- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Khách thể của quan hệ pháp luật là gì?
1. Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép
Trong quan hệ pháp luật, nhà nước cho phép chủ thể có thể tiến hành những hoạt động nhất định. Tùy theo mong muốn của mình mà chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện những hoạt động đó. Những xử sự mà theo quy định của pháp luật, chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện được gọi là quyền của chủ thể ữong quan hệ pháp luật- Chẳng hạn, trong quan hệ mua bán tài sản nêu trên, bên mua có thể nhận hoặc không nhận hàng, bên bán có thể nhận hoặc không nhận tiền...
Quyền chủ thể bao gồm những khả năng sau:
+ Có thể tự thực hiện những hành động nhất định hay còn gọi là tự xử sự. Chủ thể bằng chính hành động của mình tiến hành cách xử sự mà pháp luật quy định nhằm đạt được lợi ích của mình.
+ Có thể yêu cầu chủ thể bên kia của quan hệ pháp luật phải thực hiện những hành vi nào đó để đáp ứng việc thực hiện quyền của mình, yêu cầu chủ thể bên kia chấm dứt những hành vi nhất định nếu cho rằng hành vi đó cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình.
+ Có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại.
Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật luôn bao gồm ba khả năng trên, nghĩa là khi tham gia vào quan hệ pháp luật, các chủ thể luôn có đầy đủ cả ba khả năng đó, thực tế sử dụng khả năng nào là tuỳ thuộc vào ý chí của chủ thể.
Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác
Khác với quyền chủ thể, nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật không phải là khả năng tiến hành xử sự mà đó là sự bắt buộc phải xử sự. Nói cách khác, trong một quan hệ pháp luật, những xử sự nào đòi hỏi các chủ thể nhất thiết phải thực hiện được gọi là nghĩa vụ. Chẳng hạn, trong quan hệ pháp luật mua bán nêu ưên, nghĩa vụ của người bán là phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng, không được tráo đổi hàng; nghĩa vụ của người mua là phải trả tiền đủ số lượng, đúng thời gian...
Nghĩa vụ pháp lí bao gồm những sự cần thiết phải xử sự sau:
+ Phải tiến hành một số hoạt động nhất định.
+ Phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật luôn bao gồm những sự cần thiết phải tiến hành các xử sự bắt buộc nêu trên bởi nó liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện các khả năng tương ứng trong quyền chủ thể phía bên kia.
Quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật luôn có sự đối lưu cho nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ tương ứng đối vởi bên kia và ngược lại. Không có quyền nằm ngoài mối liên hệ với nghĩa vụ, ngược lại không có nghĩa vụ nằm ngoài mối liên hệ với quyền. Đây là biểu hiện của mối liên hệ chặt chẽ giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong một số trường hợp, chủ thể của quan hệ pháp luật không trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình, vì những lí do khác nhau, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể có thể được chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức khác. Chẳng hạn, người đại diện hợp pháp của đứa trẻ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật thừa kế, người nhận ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa... Những trường hợp này phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật.
2. Phân loại quan hệ pháp luật
2.1 Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật
- Quan hệ pháp luật được phân chia tương ứng với các ngành luật
- Quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự,…
- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự,…
- Quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ, quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại…
2.2 Căn cứ vào việc xác định chủ thể trong quan hệ pháp luật
- Chủ thể trong quan hệ pháp luật để phân thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối
- Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ pháp luật trong đó một chủ thể được xác định và luôn có quyền, chủ thể còn lại là bất kỳ cá nhân, tổ chức khác và luôn có nghĩa vụ (ví dụ quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ quyền tác giả,..).
- Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật có hai bên tham gia được xác định cụ thể, có các quyền và nghĩa vụ đối ứng nhau (quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân,…)
2.3 Mức độ quy định cụ thể của quy phạm pháp luật
Căn cứ về quy định pháp luật về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phân chia quan hệ pháp luật thành:
- Quan hệ pháp luật chung là quan hệ pháp luật không quy định về chủ thể cụ thể trong quan hệ đó. Ví dụ quan hệ phát sinh từ hiến pháp, từ luật chung.
- Quan hệ pháp luật cụ thể là quan hệ mà pháp luật quy định rõ chủ thể cụ thể với các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
- Quan hệ pháp luật cụ thể được hình thành trên cơ sở quan hệ pháp luật chung.
- Quan hệ pháp luật chung là cơ sở pháp lý để hình thành quan hệ pháp luật cụ thể.
3. Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
1) Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác...;
2) Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan...;
3) Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm...
4. Vai trò của việc xác định khách thể trong quan hệ pháp luật
Việc xác định khách thể trong quan hệ pháp luật có vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể:
- Giúp xác định được nội dung của quan hệ pháp luật
Ví dụ xác định được lợi ích của quan hệ pháp luật là vật chất, pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể cho phù hợp nhằm đạt được lợi ích vật chất đó. Ví dụ quan hệ pháp luật mua bán hàng hóa.
Qua việc xác định được khách thể của quan hệ pháp luật trong tương lai, các nhà làm luật dự kiến được nội dung của quan hệ pháp luật và xác định được khả năng điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Ví dụ đối với quan hệ xã hội phức tạp, trong đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khó phân định do trình độ lập pháp, do nhận thức của con người, thì các nhà làm luật sẽ chưa điều chỉnh quan hệ pháp luật đó.
- Xác định được khách thể của quan hệ pháp luật trong tương lai giúp các nhà làm luật định hướng việc điều chỉnh hay không điều chỉnh một quan hệ xã hội.
Nếu lợi ích đó xuất phát từ các quyền cơ bản của con người đã được công nhận, ghi nhận trong Hiến pháp, trong các đạo luật, thì cần phải có hướng điều chỉnh quan hệ xã hội đó.
Nếu lợi ích đó chỉ hướng tới một số chủ thể nhất định và không phù hợp với lợi ích của toàn xã hội, của giai cấp thống trị tại thời điểm được xét thì các nhà làm luật sẽ cân nhắc chưa hoặc không điều chỉnh.
Xem thêm bài viết:
Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai bầu ra?
Ai có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong tố tụng hành chính?
Lập pháp, tư pháp, hành pháp là gì? Cơ quan có quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp là gì?