Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Số hiệu: | 123/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 30/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1157 đến số 1158 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014.
Theo đó, việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện theo quy định sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp đăng ký lại khai sinh, kết hôn: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc nơi người yêu cầu thường trú thực hiện đăng ký lại.
- Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại
Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn; hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Điều 5. Cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử
1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Điều 8. Tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm công tác hộ tịch.
2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn; hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm công tác hộ tịch.
2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương.
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
Mục 1. GIẤY TỜ NỘP, XUẤT TRÌNH
Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG SỔ HỘ TỊCH
1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại giao.
2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại giao.
2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Mục 2. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
b) Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.
2. Người yêu cầu đăng ký khai tử nộp Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu quy định, bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử được cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
3. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
4. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân xã có văn bản thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết mang quốc tịch.
Mục 3. CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN
Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.
Mục 4. ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH, KẾT HÔN, KHAI TỬ
Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.
Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh
1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
6. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều này.
Điều 27. Thủ tục đăng ký lại kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Điều 28. Thủ tục đăng ký lại khai tử
1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
b) Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.
2. Người yêu cầu đăng ký khai tử nộp Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu quy định, bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử được cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
3. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
4. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân xã có văn bản thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết mang quốc tịch.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
6. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều này.
1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KẾT HÔN
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn
1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
Mục 2. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC KẾT HÔN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 34. Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
3. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
b) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Điều 36. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
1. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
b) Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
Mục 3. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC LY HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Điều 38. Thẩm quyền ghi chú ly hôn
Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn.
Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
3. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn
1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
Mục 4. ĐĂNG KÝ LẠI KHAI SINH, KẾT HÔN, KHAI TỬ
Điều 40. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
Điều 41. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
2. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
3. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.
Điều 42. Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện tương tự như quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Nghị định này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
3. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
b) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
1. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
b) Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn.
Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
3. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
2. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
3. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này;
b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
a) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
c) Điều 1 và Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
d) Các Điều 3, 5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
đ) Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này;
b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
a) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
c) Điều 1 và Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
d) Các Điều 3, 5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
đ) Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 123/2015/ND-CP |
Hanoi, November 15, 2015 |
ON GUIDELINES FOR LAW ON CIVIL STATUS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Civil Status dated November 20, 2014;
Pursuant to the Law on Marriage and Family dated June 19, 2014;
At the request of the Minister of Justice,
The Government promulgates a Decree on guidelines for law on civil status.
This Decree provides guidelines for the Law on Civil Status in terms of registration of birth, marriage, management and use of vital records in the stage that database of electronic civil status and national database of inhabitants has not been commenced nationwide (hereinafter referred to as transitional stage); birth registration for abandoned children, children whose parents have not yet been identified, children born from surrogacy; registration of birth, marriage, recognition of parent-child relationship, registration of death at border areas; issuance of certificates of marital status; birth registration for children who were born overseas without birth registration and reside in Vietnam; marriage registration with foreign elements at the People’s Committees of districts; document in vital records marriage, divorce, marriage annulment of Vietnamese citizens that have been processed at competent authorities overseas, re-registration of birth, marriage, death; placement of justice and civil status public employees in charge of full time job and measures for implementing the Law on civil status.
Article 2. Regulations on presentation/submission of applications for civil status registration, issuance of copies of civil status documents
1. An applicant for civil status registration or issuance of copies of civil status documents shall present the original of one of the following documents: passport, ID card, or another document containing photo and personal information that has been issued by a competent authority and remaining valid (hereinafter referred to as identity paper) for the identity verification purpose.
In the transitional stage, the applicant for civil status registration shall present documents proving his/her place of residence.
2. An applicant for birth registration shall submit the original of certificate of live birth or an equivalent document as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status; an applicant for death registration shall submit the original of death notice or an equivalent document as prescribed in Clause 1 Article 34 of the Law on civil status and Clause 2 Article 4 hereof; an applicant for marriage registration shall submit the original of certificate of marital status as prescribed Section 3 Chapter III hereof.
3. Any document written in foreign language to be used for civil status registration in Vietnam shall be translated to Vietnamese; the translation shall be notarized or the translator's signature shall be certified as prescribed by law.
4. Any document issued or certified by the competent authority of a neighbor country of Vietnam (hereinafter referred to as neighbor country) to be used for civil status registration as prescribed in Point d Clause 1 Article 7 of the Law on civil status shall be exempt from consular legalization. It shall be translated to Vietnamese with the translator’s commitment to the correct contents.
5. Any copy in the application for civil status registration is a copy issued from the master register or certified from the original as prescribed by law; if an applicant submits a non-certified copy, he/she must present the original for collation.
Article 3. Submission and receipt of application for civil status registration
1. An applicant for marriage registration, recognition of parent-child relationship, or marriage re-registration may submit a relevant application at the Registry of civil status (hereinafter referred to as Registry) in person; an applicant for other civil status affairs may submit a relevant application to the Registry in person, by pose or online.
The application for civil status registration shall be made in 1 copy.
2. The receiving person shall verify if documents are appropriate to the application form and they are all valid; in case of insufficient application, the applicant is required complete the application. In case of sufficient and satisfactory application, the receiving person shall make a receipt note specifying an appointment to give processing results.
If the applicant submits copies issued from the master register or certified from originals, the receiving person may not require the presentation of the originals; if the applicant submits copies and present their originals, the receiving person shall collate them and bear signatures in the copies to certify that these documents have been collated.
If specific documents to be presented are prescribed by law, the receiving person may not require any other copies of these documents.
3. If an applicant who submits an application by post and wishes to receive processing results by post and is not exempt from fees and charges for giving processing results by post, he/she shall also pay an amount of civil status registration charge or civil status copy issuance charge. The receiving person shall specify the method of giving processing results in the receipt note.
The method of giving processing results by post shall apply to applications for recording civil status affairs that are processed by foreign competent authorities, including birth registration; marriage; guardianship; recognition of parent-child relationship; identification of parent-child relationship; adoption; civil status change; death registration; divorce; unlawful marriage annulment; and applications for issuance of civil status copies as prescribed in Article 63 of the Law on civil status.
4. If an application for civil status registration is subject to verification as prescribed in the Law on civil status and this Decree, the time for submitting the application and receiving processing results shall not be included in the time limit for processing such application.
Article 4. Birth registration and death registration contents
1. Birth registration contents shall being determined as prescribed in Clause 1 Article 14 of the Law on civil status the following regulations:
a) The child’s full name; race shall be determined subject to agreement of the parents as prescribed in civil law and specified in the application form for birth registration; if the parents do not or fail to reach an agreement, common practice shall prevail;
b) The child’s nationality shall be determined as prescribed in law on nationality;
c) The personal identification number of the person whose birth is registered shall be issued upon the birth registration. Procedures for issuance of personal identification numbers shall be consistent with the Law on identification numbers and the Decree on guidelines for the Law on identification numbers, in accordance with the Law on civil status and this Decree;
d) Date of birth shall be determined according to solar calendar. The child's place of birth, sex shall be determined according to the certificate of live birth issued by a competent health facility; in case of absence from a certificate of live birth, the equivalent document shall be determined as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status.
If a child was born at a health facility, the health facility’s name and name of the administrative division of commune/district/province where the health facility is located shall be specified in the place of birth. If a child is born outside a health facility, the name of the administrative division of commune/district/province where the child was born.
dd) Native place of the person whose birth is registered shall be determined as prescribed in Clause 8 Article 4 of the Law on civil status.
2. Essential contents of an application for death registration as prescribed the Law on civil status: The deceased’s full name, year of birth, personal identification number (if any); place of death; cause of death; date and time of death by solar calendar; and nationality (if the deceased is a foreigner).
Death registration contents shall be determined according to the death notice or equivalent document issued by the following competent authority:
a) If a person dies at a health facility, the head of health facility shall issue a death notice;
b) If a person dies as a result of enforcement of a death sentence, the President of the Board of death sentence shall issue a document certifying the enforcement of death sentence instead of a death notice;
c) If a person is given a declaration of presumed death by a court, the effective judgment/decision shall replace a death notice;
d) If a person dies in a vehicle, dies from accident, is killed, dies suddenly or dies with doubt, a document certifying the death issued by a police authority or findings of forensic examination agency shall replace a death notice;
dd) If a person dies from another cause other than those prescribed in Points a, b, c, and d of this Clause, the People’s Committee of commune where he/she dies shall issue a death notice.
Article 5. Issuance of certificate of live birth, death notice and provision of birth and death statistics
1. A health facility, upon issuance of a certificate of live birth or a death notice and a competent authority, upon issuance of a document equivalent to death certificate prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree shall give a notice of birth and death statistics to the competent Registry as prescribed in the Law on civil status for prompt, sufficient, and accurate statistics as prescribed by law.
2. The Ministry of Health shall provide health facilities with guidelines for issuance of certificates of live birth and death notices, and provision of birth and death statistics to the competent Registry as prescribed in Clause 1 hereof.
Article 6. Validity of birth certificate
1. Birth certificate is an original document on civil status of an individual.
2. All documents of an individual containing full name, date of birth, race, nationality, native place, parent-child relationship shall be consistent with his/her birth certificate.
3. If an individual’s document contains information different from his/her birth certificate, the head of agency that has managed or issued such document shall make appropriate amendments in accordance with the birth certificate.
Article 7. Conditions for changes and correction of civil status affairs
1. An application for change of full name of a person less than 18 years of age prescribed in Clause 1 Article 26 of the Law on civil status shall be subject to his/her parents’ consent which is specified in such application. An application for change of full name of a person aged 9 or older shall also be subject to his/her consent.
2. Civil status correction prescribed in the Law on civil status means correction of personal information in vital records or originals of civil status documents which have been carried out only when there are substantial grounds to prove presence of mistakes at the civil status official’s faults or at the applicant’s faults.
Article 8. Recruitment, placement, and training for civil status officials
1. From January 1, 2016, the competent person may solely recruit new civil status officials that meet standards as prescribed in the Law on civil status.
2. According to the statutory number of officials, public employees of commune prescribed by the Government, each People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as People's Committee of province) shall, upon placement of civil status officials, give priority to full-time civil status officials in communes, wards and towns which are commune-level administrative divisions class 1, class 2, populated and have a great number of civil status affairs.
3. The Ministry of Justice shall formulate a training program for civil status affairs and regulate issuance of certificates of training in civil status affairs to civil status officials.
Each People's Committee of province shall formulate and implement the plan for training in civil status affairs provided for civil status officials in the province.
CIVIL STATUS REGISTRATION, MANAGEMENT AND USE OF VITAL RECORDS IN TRANSITIONAL STAGE
Section 1. DOCUMENTS TO BE SUBMITTED OR PRESENTED
Article 9. Documents to be submitted and presented upon birth registration
1. An applicant for birth registration at the People’s Committee of commune, ward, or town (hereinafter referred to as commune) shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status; and an applicant for birth registration at the People’s Committee of suburban district, urban district, district-level town, provincial-affiliated city (hereinafter referred to as district) shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 36 of the Law on civil status.
2. The applicant for birth registration shall present documents as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof.
If the child’s parents have their marriage registered, the marriage license shall also be presented.
Article 10. Documents to be submitted and presented upon marriage registration
An applicant for marriage registration at the People’s Committee of commune shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 2 of this Decree, Clause 1 Article 18 of the Law on civil status; and an applicant for marriage registration at the People’s Committee of district shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 38 of the Law on civil status and submit the original of certificate of marital status as prescribed as follows:
1. If the person applies for marriage registration at a People’s Committee of commune other than his/her permanent residence commune, he/she must submit a certificate of marital status issued by the competent People’s Committee of commune as prescribed in Articles 21, 22, and 23 of this Decree.
In case of application for marriage registration at a People’s Committee of district, the applicant for marriage registration living in Vietnam must submit a certificate of marital status issued by the competent People’s Committee of commune as prescribed in Articles 21, 22, and 23 of this Decree.
2. If the applicant for marriage registration has been going on business, studying, working under guest worker program abroad, he/she must submit a certificate of marital status issued by the Vietnamese diplomatic missions, or consular agents overseas (hereinafter referred to as representative body).
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF VITAL RECORDS
Article 11. Making and closing vital records
1. Vital records shall be made in 1 book according to each type of civil status affairs.
2. The Registry shall document civil status affairs that are registered from January 1 to December 31 inclusive of a year to vital records
Annual vital statistics shall begin from January 1 to December 31 inclusive of a year.
3. Before January 5 of the succeeding year, the civil status official shall close the vital records; release statistics sufficiently and accurately and record total number of civil status affairs that were registered in the preceding year to the page adjacent to the final registration page of the year; and then bear signature, position, and send it to the Registry’s head for bearing signature and seal.
Article 12. Archiving vital records
1. Within 15 working days from the date on which vital records are closed, the Registry or the representative body shall authenticate 1 copy of vital records and send it to the superior Registry or the Ministry of Foreign Affairs respectively.
2. When receiving the copy of vital records, the receiving authority shall check each book of vital records, make transfer note specifying the state and figures of each book.
3. Vital records are national assets and permanently archived as prescribed in law on archives.
4. The agency that archives vital records is responsible for preserve and use of vital records in accordance with regulations of law; adopt safety measures, measures against fire, explosion, flood, moistness, and termites.
Article 13. Documenting civil status changes and correction in vital records
1. As soon as practicable after receiving a such notice enclosed with a copy of civil status affairs as prescribed in Clause 3 Article 28 of the Law on civil status, the civil status official shall document sufficient changes or correction to the vital records according to the above copy, including: number, date, issuing authority; full name of the signer of copy; a report bearing signature and seal of the Registry’s head.
If vital records have been authenticated and sent as prescribed in Clause 1 Article 12 of this Decree, the civil status official shall send a report enclosed with a copy of vital records to the superior Registry for documenting relevant changes or correction to the respective vital records. The receiving authority shall document such changes or correction to the respective vital records which bear signature and seal of the Registry's head.
2. Any Registry's head who has received a notice fails to make documenting to the vital records or who is responsible for giving notice fails to give such notice and send a copy of vital records as prescribed in Clause 3 Article 28 of the Law on civil status shall take responsibility for discrepancy in management and use vital records as prescribed by law.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT PEOPLE'S COMMITTEE OF COMMUNE
Section 1. BIRTH REGISTRATION IN SPECIAL CIRCUMSTANCES
Article 14. Birth registration for abandoned children
1. Any person who detects an abandoned child shall protect the child and immediately notify the People’s Committee or police authority of the commune where such child is abandoned. If a child is abandoned at a health facility, the health facility’s head shall be responsible for giving notice.
As soon as practicable after receiving such notice, the President of People’s Committee of commune or chief police of commune shall make a report on the abandonment; and then the People’s Committee of commune shall give the child to an individual or organization in charge of temporary rearing as prescribed by law.
The report shall specify the time when and place where an abandoned child is found; his/her identity namely sex, body condition, health condition; his/her assets or objects, if any; full name, identification card, place of residence of the finder. The report shall bear signatures of the person making the report, the finder, the witness (if any) and the seal of the authority from which the report is made.
The report shall be made in two copies; one copy shall be archived at the authority from which it is made, and the other shall be sent to the individual or organization in charge of temporary rearing.
2. After making the report as prescribed in Clause 1 of this Article, the People’s Committee of commune shall post up a notice of abandonment publicly at its headquarters within 7 consecutive days.
3. Upon expiration of posting time limit, if the parents’ child has still been unidentified, the People’s Committee of commune shall notify the individual or organization in charge of temporary rearing of birth registration for the child. The individual or organization in charge of temporary rearing shall apply for birth registration for the child. Procedures for birth registration shall be consistent with Clause 2 Article 16 of the Law on civil status.
The child’s full name shall be determined as prescribed by civil law. If there are not substantial grounds for determine the child's date of birth or place of birth, the date on which he/she is found abandoned shall be considered as the day and month of birth; the year of birth shall be determined according to the child’s body condition; place of birth is where the child is found abandoned; native place is determined according to place of birth; and nationality is Vietnamese. The section of child’s parents and race in the birth certificate and vital records shall be left blank and the phrase “abandoned child” shall be specified in the vital records.
Article 15. Birth registration for children with unidentified parents
1. The People’s Committee of commune where the child resides shall apply for birth registration for the child with unidentified parents.
2. If a child’s father is unidentified, the family name, race, native place, nationality of the child in the application for birth registration shall be determined according to respective information of his/her mother; the child’s father section in vital records and birth certificate shall be left blank.
3. If the father, at the time of application for birth registration, applies for recognition of father-child relationship as prescribed in Clause 1 Article 25 of the Law on civil status, the People’s Committee shall both process the recognition and birth registration; birth registration contents shall be determined as prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree.
4. In case of a child whose mother is unidentified, if his/her child applies for both birth registration and recognition of parent-child relationship, Clause 3 of this Article shall apply; the child’s mother section in the vital records and birth certificate shall be left blank.
5. Procedures for birth registration for children with unidentified parents other than those who are abandoned shall be consistent with Clause 3 Article 14 hereof; the phrase “children with unidentified parents" shall be specified in the vital records.
Article 16. Birth registration for children born from surrogacy cases
1. An applicant for birth registration shall submit documents as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status and a certification issued by the health facility that conducts assisted reproductive technology in surrogacy procedures. The child’s parents sections shall be filled out according to the information of intended parents.
2. Procedures for birth registration shall be consistent with Clause 2 Article 16 of the Law on civil status; contents of birth registration shall be consistent with Clause 1 Article 4 hereof.
Section 2. CIVIL STATUS REGISTRATION AT BORDER AREAS
Article 17. Birth registration
1. The People’s Committee of commune in border areas shall grant birth registration for a child who was born in Vietnam and while a parent is a Vietnamese citizen permanently residing in such commune, the other parent is a citizen of a neighbor country at the administrative division which is equivalent to commune level in Vietnam and contiguous to the commune in border area of Vietnam where the Vietnamese parent resides.
2. The applicant for birth registration shall present documents as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof and submit the following documents:
a) Documents prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status;
b) A written agreement reached by parents on child’s nationality as prescribed in Clause 1 Article 36 of the Law on civil status;
c) Copies of documents proving identity and permanent residence in the border area of the parent being citizen of neighbor country.
3. Procedures for birth registration shall be consistent with Clause 2 Article 16 of the Law on civil status; contents of birth registration shall be consistent with Clause 1 Article 4 hereof.
Article 18. Marriage registration
1. The People’s Committee of commune in border areas shall grant marriage registration for a couple that a partner is a Vietnamese citizen permanently residing in such commune and the other partner is a citizen of a neighbor country at the administrative division which is equivalent to commune level in Vietnam and contiguous to the commune in border area of Vietnam where the Vietnamese citizen resides.
2. Applicants for marriage registration shall present documents as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof; or submit an application at the People’s Committee of commune in person. The application for marriage registration shall include:
a) Application forms for marriage registration using the form as prescribed; the two partners may fill out a single application form;
b) Documents issued by competent authorities of the neighbor country within 6 months until the date of receipt which prove that the partner being citizen of neighbor country is being single;
c) Copies of documents proving identity and permanent residence in the border area of the partner being citizen in neighbor country.
3. Within 3 working days from the date on which a satisfactory application is received, the civil status official shall verify such application send it to the President of People’s Committee for decision. In case of necessity to verify, the processing time limit is 8 working days.
If both partners are eligible for marriage as prescribed in the Law on marriage and family, the President of People’s Committee of commune shall sign the marriage license, the civil status official shall then document such marriage to the vital records, and both partners shall bear their signatures and full names in the vital records and the marriage license; each spouse shall be issued with one original of the marriage license.
Article 19. Registration for recognition of parent-child relationship
1. The People’s Committee of commune in border areas shall grant registration for recognition of parent-child relationship to a couple that a parent is a Vietnamese citizen permanently residing in such commune and the other parent is a citizen of a neighbor country at the administrative division which is equivalent to commune level in Vietnam and contiguous to the commune in border area of Vietnam where the Vietnamese citizen resides.
2. Applicants for recognition of parent-child relationship shall present documents as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof; or submit an application at the People’s Committee of commune in person. The application for recognition of parent-child relationship shall include:
a) An application form for recognition of parent-child relationship using the form as prescribed;
b) Documentary evidence for father-child relationship or mother-child relationship;
c) Copies of documents proving identity and permanent residence in the border area of the parent being citizen in neighbor country.
3. Within 7 working days from the date on which a satisfactory application is received, the civil status official shall verify such application and post up the recognition of parent-child relationship at the People's Committee of commune and send it to the President of People’s Committee for decision. In case of necessity to verify, the processing time limit is 12 working days.
If the recognition of parent-child relationship is considered justifiable and involves no dispute, the civil status official shall document such recognition to the vital records, and the applicant shall bear signature and full name in the vital records; the President of People’s Committee of commune shall then issue each parent with one original copy from the vital records.
Article 20. Death registration
1. The People’s Committee of commune in border area shall grant death registration to the deceased being a foreigner residing in such commune.
2. The applicant for death registration shall submit an application form for death registration using the form as prescribed, an original of death notice or an equivalent document which is issued as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree.
3. As soon as practicable after receiving such application, if the death registration is considered justifiable, the civil status official shall document it to the vital records, and the applicant shall bear signature and full name in the vital records; the President of People’s Committee of commune shall then issue each parent with one original copy from the vital records.
In case of necessity to verify, the processing time limit is 3 working days.
4. After death registration, the People’s Committee of commune shall issue a written notice enclosed with the civil status extract to the Ministry of Foreign Affairs for notification to the competent agency of the country of which the deceased person is a citizen.
Section 3. ISSUANCE OF CERTIFICATE OF MARITAL STATUS
Article 21. The power to issue certificates of marital status
1. The People’s Committee of commune where a Vietnamese citizen permanently resides shall issue him/her with a certificate of marital status.
If the Vietnamese citizen has no permanent residence but has a temporary residence registered as prescribed in law on residence, the People’s Committee of commune where he/she has registered temporary residence shall issue him/her with a certificate of marital status.
2. Clause 1 of this Article also apply in case of issuance of certificate of marital status to a foreigner or a stateless person residing in Vietnam upon his/her request.
Article 22. Procedures for issuing certificates of marital status
1. An applicant for certificate of marital status shall submit an application form using the form as prescribed. If the application for certificate of marital status is submitted for marriage purpose, the applicant shall satisfy all conditions for marriage as prescribed in the Law on marriage and family.
2. If the applicant for certificate of marital status had been married but he/she obtained divorce then or his/her spouse died, he/she must present or submit valid documents proving such status; in case of the circumstance prescribed in Clause 2 Article 37 of this Decree, a respective copy of vital records is required.
3. Within 3 working days from the date on which the satisfactory application is received, the civil status official shall verify the applicant’s marital status. If the applicant meets all conditions and the issuance of certificate of marital status is consistent with regulations of law, the civil status official shall request the President of People’s Committee to issue one certificate of marital status to the applicant. Contents of certificate of marital status shall be consistent with the applicant’s current marital status and purpose of the certificate of marital status.
4. If the applicant for certificate of marital status has registered permanent residence in multiple places, he/she must prove his/her marital status. If the applicant fails to produce such evidence, the civil status official shall report it to the President of People’s Committee of commune; the President shall then request People’s Committees of communes where the applicant had registered permanent residence in writing to verify the marital status.
Within 3 working days from the date on which the written request is received, the requested People’s Committee of commune shall verify and respond in writing to the requesting People’s Committee of commune in terms of the applicant's marital status during his/her residence in the commune.
5. As soon as practicable after receiving such response, if there are substantial grounds, the People’s Committee of commune shall issue a certificate of marital status to the applicant as prescribed in Clause 3 of this Article.
6. If a person applies for reissuance of a certificate of marital status for other purposes or due to expiration of the certificate of marital status as prescribed in Article 23 of this Decree, the certificate of marital status that was issued must be returned.
Article 23. Validity of certificate of marital status
1. A certificate of marital status shall remain valid in 6 months from the date of issue.
2. The certificate of marital status shall be used for the purpose of marriage at a competent authority in Vietnam, or at a competent authority overseas or for other purposes.
3. The certificate of marital status shall be invalid if being used for a purpose other than those specified in the certificate.
Section 4. BIRTH, MARRIAGE OR DEATH RE-REGISTRATION
Article 24. Conditions for birth, marriage or death re-registration
1. Any birth, marriage, or death registration that has been granted at the competent authority of Vietnam before January 1, 2016 but the vital records or originals copies from vital records are lost shall be eligible for re-registration.
2. An applicant for birth, marriage, or death re-registration shall submit sufficient copies of relevant documents.
3. The birth or marriage re-registration is only granted if the applicants are still alive at the time of receiving application.
Article 25. The power to grant birth, marriage or death re-registration
1. The People’s Committee of commune which granted the former birth or marriage registration or the People’s Committee of commune where the applicant permanently resides shall grant the birth or marriage re-registration.
2. The People’s Committee of commune which granted the former death registration shall grant the death re-registration.
Article 26. Birth re-registration procedures
1. An application for birth re-registration shall include:
a) An application form as prescribed, specifying the assurance that the applicant has received birth registration but he/she fails to keep the original of the birth certificate;
b) Copies of all documents of the applicant, or other documents containing information in connection with the birth registration;
c) If the applicant for birth re-registration is an official/public employee, or an armed force official, apart from documents prescribed in Point a and Point b of this Clause, he/she is required a document issued by the authority's head to certify that details of full name, sex, date of birth, race, nationality, native place, father-child relationship, mother-child relationship are consistent with the records under the authority’s management.
2. Within 5 working days from the date on which the application is received, the civil status official shall verify it. If the birth re-registration is consistent with regulations of law, the civil status official shall grant the birth re-registration as prescribed in Clause 2 Article 16 of the Law on civil status.
If the application for birth re-registration is submitted at the People’s Committee of a commune other than the commune which has granted the former birth registration, the civil status official shall request the President of People’s Committee to request such the People’s Committee to verify if respective vital records are being kept.
Within 5 working days, from the date on which the request is received, the People’s Committee which has granted the former birth registration shall verify and respond in writing that if the vital records are being kept.
3. Within 3 working days from the date on which verification results that the vital records are no longer kept in the commune where the birth registration has been granted are received and the application is considered satisfactory and consistent with regulations of law, the civil status official shall grant the birth re-registration as prescribed in Clause 2 Article 16 of the Law on civil status.
4. If the applicant still obtains a valid copy of the former birth certificate, the birth registration section in the certificated shall be filled out according to such copy, and the child’s parent section shall be filled out according to reality at the time of birth re-registration.
5. If the applicant does not obtain a copy of the former birth certificate, but his/her personal documents are consistent with birth registration contents, they shall prevail. If the applicant’s documents are not consistent with the birth registration contents, those in the document that has been issued by the competent authority firstly shall prevail; birth registration contents of an official/public employee or armed force official shall be determined according to the document issued by the authority’s head as prescribed in Point c Clause 1 of this Article.
6. The Ministry of Justice shall provide guidelines for documents as the basis for birth re-registration as prescribed in this Article.
Article 27. Marriage re-registration procedures
1. An application for marriage re-registration shall include:
a) An application form as prescribed;
b) A copy of the former marriage license. In case of absence from the copy of marriage license, a copy of the personal document relating to the marriage registration contents is also permitted.
2. Within 5 working days from the date on which the application is received, the civil status official shall verify it. If the marriage re-registration is sufficient, accurate, and consistent with regulations of law, the civil status official shall grant the marriage re-registration as prescribed in Clause 2 Article 18 of the Law on civil status.
If the application for marriage re-registration is submitted at the People’s Committee of a commune other than the commune which has granted the former marriage registration, the civil status official shall request the President of People’s Committee to request such the People’s Committee to verify the respective vital records.
Within 5 working days, from the date on which the request is received, the People’s Committee which has granted the former marriage registration shall verify and respond in writing that the vital records are whether kept.
3. Within 3 working days from the date on which verification results that the vital records are no longer kept in the commune where the marriage registration has been granted are received and the application is considered satisfactory and consistent with regulations of law, the civil status official shall grant the marriage re-registration as prescribed in Clause 2 of this Article 16.
4. The marriage relationship shall be recognized from the date on which the former marriage registration was granted which is specified in the marriage license and vital records. If the day and month of former marriage registration is not identified, the marriage relationship shall be recognized from January 1, of the year of former marriage registration.
Article 28. Death re-registration procedures
1. An application for death re-registration shall include:
a) An application form as prescribed;
b) A valid copy of the former death certificate. In case of absence from the copy of death certificate, a copy of the personal document relating to the death event contents is also permitted.
2. Within 5 working days from the date on which the application is received, the civil status official shall verify it. If the death re-registration is sufficient, accurate, and consistent with regulations of law, the civil status official shall request the President of People’s Committee to grant an original of death certificate from the vital records, document the death re-registration to the vital records; and then the civil status official and the applicant shall bear signatures and full names in the records.
In case of necessity to verify, the processing time limit is 10 working days.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT PEOPLE'S COMMITTEES OF DISTRICTS
Section 1. BIRTH AND MARRIAGE REGISTRATION
Article 29. Birth registration for children born abroad and taken to reside in Vietnam
1. If a child whose parents either is or parents both are Vietnamese citizen(s) was born abroad but has not have birth registered and taken to reside in Vietnam, the People’s Committee of district where he/she resides shall consider granting him/her the birth registration.
2. An applicant for birth registration shall present documents proving the child’s residence in Vietnam and submit the following:
a) An application form as prescribed;
b) A certificate of live birth or an equivalent document issued by the foreign competent authority certifying that the child was born abroad and mother-child relationship (if any);
c) An agreement on selection of child’s nationality prescribed in Clause 1 Article 35 of the Law on civil status in case where one child’s parent is a Vietnamese citizen and the other is a foreign citizen.
3. In case of absence from the document prescribed in Point b Clause 2 of this Article, the procedures for birth registration shall be consistent with Clause 5 Article 15 of this Decree.
4. As soon as practicable after receiving the application, the Committee Division of Justice shall verify it. In case of sufficient, accurate and consistent with regulations of law, the birth registration shall be granted in accordance with procedures as prescribed in Clause 2 Article 36 of the Law on civil status. Birth registration contents shall being determined as prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree.
Article 30. Application for marriage registration
1. An application for marriage registration shall be made as prescribed in Clause 1 Article 38 of the Law on civil status as follows:
a) The both partners may fill out in one single application form for marriage registration;
b) A document certifying marital status of a foreigner is a document which is issued by a foreign competent authority, remains valid, and certifies that the holder is being single. If the foreign country does not issue a document certifying marital status, an equivalent document issued by the foreign competent authority certifying the holder’s eligibility for marriage as prescribed in law of such country is required.
If the document certifying marital status of a foreigner has an indefinite term, such document and the certificate issued by the health facility as prescribed in Clause 1 Article 38 of the Law on civil status shall only remain valid in 6 months from the date of issue.
2. If the foreigner has no passport for presentation as prescribed in Clause 1 Article 2 of this Decree, he/she may present an international travel paper or a residence card.
3. Apart from the documents prescribed in Clause 1 of this Article, if the partner being Vietnamese citizen obtained divorce or granted marriage annulment at a the foreign competent authority, he/she shall also submit a copy of vital records about such divorce or marriage annulment as prescribed in Clause 2 Article 36 of this Decree; or if the partner being Vietnamese citizen is an official/public employee or an armed force official, he/she shall also submit a document issued by the authority certifying that his/her marriage to the foreigner is conformable with regulations of such sector.
Article 31. Marriage registration procedures
Procedures for marriage registration shall be consistent with Clauses 2, 3, and 4 Article 38 of the Law on civil status and the following:
1. Within 10 working days from the date on which the satisfactory application is received, Committee Division of Justice shall assess it and carry out verification deemed necessary. Chief of Committee Division of Justice shall be answerable to the assessment results and any request of Committee Division of Justice in the processing of application for marriage registration.
2. If the application is considered satisfactory, and both partners meet conditions for marriage as prescribed in the Law on marriage and family and are not subject to refusal cases prescribed in Article 33 of this Decree, Committee Division of Justice shall request the President of People’s Committee of district to sign 2 originals of marriage licenses.
3. Subject to particular situations, whenever necessary, the Ministry of Justice shall request the Prime Minister to provide additional regulations on inquiry procedures included when the application for marriage registration is processed so as to protect lawful rights and interests of the partners and ensure the effective state management.
Article 32. Granting marriage licenses
1. Within 3 working days from the date on which the President of People’s Committee of district signs marriage licenses, Committee Division of Justice shall grant marriage licenses to the partners in person.
2. The granting marriage licenses shall be consistent with Clause 3 Article 38 of the Law on civil status.
Marriage licenses shall be valid from the date on which they are documented in the vital records and granted to the partners as prescribed in this Clause.
3. If either or both partner(s) cannot present to receive marriage license(s), Committee Division of Justice shall, upon their request in writing, give an extension of granting period providing not exceeding 60 days, from the date on which the President of People’s Committee of district signs marriage licenses. Upon expiration of such 60-day period, if both partners fail to present and receive marriage licenses, Committee Division of Justice shall request the President of People’s Committee of district to cancel the signed marriage licenses.
If the partners still wish to get married thereafter, they shall follow the procedures for marriage registration from the beginning.
Article 33. Marriage registration refusal
1. The marriage registration shall be refused if either or both partner(s) commit(s) violations or does/do not meet conditions for marriage as prescribed in the Law on marriage and family of Vietnam.
2. If the application for marriage registration is refused, Committee Division of Justice shall provide them with explanation in writing.
Section 2. DOCUMENTING IN VITAL RECORDS MARRIAGE OF VIETNAMESE CITIZENS SETTLED AT FOREIGN COMPETENT AUTHORITIES
Article 34. Conditions for documenting in vital records the marriage of Vietnamese citizens that have been settled at foreign competent authorities
1. The marriage between Vietnamese citizens or a Vietnamese citizen and a foreigner that has been settled at a foreign competent authority shall be permitted to be documented in the vital records provided that both partners, at the time of marriage, meet all conditions for marriage and do not commit violations against the Law on marriage and family of Vietnam.
2. If the partners, at the time of marriage registration at the foreign competent authority do not meet conditions for marriage but do not commit any violation against the Law on marriage and family, and consequences has been remedied or the marriage record is made for the purpose of protecting interests of Vietnamese citizen and children, at the time of requesting documenting in vital records, the marriage will be permitted to be documented in the vital records.
Article 35. Procedures for marriage record
1. An application for marriage record shall be submitted by either one partner at the competent authority as prescribed in Clause 1 Article 48 of the Law on civil status, including:
a) An application form as prescribed;
b) A copy of marriage certificate issued by the foreign competent authority;
c) Apart from documents prescribed in Points a and b of this Clause, if the application is submitted by post, copies of documents prescribed in Clause 1 Article 2 of this Decree are also require; if the partner being Vietnamese citizen obtained divorce or marriage annulment at the foreign competent authority, a copy of record of such divorce or marriage annulment prescribed in Clause 2 Article 37 of this Decree is also required.
2. Time limit for marriage record is 5 working days, from the date on which Committee Division of Justice receives the application.
In case of necessity to verify, the processing time limit is 10 working days.
3. Procedures for marriage record shall be consistent with Clause 2 Article 50 of the Law on civil status and the following:
a) If the application is considered satisfactory as prescribed in Article 34 of this Decree, Chief of Committee Division of Justice shall document the marriage in the vital records and request the President of People’s Committee of district to sign the original copy from the vital records to the applicant.
b) If the application is considered unsatisfactory as prescribed in Clause 1 Article 36 of this Decree, Chief of Committee Division of Justice shall request the President of People’s Committee of district to refuse it.
Article 36. Refusal to marriage record
1. An application for marriage record shall be refused in any of the following cases:
a) The marriage infringes the Law on marriage and family.
b) The Vietnamese citizen gets married to a foreigner at a foreign diplomatic missions or consular agent in Vietnam.
2. If the application for marriage registration is refused, Committee Division of Justice shall provide the applicant with explanation in writing.
Section 3. DOCUMENTING IN VITAL RECORDS DIVORCE OR MARRIAGE ANNULMENT SETTLED AT COMPETENT FOREIGN AUTHORITIES
Article 37. Procedures for documenting in the vital records divorce and marriage annulment
1. Any divorce or marriage annulment judgment and decision, any divorce agreement that is legally effective or another document recognizing the divorce issued by a foreign competent authority (hereinafter referred to as divorce paper) without any violation against the Law on marriage and family shall be permitted to be documented in the vital records.
2. A Vietnamese citizen who obtained divorce or marriage annulment abroad and then return Vietnam to permanently reside or apply for new marriage registration at the competent authority in Vietnam shall apply for documenting such divorce or marriage annulment that has been settled abroad in the vital records (hereinafter referred to as divorce record). In case of multiple divorces of marriage annulments, only the latest divorce record is required.
3. According to the official information, the Ministry of Justice shall post on its website a list of divorce and marriage annulment judgments and decisions of Vietnamese citizens that have been settled by foreign competent authorities with applications for enforcement in Vietnam or non-recognition in Vietnam.
Article 38. The power to documenting divorce record
The power to document divorce record shall be determined as prescribed in Clause 2 Article 48 of the Law on civil status and the following:
1. The People’s Committee of district which granted the marriage registration or documented former marriage in the vital records shall document the divorce record.
If the former marriage or marriage record is made at Services of Justice, the marriage record shall be documented by the People’s Committee of district where the Vietnamese citizen resides.
If the former marriage is made the People’s Committee of commune, the divorce record shall be documented by the superior People’s Committee of district.
If the Vietnamese citizen does not permanently reside in Vietnam, the divorce record shall be made by the People’s Committee of district where he/she resided before leaving Vietnam’s territory.
2. If an overseas Vietnamese returning to Vietnam for permanent residence applies for divorce record and his/her former marriage registration was granted at a representative body or a foreign competent authority, the divorce record shall be made by the People’s Committee of district where he/she permanently resides.
3. If an overseas Vietnamese applies for divorce record for new marriage and his/her former marriage registration was granted at a representative body or a foreign competent authority, the divorce record shall be made by the People’s Committee of district which receives the application for new marriage registration.
Article 39. Procedures for divorce record
1. An application for divorce record shall include:
a) An application form as prescribed;
b) A copy of divorce paper legally effective.
2. Procedures for divorce record shall be consistent with Clause 2 Article 50 of the Law on civil status and the following:
a) Within 5 working days, from the date on which the satisfactory application is received as prescribed in Clause 1 of this Article, the civil status official of Committee Division of Justice shall verify the application. If the divorce record does not infringe regulation in Clause 1 of Article 37 or is not permitted to be posted on the Ministry of Justice’s website as prescribed in Clause 3 Article 37 of this Decree, Chief of Committee Division of Justice shall document such divorce record and request the President of People’s Committee of district to issue an original copy to the applicant.
In case of necessity to verify, the processing time limit is 10 working days.
b) If the divorce record infringes regulation in Clause 1 of Article 37 or is permitted to be posted on the Ministry of Justice’s website as prescribed in Clause 3 Article 37 of this Decree, Chief of Committee Division of Justice shall request the President of People’s Committee of district to refuse such application.
c) If the former marriage was registered at the People’s Committee of commune or Service of Justice, Committee Division of Justice shall, after documenting the divorce record, give a notice enclosed with the copy of vital records to the People’s Committee of commune or Service of Justice for further documenting in the relevant vital records. If the former marriage was registered at a representative body, a copy of vital records shall be sent to the Ministry of Foreign Affairs, and Ministry of Foreign Affairs shall then forward it to representative body for further documenting in the relevant vital records.
Section 4. BIRTH, MARRIAGE OR DEATH RE-REGISTRATION
Article 40. Conditions for birth, marriage or death re-registration
1. Any birth, marriage, or death registration of an overseas Vietnamese or a foreigner that has been granted at the competent authority of Vietnam before January 1, 2016 but the vital records or original copies from the vital records are lost shall be eligible for re-registration.
2. The birth or marriage re-registration is only granted if the applicants are still alive at the time of receiving application.
Article 41. The power to grant birth, marriage or death re-registration
1. The People’s Committee of district which granted former birth, marriage or death registration shall the power to grant birth, marriage or death re-registration.
2. If the former birth, marriage or death registration was granted by the People’s Committee of commune, the birth, marriage or death re-registration shall be granted by the superior People’s Committee of district.
3. If the former birth, marriage or death registration was granted by the People’s Committee of province or Service of Justice, the birth, marriage or death re-registration shall be granted by the People’s Committee of district where the applicant resides; if such applicant does not reside in Vietnam, the birth, marriage or death re-registration shall be granted by the People’s Committee of district where Service of Justice is headquartered.
Article 42. Procedures for birth, marriage or death re-registration
Procedures for birth, marriage or death re-registration shall be conducted in accordance with Articles 26, 27, and 28 of this Decree.
1. Each President of People’s Committee of province shall direct performance of tasks prescribed in the Law on civil status and this Decree, and adopt the following measures to ensure the effectiveness in registration and management of civil status affairs in the province:
a) Formulate plans, training programs, placement of civil status officials in districts and communes as prescribed in the Law on civil status and this Decree;
b) Allocate funding and facilities in conformity with requirements of the registration and management of civil status affairs in the provinces;
c) To inspect, examine, settle claims and denunciations, and handle violations against the law on civil status within his/her competence.
3. Each President of People’s Committee of district/commune shall direct performance of tasks prescribed in the Law on civil status and this Decree, and adopt the following measures to ensure the effectiveness in registration and management of civil status affairs in the district/commune:
a) Direct civil status officials to register civil status events in the district/commune sufficiently, promptly, and consistent with regulations of law; give notices of civil status registration and update civil status events as prescribed in the Law on civil status;
b) Direct agencies in district/commune to closely cooperate with civil status official in expediting and reviewing birth or death cases that have been registered in the district/commune, offer solutions for eliminating difficulties and ensure the people’s right to apply for civil status registration.
c) Plan arrangement of resources, funding and direct mobile civil status registration in the district/commune, subject to reality, in accordance with guidelines of the Ministry of Justice.
3. Presidents of People’s Committees shall be answerable to the recruitment and placement of civil status officials not in accordance with the Law on civil status and this Decree.
Article 44. Transitional provisions
1. Any application for civil status registration that had been received before January 1, 2016 by a Registry but has not been settled as prescribed in the Government's Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 on registration and management of civil status affairs and the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and enforcement measures of the Law on marriage and family.
2. Any couple cohabiting before January 3, 1987 that has not applied for marriage registration are encouraged and enabled to apply for marriage registration. Their marriage relationship shall be recognized from the date on which the couple has established the cohabitation. The power to and procedures for marriage registration shall be consistent with Articles 17 and 18 of the Law on civil status.
1. This Decree comes into force from January 1, 2016.
2. The following legislative documents, Articles and Clauses shall be annulled:
a) The Government's Decree No. 77/2001/ND-CP dated October 22, 2001 on guidelines for marriage registration in accordance with Resolution No. 35/2000/QH10 of the National Assembly on implementation of the Law on marriage and family;
b) The Government's Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 on registration and management of civil status affairs;
c) Article 1 and Article 3 of the Government's Decree No. 06/2012/ND-CP dated February 2, 2012 on amendments to Decrees on civil status, marriage and family, and authenticity;
d) Articles 3, 5, and 44 of the Government's Decree No. 24/2013/ND-CP dated March 28, 2013 on guidelines for the Law on marriage and family in terms of marriage and family relationship involving foreign elements;
dd) Sections 1 through 6 of Chapter III, including Articles 19 through 50 and Point a Clause 63 of the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and implementation measures of the Law on marriage and family.
3. Clause 2 Article 63 of the Government's Decree No. 126/2014/ND-CP dated December 31, 2014 on guidelines for regulations and implementation measures of the Law on marriage and family shall be amended as follows:
“2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”. (“Each Service of Justice shall enable the People's Committee of province to perform roles of regulatory agency in marriage and family involving foreign elements in the province, and perform specific duties and entitlements as prescribed in this Decree”.
4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees and relevant organizations and individuals shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực