- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
04 Quy tắc chung về đạo đức hành nghề luật sư
1. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định 32 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư
- Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư
- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
- Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng
- Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
- Quy tắc 6: Tôn trọng khách hàng
- Quy tắc 7: Giữ bí mật thông tin
- Quy tắc 8: Thù lao
- Quy tắc 9: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng
- Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 11: Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng
- Quy tắc 14: Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
- Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích
- Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc
- Quy tắc 17: Tình đồng nghiệp của luật sư
- Quy tắc 18: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
- Quy tắc 19: Cạnh tranh nghề nghiệp
- Quy tắc 20: Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp
- Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
- Quy tắc 22: Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư
- Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Quy tắc 24: Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư
- Quy tắc 25: Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư
- Quy tắc 26: Quy tắc chung khi tham gia tố tụng
- Quy tắc 27: Ứng xử tại phiên tòa
- Quy tắc 28: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
- Quy tắc 29: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác
- Quy tắc 30: Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác
- Quy tắc 31: Thông tin, truyền thông
- Quy tắc 32: Quảng cáo
2. Quy tắc chung về đạo đức hành nghề luật sư
2.1 Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2 Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan
Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
2.3 Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư
- Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.
- Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.
2.4. Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng
- Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.
3. Người hành nghề luật sư cần đảm bảo quy tắc nào khi giữ bí mật thông tin với khách hàng?
Căn cứ theo Quy tắc 7 tại Quy Tắc Chung tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về quy tắc giữ bí mật thông tin với khách hàng của luật sư như sau:
- Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
- Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau:
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam là cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề luật sư; thực hiện việc giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.
Như vậy, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành nhằm mục đích:
- Làm cơ sở để xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề luật sư;
- Thực hiện việc giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư.
5. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư được quy định tại Điều 9 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012 bao gồm:
- Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
- Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
- Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
- Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
- Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
- Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
- Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Nguyên tắc hành nghề Luật sư và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
Khi nào được đặc cách xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ?