Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân sửa đổi bằng Nghị định 37/2021/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Số hiệu: | 59/2021/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Tô Lâm |
Ngày ban hành: | 15/05/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 04/07/2021 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Ngày 15/5/2021, Bộ Công an ban hành Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP , Nghị định 37/2021/NĐ-CP .
Theo đó, quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp.
- Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị thực hiện:
Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
In phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
- Thu CMND, thẻ CCCD đang sử dụng khi công dân chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.
(Hiện hành, chỉ thu hồi CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét).
- Tra cứu tàng thư CCCD để xác minh thông tin công dân (nếu có).
- Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
- Trả thẻ CCCD và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Thông tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực từ 01/7/2021 và thay thế Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016, Thông tư 40/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019.
Văn bản tiếng việt
Thông tư này quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 (sau đây viết gọn là Nghị định số 137/2015/NĐ-CP) về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương.
1. Công an các đơn vị, địa phương.
2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
1. Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư được thực hiện thông qua công tác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, cấp thẻ Căn cước công dân và trực tiếp từ công dân.
2. Việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) phê duyệt.
3. Khi có yêu cầu thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã tiến hành phát phiếu, hướng dẫn công dân kê khai, thu Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư; tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai với giấy tờ pháp lý, giấy tờ hộ tịch của người được thu thập.
Trường hợp thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.
Trường hợp thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác thì yêu cầu công dân kê khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ xác thực thông tin.
Trường hợp thông tin của công dân không đồng nhất thì Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với công dân, cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó, sau khi xác định thông tin chính xác của công dân thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu. Trường hợp không đủ căn cứ để phê duyệt thì thông báo và đề nghị công dân bổ sung, hoàn thiện.
4. Công an cấp xã tiến hành cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong thời hạn 02 ngày làm việc phải chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) để lưu vào tàng thư hồ sơ cư trú.
5. Khi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phát hiện thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bị thiếu, có sai sót hoặc không phù hợp thì yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú kiểm tra, rà soát tính chính xác của thông tin; chỉnh sửa, bổ sung thông tin của công dân khi có đủ căn cứ.
1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo.
3. Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác.
4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại.
5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định.
1. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Thông tin của công dân thu thập qua công tác thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải bảo đảm đầy đủ, chính xác và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.
1. Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
b) Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
c) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
2. Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.
b) Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
1. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp huyện.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp tỉnh.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc; cho phép kết nối, chia sẻ thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với các cơ sở dữ liệu khác sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.
Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có). Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin.
Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân khi công dân có thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp tiến hành thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lưu động nếu xét thấy cần thiết.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại cơ quan, tổ chức khi có văn bản đề nghị của thủ trưởng các cơ quan này và xét thấy cần thiết.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại.
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai thực hiện công tác về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thu thập, cập nhật, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; sản xuất, cấp và quản lý thẻ Căn cước công dân.
3. Quản lý, khai thác, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Tổ chức sản xuất, thống nhất quản lý thẻ Căn cước công dân; phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính, Cục Trang bị và kho vận, Viện Khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan để bảo đảm kinh phí sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân, trang cấp vật tư, phương tiện, biểu mẫu phục vụ công tác cấp thẻ Căn cước công dân.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
1. Cục Tổ chức cán bộ, Cục Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Cục Kế hoạch và tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bố trí kinh phí thường xuyên, đột xuất phục vụ xây dựng và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
3. Cục Công nghệ thông tin, Viện Khoa học và công nghệ, Cục Viễn thông và cơ yếu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn, đảm bảo cho Công an các đơn vị, địa phương về kỹ thuật, công nghệ, bảo mật thông tin trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
4. Cục Hậu cần, Cục Trang bị và kho vận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn, đảm bảo cho Công an các đơn vị, địa phương về vật tư, trang thiết bị trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý Căn cước công dân.
5. Các đơn vị khác thuộc Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong công tác liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
1. Trực tiếp thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Tổ chức thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo sự phân công, phân cấp của Bộ Công an.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân trong phạm vi quản lý.
4. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân tại địa bàn quản lý và báo cáo về Bộ Công an.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an cấp xã về thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Tổ chức thực hiện công tác cấp, quản lý Căn cước công dân, kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân của công dân trong địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định.
1. Thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Nắm tình hình, thống kê, rà soát người đến độ tuổi được cấp Căn cước công dân; phối hợp với Công an cấp trên trong tổ chức thu nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân tại địa bàn.
3. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân; Thông tư số 40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF PUBLIC SECURITY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 59/2021/TT-BCA |
Hanoi, May 15, 2021 |
CIRCULAR
ELABORATING TO LAW ON CITIZEN IDENTITY CARD AND DECREE NO. 137/2015/ND-CP DATED MARCH 31, 2015 ELABORATING TO LAW ON CITIZEN IDENTITY CARD AND AMENDMENT THERETO UNDER DECREE NO. 37/2021/ND-CP DATED MARCH 29, 2021
Pursuant to the Law on Citizen Identity Card dated November 20, 2014;
Pursuant to Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 on elaborating to Law on Citizen Identity Card;
Pursuant to Decree No. 37/2021/ND-CP dated March 29, 2021 on amendment to Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 on elaborating to Law on Citizen Identity Card;
Pursuant to Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 6, 2018 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Public Security;
At request of Director of Police Department on Administrative Management of Social Order,
Minister of Public Security promulgates Circular on elaborating to Law on Citizen Identity Card and Decree No. 137/2015/ND-CP dated March 31, 2015 elaborating to Law on Citizen Identity Card and amendment thereto under Decree No. 37/2021/ND-CP dated March 29, 2021.
GENERAL PROVISIONS
This Circular elaborates to Law on Citizen Identity Card and Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015 elaborating to Law on Citizen Identity Card and amendment thereto under Decree No. 37/2021/ND-CP dated March 29, 2021 (hereinafter referred to as “Decree No. 137/2015/ND-CP”) on collection, update, revision of citizen information on National database on population, Database on Citizen Identity Cards; issuance and management of Citizen Identity Cards and responsibilities of police authorities of local administrative divisions.
1. Police authorities of local administrative divisions.
2. Officials and servicemen of People’s Public Security.
3. Agencies, organizations, and individuals relating to National database on population, Database on Citizen Identity Cards; issuance and management of Citizen Identity Cards.
COLLECTION, UPDATE, REVISION OF CITIZEN INFORMATION ON NATIONAL DATABASE ON POPULATION; CODE IN PERSONAL IDENTIFICATION NUMBER; NOTICE ON PERSONAL IDENTIFICATION NUMBER AND CITIZEN INFORMATION IN NATIONAL DATABASE ON POPULATION; CANCELLATION AND RE-ESTABLISHMENT OF PERSONAL IDENTIFICATION NUMBER
Article 3. Collection, update, revision of citizen information via population information collection form, population information update and revision form
1. Collection, update, and revision of citizen information via population information collection form, population information update and revision form shall be implemented via permanent residence registration, temporary residence registration, issuance of Citizen Identity Cards and direct collection from citizens.
2. Update and revision of citizen information in National database on population must be approved by Heads of Police authorities of communes or districts (hereinafter referred to as “commune police”) in case communes are not established.
3. Upon collection, update, or revision to citizen information on National database on population is required, commune police shall distribute the forms, instruct citizens to declare, collect the forms; examine and cross-check declared information with legal documents, civil status documents of individuals whose information is collected.
In case information on citizens is adequate and accurate, regional police and commune police shall countersign and request heads of commune police to sign and seal.
In case citizen information is inadequate or inaccurate, request declarants to revise and present legal documents to verify information.
In case citizen information is inconsistent, commune police are responsible for cooperating with citizens, civil status registration agencies, and relevant agencies in examining legitimacy of inconsistent information, after identifying correct information of citizens, regional police and commune police shall countersign and request heads of commune police to sign and seal. In case of insufficient ground for approval, notify and request citizens to revise and complete the information.
4. Commune police shall update citizen information on National database on population, within 2 working days, transfer population information collection form, population information update and revision form to police of communes, districts affiliated to provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “district police”) for storage in residence documents.
5. When presiding agencies of National database on population detect discrepancies in citizen information in National database on population, request commune police where the citizens register permanent residence to examine, review accuracy of the information, and revise citizen information when evidence is sufficient.
Article 4. Code in personal identification number
1. Code of provinces and central-affiliated cities; code of countries where citizens register for birth certificate are specified under Annex I, Annex II attached hereto.
2. Code of century of birth, code of gender, code of year of birth are specified under Annex III attached hereto.
Article 5. Notice on personal identification number and citizen information in National database on population
1. Citizen Identity Card number, personal identification number included in birth certificate shall be personal identification number of citizens; in case citizens are issued with Citizen Identity Cards or birth certificates which include their personal identification number, Citizen Identity Card number, personal identification number in birth certificates, and information on Citizen Identity Card, birth certificates shall be used in affairs with relevant agencies, organizations, and individuals.
2. When a citizen applies for information on personal identification number and information on National database on population, the citizen or their legal representative shall request commune police where the citizen registers for permanent residence to issue written notice on the information.
3. Form of notice on personal identification number and citizen information in National database on population (Form No. 1 attached hereto) shall be printed directly from National database on population. Citizens shall employ such notice to prove their information on National database on population with relevant agencies, organizations, and individuals.
Article 6. Cancellation and re-establishment of personal identification number
1. In case of re-establishment of personal identification number due to sex reassignment of citizens or correction of year of birth as per the law on civil registration, commune police where citizens register permanent residence shall request the citizens to provide civil status documents proving their sex reassignment or correction of year of birth to examine, verify and add to administrative documents and submit request for re-establishment of personal identification number to supervisory agencies of National database on population of Ministry of Public Security.
2. In case of cancellation of personal identification due to error relating to place of birth, year of birth, or gender of citizens during data input process, commune police where citizens register permanent residence must examine and verify information which needs revision and send request for cancellation and re-establishment of personal identification number to supervisory agencies of National database on population of Ministry of Public Security.
3. Heads of supervisory agencies of National database on population of Ministry of Public Security are responsible for reviewing and deciding on cancellation and re-establishment of personal identification number for cases under Clause 1 and Clause 2 of this Article. Once decisions on cancellation and re-establishment of personal identification number are issued, supervisory agencies of National database on population of Ministry of Public Security must update new personal identification number of citizens on the National database on population. Cancelled personal identification number shall be stored in information data of citizens in the National database on population and must not be issued to other citizens.
4. Commune police where citizens register permanent residence shall inform the citizens in writing about their new personal identification number.
5. Police authorities that receive application for issuance of Citizen Identity Cards shall utilize newly established personal identification number in the National database on population to issue Citizen Identity Cards as per the law.
CITIZEN IDENTITY CARD DATABASE
Article 7. Collection and update of citizen information on Citizen Identity Card database
1. Officials of supervisory agencies of Citizen Identity Cards where procedures for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Card are responsible for collecting and updating citizen information on c Citizen Identity Card database by collecting application for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards.
2. Information of citizens collected via applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards must be adequate, legitimate, and satisfactory to regulations and law.
Article 8. Provision of citizen information on Citizen Identity Card database
1. Cases where citizen information in the Citizen Identity Card database is provided:
a) At request of police authorities to serve criminal prevention and other professional operations of People’s Public Security.
b) At request of proceeding agencies to serve investigation, prosecution, trial.
c) At request of supervisory agencies of specialized databases, regulatory authorities, political organizations, socio-political organizations to serve management affairs within their functions, tasks, and powers.
d) At request of information owners.
dd) At request of agencies, organizations, citizens not specified under Points a, b, c, or d of this Clause which request for citizen information on Citizen Identity Card database and obtain certified or notarized written consent of the information owners.
2. Procedures for providing citizen information from Citizen Identity Card database:
a) Agencies and organizations requesting for citizen information in Citizen Identity Card database must apply in writing, specify purpose, detail and scope of information to be provided, and assume responsibilities in using provided information. Cases specified under Point dd Clause 1 of this Article require certified or notarized written consent of information owners and consent of competent individuals under Article 9 hereof.
b) Citizens requesting for their information shall apply and state purpose and information to be provided; present Citizen Identity Cards to allow police authorities to examine and verify applicants.
c) Within 5 working days from the date on which application for extraction of information is received, competent individuals under Article 9 hereof are responsible for responding with extraction results in writing.
Article 9. Entitlement for permitting provision, connection, and sharing of information in Citizen Identity Card database
1. Heads of district police are capable of allowing provision of information from Citizen Identity Card database (except for portraits and fingerprint data) of citizens residing within the districts.
2. Directors of provincial police are capable of allowing provision of information from Citizen Identity Card database (except for portraits and fingerprint data) of citizens residing within the provinces.
3. Director of Police Department on Administrative Management of Social Order is capable of allowing provision of citizen information from Citizen Identity Card database on a nationwide scale; allowing connection and sharing of information on citizens from Citizen Identity Card database with other databases after acquiring consent of Minister of Public Security.
ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CITIZEN IDENTITY CARD
Article 10. Receipt of application for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Card
1. Citizens shall apply at competent police authorities where the citizens register for temporary, permanent residence in person for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards.
2. In case citizens apply for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards online on National public service portal or public service portal of Ministry of Public Security, citizens shall select service, examine and verify their information in National database on population, in case of accurate information, register time and location for issuance of Citizen Identity Cards; the system shall then transfer applications to police authorities where the citizens wish to apply to.
In case of inaccurate information, citizens shall present legal documents at competent police authorities capable of receiving application for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards as proof.
Article 11. Procedures for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards
1. Citizens shall apply for issuance of Citizen Identity Cards at competent police authorities capable of receiving application for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards in person.
2. Police officers receiving application for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards shall collect citizen information: Search for citizen information on National database on population; select class and appearance description; collect fingerprints; take portrait photos; print Citizen Identity Card information collection form, population information collection form (if any), population information update, revision form (if any) to allow citizens to inspect, sign and specify full name; collect charges as per the law; issue notice on result collection date.
3. Collect ID Cards, current Citizen Identity Cards in case citizens apply for conversion from ID Cards to Citizen Identity Cards or revision of Citizen Identity Cards.
4. Research Citizen Identity Card storage to verify citizen information (if any).
5. Process and approve applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards.
6. Return Citizen Identity Cards and results of issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards. In case citizens register for returning Citizen Identity Cards to specific address, police authorities shall produce lists and cooperate with delivery service to implement while citizens shall pay delivery fees as per the law.
Article 12. Verification of ID Card number, Citizen Identity Card Number
1. QR code on Citizen Identity Cards already contain information on Citizen Identity Card number, ID Card number. Agencies, organizations, and individuals shall examine information on ID Card number, Citizen Identity Card number of citizens by scanning QR Code without requesting citizens to provide written verification of ID Card number, Citizen Identity Card number.
2. In case QR Code on Citizen Identity Card does not contain information on old ID Card number or Citizen Identity Card number, police authorities that receive application for issuance of Citizen Identity Cards are responsible for issuing written verification of old ID Card number or Citizen Identity Card number to citizens when requested.
In case information on old ID Card number, Citizen Identity Card number of citizens is not included on National database on population, request citizens to provide original copy or copies of ID Cards or Citizen Identity Cards (if any). Police authorities that receive application for issuance of Citizen Identity Cards shall research and verify via Citizen Identity Card and legal document storage issued by competent agencies that display ID Card number or Citizen Identity Card number to verify information.
In case of sufficient basis, issue written verification of ID Card number or Citizen Identity Card number to citizens; in case of insufficient basis, respond citizens in writing and specify reasons.
3. Deadline for issuance of written verification of ID Card number or Citizen Identity Card number must not exceed 7 working days from the date on which adequate applications are received.
4. Citizens may apply for issuance of written verification of ID Card number, Citizen Identity Card number on National public service portal or public service portal of Ministry of Public Security at any police authorities capable of receiving application for issuance of Citizen Identity Cards when citizens' ID card number and/or Citizen Identity Card number is contained in National database on population.
Results shall be updated and announced on National public service portal, public service portal of Ministry of Public Security, when citizens request for delivery of written verification of ID Card number or Citizen Identity Card number to specific address, citizens shall pay delivery fees as per the law.
Article 13. Location for submission of applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards
1. Supervisory agencies of Citizen Identity Cards of district police or province police shall designate location for receiving and collecting applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards for citizens register for permanent or temporary residence in their administrative divisions.
2. Supervisory agencies of Citizen Identity Cards of Ministry of Public Security shall designate locations for collecting and receiving applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards for specific cases decided by heads of supervisory agencies of Citizen Identity Cards of Ministry of Public Security.
Article 14. Organizations capable of collecting applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards on a mobile basis when necessary
1. Supervisory agencies of Citizen Identity Cards of all levels shall collect applications for issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards on a mobile basis if necessary.
2. Supervisory agencies of Citizen Identity Cards shall organize issuance, revision, re-issuance of Citizen Identity Cards at agencies or organizations upon receiving written request of heads of said agencies, organizations and if necessary.
3. Supervisory agencies of Citizen Identity Cards shall organize issuance of Citizen Identity Cards at residence of citizens in case citizens are the elderly, people who are ill and unable to walk.
RESPONSIBILITIES OF POLICE AUTHORITIES REGARDING NATIONAL DATABASE ON POPULATION, CITIZEN IDENTITY CARD DATABASE, ISSUANCE AND MANAGEMENT OF CITIZEN IDENTITY CARDS
Article 15. Responsibilities of Police Department on Administrative Management of Social Order
1. Advising and requesting competent authority to develop and issue legislative documents on National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards. Directing, guiding, encouraging, and inspecting police authorities regarding implementation of legislative documents, implementation of affairs relating to National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards.
2. Taking charge, cooperating with relevant entities in advising heads of Ministry of Public Security to develop and complete National database on population, Citizen Identity Card database; manufacturing, issuing, and managing Citizen Identity Cards; directing, guiding, and inspecting police authorities regarding collection, update, and extraction of information from National database on population, Citizen Identity Card database; manufacturing, issuing, and managing Citizen Identity Cards.
3. Managing, extracting, connecting, and sharing National database on population, Citizen Identity Card database.
4. Organizing production, jointly managing Citizen Identity Cards; cooperating with Department of Planning and Financial Affairs, Department of Equipment and Storage, Institute of Science and Technology, and relevant entities in guaranteeing expenditure on manufacturing, managing Citizen Identity Cards, procuring equipment, devices, and issuing schedules serving issuance of Citizen Identity Cards.
5. Examining, inspecting, dealing with complaints, accusations, and taking actions against violations relating to National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards as per the law.
6. Conducting international cooperation relating to National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards within their tasks and functions.
7. Conducting preliminary conclusion, final conclusion, and producing statistical reports on National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards.
Article 16. Responsibilities of entities affiliated to Ministry of Public Security
1. Department of Personnel and Organization and Department of Training are responsible for taking charge and cooperating with Police Department on Administrative Management of Social Order in guaranteeing quantity and quality of personnel necessary for developing and managing National database on population and Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards.
2. Department of Planning and Finance is responsible for taking charge and cooperating with Police Department on Administrative Management of Social Order in allocating regular and irregular expenditure on developing and maintaining operation of National database on population, Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards.
3. Department of Information Technology, Institute of Science and technology, Department of Telecommunication and Cipher Affairs are responsible for taking charge and cooperating with Police Department on Administrative Management of Social Order in guiding and ensuring technical, technology, and information security affairs for police authorities during development and management of National database on population, Citizen Identity Card database, issuing and managing Citizen Identity Cards.
4. Department of Logistics, Department of Equipment and Storage are responsible for taking charge and cooperating with Police Department on Administrative Management of Social Order in guiding and guaranteeing equipment and infrastructures for police authorities in development and management of National database on population, Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards.
5. Other entities affiliated to Ministry of Public Security, within their tasks and functions, are responsible for cooperating with Police Department on Administrative Management of Social Order in affairs relating to National database on population, Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards.
Article 17. Responsibilities of province police
1. Implementing and advising People’s Committees of provinces to implement legislative documents on National database on population, Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards.
2. Organizing collection, update, and standardization of information in National database on population and Citizen Identity Card database, and issuing, managing Citizen Identity Cards according to assignment and decentralization of Ministry of Public Security.
3. Examining, inspecting, dealing with complaints, accusations, and taking actions against violations relating to National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards within their competence.
4. Conducting preliminary conclusion, final conclusion, and producing statistical reports on National database on population, Citizen Identity Card database; issuing, managing Citizen Identity Cards, and reporting to Ministry of Public Security.
Article 18. Responsibilities of district police
1. Directing, guiding, and inspecting commune police regarding collection of citizen information in National database on population.
2. Organizing issuance and management of Citizen Identity Cards, and inspecting use of Citizen Identity Cards of citizens under their management as per the law.
3. Dealing with complaints and accusations relating to National database on population; Citizen Identity Card database; and issuing, managing Citizen Identity Cards as per the law.
4. Conducting preliminary conclusion, final conclusion, and producing statistical reports on National database on population, Citizen Identity Card database; issuing and managing Citizen Identity Cards as per the law.
Article 19. Responsibilities of commune police
1. Collecting, updating, and revising citizen information in National database on population.
2. Acknowledging situation, producing statistical reports, reviewing individuals eligible for issuance of Citizen Identity Cards; cooperating with superior police authorities in organizing and receiving application for issuance of Citizen Identity Cards.
3. Inspecting use of Citizen Identity Cards under their management as per the law.
ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION
This Circular comes into effect from July 1, 2021 and replaces Circular No. 07/2016/TT-BCA dated February 1, 2016 and Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015; Circular No. 40/2019/TT-BCA dated October 1, 2019 on amendment to Circular No. 07/2016/TT-BCA dated February 1, 2016 and Decree No. 137/2015/ND-CP dated December 31, 2015.
Article 21. Responsibilities for implementation
1. Director of Police Department on Administrative Management of Social Order is responsible for guiding, examining and expediting implementation hereof.
2. Heads of entities affiliated to Ministry of Public Security, directors of police authorities of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations, individuals are responsible for implementation of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Ministry of Public Security (via Police Department on Administrative Management of Social Order) for consideration./.
|
MINISTER |