Tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh mới nhất 2025
Tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh mới nhất 2025

1. Mã định danh là gì?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, cụ thể là tại Điều 12 Luật căn cước 2023 đã quy định rõ:

Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam

1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.

2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.

3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, số định danh cá nhân sẽ bao gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.

Mã định danh là gì?

Mã định danh là gì?

2. Cách tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 đã quy định rõ như sau:

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Như vậy, công dân khi muốn tra cứu số định danh cá nhân sẽ có thể thực hiện việc tra cứu dựa trên thông tin tại giấy khai sinh của mình.

Cách tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh

Cách tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh

3. Giấy khai sinh từ năm nào có mã định danh?

Quy định về mã số định danh cá nhân được nêu lần đầu tại Luật Căn cước công dân năm 2014, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP:

"Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh

1. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:

a) Nơi thường trú;

b) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.

2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân".

Mặc dù pháp luật đã có quy định cấp mã định danh cho công dân khi đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú từ năm 2016, tuy nhiên việc áp dụng phổ biến trên toàn quốc chưa được thực hiện ngay lúc này do Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn thiện.

Trong những năm đầu quy định cấp mã định danh có hiệu lực, chỉ có một số địa phương có đủ điều kiện cấp mã định danh cho trẻ khi đăng ký khai sinh.

Từ năm 2020 đến nay, hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia dần hoàn thiện hơn, phần lớn các địa phương đã cấp mã định danh cá nhân cho trẻ khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, giấy khai sinh từ năm 2016 có thể đã có mã định danh tuy nhiên chưa phổ biến, phải từ năm 2020 đến nay loại giấy khai sinh có mã định danh mới được triển khai trên toàn quốc.

4. Giấy khai sinh không có mã định danh, tra cứu ở đâu?

4.1. Cách tra cứu số định danh cá nhân thông qua CCCD

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Căn cước 2023 đã quy định rõ:

Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước

2. Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:

a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

d) Ảnh khuôn mặt;

đ) Số định danh cá nhân;

e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

g) Ngày, tháng, năm sinh;

h) Giới tính;

i) Nơi đăng ký khai sinh;

k) Quốc tịch;

l) Nơi cư trú;

m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

n) Nơi cấp: Bộ Công an.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Căn cước 2023 cũng đã nêu rõ như sau:

Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam

1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.

Như vậy, trong trường hợp cá nhân đã đăng ký Căn cước công dân, thì mã số định danh của cá nhân chính là dãy số gồm 12 chữ số trên Căn cước công dân.

4.2. Hướng dẫn tra cứu mã số định danh cá nhân trên ứng dụng định danh điện tử VNeID

Bước 1. Vào App Store hoặc CH Play trên điện thoại tải ứng dụng VNeID

Bước 2: Tiến hành đăng nhập tài khoản VNeID

Bước 3: Sẽ có 02 để tra cứu mã số định danh trên ứng dụng VneID

Cách 1: Chọn vào biểu tượng Hình đại diện theo mũi tên như trong hình

Sau đó, thông tin về mã số định danh sẽ xuất hiện như trong hình

Cách 2: Nhấp vào mục “Thông tin cư trú” theo như hướng dẫn mũi tên trong hình

Lúc này, thông tin về mã số định danh sẽ hiển thị như trong hình

Lưu ý: Để có thể tra cứu mã số định danh online trên ứng dụng VNeID, cần phải là tài khoản định danh mức độ 2

4.3. Hướng dẫn tra cứu mã số định danh cá nhân online trên Cổng dịch vụ công Bộ công an

Công dân có thể tra cứu mã số định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú qua những bước sau:

Bước 1 Các bạn truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú trên Internet, sau đó các bạn chọn Đăng nhập.

Bước 2 Sau khi vào Đăng nhập, các bạn đăng nhập tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của mình.

Bước 3: Sau khi đã đăng nhập, tiến hành vào phần “Cư trú và giấy tờ tùy thân”, chọn mục “Thông báo lưu trú”

Bước 4: Chọn mục “Nộp trực tuyến”

Bước 5: Xem số định danh cá nhân tại vị trí như trong ảnh

5. Nhìn vào mã định danh biết những thông tin gì về một người?

Mã định danh cá nhân sẽ thể hiện một số thông tin cơ bản về nhân thân của công dân. Cụ thể, Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về cấu tạo mã số định danh cá nhân như sau:

"Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên".

Trong đó, Thông tư 59/2021/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn:

  • Mã tỉnh, thành phố nơi công dân đăng ký khai sinh có các số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tỉnh

Tỉnh

Tỉnh

Hà Nội

1

Thái Bình

34

Đắk Nông

67

Hà Giang

2

Hà Nam

35

Lâm Đồng

68

Cao Bằng

4

Nam Định

36

Bình Phước

70

Bắc Kạn

6

Ninh Bình

37

Tây Ninh

72

Tuyên Quang

8

Thanh Hóa

38

Bình Dương

74

Lào Cai

10

Nghệ An

40

Đồng Nai

75

Điện Biên

11

Hà Tĩnh

42

Bà Rịa - Vũng Tàu

77

Lai Châu

12

Quảng Bình

44

Hồ Chí Minh

79

Sơn La

14

Quảng Trị

45

Long An

80

Yên Bái

15

Thừa Thiên Huế

46

Tiền Giang

82

Hòa Bình

17

Đà Nẵng

48

Bến Tre

83

Thái Nguyên

19

Quảng Nam

49

Trà Vinh

84

Lạng Sơn

20

Quảng Ngãi

51

Vĩnh Long

86

Quảng Ninh

22

Bình Định

52

Đồng Tháp

87

Bắc Giang

24

Phú Yên

54

An Giang

89

Phú Thọ

25

Khánh Hòa

56

Kiên Giang

91

Vĩnh Phúc

26

Ninh Thuận

58

Cần Thơ

92

Bắc Ninh

27

Bình Thuận

60

Hậu Giang

93

Hải Dương

30

Kon Tum

62

Sóc Trăng

94

Hải Phòng

31

Gia Lai

64

Bạc Liêu

95

Hưng Yên

33

Đắk Lắk

66

Cà Mau

96

  • Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính theo quy ước sau:
    • Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
    • Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
    • Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
    • Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
    • Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.

6. Mã định danh học sinh, sinh viên là gì?

Hiện nay, theo quy định pháp luật mới nhất 2025, cụ thể là theo quy định tại Điều 2 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT, khái niệm về “mã định danh” được quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là tập hợp dữ liệu số hóa thông tin quản lý về giáo dục và đào tạo (gồm dữ liệu về trường học, dữ liệu về lớp học, dữ liệu về cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, giảng viên, và nhân viên, dữ liệu về người học, dữ liệu về chương trình giáo dục, dữ liệu về cơ sở vật chất trường học và các dữ liệu liên quan khác) do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý.

2. Mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho đối tượng đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Theo đó, mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho đối tượng đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Như vậy, mã định danh học sinh, sinh viên có thể hiểu là một chuỗi ký tự dùng để định danh duy nhất cho học sinh đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, mã định danh học sinh, sinh viên được Bộ giáo dục và Đào tạo cấp tại hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo.

Mã định danh học sinh là gì?

Mã định danh học sinh là gì?

7. Thông tin mà phụ huynh cần phải cung cấp để con được cấp mã số định danh là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP đã nêu rõ:

Điều 11. Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam

2. Xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh

Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để xác lập số định danh cá nhân:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Giới tính;

d) Nơi đăng ký khai sinh;

đ) Nơi sinh;

e) Quê quán;

g) Dân tộc;

h) Quốc tịch;

i) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con, phụ huynh cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin như trên để cơ quan chức năng thu thập đầy đủ thông tin và xác lập mã số định danh cá nhân cho trẻ.

8. 02 loại mã định danh của học sinh, sinh viên

Hiện nay, theo quy định pháp luật, học sinh, sinh viên sẽ có 02 loại mã định danh, bao gồm:

8.1 Mã định danh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp:

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT đã nêu rõ:

Điều 10. Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm: Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học. Mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

2. Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Như vậy, theo quy định pháp luật, mã định danh học sinh, sinh viên là loại mã định danh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, dùng để số hóa các thông tin về lý lịch, kết quả học tập, thể chất (chiều cao, cận nặng, các bệnh về mắt-xương, dinh dưỡng) của học sinh, sinh viên.

8.2 Mã định danh cá nhân

Hiện nay, theo quy định pháp luật, mỗi cá nhân đều sẽ có một mã số định danh cá nhân riêng của mình, được gọi là số định danh cá nhân. Trong đó, tại Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP đã quy định rõ:

Điều 11. Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam

1. Mỗi công dân Việt Nam khi được thu thập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xác lập 01 số định danh cá nhân duy nhất, không trùng lặp với người khác.

Trong đó, số định danh cá nhân sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Nơi sinh;
  • Quê quán;
  • Dân tộc;
  • Quốc tịch;
  • Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1 Thông tin mã định danh bị cấp sai thì nên xử lý như thế nào?

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 7,8 Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP đã quy định rõ như sau:

Điều 11. Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam

7. Các trường hợp hủy, xác lập lại số định danh cá nhân

a) Được xác định lại giới tính, cải chính hộ tịch do có sai sót về năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch và pháp luật khác có liên quan;

b) Có sai sót về thông tin nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân khi thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

c) Cơ quan quản lý căn cước phát hiện, xử lý đối với hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả, cung cấp thông tin, tài liệu giả để được thu thập, cập nhật thông tin dân cư, cấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước;

d) Cơ quan đăng ký hộ tịch thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh cấp trái quy định của pháp luật.

8. Việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều này được thực hiện theo nhu cầu của công dân. Trường hợp công dân không có nhu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân thì tiếp tục sử dụng số định danh cá nhân đang sử dụng.

Như vậy, trong trường hợp thông tin mã định danh bị cấp sai, người dân có thể tiến hành thủ tục hủy và xác lập lại số định danh cá nhân theo quy định pháp luật.

Trong đó, thủ tục đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Công dân yêu cầu hủy, xác lập lại số định danh cá nhân theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP thì kê khai và nộp Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại Công an cấp xã nơi cư trú.
  • Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân quy định tại khoản 8 Điều này, Công an cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tính chính xác của hồ sơ và gửi đề nghị hủy, xác lập lại số định danh của công dân tới cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của Công an cấp xã, cơ quan quản lý căn cước, Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân. Sau khi đã hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho người khác.

9.2 Số định danh có bao nhiêu số?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, cụ thể là tại Điều 12 Luật căn cước 2023 đã quy định rõ

Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam

1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, số định danh cá nhân sẽ bao gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.