifying contents of civil status papers or information in the civil status database;
e/ Giving bribes and promising material or spiritual benefits in order to obtain civil status registration;
g/ Abusing the civil status registration or shirking the civil status registration obligation for self-seeking purpose, enjoying the State’s preferential policy or earning illicit profits in whatever forms;
h/ Persons competent to decide on civil status registration making civil status registration for themselves or their relatives under the Law on Marriage and Family;
i/ Unduly accessing, hacking and destroying information in the civil status database.
2. Civil status papers that are granted in cases of civil status registration in violation of Points a, d, dd, g and h, Clause 1 of this Article are all invalid and subject to revocation and cancellation.
3. Individuals who commit any act specified in Clause 1 of this Article shall, depending on the nature and seriousness of their acts, be administratively handled or examined for penal liability in accordance with law.
Cadres or civil servants who commit the provisions of Clause 1 of this Article shall, in addition to being handled as above, be disciplined in accordance with the law on cadres and civil servants.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT COMMUNE-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES
Article 13. Competence to make birth registration
Commune-level People's Committees of the places of residence of fathers or mothers shall make birth registration.
Article 14. Birth registration contents
1. Birth registration contents include:
a/ Information of the person whose birth is registered: family name, middle name and first name; gender; birthdate; birthplace; native place; ethnicity; and citizenship;
b/ Information of the parents of the person whose birth is registered: full name, middle name and first name; year of birth; ethnicity; citizenship; and place of residence;
c/ The personal identification number of the person whose birth is registered.
2. The determination of citizenship, ethnicity and family name of a person whose birth is registered must comply with the law on Vietnamese nationality and civil law.
3. Contents of birth registration specified in Clause 1 of this Article are basic civil status information of individuals and shall be recorded in the civil status books and birth certificates and updated in the electronic civil status database and national population database. Dossiers and papers of individuals related to birth registration information must be consistent with their birth registration contents.
The Government shall stipulate the grant of personal identification numbers to persons whose birth is registered.
Article 15. Birth registration responsibility
1. Within 60 days after the birth of their child, the father or mother shall register the child’s birth; if the parents are unable to register their child’s birth, the grandfather or grandmother or another relative or the individual or organization that is nurturing the child shall register his/her birth.
2. Justice and civil status officers shall regularly examine and urge the birth registration for children in their localities within the prescribed time limit; in case of necessity, mobile birth registration may be made.
Article 16. Birth registration procedures
1. Birth registrants shall submit declarations made according to a set form and birth certification papers to the civil status registration agency. If having no birth certification paper, a document of a witness certifying the birth shall be submitted; if there is no witness, there must be a written pledge of the birth; for birth registration for abandoned children, there must be a written record certifying the child’s abandonment made by a competent agency; for birth registration for children born by surrogate mothers, there must be a document proving the surrogacy as prescribed by law.
2. Immediately after receiving full papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the birth declaration is complete and proper, justice and civil status officers shall record birth registration contents under Clause 1, Article 14 of this Law in the civil status books and update them in the electronic civil status database and the national population database for getting personal identification numbers.
Justice and civil status officers and birth registrants shall together sign in the civil status books. Chairpersons of commune-level People's Committees shall grant birth certificates to birth registrants.
3. The Government shall stipulate in detail the birth registration for abandoned children and children whose parents have not yet been identified due to surrogacy; and the determination of native places for abandoned children and children with unidentified parents.
Section 2. MARRIAGE REGISTRATION
Article 17. Competence to register marriage and contents of marriage certificates
1. Commune-level People's Committees of the place of residence of either of the male and female partners shall make marriage registration.
2. A marriage certificate must contain the following information:
a/ Family name, middle name and first name; birthdate; ethnicity; citizenship; place of residence; information about personal identity papers of male and female partners;
b/ Date of marriage registration;
c/ Signatures or fingerprints of male and female partners and certification of the civil status registration agency.
Article 18. Marriage registration procedures
1. The male and female partners shall submit the marriage registration declaration, made according to a set form to the civil status registration agency and must be both present at the time of marriage registration.
2. Immediately after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the marriage conditions are fully met in accordance with the Law on Marriage and Family, the justice and civil status officer shall record the marriage in the civil status book and together with the male and female partners sign in the civil status book. The male and female partners shall both sign the marriage certificate; the justice and civil status officer shall report to the chairperson of the commune-level People's Committee to organize the handover of the marriage certificate to the couple.
In case of necessity to verify the marriage conditions of the male and female partners, the time limit for settlement is 5 working days.
Section 3. GUARDINASHIP REGISTRATION
Article 19. Competence to register guardianship and guardianship termination
Commune-level People's Committees of places of residence of wards or guardians shall register guardianship.
Commune-level People's Committees that have registered guardianship shall register guardianship termination.
Article 20. Procedures for registering appointed guardians
1. Requesters for guardianship registration shall submit guardianship registration declarations, made according to a set form, and the guardian appointment document as prescribed by the Civil Code to the civil status registration agency.
2. Within 3 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the law-prescribed conditions are fully met, the justice and civil status officer shall record the guardianship registration in the civil status book and together with the guardianship registrant sign in the civil status book, and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the requester.
Article 21. Registration of natural guardians
1. Requesters for guardianship registration shall submit guardianship registration declarations, made according to a set form, and papers proving the natural guardian conditions as prescribed by the Civil Code to the civil status registration agency. In case there are more than one person eligible to act as natural guardian, a document on the agreement to appoint one person as natural guardian shall be additional submitted.
2. The order of registration of natural guardians must comply with Clause 2, Article 20 of this Law.
Article 22. Registration of guardianship termination
1. Requesters for guardianship termination registration shall submit guardianship termination registration declarations, made according to a set form, and papers serving as the basis for guardianship termination as prescribed by the Civil Code to the civil status registration agency.
2. Within 2 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the conditions for guardianship termination are fully met in accordance with the Civil Code, the justice and civil status officer shall record the guardianship termination in the civil status book and together with the guardianship termination registrant sign in the civil status book, and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the requester.
Article 23. Registration of guardian change
In case of request for change of guardians in accordance with the Civil Code and there are other eligible persons wishing to act as guardians, parties shall carry out the procedures for registration of the previous guardianship termination and make new guardianship registration under the provisions of this Section.
Section 4. REGISTRATION OF PARENT AND CHILD RECOGNITION
Article 24. Competence to register parent and child recognition
Commune-level People's Committees of places of residence of recognizing or recognized parents or children shall register parent and child recognition.
Article 25. Procedures for registration of parent and child recognition
1. Requesters for registration of parent and child recognition shall submit declarations, made according to a set form, and evidence proving father and child or mother and child relationship to the civil status registration agency. All parties must be present upon registration of parent and child recognition.
2. Within 3 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the parent and child recognition is proper and there is no dispute, the justice and civil status officer shall record the registration of parent and child recognition in the civil status book and together with the parent and child recognition registrant sign in the civil status book, and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the requester.
In case of necessity to verify, the time limit may be prolonged for no more than 5 working days.
Section 5. REGISTRATION OF CIVIL STATUS CHANGE, CORRECTION AND SUPPLEMENTATION
Article 26. Scope of civil status change
1. Change of family name, middle name and first name of individuals in birth registration contents when there are grounds as prescribed by the civil law.
2. Change of information about parents in birth registration contents after being adopted as children in accordance with the Law on Adoption.
Article 27. Competence to register civil status change, correction and supplementation
Commune-level People's Committees of previous places of civil status registration or places of residence of individuals are competent to settle civil status change and correction for persons under 14 full years; and civil status supplementation for Vietnamese citizens residing in the country.
Article 28. Procedures for registration of civil status change and correction
1. Requesters for registration of civil status change or correction shall submit declarations, made according to a set form, and relevant papers to the civil status registration agency.
2. Within 3 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the civil status change or correction is proper and compliant with civil and relevant laws, the justice and civil status officer shall record such change or correction in the civil status book and together with the registration requester sign in the civil status book, and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the requester.
In case of civil status change or correction related to birth certificates or marriage certificates, the justice and civil status officer shall record the change or correction content in these certificates.
In case of necessity to verify, the time limit may be prolonged for no more than 3 working days.
3. In case of registering civil status change or correction not at previous places of civil status registration, commune-level People's Committees shall issue written notices together with civil status extract copies to People's Committees of previous places of civil status registration for recording in the civil status book.
In case the previous place of civil status registration is a representative mission, the commune-level People's Committee shall issue written notices together with civil status extract copies to the Ministry of Foreign Affairs for forwarding to the representative mission for recording in the civil status book.
Article 29. Procedures for civil status supplementation
1. Requesters for civil status supplementation shall submit declarations, made according to a set form, and relevant papers to the civil status registration agency.
2. Immediately after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the civil status supplementation request is proper, the justice and civil status officer shall record the supplemented content in the relevant section in the civil status book and together with the requester sign in the civil status book, and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the requester.
In case of civil status supplementation to birth certificates or marriage certificates, the justice and civil status officer shall record the supplemented content in the relevant column and append a seal to the supplemented content.
Section 6. RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK CIVIL STATUS CHANGES ACCORDING TO JUDGMENTS AND DECISIONS OF COMPETENT STATE AGENCIES
Article 30. Responsibility to notify civil status changes
1. Within 5 working days from the effective date of a judgment or decision related to civil status change of an individual as prescribed in Clause 2, Article 3 of this Law, the people’s court or competent state agency shall issue a written notice enclosed with an extract of such judgment or decision to the People's Committee that has registered the civil status of such individual for recording in the civil status book; if the place of civil status registration is a representative mission, it shall send such notice to the Ministry of Foreign Affairs for forwarding to the representative mission for recording in the civil status book.
2. In case of citizenship change, notification shall be made in accordance with the law on citizenship.
Article 31. Procedures for recording in the civil status book civil status changes according to judgments and decisions of competent state agencies
Immediately after receiving notices prescribed in Article 30 of this Law, justice and civil status officers shall record in the civil status book changed contents according to judgments or decisions of people’s courts or competent state agencies.
Article 32. Competence to register death
Commune-level People's Committees of the last places of residence of deceased persons shall register their death. If the last place of residence of the deceased person cannot be identified, the commune-level People's Committee of the place where such person dies or his/her body is found shall register his/her death.
Article 33. Time limit and responsibility for death registration
1. Within 15 days after the date a person dies, his/her spouse, child, parent or another relative shall register his/her death; for a deceased person without any relative, a representative of a related agency, organization or person shall register his/her death.
2. Justice and civil status officers shall regularly examine and urge death declaration for deceased persons; in case no responsible person can be identified for death declaration, justice and civil status officers shall register death.
Article 34. Death registration procedures
1. Persons responsible for death registration shall submit declarations, made according to a set form, and death notices or other substitute papers to the civil status registration agency.
2. Immediately after receiving papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the death declaration is proper, the justice and civil status officer shall record the death declaration contents in the civil status book and together with the death declarant sign in the civil status book and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the death declarant.
The justice and civil status officer shall close civil status information of the deceased person in the electronic civil status database.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT DISTRICT-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES
Article 35. Competence to register birth
District-level People's Committees of places of residence of fathers or mothers shall register birth for children in the following cases:
1. Children born in Vietnam:
a/ Having a parent being a Vietnamese citizen and the other being a foreigner or a stateless person;
b/ Having a parent being a Vietnamese citizen residing in the country and the other being a Vietnamese citizen residing abroad;
c/ Having both parents being Vietnamese citizens residing abroad;
d/ Having both parents being foreigners or stateless persons.
2. Children born abroad with their birth not yet registered abroad and taken to reside in Vietnam:
a/ Having both parents being Vietnamese citizens;
b/ Having a parent being a Vietnamese citizen.
Article 36. Birth registration procedures
1. Birth registrants shall submit the papers specified in Clause 1, Article 16 of this Law to the civil status registration agency. In case either parent is or both parents are foreigner(s), a document on the agreement of the parents on the selection of citizenship for their child.
If the parents choose a foreign citizenship for their child, their agreement document must contain certification of a competent foreign state agency of which they are citizens.
2. Immediately after receiving the papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the birth declaration information is complete and proper, the civil status officer shall record the birth declaration contents prescribed in Article 14 of this Law in the civil status book; for a child having a foreign citizenship, the civil status officer shall not record the content prescribed at Point c, Clause 1, Article 14 of this Law.
The civil status officer and birth registrant shall both sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee to grant a birth certificate to the person whose birth is registered.
3. The Government shall stipulate birth registration procedures for the cases prescribed in Clause 2, Article 35 of this Law.
Section 2. MARRIAGE REGISTRATION
Article 37. Competence to register marriage
1. District-level People's Committees of places of residence of Vietnamese citizens shall register marriages between Vietnamese citizens and foreigners; between Vietnamese citizens residing in the country and Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens residing abroad; and between Vietnamese citizens who also have foreign citizenship and Vietnamese citizens or foreigners.
2. In case a foreigner residing in Vietnam requests marriage registration in Vietnam, the district-level People's Committee of the place of residence of either partner shall register the marriage.
Article 38. Marriage registration procedures
1. The male and female partners submit a declaration, made according to a set form, and a written certification of a competent Vietnamese or foreign health organization stating that he/she does not suffer any mental or other diseases which deprive him/her of the ability to perceive and control his/her acts to the civil status registration agency.
Foreigners and Vietnamese citizens residing abroad shall additionally submit papers proving their marital status and copies of their passports or valid passport substitute papers.
2. Within 15 days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, civil status officers shall verify; if seeing that the law-prescribed marriage conditions are fully met, the district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee for settlement.
3. Upon marriage registration, both male and female partners must be present at the head office of the People's Committee, the civil status officer shall ask for opinions of the male and female partners. If seeing that they voluntarily marry each other, the civil status officer shall record the marriage in the civil status book and together with the male and female partners sign in the civil status book. The male and female partners shall both sign in the marriage certificate.
The chairperson of the district-level People's Committee shall hand the marriage certificate to the couple.
4. The Government shall stipulate additional papers in marriage registration dossiers, interview to verify the marriage purpose when settling marriage registration requests; procedures to grant marital status certificates to Vietnamese citizens for marrying foreigners at competent foreign agencies overseas in order to guarantee lawful rights and interests of parties.
Section 3. GUARDIANSHIP REGISTRATION
Article 39. Competence to register guardianship and guardianship termination
District-level People's Committees of places of residence of wards or guardians shall register guardianship between Vietnamese citizens and foreigners together residing in Vietnam.
District-level People's Committees of places of guardianship registration shall register guardianship termination.
Article 40. Procedures for registration of appointed guardians
1. Requesters for guardianship registration shall submit declarations, made according to a set form, and the guardian appointment document as prescribed in the Civil Code to the civil status registration agency.
2. Within 5 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall verify and, if seeing that the law-prescribed conditions are fully met, shall record the guardianship registration in the civil status book and together with the guardianship registrant sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee to issue an extract to the requester.
Article 41. Registration of natural guardianship
The procedures for registration of natural guardianship between Vietnamese citizens and foreigners together residing in Vietnam must comply with Article 21 of this Law.
Article 42. Procedures for guardianship termination or change registration
The procedures for guardianship termination or change registration between Vietnamese citizens and foreigners must comply with Articles 22 and 23 of this Law.
Section 4. REGISTRATION OF PARENT AND CHILD RECOGNITION
Article 43. Competence to register parent and child recognition
District-level People's Committees of places of residence of persons recognized as parents or children shall register the parent and child recognition between Vietnamese citizens and foreigners; between Vietnamese citizens residing in the country and Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens also having a foreign citizenship and Vietnamese citizens or foreigners; and between foreigners either or both of whom permanently residing in Vietnam.
Article 44. Procedures for registration of parent and child recognition
1. Requesters for parent and child recognition registration shall submit declarations, made according to a set form, and papers and items or other evidence to prove the parent and child relationship to the civil status registration agency. In case of registering the parent and child recognition between Vietnamese citizens and foreigners or between foreigners, foreigners shall additionally submit copies of their passports or valid passport substitute papers to prove their personal identity.
2. Within 15 days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall verify and post the parent and child recognition at the head office of the district-level People's Committee for 7 consecutive days, and at the same time send a written request to the commune- level People's Committee of the place of permanent residence of the person recognized as parent or child to post for 7 consecutive days at its head office.
3. The district-level Justice Division shall report to and propose the chairperson of the district-level People's Committee the registration of parent and child recognition; if seeing that the prescribed conditions are fully met, the chairperson of the district-level People's Committee shall settle.
4. Upon registration of the parent and child recognition, the parties concerned must be present; the civil status officer shall record the registration in the civil status book and together with the parties sign in the civil status book. The chairperson of the district-level People's Committee shall issue an extract to the parties.
Section 5. REGISTRATION OF CIVIL STATUS CHANGE, CORRECTION AND SUPPLEMENTATION, ETHNICITY RE-DETERMINATION
Article 45. Scope of civil status change
The scope of civil status change must comply Article 26 of this Law.
Article 46. Competence to register civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination
1. District-level People's Committees of previous places of civil status registration or places of residence of foreigners are competent to settle civil status correction and supplementation for foreigners who have registered civil status at competent Vietnamese agencies.
2. District-level People's Committees of previous places of civil status registration of overseas Vietnamese are competent to settle civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination.
3. District-level People’s Committees of previous places of civil status registration or places of residence of individuals are competent to settle civil status change and correction for Vietnamese citizens of full 14 years or older residing in the country, and ethnicity re-determination.
Article 47. Procedures for registering civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination
1. The procedures for registering civil status change and correction must comply with Article 28 of this Law.
In case of request for ethnicity re-determination, there must be proving papers as prescribed by law; the order must comply with Article 28 of this Law.
2. The procedures for requesting addition of civil status information must comply with Article 29 of this Law.
Section 6. RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK CIVIL STATUS MATTERS OF VIETNAMESE CITIZENS WHICH HAVE BEEN SETTLED AT COMPETENT FOREIGN AGENCIES
Article 48. Competence to record in the civil status book civil status matters of Vietnamese citizens that have been settled at competent foreign agencies
1. District-level People’s Committees of places of residence of Vietnamese citizens shall record in the civil status book the birth registration; marriage; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; and civil status change already settled at competent foreign agencies.
2. District-level People’s Committees of previous places of marriage registration or marriage registration noting shall record in the civil status book the divorce and marriage cancellation of individuals already effected abroad.
3. District-level People’s Committees of places of residence of persons responsible for death declaration prescribed in Clause 1, Article 33 of this Law shall record in the civil status book the death declaration already settled at competent foreign agencies.
Article 49. Procedures for recording in the civil status book the birth registration; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; civil status change; and death declaration
1. Requesters for recording in the civil status book the birth declaration; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; civil status change; or death declaration shall submit declarations, made according to set forms, and certified copies of papers proving that such matter has been settled at a foreign competent agency to the civil status registration agency.
2. After receiving complete papers as specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall check them and, if seeing that the request is proper, record the matter in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the requester.
In case of necessity to verify, the time limit for settlement is 3 working days.
Article 50. Procedures for recording in the civil status book marriage, divorce and marriage cancellation
1. Requesters for recording in the civil status book the marriage, divorce or marriage cancellation shall submit declarations, made according to set forms, and certified copies of papers proving that such matter has been settled at a foreign competent agency to the civil status registration agency.
2. Within 12 days after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article and if seeing that the law-prescribed conditions are fully met, the civil status officer shall record the matter in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the requester.
3. The Government shall stipulate in detail the order, procedures and time for coordination among agencies in implementing this Article.
Article 51. Competence to register death
1. District-level People’s Committees of last places of residence of deceased persons shall register death for foreigners or Vietnamese citizens residing abroad who die in Vietnam.
2. In case it is impossible to identify the last place of residence of a deceased person as prescribed in Clause 1 of this Article, the district-level People’s Committee of the place where such person dies or his/her body is found shall register his/her death.
Article 52. Death registration procedures
1. Death registrants shall submit declarations, made according to a set form, and the death notice or a death notice substitute paper to the civil status registration agency.
2. Immediately upon receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the death declaration is proper, the civil status officer shall record it in the civil status book and together with the death registrant sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the death registrant.
In case of necessity to verify, the settlement time limit is 3 working days.
3. After death registration, the district-level People’s Committee shall issued a written notice enclosed with the civil status extract to the Ministry of Foreign Affairs for notification to the competent agency of the country of which the deceased person is a citizen.
If the deceased person is a Vietnamese citizen residing abroad, the civil status officer shall close his/her information in the electronic civil status database.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT REPRESENTATIVE MISSIONS
Article 53. Civil status registration for Vietnamese citizens residing abroad
1. Representative missions shall register civil status matters prescribed in Article 3 of this Law for Vietnamese citizens residing abroad, if seeing that such registration is not against the law of the host country and treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Pursuant to this Law, the Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice in providing guidance on the competence and procedures for civil status registration and the grant of civil status extract copies to Vietnamese citizens residing abroad at representative missions.
Article 54. Civil status officers at representative missions
1. Representative missions shall appoint diplomats or consuls to perform civil status registration for Vietnamese citizens residing abroad.
2. Diplomats and consuls performing civil status jobs shall, in addition to satisfying the conditions and criteria for diplomats and consuls, be trained in civil status work before performing civil status registration tasks.
Article 55. Making of civil status books at the Ministry of Foreign Affairs
The Ministry of Foreign Affairs shall make civil status books to record and update fully and manage uniformly civil status information of Vietnamese citizens residing abroad who have registered with representative missions and issue civil status extract copies.
Article 56. Reporting responsibility of representative missions
After registering civil status for Vietnamese citizens residing abroad, representative missions shall send written reports enclosed with civil status extract copies to the Ministry of Foreign Affairs for recording in civil status books and updating in the electronic civil status database.
CIVIL STATUS DATABASE, ISSUE OF CIVIL STATUS EXTRACTS
Section 1. CIVIL STATUS DATABASE
Article 57. Civil status database
1. The civil status database is a national asset storing all civil status information of every individual, serving as a basis for protecting lawful rights and interests of individuals, and serving the information reference, management, and policymaking for national socio-economic development.
2. The civil status database includes civil status books and electronic civil status database for use as a basis for the issue of civil status extract copies.
Article 58. Civil status books
1. The civil status book serves as a legal basis for making, upgrading and adjusting civil status information of individuals in the electronic civil status database.
Each type of civil status matter shall be recorded in one book with its pages appended with an overlapping seal on the edges of every two pages. Civil status books shall be preserved permanently in accordance with law.
2. The closing of a civil status book shall be made in the last day of a year. When closing a civil status book, the total number of pages and total number of civil status events already registered shall be clearly written; the head of the civil status registration agency shall sign and a seal shall be appended.
Papers and articles or other evidences submitted upon civil status registration shall be archived and preserved in accordance with the law on archives.
3. The civil status registration agency shall archive and preserve civil status books, papers, articles or other evidences related to civil status registration.
Article 59. Electronic civil status database
1. The electronic civil status database is created to store, update, manage and search civil status information, and serve online civil status registration requirements; and shall be connected to provide and exchange basic civil status information of individuals for the national population database.
2. The Government shall stipulate the coordination among ministries and ministerial-level agencies and responsibilities of People's Committees of all levels in the management and use of the electronic civil status database; procedures and order for online civil status registration; the connection, provision and exchange of information between the electronic civil status database and national population database.
Article 60. Update and adjustment of personal civil status information in the electronic civil status database
1. Civil status events of individuals, immediately after being registered in the civil status book, shall be promptly, fully and accurately updated in the electronic civil status database. Civil status registration agencies shall take responsibility for all civil status information updated in the electronic civil status database.
2. In case information in the electronic civil status database or national population database is different from information in civil status books, it shall be adjusted to match civil status books.
Article 61. Principles of management and exploitation of the civil status database
1. The civil status database shall be managed and kept confidential and secure and only competent agencies, organizations and persons may access and exploit it in accordance with law.
2. The civil status database-managing agency shall keep confidential personal information in the civil status database.
Section 2. ISSUE OF CIVIL STATUS EXTRACTS
Article 62. Issue of original civil status extracts upon civil status registration
1. When making civil status registration, the civil status registration agency shall grant 1 original civil status extract to the civil status registration requester, except the registration of birth and marriage.
2. Copies of an original civil status extract may be certified.
Article 63. Issue of civil status extract copies on registered civil status events
Individuals, regardless of their places of residence, have the right to request the civil status database-managing agency to issue civil status extract copies on their registered civil status events.
Article 64. Procedures for issue of civil status extract copies
1. Requesters for issue of civil status extract copies may directly or through representatives send declarations, made according to a set form, to the civil status database-managing agency.
In case a competent agency or organization requests issue of a civil status extract copy of an individual, it shall send a written request clearly stating the reason to the civil status database-managing agency.
2. Immediately after receiving a request, if seeing that the prescribed conditions are fully met, the civil status database-managing agency shall issue a civil status extract copy to the requester.
STATE MANAGEMENT RESPONSIBILTIES FOR CIVIL STATUS, CIVIL STATUS OFFICERS
Section 1. STATE MANAGEMENT RESPONSIBILTIES FOR CIVIL STATUS
Article 65. Responsibilities of the Government
1. The Government shall perform the unified state management of civil status. The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the state management of civil status.
2. Contents of state management of civil status include:
a/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on civil status registration and management; to organize the implementation of the law on civil status;
b/ To apply information technology in civil status registration and management; to build and manage the electronic civil status database;
c/ To inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on civil status registration and management;
d/ To make civil status statistics;
dd/ To implement international cooperation on civil status.
Article 66. Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice shall perform the state management of civil status, having the following tasks and powers:
1. To prescribe, guide, direct and train in civil status registration and management for civil status officers in the country;
2. To issue, and instruct the use and management of, civil status books, birth certificates, marriage certificates, civil status extracts and other civil status forms; to specify conditions and order for birth and marriage registration and mobile death registration;
3. To create and uniformly manage the electronic civil status database; to guide and direct localities in the management and use of civil status registration and management software, the electronic civil status database, provision of basic civil status information of individuals to the national population database;
4. To annually review the situation, analyze, assess and make statistics on civil status and report to the Government.
Article 67. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
1. The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of civil status at representative missions, having the following tasks and powers:
a/ To prescribe, guide, direct, examine and inspect civil status registration and management at representative missions;
b/ To organize civil status training for diplomats and consuls;
c/ To make civil status books to manage civil status information of
Vietnamese citizens already registered at representative missions;
d/ To update and exploit the electronic civil status database and issue civil status extract copies under regulations;
dd/ To summarize the civil status situation and make civil status statistics of representative missions and send such to the Ministry of Justice under regulations of the Government.
2. Representative missions shall perform the state management of civil status of Vietnamese citizens residing abroad, having the following tasks and powers:
a/ To make civil status registration for Vietnamese citizens residing abroad in accordance with the laws on civil status and consular work and relevant treaties;
b/ To assign diplomats and consuls to perform civil status registration and management tasks at representative missions;
c/ To manage and use civil status books and forms under regulations;
d/ To manage, update and exploit the electronic civil status database and issue civil status extract copies under regulations;
dd/ To report civil status registration contents to the Ministry of Foreign
Affairs for updating in the civil status database;
e/ To summarize the civil status situation and make civil status statistics for reporting to the Ministry of Foreign Affairs under regulations;
g/ To archive papers, articles and other evidences related to civil status registration;
h/ To settle complaints and denunciations and handle violations related to civil status according to competence.
Diplomats and consuls performing civil status work shall assist representative missions in performing the tasks and powers specified at Points a, c, d, dd, e and g, Clause 2 of this Article.
Article 68. Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, Ministry of Foreign Affairs and related ministries and sectors in, performing the following tasks and powers:
1. To ensure connection between the national population database and electronic civil status database in accordance with law;
2. To ensure security and safety for information in the electronic civil status database;
3. To perform other tasks related to civil status work.
Article 69. Responsibilities of People's Committees of provinces and centrally run cities
1. People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) shall perform the state management of civil status in localities, having the following tasks and powers:
a/ To guide and direct the organization of civil status registration and management;
b/ To organize public dissemination of the law on civil status;
c/ Pursuant to the Government’s regulations, to decide on the assignment of civil status officers at district and commune levels; to ensure physical foundations to serve civil status registration and management activities;
d/ To manage, update and exploit the electronic civil status database under regulations;
dd/ To inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on civil status according to competence;
e/ To revoke and cancel civil status papers granted by district-level People’s Committees in violation of this Law, except cases of illegal marriage;
g/ To periodically organize civil status work training for civil status officers;
h/ To summarize the civil status situation and make civil status statistics for reporting to the Ministry of Justice under regulations.
2. Provincial Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in performing the tasks and powers specified at Points a, b, d, dd, g and h, Clause 1 of this Article.
3. Chairpersons of provincial-level People's Committees shall take responsibility for civil status registration and management work and violations in this work due to lax management.
Article 70. Responsibilities of district-level People's Committees
1. District-level People’s Committees shall perform the state management of civil status in localities, having the following tasks and powers:
a/ To perform civil status registration in accordance with this Law;
b/ To direct and examine the civil status registration and management at commune-level People’s Committees;
c/ To organize public dissemination of the law on civil status;
d/ To manage and use civil status books and forms under regulations;
dd/ Pursuant to provincial-level People’s Committees’ regulations, to assign civil status officers;
e/ To manage, update and exploit the electronic civil status database and issue civil status extract copies under regulations;
g/ To inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations of the law on civil status according to competence;
h/ To revoke and cancel civil status papers granted by commune-level People’s Committees in violation of this Law, except cases of illegal marriage;
i/ To summarize the civil status situation and make civil status statistics for reporting to provincial-level People’s Committees under the Government’s regulations;
k/ To archive civil status books and civil status registration dossiers.
2. District-level Justice Divisions shall assist district-level People's Committees in performing the tasks and powers specified at Points a, b, c, d, e, g, i and k, Clause 1 of this Article.
3. For district-level administrative units that have no commune-level administrative units shall, in addition to performing the tasks and powers of civil status registration and management of district-level People’s Committees, also perform the tasks and powers of civil status registration and management of commune-level People’s Committees prescribed in Article 71 of this Law.
4. Chairpersons of district-level People’s Committees shall take responsibility for civil status registration and management work and violations in this work due to lax management.
Article 71. Responsibilities of commune-level People's Committees
1. Commune-level People's Committees shall perform the state management of civil status in localities, having the following tasks and powers:
a/ To perform civil status registration in accordance with this Law;
b/ Pursuant to superior-level People’s Committees’ regulations, to assign justice and civil status officers to perform civil status registration;
c/ To organize public dissemination of the law on civil status;
d/ To manage and use civil status books and forms under regulations.
dd/ To manage, update and exploit the electronic civil status database and issue civil status extract copies under regulations;
e/ To summarize the civil status situation and make civil status statistics for reporting to district-level People’s Committees under the Government’s regulations;
g/ To archive civil status books and civil status registration dossiers.
h/ To settle complaints and denunciations and handle violations related to civil status according to competence.
2. Chairpersons of commune-level People's Committees shall regularly direct and urge the birth and death declaration; take responsibility for civil status registration and management work and violations in this work due to lax management.
Justice and civil status officers shall assist commune-level People's Committees in performing the tasks and powers specified at Points a, c, d, dd, e and g, Clause 1 of this Article.
Section 2. CIVIL STATUS OFFICERS
Article 72. Civil status officers
1. Civil status officers include justice and civil status officers at commune level; civil status officers in district-level Justice Divisions of district-level People’s Committees; and diplomats and consuls performing civil status work in representative missions.
2. Commune-level justice and civil status officers must meet the following criteria:
a/ Possessing an intermediate or higher degree in law and having been trained in civil status work;
b/ Possessing a legible handwriting and computer skills suitable to their job requirements.
Based on practical conditions of geographical area, population and justice and civil status workload in localities, the Government shall stipulate the assignment of justice and civil status officers on a full-time basis.
3. Civil status officers in district-level Justice Divisions must possess a university or higher degree in law and have been trained in civil status work.
4. Diplomats and consuls performing civil status work in representative missions must have been trained in civil status work.
Article 73. Tasks and powers of civil status officers
1. In the field of civil status, commune-level justice and civil status officers have the following tasks and powers:
a/ To comply with this Law and other relevant laws concerning civil status;
b/ To take responsibility before commune-level People’s Committees and law for civil status registration;
c/ To disseminate, and mobilize people to observe, the law on civil status;
d/ To assist commune-level People’s Committees in performing civil status registration in a prompt, accurate, objective and truthful manner; fully update registered civil status events in the electronic civil status database;
dd/ To take the initiative in examination and review work to promptly register births and deaths arising in localities.
For scattered residential areas with difficult access and far away from the head offices of commune-level People’s Committees, justice and civil status officers shall report to commune-level People’s Committees for permission to organize mobile registration for births, marriages and deaths.
e/ To regularly update themselves with legal knowledge to raise their civil status registration capacity and skills; to participate in professional training courses held by People's Committees or superior-level justice agencies;
g/ To take the initiative in reporting to and proposing the People's Committees of the same level to coordinate with agencies and organizations in checking and verifying civil status information; to request agencies, organizations and individuals to provide information for civil status registration verification; to coordinate with public security offices of the same level in providing basic civil status information of individuals for the national population database.
2. The provisions of Clause 1 of this Article also apply to civil status officers in district-level Justice Divisions and diplomats and consuls performing civil status work in representative missions according to their tasks and powers.
Article 74. Prohibited acts of civil status officers
1. Being authoritarian, harassing, delaying, causing difficulties and troubles, or receiving bribes when performing civil status registration and management.
2. Collecting civil status fees higher than prescribed rates or imposing charges for civil status registration.
3. Imposing formalities and papers and prolonging the time for civil status registration in violation of this Law.
4. Erasing, altering or tampering with information contents in the civil status database.
5. Registering or granting papers related to civil status in violation of this Law.
6. Revealing personal information known through civil status registration.
7. Civil status officers who commit prohibited acts specified in this Article shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with law.
Article 75. Validity of civil status books made and civil status papers granted before this Law takes effect
1. Civil status books that have been archived before the effective date of this Law remain valid for use as grounds for proving civil status events of individuals, reference, issue of civil status extract copies and grant of marital status certificates.
2. Civil status papers already granted to individuals in accordance with the civil status law before the effective date of this Law continue to be valid.
Article 76. Transitional provisions
1. Civil status registration dossiers received before the effective date of this Law which have not yet been settled continue to be settled in accordance with the civil status law effective at the time of receipt thereof.
2. The Government shall stipulate in detail the re-registration of birth, death and marriage already registered before the effective date of this Law.
3. The Government shall direct the review of, retraining in civil status work, and consolidation of the contingent of civil status officers to ensure performance of the tasks and powers assigned in the Law; stipulate birth and marriage registration procedures; the grant of marital status certificates to Vietnamese citizens; the compilation, management and use of civil status books in the transitional period pending the complete creation of the national population database, which shall be uniformly implemented nationwide no later than January 1, 2020, in accordance with this Law.
1. This Law takes effect on January 1, 2016.
2. The Government and competent agencies shall detail the articles and clauses as assigned in the Law.
This Law was passed on November 20, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực