- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Lập pháp, tư pháp, hành pháp là gì? Cơ quan có quyền lập pháp, tư pháp, hành pháp là gì?
1. Lập pháp là gì?
Lập pháp là được hiểu theo quy định trên và trong Hiến pháp 2013 chính là một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng các quyền như quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực của nhà nước. Chúng ta có thể hiểu và thấy mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với lập pháp chính là vừa làm Hiến pháp và vừa sửa đổi Hiến pháp, vừa làm luật và vừa sửa đổi luật. Cũng theo căn cứ Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước. Chính vì vậy, lập pháp được hiểu quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội.
2. Tư pháp là gì?
Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp.
3. Hành pháp là gì?
Hành pháp là cùng một trong ba chức năng chính của nhà nước, là quyền lập pháp và quyền tư pháp hợp thành tạo nên quyền lực nhà nước. Hành pháp chính là thi hành theo quy định tại hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.
4. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
Hiến pháp Việt Nam đã qua 5 lần thay đổi từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 sửa đổi bổ sung 2001, 2013 hiện hành thì trong đó ta thấy rõ về mối quan hệ trong việc phân quyền theo chiều ngang đã ngày càng được hoàn thiện và đi đến sự thống nhất từ cơ chế theo tập quyền sang cơ chế phân công, đến phối hợp rồi tiếp theo là phân quyền, phân công, phối hợp và thực hiện kiểm soát quyền lực.
Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp đã khẳng định cụ thể về nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực nhà nước. Trong đó cũng quy định và ghi nhận chủ thể của mỗi nhánh quyền là nội dung cốt lõi của đạo luật cơ bản. Với chức năng chính được ghi nhận thể hiện là quyền lực nhà nước, thì Hiến pháp chính là văn bản chính thức nhân danh Nhân dân thể hiện chức năng của Nhà nước trong phạm vi nhất định cho các thiết chế và được thể hiện trong nhiều trường hợp bằng quy định cụ thể bằng cách trao quyền.
Với quy định như vậy thì theo mô hình phân quyền theo cách thức cứng rắn hoặc cách thức mềm dẻo và phân quyền, Hiến pháp hình thành nên một mối quan hệ nhằm mục đích tương tác cũng như cơ chế kiểm soát quyền lực lẫn nhau để qua đó làm rõ xác định mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp chủ yếu. Để phân công quyền lực, cần xác định vị trí, chức năng, phạm vi, giới hạn hoạt động, cách thức phối hợp, tương tác giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vốn đặc trưng cho chức năng cơ bản của Nhà nước.
5. Cơ quan có thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
[1] Cơ quan có quyền lập pháp là gì:
Theo Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”
Đồng thời theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về vị trí, chức năng của Quốc hội như sau:
Vị trí, chức năng của Quốc hội
....
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Theo đó, cơ quan có quyền lập pháp ở Việt Nam là Quốc hội
[2] Cơ quan có quyền tư pháp là gì:
Theo Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
“1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”
Theo đó, cơ quan có quyền tư pháp ở nước ta là Tòa án nhân dân
[3] Cơ quan có quyền hành pháp là gì:
Theo Điều 94 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Theo Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về vị trí, chức năng của Chính phủ như sau:
Vị trí, chức năng của Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Theo đó, cơ quan có quyền hành pháp ở nước ta hiện nay là Chính phủ
Xem thêm các bài viết liên quan:
Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong bộ máy nhà nước?