Chương I Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch: Những quy định chung
Số hiệu: | 123/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 30/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1157 đến số 1158 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã có Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014.
Theo đó, việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện theo quy định sau:
- Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
- Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp đăng ký lại khai sinh, kết hôn: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc nơi người yêu cầu thường trú thực hiện đăng ký lại.
- Đối với trường hợp đăng ký lại khai tử: UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại
Nghị định 123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn; hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Điều 5. Cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử
1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Điều 8. Tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm công tác hộ tịch.
2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận.
Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn; hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm công tác hộ tịch.
2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương.
This Decree provides guidelines for the Law on Civil Status in terms of registration of birth, marriage, management and use of vital records in the stage that database of electronic civil status and national database of inhabitants has not been commenced nationwide (hereinafter referred to as transitional stage); birth registration for abandoned children, children whose parents have not yet been identified, children born from surrogacy; registration of birth, marriage, recognition of parent-child relationship, registration of death at border areas; issuance of certificates of marital status; birth registration for children who were born overseas without birth registration and reside in Vietnam; marriage registration with foreign elements at the People’s Committees of districts; document in vital records marriage, divorce, marriage annulment of Vietnamese citizens that have been processed at competent authorities overseas, re-registration of birth, marriage, death; placement of justice and civil status public employees in charge of full time job and measures for implementing the Law on civil status.
Article 2. Regulations on presentation/submission of applications for civil status registration, issuance of copies of civil status documents
1. An applicant for civil status registration or issuance of copies of civil status documents shall present the original of one of the following documents: passport, ID card, or another document containing photo and personal information that has been issued by a competent authority and remaining valid (hereinafter referred to as identity paper) for the identity verification purpose.
In the transitional stage, the applicant for civil status registration shall present documents proving his/her place of residence.
2. An applicant for birth registration shall submit the original of certificate of live birth or an equivalent document as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status; an applicant for death registration shall submit the original of death notice or an equivalent document as prescribed in Clause 1 Article 34 of the Law on civil status and Clause 2 Article 4 hereof; an applicant for marriage registration shall submit the original of certificate of marital status as prescribed Section 3 Chapter III hereof.
3. Any document written in foreign language to be used for civil status registration in Vietnam shall be translated to Vietnamese; the translation shall be notarized or the translator's signature shall be certified as prescribed by law.
4. Any document issued or certified by the competent authority of a neighbor country of Vietnam (hereinafter referred to as neighbor country) to be used for civil status registration as prescribed in Point d Clause 1 Article 7 of the Law on civil status shall be exempt from consular legalization. It shall be translated to Vietnamese with the translator’s commitment to the correct contents.
5. Any copy in the application for civil status registration is a copy issued from the master register or certified from the original as prescribed by law; if an applicant submits a non-certified copy, he/she must present the original for collation.
Article 3. Submission and receipt of application for civil status registration
1. An applicant for marriage registration, recognition of parent-child relationship, or marriage re-registration may submit a relevant application at the Registry of civil status (hereinafter referred to as Registry) in person; an applicant for other civil status affairs may submit a relevant application to the Registry in person, by pose or online.
The application for civil status registration shall be made in 1 copy.
2. The receiving person shall verify if documents are appropriate to the application form and they are all valid; in case of insufficient application, the applicant is required complete the application. In case of sufficient and satisfactory application, the receiving person shall make a receipt note specifying an appointment to give processing results.
If the applicant submits copies issued from the master register or certified from originals, the receiving person may not require the presentation of the originals; if the applicant submits copies and present their originals, the receiving person shall collate them and bear signatures in the copies to certify that these documents have been collated.
If specific documents to be presented are prescribed by law, the receiving person may not require any other copies of these documents.
3. If an applicant who submits an application by post and wishes to receive processing results by post and is not exempt from fees and charges for giving processing results by post, he/she shall also pay an amount of civil status registration charge or civil status copy issuance charge. The receiving person shall specify the method of giving processing results in the receipt note.
The method of giving processing results by post shall apply to applications for recording civil status affairs that are processed by foreign competent authorities, including birth registration; marriage; guardianship; recognition of parent-child relationship; identification of parent-child relationship; adoption; civil status change; death registration; divorce; unlawful marriage annulment; and applications for issuance of civil status copies as prescribed in Article 63 of the Law on civil status.
4. If an application for civil status registration is subject to verification as prescribed in the Law on civil status and this Decree, the time for submitting the application and receiving processing results shall not be included in the time limit for processing such application.
Article 4. Birth registration and death registration contents
1. Birth registration contents shall being determined as prescribed in Clause 1 Article 14 of the Law on civil status the following regulations:
a) The child’s full name; race shall be determined subject to agreement of the parents as prescribed in civil law and specified in the application form for birth registration; if the parents do not or fail to reach an agreement, common practice shall prevail;
b) The child’s nationality shall be determined as prescribed in law on nationality;
c) The personal identification number of the person whose birth is registered shall be issued upon the birth registration. Procedures for issuance of personal identification numbers shall be consistent with the Law on identification numbers and the Decree on guidelines for the Law on identification numbers, in accordance with the Law on civil status and this Decree;
d) Date of birth shall be determined according to solar calendar. The child's place of birth, sex shall be determined according to the certificate of live birth issued by a competent health facility; in case of absence from a certificate of live birth, the equivalent document shall be determined as prescribed in Clause 1 Article 16 of the Law on civil status.
If a child was born at a health facility, the health facility’s name and name of the administrative division of commune/district/province where the health facility is located shall be specified in the place of birth. If a child is born outside a health facility, the name of the administrative division of commune/district/province where the child was born.
dd) Native place of the person whose birth is registered shall be determined as prescribed in Clause 8 Article 4 of the Law on civil status.
2. Essential contents of an application for death registration as prescribed the Law on civil status: The deceased’s full name, year of birth, personal identification number (if any); place of death; cause of death; date and time of death by solar calendar; and nationality (if the deceased is a foreigner).
Death registration contents shall be determined according to the death notice or equivalent document issued by the following competent authority:
a) If a person dies at a health facility, the head of health facility shall issue a death notice;
b) If a person dies as a result of enforcement of a death sentence, the President of the Board of death sentence shall issue a document certifying the enforcement of death sentence instead of a death notice;
c) If a person is given a declaration of presumed death by a court, the effective judgment/decision shall replace a death notice;
d) If a person dies in a vehicle, dies from accident, is killed, dies suddenly or dies with doubt, a document certifying the death issued by a police authority or findings of forensic examination agency shall replace a death notice;
dd) If a person dies from another cause other than those prescribed in Points a, b, c, and d of this Clause, the People’s Committee of commune where he/she dies shall issue a death notice.
Article 5. Issuance of certificate of live birth, death notice and provision of birth and death statistics
1. A health facility, upon issuance of a certificate of live birth or a death notice and a competent authority, upon issuance of a document equivalent to death certificate prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree shall give a notice of birth and death statistics to the competent Registry as prescribed in the Law on civil status for prompt, sufficient, and accurate statistics as prescribed by law.
2. The Ministry of Health shall provide health facilities with guidelines for issuance of certificates of live birth and death notices, and provision of birth and death statistics to the competent Registry as prescribed in Clause 1 hereof.
Article 6. Validity of birth certificate
1. Birth certificate is an original document on civil status of an individual.
2. All documents of an individual containing full name, date of birth, race, nationality, native place, parent-child relationship shall be consistent with his/her birth certificate.
3. If an individual’s document contains information different from his/her birth certificate, the head of agency that has managed or issued such document shall make appropriate amendments in accordance with the birth certificate.
Article 7. Conditions for changes and correction of civil status affairs
1. An application for change of full name of a person less than 18 years of age prescribed in Clause 1 Article 26 of the Law on civil status shall be subject to his/her parents’ consent which is specified in such application. An application for change of full name of a person aged 9 or older shall also be subject to his/her consent.
2. Civil status correction prescribed in the Law on civil status means correction of personal information in vital records or originals of civil status documents which have been carried out only when there are substantial grounds to prove presence of mistakes at the civil status official’s faults or at the applicant’s faults.
Article 8. Recruitment, placement, and training for civil status officials
1. From January 1, 2016, the competent person may solely recruit new civil status officials that meet standards as prescribed in the Law on civil status.
2. According to the statutory number of officials, public employees of commune prescribed by the Government, each People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as People's Committee of province) shall, upon placement of civil status officials, give priority to full-time civil status officials in communes, wards and towns which are commune-level administrative divisions class 1, class 2, populated and have a great number of civil status affairs.
3. The Ministry of Justice shall formulate a training program for civil status affairs and regulate issuance of certificates of training in civil status affairs to civil status officials.
Each People's Committee of province shall formulate and implement the plan for training in civil status affairs provided for civil status officials in the province.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực