Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Người đứng đầu Chính phủ là ai?
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Người đứng đầu Chính phủ là ai?

1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 thì Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ Việt Nam như sau:

- Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ trưởng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

+ Thủ tướng Chính phủ: là người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội mà Chủ tịch nước đề nghị.

+ Phó Thủ tướng Chính Phủ: chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các công việc, nhiệm vụ được giao. Trong Chính phủ, thường sẽ có 4 Phó Thủ tướng Chính phủ.

+ Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: là thành viên của Chính phủ, đứng đầu Bộ, Ngành và quản lý theo từng lĩnh vực khác nhau; chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện và giám sát việc tuân thủ Pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.

Hiện nay, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện có 22 bộ cùng với 4 cơ quan ngang bộ.

2. Các Bộ của Chính phủ.

- Bộ Quốc Phòng

- Bộ Công an

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Nội vụ

- Bộ Tư pháp

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ Tài chính

- Bộ Công thương

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Bộ Giao thông vận tải

- Bộ Xây dựng

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Thông tin và truyền thông

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Bộ Khoa học và Công nghệ

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Y tế

Các Bộ được tổ chức theo chiều dọc, phân theo các ngành kinh tế - xã hội. Mỗi cơ quan Bộ đảm nhiệm quản lý một ngành, đứng đầu Bộ là Bộ trưởng. Bộ trưởng là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước.

3. Các cơ quan ngang Bộ.

- Ủy ban dân tộc

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Thanh tra Chính phủ

- Văn phòng Chính phủ

Ngoài ra, Chính phủ còn có 7 cơ quan khác như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,....

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Người đứng đầu Chính phủ là ai?
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Người đứng đầu Chính phủ là ai?

4. Người đứng đầu Chính phủ.

Khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013 quy định về Thủ tướng Chính phủ như sau:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia;

- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

- Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.

- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong bộ máy nhà nước?

Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không? Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nào?

Trái phiếu chính phủ là gì? Cách vận hành đối với trái phiếu chính phủ.