- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Nhà nước pháp quyền là gì? Các đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
1. Nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền theo quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại là Nhà nước bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó pháp luật phải phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của nhân dân; thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân; chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình và yêu cầu công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; có hình thức tổ chức quyền lực Nhà nước thích hợp bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; ngăn chặn được sự tùy tiện, lạm quyền từ phía Nhà nước, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, kể cả vi phạm pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
Như vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước gắn với một giai cấp mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, pháp luật kiểu mới và vận dụng phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trên quan điểm này có thể khái quát nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như sau:
“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân”.
3. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các đặc trưng cơ bản bao gồm:
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội.
Thứ năm, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay?
Chính phủ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong bộ máy nhà nước?
Civil Law là gì? Việt Nam theo hệ thống pháp luật nào? Common Law hay Civil Law?