Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp mới nhất 2025
Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp mới nhất 2025

1. Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp mới nhất 2025

Khi công dân chưa có Căn cước công dân thì số định danh cá nhân được lấy bằng một trong các cách sau đây:

  • Lấy số định danh điện tử thông qua giấy khai sinh: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 14 tại Luật Hộ tịch năm 2014, một trong những nội dung đăng ký khai sinh gồm số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
  • Do đó, một trong những cách để xác định số định danh cá nhân lấy ở đâu chính là dựa vào số định danh cá nhân trên giấy khai sinh của cá nhân.
  • Lưu ý: Công dân đăng ký khai sinh từ 01/01/2016 - thời điểm Luật Hộ tịch chính thức có hiệu lực thì được cấp số định danh cá nhân khi cấp giấy khai sinh.
  • Tra cứu số định danh cá nhân online: Trường hợp này áp dụng với những người đã được cấp giấy khai sinh từ trước ngày 01/01/2016 hoặc khi có nhu cầu. Theo đó, công dân có thể tra cứu online số định danh cá nhân tại Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
  • Sau khi truy cập và đăng nhập vào cổng dịch vụ công Bộ Công an, công dân chọn biểu tượng “Thông báo lưu trú” tại trang chủ để tra cứu số định danh cá nhân.
  • Trong mục thông tin của người thông báo sẽ xuất hiện số định danh cá nhân của công dân.

2. Mã số định danh cá nhân là gì?

Căn cứ vào Điều 12 Luật Căn cước 2023 thì Mã số định danh cá nhân được quy định như sau:

  • Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
  • Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
  • Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

3. 03 cách tra cứu mã số định danh cá nhân online mới nhất 2025

Cách 1: Tra cứu số định danh cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

  • Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia
    • Truy cập vào trang Cổng dịch vụ công Quốc gia và chọn Đăng nhập (Lưu ý: Nếu chưa có tài khoản thì tiến hành Đăng ký)

    • Chọn Tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia

    • Nhập thông tin đăng nhập

    • Sau khi đã đăng nhập thì hệ thống sẽ gửi một mã OTP về số điện thoại đã đăng ký. Bạn tiến hành nhập mã OTP để có thể tiếp tục.

  • Bước 2: Tìm kiếm lưu trú
    • Click vào Dịch vụ công trực tuyến.

    • Một cửa sổ mới hiện ra và bạn hãy điền vào ô tìm kiếm chữ “Lưu trú”

  • Bước 3: Nộp thông báo lưu trú
    • Click chọn “Thông báo lưu trú”.

    • Ấn vào thông báo lưu trú
    • Nhấn chọn “Nộp trực tuyến”.

    • Ấn vào nộp trực tuyến
  • Bước 4: Nhận kết quả tra cứu mã định danh cá nhân
    • Một cửa sổ mới hiện ra, bạn kéo xuống và nhìn thấy được mã định danh của mình ở ô “CMND/CCCD/Số định danh” tại mục “THÔNG TIN NGƯỜI THÔNG BÁO VỀ LƯU TRÚ”. Như vậy là đã hoàn thành các bước xem mã định danh.

Cách 2: Tra cứu mã định danh trên VNeID

Bạn hoàn toàn có thuế tra cứu mã định danh cá nhân trên ứng dụng VNeID theo hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID trên điện thoại
  • Bước 2: Chọn mục Ví giấy tờ
  • Bước 3: Xem thông tin cá nhân
    • Tại mục ví giấy tờ sẽ lưu thông tin chính về thẻ CCCD cùng các thông tin về giấy tờ tùy thân khác của cá nhân. Bạn chọn mục “Thông tin”
  • Bước 4: Kiểm tra số định danh cá nhân
    • Tại mục thông tin bạn sẽ nhận được kết qua tra cứu mã định danh cá nhân và các thông tin cá nhân cơ bản khác

Cách 3: Tra cứu số định danh cá nhân thông qua giấy khai sinh

  • Theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP thì nội dung giấy khai sinh mẫu mới sẽ gồm số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh bố mẹ có thể dùng để đăng ký tài khoản định danh điện tử cho con.
 Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp mới nhất 2025
Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp mới nhất 2025

4. Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào mới nhất 2025?

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 70/2024/NĐ-CP về việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam thì thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân được thực hiện như sau:

  • Xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh:
    • Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để xác lập số định danh cá nhân:
      • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
      • Ngày, tháng, năm sinh;
      • Giới tính;
      • Nơi đăng ký khai sinh;
      • Nơi sinh;
      • Quê quán;
      • Dân tộc;
      • Quốc tịch;
      • Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (nếu có); trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
    • Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thông tin đăng ký khai sinh từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, tự động kiểm tra và xác lập số định danh cá nhân và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch. Trường hợp xảy ra sai sót thông tin do Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cung cấp, việc điều chỉnh thông tin được thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP.
  • Xác lập số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh:
    • Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì Công an cấp xã nơi công dân cư trú có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 70/2024/NĐ-CP. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
    • Đối với trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh hiện đang định cư ở nước ngoài và chưa được xác lập số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phối hợp với Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan thực hiện việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xác lập số định danh cá nhân cho công dân;
    • Việc thu thập thông tin của công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài do cơ quan quản lý căn cước thực hiện bằng Phiếu thu thập thông tin dân cư thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân có yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin cho cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an để cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
    • Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý căn cước có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Ý nghĩa của 12 chữ số trên thẻ căn cước là gì?

  • 3 số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
  • 1 số tiếp theo là mã thế kỷ và giới tính của công dân.
  • 2 số kế tiếp là mã năm sinh (lấy 2 số cuối của năm sinh).
  • Và 6 số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.

5.2. Định danh VNeID ở đâu?

Đối với tài khoản định danh mức 1, người dân có thể tự đăng ký trên ứng dụng VNeID. Đối với tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân không thể tự đăng ký tại nhà mà phải đến Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục.

5.3. VNeID mức 1 và 2 khác nhau như thế nào?

Tài khoản mức 1 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Còn mức 2 có giá trị tương đương với sử dụng căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình căn cước công dân.

5.4. Làm sao để tra cứu CCCD của người khác?

Đăng nhập vào tài khoản của Cổng dịch vụ công quốc gia. Chọn “Cấp, quản lý thẻ căn cước công dân”. Nhập thông tin gồm họ tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bấm “Tra cứu”.

5.5. Làm Thẻ căn cước bao lâu thì được lấy?

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Như vậy, thời gian làm thẻ căn cước là 07 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý căn cước nhận đủ hồ sơ.