- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (85)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Định danh (56)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lý lịch (26)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Xử phạt hành chính (25)
- Hóa đơn (24)
- Xây dựng (23)
- Nghỉ phép (23)
- Mã định danh (23)
Đã có CCCD có cần tạo tài khoản định danh điện tử không mới nhất 2025?
1. Đã có CCCD có cần tạo tài khoản định danh điện tử không mới nhất 2025?
Theo quy định mới nhất năm 2025, việc tạo tài khoản định danh điện tử không phải là bắt buộc, ngay cả khi bạn đã sở hữu Căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn rất đáng cân nhắc bởi những lợi ích vượt trội mà tài khoản này mang lại trong bối cảnh chuyển đổi số.
- Lợi ích của tài khoản định danh điện tử:
- Tăng tính tiện lợi:
- Giúp bạn thực hiện các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến mà không cần phải nộp bản sao giấy tờ.
- Thay thế CCCD vật lý trong nhiều giao dịch.
- Nâng cao bảo mật: Thông tin được lưu trữ và xác thực trực tuyến, giảm nguy cơ mất mát hoặc giả mạo giấy tờ.
- Đa dạng ứng dụng:
- Hỗ trợ ký kết hợp đồng, thanh toán trực tuyến.
- Được chấp nhận trong các dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, y tế và nhiều lĩnh vực khác.
- Ai nên tạo tài khoản định danh điện tử?
- Những người thường xuyên thực hiện các giao dịch trực tuyến.
- Người cần sử dụng dịch vụ hành chính công hoặc ký kết hợp đồng điện tử.
- Cá nhân mong muốn giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hàng ngày.
- Cách tạo tài khoản định danh điện tử:
-
- Tải ứng dụng VNeID và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn.
- Hoặc đến cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ đăng ký trực tiếp.
2. Hướng dẫn cách kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại
Để kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại, công dân thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Mở ứng dụng VNeID và chọn “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.
- Bước 2: Nhập số định danh cá nhân (chính là số CCCD gắn chíp) và số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản định danh điện tử. Sau đó chọn "Gửi yêu cầu".
- Bước 3: Nhập mã OTP đã được gửi về số điện thoại vừa nhập ở bước 2.
- Bước 4: Thiết lập mật khẩu
Mật khẩu được yêu cầu với 8 đến 20 ký tự bao gồm chữ số, chữ viết hoa, chữ viết thường, ít nhất một ký tự đặc biệt ! @ # $ ^ * ( ) –
- Bước 5: Thiết lập mã passcode
Mã passcode được quy định gồm 6 ký tự số từ 0 đến 9
- Bước 6: Thiết lập câu hỏi bảo mật
- Câu hỏi bảo mật được sử dụng trong một số trường hợp để xác minh danh tính của bạn.
- Bạn hãy chọn lần lượt từng câu hỏi và điền câu trả lời, bạn hãy ghi nhớ câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi để có thể sử dụng trong các trường hợp cần thiết theo yêu cầu bảo mật của ứng dụng.
- Bước 7: Xem kết quả thiết lập thành công
3. Cách kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên máy tính nhanh nhất
Bước 1: Vào trang web của VNeID, để dễ dàng hơn thì bạn có thể ấn ngay vào đường link bên dưới để truy cập nhanh, rồi nhấn vào nút "Kích hoạt tài khoản".
Truy cập trang web VNeID tại https://vneid.gov.vn/
Bước 2: Điền số định danh (số CCCD) và số điện thoại bạn dùng để đăng ký định danh rồi nhấn Gửi yêu cầu.
Nếu bạn đã tạo tài khoản trước đó thì sẽ có thông báo hiện ra với nội dung "Tài khoản của bạn đã được kích hoạt".
Bước 3: Lúc này điện thoại của bạn sẽ nhận được tin nhắn mã OTP từ VNeID. Bạn hãy nhập mã OTP này vào ô nhập mã xác thực rồi nhấn Xác nhận, lưu ý là hiệu lực của mã OTP chỉ là 3 phút.
Bước 4: Lúc này là bước tạo mật khẩu, bạn hãy tạo mật khẩu theo những nguyên tắc được chú thích bên dưới, lưu ý là phải nhập mật khẩu giống nhau ở cả hai ô. Sau khi nhập mật khẩu xong, bạn nhấn Xác nhận.
Bước 5: Bước tiếp theo là tạo passcode, đây là pass mà bạn cần mỗi khi dùng các ứng dụng trên VNeID. Passcode chỉ sử dụng các chữ số từ 0 đến 9. Sau khi nhập xong passcode, bạn nhấn nút Xác nhận.
Bước 6: Sau khi tạo passcode, bước tiếp theo là tạo câu hỏi bảo mật. Ở đây sẽ có những câu hỏi đã được quy định sẵn, bạn hãy chọn hai câu hỏi và điền câu trả lời. Lưu ý là bạn phải nhớ kỹ hai câu hỏi và đáp án mình đã nhập để sau này nếu cần thì có thể sử dụng để lấy lại tài khoản. Sau khi đã hoàn thành, bạn nhấn nút Xác nhận.
Bước 7: Lúc này màn hình sẽ hiện ra thông báo "Bạn đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử thành công". Bạn hãy nhấn nút Tiếp tục.
Bước 8: Màn hình sẽ đưa bạn lại về giao diện đăng nhập tài khoản, bạn hãy nhập số CCCD và mật khẩu mà bạn đã tạo lúc nãy rồi nhấn Đăng nhập.
Bước 9: Màn hình sẽ hiện ra một khung để điền mã OTP. Mã này sẽ được gửi về số điện thoại của bạn, hãy lấy mã rồi nhập trước khi hết giờ nếu không mã sẽ hết hiệu lực. Sau đó bạn sẽ được đưa vào trang web của Bộ Công An. Như vậy là việc kích hoạt đã hoàn tất.
4. Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử với công dân Việt Nam
4.1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử
- Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
- Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
- Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
4.2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP:
- Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
- Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
- Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
- Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
- Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
5. Những vấn đề cần biết khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2?
(1) Không được tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà.
- Theo Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam thì:
- Công dân không thể tự đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nhà mà phải đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
(2) Được đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại nơi tạm trú
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP và tài liệu hướng dẫn thì:
- Đối với trường hợp đã có thẻ CCCD gắn chip còn hiệu lực sử dụng thì công dân có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (không bắt buộc theo nơi thường trú hoặc tạm trú) để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
- Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội - Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố
- Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh/thành phố
- Và riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ thì công dân có thể làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử Mức 2 tại các đơn vị xã/phường/thị trấn.
- Đối với trường hợp chưa có thẻ CCCD gắn chip thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (theo nơi thường trú hoặc tạm trú) để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
- Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
- Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
(3) Giấy tờ cần mang theo khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, công dân cần mang theo thẻ CCCD gắn chip (nếu đã có CCCD gắn chíp) và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp vào ứng dụng VNeID như:
- Thẻ Bảo hiểm y tế;
- Giấy phép lái xe (bằng lái xe);
- Giấy đăng ký xe (cà vẹt xe).
(4) Sim số điện thoại khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
- Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định công dân cần cung cấp thông tin về số điện thoại khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
- Công dân nên sử dụng sim chính chủ khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để đảm bảo an toàn thông tin cho chính bản thân mình.
(5) Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
(6) Chưa có căn cước công dân gắn chip vẫn được cấp tài khoản định danh điện tử: Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, trường hợp chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip thì cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
(7) Phí cấp tài khoản định danh điện tử mức 2:
- Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, công dân không mất phí khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
- Lưu ý: Nếu đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng lúc khi làm CCCD gắn chíp thì có thể mất phí làm CCCD, phí ship bưu điện, chứ đó không phải là phí đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
(8) Để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, công dân cần:
- Không được chia sẻ thông tin tài khoản của mình cho người khác.
- Đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn điện thoại hay bất kì thiết bị khác.
- Luôn cập nhật các thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức, thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
Trong trường hợp mất thiết bị đang sử dụng tài khoản định danh điện tử, công dân phải yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân của mình:
- Yêu cầu khóa tài khoản trên trang thông tin Định danh điện tử Quốc gia.
- Liên hệ cơ quan Công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
(9) Tiện ích khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2:
- Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
- Trong đó, thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các ngành, nghề mà các cơ quan Nhà nước quy định.
- Khi công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính, như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền... người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.
- Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...và có thể sử dụng để đi các chuyến bay nội địa.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Đã có CCCD có cần tạo tài khoản định danh điện tử?
Nhiều người đặt câu hỏi rằng, căn cước công dân có gắn chíp cũng có khả năng tích hợp tương tự như tài khoản định danh, vậy chúng khác gì nhau?
Sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ tùy thân này là tài khoản định danh là phiên bản điện tử, số hóa của căn cước công dân. Ta cũng có thể coi tài khoản định danh như một loại “căn cước điện tử.”
Hiện tài khoản định danh điện tử không phải là thứ bắt buộc, và căn cước công dân vẫn có thể "đảm đương" nhiệm vụ tích hợp giấy tờ. Tuy nhiên trong tương lai, có thể tài khoản định danh sẽ có nhiều lợi ích khác.
6.2. Ai có thể đăng ký tài khoản này?
- Mọi cá nhân từ 14 tuổi trở lên đều có thể đăng ký định danh điện tử. Trẻ em chưa đủ 14 tuổi sẽ đăng ký theo tài khoản định danh của cha, mẹ, hoặc người giám hộ.
- Người nước ngoài đủ 14 tuổi cũng có thể đăng ký định danh điện tử trong thời gian ở tại Việt Nam. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức thành lập trong nước hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam cũng có thể thiết lập tài khoản này.
6.3. Đăng ký định danh điện tử có lợi gì?
- Là sự tích hợp nhiều - trong - một các loại giấy tờ tùy thân khác nhau, những người đăng ký định danh điện tử thành công có thể ra đường mà không phải mang bất cứ một loại giấy tờ gì ngoài chiếc điện thoại di động có thể truy cập mạng.
- Đó là bởi tất cả những loại giấy tờ cơ bản nhất như căn cước công dân,
- bảo hiểm y tế, bằng lái xe,... đều có thể hiển thị trên tài khoản định danh.
- Tài khoản còn là một trợ thủ đắc lực khi thực hiện các dịch vụ công bởi người dân chỉ cần đưa tài khoản định danh chứ không cần phải điền đủ mọi loại giấy hay biểu mẫu khác nhau để xác định danh tính. Trong tương lai, tài khoản định danh còn có thể thanh toán các loại hóa đơn điện tử, điện, nước hay các chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Người dân cũng có thể khai báo y tế hoặc cung cấp các thông tin về người giám hộ, người phụ thuộc thông qua tài khoản, hay khai báo lưu trú mà không cần qua cơ quan công an. Thậm chí, tài khoản còn có thể được sử dụng để kiến nghị, góp ý với cơ quan công quyền, hoặc phản ánh các vấn đề an ninh trật tự một cách bảo mật và an toàn.
- Với người nước ngoài, định danh điện tử có thể được sử dụng để thay thế hộ chiếu hay các văn bản thông hành quốc tế.