- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Để sử dụng dịch vụ công bắt buộc phải định danh điện tử đúng không?
1. Có bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Hiện nay, Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử không có quy định nào bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử.
Tuy nhiên, để phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu cấp tài khoản định danh điện tử, tăng tỷ lệ giải quyết dịch vụ công trực tuyến và nhiệm vụ của Đề án 06 Chính phủ thì một số địa phương có yêu cầu bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử, đơn cử như:
- Toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội hoàn thành 100% thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNelD trong tháng 5 năm 2023. (Theo Công văn 1451/UBND-KSTTHC)
- Toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM hoàn thành 100% làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp và đăng ký, kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID” trước ngày 01/5/2023. (Theo Công văn 1599/SGDĐT-VP)
2. Để sử dụng dịch vụ công bắt buộc phải định danh điện tử đúng không?
Tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra sáng 03/5/2024 tại Trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 01/7/2024.
Ngày 20/5/2024 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Như vậy, khi sử dụng dịch vụ công thì không bắt buộc phải định danh điện tử nhưng đối với dịch vụ công trực tuyến thì đó là điều bắt buộc.
3. Dịch vụ công trực tuyến.
3.1. Dịch vụ công trực tuyến là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
3.2. Danh mục dịch vụ công trực tuyến năm 2024
Theo Điều 12 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định danh mục dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
- Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng.
- Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo;
Hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến.
- Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
- Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
4. Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử
4.1. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính.
+ Ảnh chân dung.
4.2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau:
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Ảnh chân dung;
+ Vân tay.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cấp lại thẻ Căn cước theo quy định của pháp luật Việt Nam