Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Số hiệu: | 126/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2015 |
Ngày công báo: | 18/01/2015 | Số công báo: | Từ số 71 đến số 72 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Chế độ tài sản của vợ chồng
Từ 15/02 tới, Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 bắt đầu có hiệu lực.
Nghị định hướng dẫn cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và thỏa thuận như sau:
- Theo luật định
+ Hướng dẫn phân biệt cụ thể tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng;
+ Quy định rõ việc đăng ký tài sản chung, đăng ký lại tài sản chung đã được chia.
- Theo thỏa thuận
Vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các cách sau đây:
+ Tài sản gồm tài sản chung và tài sản riêng vợ, chồng;
+ Không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản là của chung;
+ Không có tài sản chung mà tất cả tài sản đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản;
+Theo thỏa thuận khác.
Nghị định này bãi bỏ Nghị định 70/2001/NĐ-CP; 32/2002/NĐ-CP; 24/2013/NĐ-CP; Điều 2 Nghị định 06/2012/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ÁP DỤNG TẬP QUÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán
1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.
Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán
1. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán
1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán
1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:
a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.
Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng
1. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương.
2. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập quán đã ban hành.
Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
1. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây:
a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình;
c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.
1. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương.
2. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập quán đã ban hành.
Điều 7. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 8. Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu
Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:
1. Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;
2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.
Mục 2: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT ĐỊNH
Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Điều 12. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.
3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.
Điều 13. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Điều 14. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN
Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 16. Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hậu quả của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng
1. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
2. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:
1. Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;
2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng.
3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung.
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì người thứ ba được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự.
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
2. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
1. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
2. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 19. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.
Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con, ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.
Điều 22. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn
1. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
2. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày.
Điều 23. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;
b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;
c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.
2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.
3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.
4. Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.
4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 25. Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ như trình tự, thủ tục quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;
b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Cơ quan đại diện xác minh làm rõ;
c) Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan đại diện.
3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
4. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giá trị, Cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 26. Từ chối đăng ký kết hôn
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây:
a) Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
b) Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;
c) Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Mục 2: CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM CƯ TRÚ TRONG NƯỚC ĐỂ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 27. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Điều 28. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.
Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh;
b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;
c) Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.
Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 29. Từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Công dân Việt Nam đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam không đúng với tờ khai trong hồ sơ; các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
3. Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước;
4. Việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Mục 3: ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
Điều 31. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
1. Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
2. Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Điều 32. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con
1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
Điều 33. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 35 của Nghị định này thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
Điều 34. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
4. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
Điều 35. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan đại diện
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhận cha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Cơ quan đại diện thực hiện xác minh;
b) Nếu xét thấy các bên yêu cầu đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
Mục 4: CÔNG NHẬN VIỆC KẾT HÔN, GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC NHẬN CHA, MẸ, CON CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.
Điều 37. Thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn), ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện.
2. Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.
Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
4. Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
Điều 39. Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc kết hôn không bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này;
2. Sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn;
3. Ủy ban nhân dân cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.
Điều 40. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện thẩm tra hồ sơ. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con; Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người có yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
Mục 5: GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC LY HÔN, HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 41. Điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
Bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Điều 42. Thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
1. Sở Tư pháp mà trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó người yêu cầu đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc kết hôn trước đây, thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
Sở Tư pháp căn cứ vào tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài của người yêu cầu, sổ hộ tịch đang được lưu giữ để xác định nơi đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc kết hôn trước đây.
2. Trường hợp công dân Việt Nam ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi công dân Việt Nam thường trú.
3. Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà chưa ghi vào sổ việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi công dân Việt Nam cư trú trước khi xuất cảnh, nếu việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không nhằm mục đích kết hôn.
Trong trường hợp việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn nhằm mục đích kết hôn thì thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn thuộc Sở Tư pháp nơi người yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
Điều 43. Các trường hợp phải ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài:
a) Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam và có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc làm thủ tục kết hôn;
b) Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
c) Người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn ở Việt Nam;
d) Các trường hợp đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, sau đó ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải quyết các trường hợp khác có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
3. Đối với trường hợp đã qua nhiều lần ly hôn thì chỉ làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn gần nhất.
Điều 44. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
1. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài bao gồm:
a) Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định;
b) Bản sao bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành; bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận việc ly hôn;
c) Bản sao Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu;
d) Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
2. Hồ sơ nêu trên được lập thành 02 bộ, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.
Người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
Điều 45. Trình tự, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, kèm theo 01 bộ hồ sơ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, thẩm tra hồ sơ và điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Nếu xét thấy bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 41 của Nghị định này và việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn là đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp gửi văn bản đồng ý cho Sở Tư pháp thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn theo quy định của Nghị định này.
Nếu yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp, có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu, không trả lại lệ phí.
Điều 46. Cách ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài được thực hiện như sau:
Việc ly hôn được ghi vào cột ghi chú của Sổ đăng ký kết hôn trước đây. Khi ghi vào sổ phải ghi rõ hình thức văn bản ly hôn; số; ngày, tháng, năm có hiệu lực pháp luật của văn bản ly hôn; tên Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận việc ly hôn; số, ngày, tháng, năm văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp.
Trường hợp trước đây người có yêu cầu đã đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trường hợp trước đây người có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện thì thông báo được gửi cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký kết hôn lưu tại Bộ Ngoại giao (nếu Sổ đăng ký kết hôn đã chuyển lưu) và thông báo tiếp cho Cơ quan đại diện, nơi đã đăng ký kết hôn thực hiện việc ghi chú.
2. Trường hợp người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và chưa làm thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp ghi đồng thời hai việc kết hôn và ly hôn vào Sổ đăng ký kết hôn sử dụng tại Sở Tư pháp.
Trường hợp người yêu cầu đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng Sổ đăng ký kết hôn không còn lưu trữ được thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn cũng được thực hiện theo quy định tại Khoản này.
Điều 47. Ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài
Việc ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài được thực hiện như quy định về ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
Mục 6: ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHẬN CHA, MẸ, CON CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI
Điều 48. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
Điều 49. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam; giấy tờ để chứng minh về tình trạng hôn nhân của công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng.
Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
3. Người nộp hồ sơ phải xuất trình giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;
b) Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
7. Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
Việc từ chối kết hôn thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Điều 50. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
2. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi nộp hồ sơ, người có yêu cầu phải xuất trình giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 49 của Nghị định này để kiểm tra.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ nhận cha, mẹ, con và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như đối với trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
6. Trường hợp từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
Mục 7: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 51. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hội Liên hiệp phụ nữ).
Điều 52. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Các bên kết hôn có quyền được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc tư vấn, hỗ trợ không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Điều 53. Điều kiện thành lập Trung tâm
Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định thành lập Trung tâm khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 52 của Nghị định này được Hội Liên hiệp phụ nữ phê duyệt;
2. Có địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung tâm;
3. Người dự kiến đứng đầu Trung tâm là người không có tiền án.
Điều 54. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
1. Sau khi có quyết định thành lập, Trung tâm phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định;
b) Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
d) Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
đ) Bản sao quy chế hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động theo mẫu quy định cho Trung tâm. Trường hợp từ chối cấp giấy đăng ký hoạt động thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
4. Trường hợp giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
Điều 55. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm
1. Trung tâm có quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ;
b) Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình, về nhập cư của nước mà người yêu cầu dự định kết hôn với công dân nước đó;
c) Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam;
d) Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của mỗi bên và các vấn đề khác liên quan mà các bên yêu cầu;
đ) Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu có yêu cầu;
e) Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu;
g) Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu;
h) Hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân của nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật nước đó để giải quyết những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
i) Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động và được thanh toán chi phí thực tế hợp lý khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
k) Được thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
2. Trung tâm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
b) Tư vấn, hỗ trợ cho mọi đối tượng có yêu cầu, không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu; cấp giấy xác nhận của Trung tâm sau khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho người có yêu cầu;
c) Công bố công khai mức thù lao theo quy định;
d) Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các bên theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về hoạt động của Trung tâm, báo cáo quyết toán tình hình thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động; báo cáo đột xuất, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu sự kiểm tra, quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ;
g) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm
1. Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.
2. Trường hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động. Trường hợp từ chối thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
Điều 57. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm
1. Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;
b) Trung tâm bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm phải nộp lại giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
4. Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; báo cáo bằng văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Mục 8: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong phạm vi toàn quốc, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
3. Ban hành thống nhất sổ và biểu mẫu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định của Nghị định này;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện thống kê số liệu về đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Nghị định này;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo Cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, về nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
2. Chỉ đạo Cơ quan đại diện thực hiện thống kê số liệu, báo cáo định kỳ hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này.
Tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo định kỳ hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp;
3. Cập nhật, cung cấp những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của các nước sở tại để làm cơ sở định hướng công tác truyền thông, tư vấn trong nước;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Cơ quan đại diện; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
5. Giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề đối ngoại phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình mà Việt Nam là thành viên;
6. Cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện thống kê số liệu, báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 06 tháng và hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này;
c) Cập nhật những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của nước sở tại, báo cáo Bộ Ngoại giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến giải quyết các việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ việc giải quyết tố cáo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xác minh theo chức năng chuyên ngành các vấn đề được yêu cầu trong hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của Nghị định này; cấp Hộ chiếu kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam đã được đăng ký kết hôn, công nhận là cha, mẹ, con xuất cảnh khi có yêu cầu;
2. Chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hoạt động môi giới kết hôn nhằm mục đích kiếm lời, các hành vi lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích trục lợi, mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 62. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của Nghị định này;
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
c) Thực hiện việc thống kê số liệu, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 06 tháng và hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con theo quy định của Nghị định này; tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở địa phương;
d) Bảo đảm những điều kiện cần thiết để Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm; tạo điều kiện để Trung tâm hoạt động có hiệu quả; quản lý hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này.
Điều 64. Trách nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thành lập Trung tâm theo quy định của Nghị định này và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm;
d) Phối hợp với Bộ Tư pháp kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con, ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.
1. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
2. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn;
b) Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;
c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.
2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, cơ quan công an xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
Nếu hết thời hạn xác minh theo quy định tại Điều này mà cơ quan công an chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.
3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.
4. Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu.
4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ như trình tự, thủ tục quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;
b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Cơ quan đại diện xác minh làm rõ;
c) Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan đại diện.
3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
4. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giá trị, Cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau đây:
a) Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
b) Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân;
c) Bên nam, bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó thực hiện cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
1. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.
Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra về nhân thân, tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra và nêu rõ các vấn đề vướng mắc cần xin ý kiến, gửi Sở Tư pháp, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kèm theo hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Thẩm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp cần làm rõ về nhân thân, tình trạng hôn nhân, điều kiện kết hôn, mục đích kết hôn của người có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh;
b) Yêu cầu công dân Việt Nam có mặt tại trụ sở Sở Tư pháp để tiến hành phỏng vấn, làm rõ sự tự nguyện, mục đích kết hôn, sự hiểu biết của công dân Việt Nam về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài, về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú;
c) Yêu cầu bên người nước ngoài đến Việt Nam để phỏng vấn làm rõ, nếu kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn cho thấy công dân Việt Nam không hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của người nước ngoài; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của quốc gia, vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cư trú hoặc công dân Việt Nam cho biết sẽ không có mặt để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả thẩm tra, xác minh, phỏng vấn, Sở Tư pháp có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu.
Trong trường hợp từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do trong văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cấp cho người yêu cầu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó nêu rõ lý do.
Yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Công dân Việt Nam đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam không đúng với tờ khai trong hồ sơ; các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
3. Kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên chưa có sự hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau, không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước;
4. Việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
1. Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của người đó công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
2. Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 35 của Nghị định này thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày làm việc, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
4. Trên cơ sở thẩm tra, xác minh, nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian thì Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhận cha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Cơ quan đại diện thực hiện xác minh;
b) Nếu xét thấy các bên yêu cầu đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn), ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện.
2. Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trong trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
4. Sau khi ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Việc kết hôn không bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này;
2. Sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn;
3. Ủy ban nhân dân cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện thẩm tra hồ sơ. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con; Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký và cấp cho người có yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo mẫu quy định.
Bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
1. Sở Tư pháp mà trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó người yêu cầu đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc kết hôn trước đây, thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
Sở Tư pháp căn cứ vào tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài của người yêu cầu, sổ hộ tịch đang được lưu giữ để xác định nơi đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc kết hôn trước đây.
2. Trường hợp công dân Việt Nam ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi công dân Việt Nam thường trú.
3. Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà chưa ghi vào sổ việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi công dân Việt Nam cư trú trước khi xuất cảnh, nếu việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không nhằm mục đích kết hôn.
Trong trường hợp việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn nhằm mục đích kết hôn thì thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn thuộc Sở Tư pháp nơi người yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài:
a) Công dân Việt Nam đã ly hôn ở nước ngoài về thường trú tại Việt Nam và có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc làm thủ tục kết hôn;
b) Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài đã ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
c) Người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam ở nước ngoài có yêu cầu kết hôn ở Việt Nam;
d) Các trường hợp đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, sau đó ly hôn ở nước ngoài có yêu cầu đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải quyết các trường hợp khác có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
3. Đối với trường hợp đã qua nhiều lần ly hôn thì chỉ làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn gần nhất.
1. Hồ sơ ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài bao gồm:
a) Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định;
b) Bản sao bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực thi hành; bản sao bản thỏa thuận ly hôn do Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận đã có hiệu lực thi hành; bản sao các giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận việc ly hôn;
c) Bản sao Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế để chứng minh nhân thân của người có yêu cầu;
d) Bản sao giấy tờ để chứng minh thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
2. Hồ sơ nêu trên được lập thành 02 bộ, gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp có thẩm quyền.
Người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp gửi văn bản xin ý kiến Bộ Tư pháp về điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, kèm theo 01 bộ hồ sơ.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, thẩm tra hồ sơ và điều kiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn.
Nếu xét thấy bản án, quyết định ly hôn, bản thỏa thuận ly hôn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 41 của Nghị định này và việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn là đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp gửi văn bản đồng ý cho Sở Tư pháp thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn theo quy định của Nghị định này.
Nếu yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền thì Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp, có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp thì Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch và cấp cho người yêu cầu giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo mẫu quy định. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không đúng thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn thì phải trả lời bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu, không trả lại lệ phí.
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài được thực hiện như sau:
Việc ly hôn được ghi vào cột ghi chú của Sổ đăng ký kết hôn trước đây. Khi ghi vào sổ phải ghi rõ hình thức văn bản ly hôn; số; ngày, tháng, năm có hiệu lực pháp luật của văn bản ly hôn; tên Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài công nhận việc ly hôn; số, ngày, tháng, năm văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp.
Trường hợp trước đây người có yêu cầu đã đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Trường hợp trước đây người có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện thì thông báo được gửi cho Bộ Ngoại giao để ghi chú vào Sổ đăng ký kết hôn lưu tại Bộ Ngoại giao (nếu Sổ đăng ký kết hôn đã chuyển lưu) và thông báo tiếp cho Cơ quan đại diện, nơi đã đăng ký kết hôn thực hiện việc ghi chú.
2. Trường hợp người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và chưa làm thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp ghi đồng thời hai việc kết hôn và ly hôn vào Sổ đăng ký kết hôn sử dụng tại Sở Tư pháp.
Trường hợp người yêu cầu đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng Sổ đăng ký kết hôn không còn lưu trữ được thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn cũng được thực hiện theo quy định tại Khoản này.
Việc ghi vào sổ hộ tịch việc hủy kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài được thực hiện như quy định về ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam; giấy tờ để chứng minh về tình trạng hôn nhân của công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng.
Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
3. Người nộp hồ sơ phải xuất trình giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;
b) Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
7. Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
Việc từ chối kết hôn thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
1. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.
2. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi nộp hồ sơ, người có yêu cầu phải xuất trình giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 49 của Nghị định này để kiểm tra.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản, kèm theo bản chụp bộ hồ sơ gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ nhận cha, mẹ, con và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như đối với trường hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
6. Trường hợp từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hội Liên hiệp phụ nữ).
1. Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Các bên kết hôn có quyền được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc tư vấn, hỗ trợ không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định thành lập Trung tâm khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 52 của Nghị định này được Hội Liên hiệp phụ nữ phê duyệt;
2. Có địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung tâm;
3. Người dự kiến đứng đầu Trung tâm là người không có tiền án.
1. Sau khi có quyết định thành lập, Trung tâm phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định;
b) Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
d) Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
đ) Bản sao quy chế hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động theo mẫu quy định cho Trung tâm. Trường hợp từ chối cấp giấy đăng ký hoạt động thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
4. Trường hợp giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
1. Trung tâm có quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ;
b) Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình, về nhập cư của nước mà người yêu cầu dự định kết hôn với công dân nước đó;
c) Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam;
d) Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của mỗi bên và các vấn đề khác liên quan mà các bên yêu cầu;
đ) Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu có yêu cầu;
e) Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu;
g) Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu;
h) Hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân của nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật nước đó để giải quyết những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
i) Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động và được thanh toán chi phí thực tế hợp lý khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
k) Được thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
2. Trung tâm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
b) Tư vấn, hỗ trợ cho mọi đối tượng có yêu cầu, không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu; cấp giấy xác nhận của Trung tâm sau khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho người có yêu cầu;
c) Công bố công khai mức thù lao theo quy định;
d) Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các bên theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về hoạt động của Trung tâm, báo cáo quyết toán tình hình thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động; báo cáo đột xuất, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu sự kiểm tra, quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ;
g) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.
2. Trường hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động. Trường hợp từ chối thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
1. Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;
b) Trung tâm bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm phải nộp lại giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
4. Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; báo cáo bằng văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong phạm vi toàn quốc, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
3. Ban hành thống nhất sổ và biểu mẫu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định của Nghị định này;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện thống kê số liệu về đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định của Nghị định này;
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo Cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, về nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
2. Chỉ đạo Cơ quan đại diện thực hiện thống kê số liệu, báo cáo định kỳ hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này.
Tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo định kỳ hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp;
3. Cập nhật, cung cấp những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của các nước sở tại để làm cơ sở định hướng công tác truyền thông, tư vấn trong nước;
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Cơ quan đại diện; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
5. Giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề đối ngoại phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình mà Việt Nam là thành viên;
6. Cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện thống kê số liệu, báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 06 tháng và hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này;
c) Cập nhật những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của nước sở tại, báo cáo Bộ Ngoại giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến giải quyết các việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ việc giải quyết tố cáo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xác minh theo chức năng chuyên ngành các vấn đề được yêu cầu trong hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của Nghị định này; cấp Hộ chiếu kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam đã được đăng ký kết hôn, công nhận là cha, mẹ, con xuất cảnh khi có yêu cầu;
2. Chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hoạt động môi giới kết hôn nhằm mục đích kiếm lời, các hành vi lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích trục lợi, mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của Nghị định này;
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
c) Thực hiện việc thống kê số liệu, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 06 tháng và hàng năm về: Tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con theo quy định của Nghị định này; tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở địa phương;
d) Bảo đảm những điều kiện cần thiết để Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm; tạo điều kiện để Trung tâm hoạt động có hiệu quả; quản lý hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này.
1. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Thành lập Trung tâm theo quy định của Nghị định này và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm;
d) Phối hợp với Bộ Tư pháp kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.
2. Bãi bỏ Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Điều 2 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ các quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực chữ ký người dịch, chứng thực bản sao giấy tờ, giấy tờ đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và lệ phí được tiếp tục áp dụng đến khi Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch có hiệu lực.
Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp
Hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015.
2. Bãi bỏ Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Điều 2 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ các quy định về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực chữ ký người dịch, chứng thực bản sao giấy tờ, giấy tờ đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và lệ phí được tiếp tục áp dụng đến khi Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Hộ tịch có hiệu lực.
Hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN ĐỘNG XÓA BỎ HOẶC CẤM ÁP DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ)
I. CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẦN VẬN ĐỘNG XÓA BỎ
1. Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
3. Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.
4. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
5. Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.
6. Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.
a) Chế độ phụ hệ:
Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.
Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.
Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.
b) Chế độ mẫu hệ:
Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.
Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.
Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.
Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.
7. Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.
II. CÁC TẬP QUÁN LẠC HẬU VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CẤM ÁP DỤNG
1. Chế độ hôn nhân đa thê.
2. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời.
3. Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
4. Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).
5. Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.
6. Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.
7. Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn./.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 126/2014/ND-CP |
Hanoi, December 31, 2014 |
DETAILING A NUMBER OF ARTICLES AND MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON MARRIAGE AND FAMILY
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 19, 2014 Law on Marriage and Family;
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree detailing a number of articles and measures for implementation of the Law on Marriage and Family.
SCOPE OF REGULATION AND APPLICATION OF MARRIAGE AND FAMILY PRACTICES
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes in detail the application of marriage and family practices, the matrimonial property regime, settlement of marriage and family matters involving foreign elements and a number of measures to implement the Law on Marriage and Family.
Article 2. Principles of application of practices
1. Applicable practices must be rules of conduct compliant with Clause 4, Article 3 of the Law on Marriage and Family.
2. The application of practices must satisfy the conditions prescribed in Article 7 of the Law on Marriage and Family.
3. Involved parties’ agreement on applicable practices shall be respected.
Article 3. Agreement on applicable practices
1. The provision of Clause 1, Article 7 of the Law on Marriage and Family that involved parties have no agreement shall be construed as involved parties neither reach agreement on application of practices nor reach other agreements on the case or matter to be settled.
2. In case involved parties reach agreement on applicable practices, the settlement of the case or matter must comply with such agreement. In case involved parties reach no agreement, the settlement must comply with Article 4 of this Decree.
Article 4. Settlement of marriage and family cases and matters applying practices
1. For settlement of a marriage and family case or matter applying practices, conciliation shall be conducted in accordance with the law on grassroots conciliation. Prestigious persons in the community or religious dignitaries shall be encouraged to participate in the conciliation.
2. In case the conciliation fails or the marriage and family case or matter applying practices falls outside the scope of grassroots conciliation, a court shall settle that case or matter in accordance with the law on civil procedure.
Article 5. Advocacy and mobilization for application of practices
1. Related ministries and sectors and People’s Committees at all levels shall coordinate with the Vietnam Fatherland Front in working out and implementing the following policies and measures:
a/ To create conditions for the people to implement the law on marriage and family; to uphold fine traditions and practices which show the identity of each ethnic group, to eliminate backward marriage and family practices;
b/ To increase public information on the law on marriage and family; to mobilize the people to uphold fine traditions and practices and eliminate backward marriage and family practices;
c/ To educate young generations about preserving and developing the language and script, and promote the cultural values of fine practices, of each ethnic group.
2. Backward marriage and family practice means a practice which contravenes the fundamental principles of the marriage and family regime prescribed in Article 2 of the Law on Marriage and Family or violates Clause 2, Article 5 of the Law on Maưiage and Family.
Promulgated together with this Decree is the list of backward marriage and family practices which should be eliminated through mobilization or banned from application.
Article 6. Responsibility for making lists of applicable practices
1. Within 3 years after the effective date of this Decree, provincial-level People’s Committees shall make and submit to provincial-level People’s Councils lists of marriage and family practices applicable in their localities.
2. On the basis of the practical application of marriage and family practices in their localities, provincial-level People’s Committees shall propose provincial-level People’s Councils to modify and supplement the promulgated lists of practices.
Article 7. Application of the statutory matrimonial property regime
The statutory matrimonial property regime must apply when husband and wife do not choose to apply a matrimonial property regime as agreed or their agreement on the matrimonial property regime is declared invalid by a court in accordance with Article 50 of the Law on Marriage and Family.
Article 8. Third parties not acting in good faith when establishing and making transactions with a spouse related to bank account, securities account and other movable assets for which ownership registration is not required by law
A third party that establishes and makes transactions with a spouse related to bank account, securities account or other movable assets for which ownership registration is not required by law shall be regarded as not acting in good faith in the following cases:
1. He/she/it has been provided with information by a spouse in accordance with Article 16 of this Decree but still establishes and makes transactions against such information.
2. The husband and wife have made public in accordance with relevant laws their agreement on possession, use and disposition of property and a third party has known or must know this agreement but still establishes and makes transactions against such agreement.
Section 2. STATUTORY MATRIMONIAL PROPERTY REGIME
Article 9. Other lawful incomes of husband and wife in the marriage period
1. Bonuses, lottery prizes and allowances, except the case prescribed in Clause 3, Article 11 of this Decree.
2. Property a spouse has the right to establish ownership in accordance with the Civil Code for objects which are ownerless, buried, hidden, sunk, dropped on the ground or left over out of inadvertence, stray cattle or poultry and raised aquatic animals.
3. Other lawful incomes as prescribed by law.
Article 10. Yields and profits from separate property of husband and wife
1. Yields from separate property of a spouse means natural produces he/she gains from his/her separate property.
2. Profits from separate property of a spouse means the profits he/she earns from the exploitation of his/her separate property.
Article 11. Other separate property of husband and wife prescribed by law
1. The economic right to intellectual property objects as prescribed by the law on intellectual property.
2. Property under the separate ownership of a spouse according to the judgment or decision of a court or another competent agency.
3. Allowance or incentives receivable by a spouse as prescribed by the law on preferential treatment toward persons with meritorious services to the revolution; other property rights associated with the personal identification of a spouse.
Article 12. Registration of common property of husband and wife
1. Common property of husband and wife subject to registration under Article 34 of the Law on Marriage and Family includes land use rights and other property for which use or ownership registration is required by law.
2. For common property of husband and wife which has been registered under the name of a spouse, the other spouse is entitled to request a competent agency to grant a new certificate of ownership or land use rights in which both spouses are named.
3. In case common property is divided in the marriage period and both spouses are named in the certificate of ownership or land use rights, the spouse who receives the divided property in kind is entitled to request the property registration agency to re-grant a certificate of ownership or land use rights on the basis of the spouses’ written agreement or the court decision on division of common property.
Article 13. Possession, use and disposition of common property of husband and wife
1. The possession, use and disposition of common property shall be agreed by husband and wife. In case a spouse establishes and makes transactions related to common property to meet the family’s essential needs, such shall be regarded as having been agreed by the other spouse, except the case prescribed in Clause 2, Article 35 of the Law on Marriage and Family.
2. When a spouse disposes of common property in violation of Clause 2, Article 35 of the Law on Marriage and Family, the other spouse may request a court to declare such transaction invalid and settle legal consequences of the invalid transaction.
Article 14. Consequences of division of common property in the marriage period
1. The division of common property in the marriage period shall not lead to termination of the statutory matrimonial property regime.
2. From the time the division of common property takes effect, the divided property and yields and profits from such property and yields and profits from other separate property of a spouse must be the separate property of that spouse, unless otherwise agreed by husband and wife.
3. From the time the division of common property takes effect, property gained from the exploitation of separate property of a spouse which cannot be determined as income from labor or production and business activities of a spouse or as yields or profits from such separate property must be under the joint ownership of husband and wife.
Section 3. AGREED MATRIMONIAL PROPERTY REGIME
Article 15. Determination of property of husband and wife under agreement
1. When choosing to apply the agreed matrimonial property regime, husband and wife may reach agreement on determination of property as follows:
a/ Matrimonial property includes common property and separate property of husband and wife;
b/ Husband and wife have no separate property and all property a spouse has before marriage or during the marriage period is common property;
c/ Husband and wife have no common property and all property a spouse has before marriage and during the marriage period is separate property of that spouse; or
d/ Property is determined as otherwise agreed by husband and wife.
2. The agreement on matrimonial property must comply with Articles 29, 30, 31 and 32 of the Law on Marriage and Family. If such agreement violates those provisions, persons with related rights and interests may request a court to declare it invalid in accordance with Article 50 of the Law on Marriage and Family.
Article 16. Provision of information on the agreed matrimonial property regime in transactions with third parties
In case of applying the agreed matrimonial property regime, when establishing and making a transaction, a spouse shall provide a third party with relevant information. If a spouse fails to perform this obligation, the third party shall be regarded as acting in good faith and have his/her/its interests protected in accordance with the Civil Code.
Article 17. Modification and supplementation of contents of the matrimonial property regime
1. In case of applying the agreed matrimonial property regime, during the marriage period, husband and wife may reach agreement to modify and supplement some or all contents of that property regime or apply the statutory matrimonial property regime.
2. The agreement modifying and supplementing the matrimonial property regime shall be notarized or certified in accordance with law.
Article 18. Consequences of modification and supplementation of contents of the matrimonial property regime
1. The agreement modifying and supplementing contents of the matrimonial property regime shall take effect on the date it is notarized or certified. A spouse shall provide a third party with relevant information in accordance with Article 16 of this Decree.
2. Property rights and obligations arising before the time of modifying and supplementing the matrimonial property regime must remain legally valid, unless otherwise agreed by involved parties.
MARRIAGE AND FAMILY RELATIONS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Section 1. MARRIAGE REGISTRATION
Article 19. Competence to register marriages
1. Provincial-level People’s Committees of localities where Vietnamese citizens register their permanent residence shall register marriages between Vietnamese citizens and foreigners and between Vietnamese citizens at least one of whom resides abroad.
For Vietnamese citizens who register temporary residence but not permanent residence in accordance with the residence law, provincial-level People’s Committees of localities where Vietnamese citizens register temporary residence shall register their marriages.
2. In case two foreigners request marriage registration in Vietnam, the provincial-level People’s Committee of the locality where one of them registers permanent residence shall register their marriage. If both do not register permanent residence in Vietnam, the provincial- level People’s Committee of the locality where one of them registers temporary residence shall register their marriage.
3. Vietnamese diplomatic missions, consular representative missions and other agencies authorized to perform the consular function abroad (below referred to as representative missions) shall register marriages between Vietnamese citizens and foreigners if such registration does not contravene the laws of host countries.
Representative missions shall register marriages between Vietnamese citizens residing abroad if so requested.
Article 20. Marriage registration dossiers
1. A marriage registration dossier shall be made in 1 set, comprising the following papers:
a/ Marriage registration declarations of both spouses, made according the prescribed form;
b/ Certificate of marital status or marriage registration declaration containing certification of the marital status of the Vietnamese citizen granted within 6 months counting to the date of dossier receipt; document proving the marital status of the foreigner issued within 6 months counting to the date of dossier receipt by a competent agency of the country of citizenship of that person, which certifies that this person is currently unmarried. In case a foreign law does not prescribe the grant of the marital status certificate, this certificate shall be replaced with a certification of oath taken by that person that he/she is currently unmarried in accordance with the law of that country;
c/ Certification issued within 6 months counting to the date of dossier receipt by a competent Vietnamese or foreign health organization that this person suffers no mental disease or another disease that deprives him/her of the capacity to perceive and control his/her acts;
d/ Certification of recording in the civil status book of the divorce already settled abroad as prescribed by Vietnamese law, for a Vietnamese citizen who has divorced at a competent foreign agency or a foreigner who has divorced a Vietnamese citizen at a competent foreign agency;
dd/ Copy of the household registration book or temporary residence book (for resident Vietnamese citizens), permanent or temporary residence card or temporary residence certificate (for foreigners permanently or temporarily residing in Vietnam).
2. In addition to the papers mentioned in Clause 1 of this Article, on a case-by-case basis, a partner shall submit the following papers as appropriate:
a/ A Vietnamese citizen who serves in the armed forces or whose work is directly related to state secrets shall submit a written confirmation by the central- or provincial-level line management agency or organization that this person’s marriage to a foreigner does not affect the protection of state secrets or does not contravene regulations of that sector;
b/ A Vietnamese citizen who concurrently holds a foreign citizenship shall submit a document proving his/her marital status issued by a competent foreign agency;
c/ A non-resident foreigner in Vietnam shall submit a written certification that he/she is eligible to get married issued by a competent agency of the country of his/her citizenship, unless the law of that country does not prescribe the grant of such certification.
Article 21. Procedures for submission and receipt of dossiers
1. A marriage registration dossier shall be submitted directly by either partner at the provincial-level Justice Department, for marriage registration in Vietnam, or at the representative mission, for marriage registration at the representative mission.
2. The officer receiving a dossier shall check papers in that dossier and, if the dossier is complete and valid, write a dossier receipt which specifies the dates of interview and result notification.
If the dossier is incomplete or invalid, this officer shall guide the male and female partners to supplement and complete the dossier. This guidance shall be made in writing, specifying all papers to be supplemented and completed, and must contain the signature and full name of the dossier-receiving officer and be given to the applicant.
In case a person submits a dossier to an improper agency as prescribed in Clause 1, Article 19 of this Decree, the dossier-receiving officer shall guide the former in submitting the dossier to a competent agency.
3. The dossier receipt procedures prescribed in Clause 2 of this Article must also apply to receipt of parent or child recognition registration dossiers, grant of marital status certificates, marriage recognition, recording of parent and child recognition in the civil status book, recording of divorce in the civil status book, cancellation of unlawful marriage already settled abroad in accordance with this Decree, except the recording of interview date.
Article 22. Time limit for settlement of marriage registration
1. The time limit for settlement of marriage registration in Vietnam is 25 days, counting from the date the provincial-level Justice Department receives a complete and valid dossier and a fee.
In case the provincial-level Justice Department requests verification by the public security agency under Clause 2, Article 23 of this Decree, this time limit may be extended for another 10 days at most.
2. The time limit for settlement of marriage registration at a representative mission is 20 days, counting from the date the representative mission receives a complete and valid dossier and a fee.
In case the representative mission requests verification by a domestic agency under Clause 2, Article 25 of this Decree, this time limit may be extended for another 35 days at most.
Article 23. Order of settlement of marriage registration in Vietnam
1. Within 15 days after receiving a dossier, the provincial-level Justice Department shall:
a/ Directly interview both partners at its office to check and clarify their personal identifications, voluntariness and purpose of their marriage and their understanding about the family and personal circumstances of each other; understanding about the language, customs, practices, culture and marriage and family law of each country. In case an interpreter is needed for the interview, the provincial-level Justice Department shall appoint an interpreter;
The interview result shall be recorded in writing. The interviewer shall state his/her proposal in and sign the interview document. The interpreter (if any) shall undertake that he/ she has accurately interpreted the interview contents and sign the interview document;
b/ If the interview result shows that the partners have not understood the circumstances of each other, the provincial-level Justice Department shall make an appointment for another interview. The subsequent interview shall be conducted within 30 days from the date of the first interview;
c/ Study and verify the marriage registration dossier. In case there is any doubt or a complaint or denunciation that the marriage is arranged through brokerage for profit-seeking purpose, or is sham or made use of for human trafficking, labor exploitation, sexual abuse or for other self-seeking purposes, or when finding it necessary to clarify personal identification details of a partner or papers in the marriage registration dossier, the provincial-level Justice Department shall conduct verification.
2. When considering that matters to be verified fall under the function of the public security agency, the provincial-level Justice Department shall send a written request together with a copy of the marriage registration dossier to the provincial-level public security agency for verification of those matters.
Within 7 working days after receiving a written request from the provincial-level Justice Department, the public security agency shall verify the requested matters and issue a written reply to the former.
Past the time limit for verification prescribed in this Article, if the public security agency fails to issue a written reply, the provincial-level Justice Department shall still complete the dossier stating the matters requested for verification by the public security agency and proposing the chairperson of the provincial-level People’s Committee to consider and make decision.
3. After interviewing the partners and studying and verifying the marriage registration dossier and opinions of the public security agency (if any), the provincial-level Justice Department shall send a report on the result together with the marriage registration dossier and propose the settlement of marriage registration to the provincial-level People’s Committee for decision.
Within 5 working days after receiving a written proposal from the provincial-level Justice Department together with the marriage registration dossier, if finding the partners fully satisfy the marriage conditions and do not fall into the cases of refusal of marriage registration prescribed in Article 26 of this Decree, the chairperson of the provincial-level People’s Committee shall sign a marriage certificate and return the dossier to the provincial- level Justice Department for organization of a marriage registration ceremony.
In case of refusing marriage registration, the provincial-level People’s Committee shall send a document clearly stating the reason to the provincial-level Justice Department for notification to the couple.
4. For marriages between Vietnamese citizens residing abroad or between foreigners residing in Vietnam, the interview prescribed in Clause 1 of this Article is not required.
Article 24. Marriage registration ceremony in Vietnam
1. Within 5 working days after the chairperson of the provincial-level People’s Committee signs a marriage certificate, the provincial-level Justice Department shall hold a marriage registration ceremony.
2. The marriage registration ceremony shall be held officially at the office of the provincial-level Justice Department.
Both partners must be present at the marriage registration ceremony. A representative of the provincial-level Justice Department shall conduct the ceremony and ask the partners to affirm their voluntariness of marriage. If the partners agree to get married, the provincial-level Justice Department representative shall record their marriage in the marriage registration book, request the partners to sign the marriage certificate and marriage registration book and give each partner one original marriage certificate.
3. A marriage certificate becomes valid on the date of holding the marriage registration ceremony in accordance with Clause 2 of this Article.
The provincial-level Justice Department shall grant copies of the marriage certificate from the marriage registration book when so requested.
4. In case the partners request to extend the time for holding the marriage registration ceremony prescribed in Clause 1 of this Article for a plausible reason, the date of holding the marriage registration ceremony may be extended for another 90 days at most from the date the chairperson of the provincial-level People’s Committee signs the marriage certificate. Past 90 days, if the partners fail to come for the marriage registration ceremony, the provincial-level Justice Department shall report to the chairperson of the provincial-level People’s Committee on non-organization of the marriage registration ceremony and the marriage certificate shall be kept in the dossier.
In case the partners still wish to get married, they shall carry out marriage registration procedures again.
Article 25. Order of marriage registration at representative missions
1. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier and a fee, a representative mission shall:
a/ Directly interview both partners at its office according to the order and procedures prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 23 of this Decree;
b/ Study and verify the marriage registration dossier. In case there is any doubt or a complaint or denunciation that the marriage is arranged through brokerage for profit-seeking purpose, or is sham or made use of for human trafficking, labor exploitation, sexual abuse or for other self-seeking purposes, or when finding it necessary to clarify personal identification details of a partner or papers in the marriage registration dossier, the representative mission shall conduct verification;
c/ If finding the partners fully satisfy the marriage conditions and do not fall into the cases of refusal of marriage registration prescribed in Article 26 of this Decree, the head of the representative mission shall sign a marriage certificate.
In case of refusing marriage registration, the representative mission shall send a notice clearly stating the reason for refusal to the couple.
2. When finding that matters to be verified fall under the function of concerned agencies at home, the representative mission shall send the Ministry of Foreign Affairs a document clearly stating matters to be verified for the latter to request concerned agencies to make verification according to their specialized functions.
Within 10 working days after receiving a written request from the Ministry of Foreign Affairs, concerned domestic agencies shall verify the requested matters and issue a written reply to the Ministry of Foreign Affairs for forwarding to the representative mission.
3. The marriage registration ceremony shall be held within 5 working days after the representative mission head signs a marriage certificate.
The marriage registration ceremony shall be held officially at the office of the representative mission. Both partners must be present at the marriage registration ceremony. A representative of the representative mission shall conduct the ceremony and ask the partners to affirm their voluntariness of marriage. If the partners agree to get married, the representative of the representative mission shall record their marriage in the marriage registration book, request the partners to sign the marriage certificate and marriage registration book and give each partner one original marriage certificate.
4. A marriage certificate becomes valid on the date of holding the marriage registration ceremony in accordance with Clause 3 of this Article. The representative mission shall grant copies of the marriage certificate from the marriage registration book when so requested.
5. In case the partners request to extend the time for holding the marriage registration ceremony prescribed in Clause 3 of this Article for a plausible reason, the date of holding the marriage registration ceremony may be extended for another 90 days at most from the date the head of the representative mission signs the marriage certificate.
Past this time limit, if the partners fail to come for the marriage registration ceremony, the marriage certificate will become invalid. The representative mission shall keep the marriage certificate in the dossier.
In case the partners still wish to get married, they shall carry out marriage registration procedures again.
Article 26. Refusal of marriage registration
1. An agency competent to make marriage registration shall refuse to register a marriage when:
a/ A partner or both partners is/are ineligible to get married under the Law on Marriage and Family of Vietnam;
b/ The foreign partner is ineligible to get married under the law of the country of his/her citizenship;
c/ A partner fails to provide a complete dossier according to Article 20 of this Decree.
2. Marriage registration shall be refused when the result of interview, appraisal or verification shows that the marriage is arranged through brokerage for profit-seeking purpose; is sham not for the purpose of building a well off, equal, progressive, happy and sustainable family; or is made use of for human trafficking, labor exploitation, sexual abuse or for other self-seeking purposes.
Section 2. GRANT OF MARITAL STATUS CERTIFICATES TO RESIDENT VIETNAMESE CITIZENS FOR REGISTRATION OF MARRIAGE WITH FOREIGNERS AT COMPETENT FOREIGN AGENCIES ABROAD
Article 27. Competence to grant marital status certificates
The commune-level People’s Committee of the locality where a Vietnamese citizen registers permanent residence shall grant a marital status certificate to that person for registration of marriage with a foreigner at a competent foreign agency abroad.
In case a Vietnamese citizen registers temporary residence but not permanent residence in accordance with the residence law, the commune-level People’s Committee of the locality where that person registers temporary residence shall grant the marital status certificate.
Article 28. Procedures for grant of marital status certificates
1. A dossier for grant of a marital status certificate shall be made in 1 set, comprising the following papers:
a/ Declaration for grant of a marital status certificate made according to a prescribed form;
b/ A copy of one of the personal identification papers such as identity card, passport or another valid substitute paper;
c/ A copy of the residence registration book or temporary residence book of the applicant.
A Vietnamese citizen who has divorced at a competent foreign agency shall submit a written certification of recording in the civil status book of the divorce already settled abroad as prescribed by Vietnamese law.
2. The applicant shall submit the dossier for grant of a marital status certificate directly at a competent commune-level People’s Committee.
3. Within 2 working days after receiving a complete and valid dossier and a fee, the commune-level People’s Committee shall examine personal identifications and the marital status of the applicant; and send to the provincial-level Justice Department a report on examination results, clearly stating matters to be consulted, together with a photocopied dossier.
4. Within 10 working days after receiving a written request of the commune-level People’s Committee together with the dossier, the provincial-level Justice Department shall:
a/ Appraise the validity and completeness of the dossier for grant of a marital status certificate. When finding it necessary to clarify the personal identification details, marital status, marriage conditions and purpose of the applicant for a marital status certificate, the provincial-level Justice Department shall make verification;
b/ Request the Vietnamese citizen to be present at the office of the provincial-level Justice Department for an interview to clarify his/her voluntariness and purpose of their marriage, his/ her understanding about the family and personal circumstances of the foreign partner; about the language, customs, practices, culture and marriage and family law of the country or territory where the foreigner resides;
c/ Request the foreign partner to come to Vietnam for an interview if the appraisal, verification or interview result shows that the Vietnamese citizen does not understand the family and personal circumstances of the foreigner; or the language, customs, practices, culture and marriage and family law of the country or territory where the foreigner resides or the Vietnamese citizen said he/she will not be present at the competent foreign agency abroad for marriage registration;
In case an interpreter is needed for the interview, the provincial-level Justice Department shall appoint an interpreter.
The interview result shall be recorded in writing. The interviewer shall state his/her proposal in and sign the interview document. The interpreter (if any) shall undertake that he/ she has accurately interpreted the interview contents and sign the interview document.
Based on appraisal, verification and interview results, the provincial-level Justice Department shall issue a written reply to the commune-level People’s Committee for grant of a marital status certificate to the applicant.
In case of refusal, the provincial-level Justice Department shall issue a written reply clearly stating the reason to the commune-level People’s Committee for notification to the applicant.
5. Within 2 working days after receiving a written reply from the provincial-level Justice Department, the commune-level People’s Committee shall sign a marital status certificate or issue a written reply clearly stating the reason for refusal to grant a marital status certificate to the applicant.
Article 29. Refusal to grant marital status certificates to resident Vietnamese citizens for marriage with foreigners at competent foreign agencies
A request for grant of a marital status certificate of a resident Vietnamese citizen for marriage with a foreigner at a competent foreign agency shall be refused when:
1. The Vietnamese citizen requests grant of a marital status certificate for marriage with the foreigner at a foreign diplomatic mission or consular representative mission in Vietnam;
2. The examination and verification result shows that the marital status of the Vietnamese citizen is inconsistent with the declaration in the dossier; the partners are ineligible to get married under the Law on Marriage and Family of Vietnam;
3. The interview result shows that the partners have not understood the family and personal circumstances of each other or the language, customs, practices, culture and law on marriage and family of each country; or
4. The marriage is arranged through brokerage for profit-seeking purpose; is sham not for the purpose of building a well off, equal, progressive, happy and sustainable family; or is made use of for human trafficking, labor exploitation, sexual abuse or for other self-seeking purposes.
Section 3. REGISTRATION OF PARENT AND CHILD RECOGNITION
Article 30. Conditions for parent or child recognition
1. The parent or child recognition between a Vietnamese citizen and a foreigner, between Vietnamese citizens at least one of whom resides abroad, or between foreigners at least one of whom permanently resides in Vietnam under this Decree may be made only when both parties are alive at the time of dossier submission and the parent or child recognition is voluntary and dispute-free.
In case one or both parties is/are no longer alive at the time of dossier submission or there is a dispute over the identification of parent or child, the case shall be settled by a court.
2. Recognition of a child who is a minor shall be agreed by his/her mother or father except when the mother or father has died, is missing or has lost her/his civil act capacity. Recognition of a child who is full 9 years old or older is subject to his/her consent.
3. Recognition of a parent of an adult child is not subject to the consent of the other parent.
4. For recognition of a parent of a minor child, the other parent of this child shall carry out the procedures for him/her. For recognition of a parent of a minor child whose other parent has died, is missing or has lost her/his civil act capacity, the guardian of this child shall carry out parent recognition procedures for him/her.
Article 31. Competence to register parent and child recognition
1. The provincial-level Justice Department of the locality where the recognized parent or child registers permanent residence shall recognize and register the parent or child recognition.
In case the recognized parent or child is a Vietnamese citizen who registers temporary residence but not permanent residence in accordance with the residence law, the provincial- level Justice Department of the locality where that person registers temporary residence shall recognize and register the parent or child recognition.
2. The representative mission in the host country shall recognize and register a foreigner’s recognition of a Vietnamese citizen as his/her parent or child if such registration does not contravene the law of the host country.
For parent or child recognition between two Vietnamese citizens residing abroad, the representative mission in the country of residence of one of the parties shall recognize and register their parent or child recognition.
Article 32. Parent or child recognition dossiers
1. A parent or child recognition dossier shall be made in 1 set, comprising the following papers:
a/ Declaration for parent or child recognition registration, made according to a prescribed form;
b/ A copy of one of the personal identification papers such as identity card or passport (for resident Vietnamese citizens), passport or substitute paper such as laissez-passer or residence card (for foreigners and Vietnamese citizens residing abroad);
c/ A copy of the birth certificate of the recognized child, for child recognition; or of the recognizing child, for parent recognition;
d/ Papers or other evidences proving the parent-child relation;
dd/ A copy of the residence registration book or temporary residence book (for resident Vietnamese citizens), copy of the temporary residence card (for resident foreigners in Vietnam) of the recognized parent or child.
2. A parent or child recognition dossier shall be submitted directly by the applicant at a competent agency prescribed in Article 31 of this Decree.
Article 33. Time limit for settlement of parent or child recognition
The time limit for the settlement of parent or child recognition is 25 days from the date the provincial-level Justice Department or representative mission receives a complete and valid dossier and a fee.
In case verification is needed under Clause 3, Article 34 or at Point a, Clause 1, Article 35 of this Decree, the above time limit may be extended for another 10 working days at most.
Article 34. Order of settlement of parent or child recognition in Vietnam
1. After receiving a complete and valid dossier and a fee, the provincial-level Justice Department shall study and appraise the dossier, post up the parent or child recognition at its office for 7 working days and concurrently request in writing the commune-level People’s Committee of the locality where the recognized parent or child permanently resides to post up such recognition.
2. After receiving the provincial-level Justice Department’s written request, the commune- level People’s Committee shall post up the parent or child recognition at its office for 7 working days. If there is a complaint or denunciation about such recognition, the commune-level People’s Committee shall promptly send a report thereon to the provincial-level Justice Department.
3. In case there is any doubt or a complaint or denunciation about the parent or child recognition or when clarification of the personal identification details of the involved parties or papers in the dossier is needed, the provincial-level Justice Department shall conduct verification.
4. Based on the appraisal and verification, if finding that the involved parties are eligible for parent or child recognition, the provincial-level Justice Department director shall sign a decision to recognize the parent or child recognition.
In case of refusing parent or child recognition, the provincial-level Justice Department shall send a notice clearly stating the reason to the applicant.
5. Within 5 working days after the provincial-level Justice Department director signs a decision to recognize the parent or child recognition, unless otherwise requested by the involved parties for a plausible reason, the provincial-level Justice Department shall record in the parent and child recognition registration book and hand over the decision to recognize the parent or child recognition to the involved parties. The recognizer and recognize must be present to receive the decision.
Article 35. Order of settlement of parent or child recognition at representative missions
1. Within 20 days after receiving a complete and valid dossier and a fee, a representative mission shall:
a/ Study and appraise the parent or child recognition dossier; and conduct verification in case there is any doubt or a complaint or denunciation about the parent or child recognition or when clarification of the personal identification details of the involved parties or papers in the dossier is needed;
b/ If finding that the involved parties are eligible for parent or child recognition, the head of the representative mission shall sign a decision to recognize the parent or child recognition.
In case of refusing parent or child recognition, the representative mission shall send a notice clearly stating the reason to the applicant.
2. Within 5 working days after the head of a representative mission signs a decision to recognize the parent or child recognition, unless otherwise requested by the involved parties for a plausible reason, the representative mission shall record in the parent and child recognition registration book and hand over the decision to recognize the parent or child recognition to the involved parties. The recognizer and recognize must be present to receive the decision.
Section 4. RECOGNITION OF MARRIAGE, RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK OF VIETNAMESE CITIZENS’ PARENT OR CHILD RECOGNITION ALREADY SETTLED AT COMPETENT FOREIGN AGENCIES
Article 36. Conditions for and forms of recognition of Vietnamese citizens’ marriage already settled at competent foreign agencies abroad
1. The marriage between Vietnamese citizens or between a Vietnamese citizen and a foreign which has been settled at a competent foreign agency abroad shall be recognized in Vietnam when it satisfies the following conditions:
a/ The marriage complies with the foreign law;
b/ At the time of getting married, the partners satisfy the marriage conditions prescribed by the Law on Marriage and Family of Vietnam;
In case the marriage conditions are violated under Vietnamese law but at the time of requesting marriage recognition, the consequences of such violation have been remedied or the marriage recognition is favorable in protecting the interests of women and children, such marriage shall be recognized in Vietnam.
2. The marriage recognition prescribed in Clause 1 of this Article shall be recorded in the marriage registration book according to the procedures prescribed in Article 38 of this Decree.
Article 37. Competence to record marriages in the marriage registration book and record in the civil status book Vietnamese citizens’ parent or child recognition already settled at competent foreign agencies
1. The provincial-level Justice Department of the locality where a Vietnamese citizen registers permanent residence shall record in the marriage registration book this citizen’s marriage already settled at a competent foreign agency abroad (below referred to as book recording of marriage) or record in the civil status book this person’s parent or child recognition already settled at a competent foreign agency (below referred to as book recording of parent or child recognition). In case the Vietnamese citizen has registered temporary residence but not permanent residence in accordance with the residence law, the provincial-level Justice Department of the locality where the citizen registers temporary residence shall make the recording.
2. The representative mission shall record in the book marriage and parent or child recognition of Vietnamese citizens residing in the host country.
Article 38. Dossiers, order and procedures for book recording of marriage
1. A dossier for recording of a marriage shall be made in 1 set, comprising the following papers:
a/ Declaration for book recording of a marriage, made according to a prescribed form;
b/ A copy of the marriage certificate issued by a competent foreign agency;
c/ A copy of one of the personal identification papers such as identity card, passport or valid substitute paper;
d/ A copy of the residence registration book or temporary residence book of the applicant.
For recognition of a marriage between a Vietnamese citizen and a foreigner either of whom has divorced a Vietnamese citizen at a competent foreign agency, a written certification of recording in the civil status book of the divorce already settled abroad as prescribed by Vietnamese law is required.
2. The dossier for book recording of a marriage shall be submitted directly by either partner at a competent agency prescribed in Article 37 of this Decree.
3. The time limit for settlement of the book recording of a marriage is 5 working days from the date the provincial-level Justice Department or representative mission receives a complete and valid dossier and a fee. When verification is needed, this time limit may be extended for another 5 working days at most.
In case of refusing book recording of a marriage, the provincial-level Justice Department or representative mission shall issue a written reply clearly stating the reason to the applicant.
4. After recording a marriage in the book, the provincial-level Justice Department director or head of the representative mission shall sign and grant the applicant a certificate of recording in the civil status book of the marriage already registered at the competent foreign agency, made according to a prescribed form.
Article 39. Refusal of book recording of marriage
A request for book recording of a marriage shall be refused when:
1. The marriage fails to satisfy the conditions prescribed in Clause 1, Article 36 of this Decree.
2. Tampered, modified or erased papers are used to carry out the procedures for grant of the marital status certificate, marriage or book recording of the marriage.
3. The commune-level People’s Committee fails to consult the provincial-level Justice Department before granting a marital status certificate to the citizen according to Article 28 of this Decree and the Vietnamese citizen is ineligible to get married at the time of request for grant of the marital status certificate or the marital status of the Vietnamese citizen has been certified improperly.
Article 40. Dossiers, order and procedures for book recording of parent or child recognition
1. A dossier for book recording of parent or child recognition shall be made in 1 set, comprising the following papers:
a/ Declaration for book recording of parent or child recognition, made according to a prescribed form;
b/ A copy of a competent foreign agency’s paper on endorsement of the parent or child recognition;
c/ A copy of the paper proving the personal identification of the applicant such as identity card, passport or valid substitute paper;
d/ A copy of the household registration book or temporary residence book of the applicant.
2. The applicant shall submit the dossier of book recording of parent or child recognition directly at a competent agency prescribed in Article 37 of this Decree.
3. Within 5 working after receiving a complete and valid dossier and a fee, the provincial- level Justice Department or representative mission shall appraise the dossier. In case verification is needed, this time limit may be extended for another 5 working days at most.
If finding that the dossier is complete and valid, the provincial-level Justice Department director or the head of the representative mission shall sign and grant the applicant a certificate of book recording of the parent or child recognition already registered at the competent foreign agency, made according to a prescribed form.
Section 5. RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK OF DIVORCE AND CANCELLATION OF ILLEGAL MARRIAGE ALREADY SETTLED ABROAD
Article 41. Conditions for recording in the civil status book of divorce already settled abroad
Divorce judgments, decisions or agreements or other divorce recognition papers issued by competent foreign agencies do not require enforcement in Vietnam or have no application for non-recognition in Vietnam.
Article 42. Competence to record in the civil status book divorce already settled abroad
1. The provincial-level Justice Department of the civil status book divorce already settled abroad an applicant has been registered or recorded in the book shall record in the civil status book this person’s divorce already settled abroad.
Based on the applicant’s declaration for recording in the civil status book of the divorce already settled aboard and the filed civil status book, the provincial-level Justice Department shall identify the locality where the marriage was previously registered or recorded in the book.
2. In case a Vietnamese citizen from abroad who resides permanently in Vietnam requests recording of his/her divorce in the civil status book and his/her marriage has been registered at a representative mission or a competent foreign agency, such recording shall be made at the provincial-level Justice Department of the locality where this citizen permanently resides.
3. In case a Vietnamese citizen who is currently residing abroad requests recording in the civil status book his/her divorce and his/her marriage has been registered at a representative mission or a competent foreign agency but has not been recorded in the book at a competent Vietnamese agency, such recording shall be made at the provincial-level Justice Department of the locality where this citizen resides before leaving the country if this recording is not for the purpose of marriage.
In case the recording of a divorce in the civil status book is for the purpose of marriage, the provincial-level Justice Department of the locality where the applicant submits the marriage registration dossier is competent to record the divorce in the civil status book.
Article 43. Cases subject to recording in the civil status book of divorce already settled abroad
1. The following cases are subject to recording in the civil status book of divorce already settled abroad:
a/ A Vietnamese citizen who gets divorced abroad returns to permanently reside in Vietnam and requests the grant of a marital status certificate or carries out marriage procedures;
b/ A Vietnamese citizen residing abroad who gets divorced abroad requests marriage at a competent Vietnamese agency;
c/ A foreigner who divorces a Vietnamese citizen abroad requests marriage in Vietnam;
d/ A person who registers his/her marriage or has it recorded at a competent Vietnamese agency and later gets divorced abroad requests civil status registration at a competent Vietnamese agency.
2. The civil status registration agency shall settle other cases of request for recording in the civil status book of divorce already settled abroad.
3. For a person who gets divorced many times, only the last divorce shall be recorded in the civil status book.
Article 44. Dossiers for recording in the civil status book of divorce already settled abroad
1. A dossier for recording in the civil status book of a divorce already settled abroad must comprise:
a/ Declaration for recording in the civil status book of a divorce already settled abroad, made according to a prescribed form;
b/ A copy of a foreign court’s effective divorce judgment or decision; a copy of the divorce agreement whose effect has been recognized by a foreign court or another competent foreign agency; copies of other divorce endorsement papers issued by competent foreign agencies;
c/ A copy of the identity card, passport or another valid substitute paper proving the personal identification of the applicant;
d/ A copy of the paper proving the competence to record divorce in the civil status book.
2. The above dossier shall be made in 2 sets and sent by post or submitted directly to the competent provincial-level Justice Department.
The applicant for recording of a divorce in the civil status book may authorize another person to carry out the recording procedures. A paper of authorization shall be made and legally notarized or certified, but is not required if the authorized person is the grandparent, parent, spouse, natural child or sibling of the authorizing person.
Article 45. Order and procedures for recording in the civil status book of divorce already settled abroad
1. Within 3 working days after receiving a complete and valid dossier and a fee, the provincial-level Justice Department shall send a written request to the Ministry of Justice for opinion about conditions for recording of the divorce in the civil status book together with one set of dossier.
2. Within 7 working days after receiving the provincial-level Justice Department’s written request for opinion, the Ministry of Justice shall consider and appraise the dossier and conditions for recording of the divorce in the civil status book.
If finding that the divorce judgment, decision or written agreement satisfies the conditions prescribed in Article 41 of this Decree and the competence to record divorce in the civil status book is proper, the Ministry of Justice shall send its written approval to the provincial-level Justice Department for recording of the divorce in the civil status book in accordance with this Decree.
If the request for recording of a divorce in the civil status book is ineligible or improper, the Ministry of Justice shall return the dossier to the provincial-level Justice Department and issue a written reply clearly stating the reason.
3. Within 3 working days after receiving the Ministry of Justice’s written approval, the provincial-level Justice Department shall record in the civil status book the divorce already settled abroad and grant the applicant a written certification of such recording, made according to a prescribed form. In case the recording of the divorce in the civil status book is ineligible or outside its competence, the provincial-level Justice Department shall issue a written reply and return the dossier to the applicant without repaying the fee.
Article 46. Way of recording in the civil status book of divorce already settled abroad
1. A divorce already settled abroad shall be recorded in the civil status book as follows:
The divorce shall be recorded in the note column of the previous marriage registration book, clearly writing the form, serial number and legally effective date of the divorce document; name of the foreign court or another competent foreign agency recognizing the divorce; serial number and date of the written approval of the Ministry of Justice.
For an applicant who previously registered his/her marriage at a district- or commune-level People’s Committee, after recording his/her divorce in the civil status book, the provincial-level Justice Department shall send a notice to such district- or commune-level People’s Committee for further recording in the marriage registration book in accordance with the law on civil status.
In case the applicant previously requested marriage registration at a representative mission, the notice shall be sent to the Ministry of Foreign Affairs for recording in the marriage registration book filed at the Ministry of Foreign Affairs (if the marriage registration book was forwarded for file) and for further notification to the above representative mission for book recording.
2. In case an applicant requests recording of a divorce in the civil status book and the marriage was previously registered at a competent foreign agency and such marriage has not been recorded in the marriage registration book, the provincial-level Justice Department shall record both the marriage and divorce in the marriage registration book used at the provincial- level Justice Department.
In case the applicant has registered his/her marriage at a competent Vietnamese agency but the marriage registration book is no longer kept, the recording of his/her divorce in the civil status book must also comply with this Clause.
Article 47. Recording in the civil status book of cancellation of illegal marriage already settled abroad
The recording in the civil status book of the cancellation of an illegal marriage already settled abroad shall be conducted according to the provisions on recording in the civil status book of divorce already settled abroad.
Section 6. REGISTRATION OF FOREIGN-INVOLVED MARRIAGE AND PARENT AND CHILD RECOGNITION IN BORDER AREAS
Article 48. Competence to register marriage and parent and child recognition
Commune-level People’s Committees of border areas shall register marriage and parent or child recognition between Vietnamese citizens residing in border areas and citizens of neighboring countries who reside in areas bordering on Vietnam in accordance with this Decree.
Article 49. Order and procedures for marriage registration
1. A marriage registration dossier shall be made in 1 set, comprising the following papers of each party:
a/ Marriage registration declaration, made according to a prescribed form;
b/ Marital status certificate or marriage registration declaration containing certification of marital status, for Vietnamese citizens; the papers proving the marital status of the citizen of the neighboring country issued by a competent agency of that country within 6 months counting to the date of dossier receipt, certifying that this person is cuưently unmarried.
For a Vietnamese citizen who has divorced at a competent foreign agency or a foreigner who has divorced a Vietnamese citizen at a competent foreign agency, a written certification of recording in the civil status of such divorce already settled abroad under this Decree is required.
2. Either partner shall submit the marriage registration dossier directly at the commune- level People’s Committee which registers the marriage.
3. The applicant shall produce the following papers:
a/ The identity card of border inhabitant, for Vietnamese citizens; or a paper proving his/her permanent residence in a border area together with other personal identification papers for examination, for those having no identity card of border inhabitant;
b/ The personal identification paper or another paper proving his/her permanent residence in an area bordering on Vietnam issued by a competent agency of the neighboring country, for citizens of neighboring countries.
4. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the commune-level People’s Committee shall appraise the dossier and then send a written request for opinion to the provincial-level Justice Department together with a photocopied dossier set.
5. Within 5 working days after receiving a written request from the commune-level People’s Committee, the provincial-level Justice Department shall consider the dossier and issue a written reply to the commune-level People’s Committee.
6. Within 7 working days after receiving the provincial-level Justice Department’s written approval, the commune-level People’s Committee shall register the marriage as for marriages between Vietnamese citizens in accordance with the law on civil status registration.
7. In case of refusing marriage registration, the provincial-level Justice Department shall send a notice clearly stating the reason to the commune-level People’s Committee for notification to the applicant.
The refusal of marriage registration must comply with Article 26 of this Decree.
Article 50. Order and procedures for registration of parent or child recognition
1. A registration dossier of parent or child recognition shall be made in 1 set, comprising:
a/ Declaration for parent or child recognition, made according to a prescribed form;
b/ Papers or other evidences proving the parent-child relation.
2. The applicant shall submit the registration dossier of parent or child recognition directly at the commune-level People’s Committee which registers the parent or child recognition and shall produce the papers specified in Clause 3, Article 49 of this Decree for examination.
3. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the commune-level People’s Committee shall appraise the dossier and post up at its office the parent or child recognition for 7 working days. Past this time, the commune-level People’s Committee shall send a written request for opinion to the provincial-level Justice Department together with a photocopied dossier set.
4. Within 5 working days after receiving a written request for opinion from the commune- level People’s Committee, the provincial-level Justice Department shall consider the parent or child recognition dossier and issue a written reply to the commune-level People’s Committee.
5. Within 7 working days after receiving the provincial-level Justice Department’s written approval, the commune-level People’s Committee shall register the parent or child recognition as for parent and child recognition between Vietnamese citizens under the law on civil status registration.
6. In case of refusing parent or child recognition, the provincial-level Justice Department shall send a notice clearly stating the reason to the commune-level People’s Committee for notification to the applicant.
Section 7. ORGANIZATION AND OPERATION OF FOREIGN-INVOLVED MARRIAGE AND FAMILY COUNSELING AND SUPPORT
Article 51. Centers for foreign-involved marriage and family counseling and support
The center for foreign-involved marriage and family counseling and support (below referred to as center) is a non-business unit under the Central Vietnam Women’s Union or the Women’s Union of a province or centrally run city (below referred to as Women’s Union).
Article 52. Principles of foreign-involved marriage and family counseling and support
1. Activities of a center must adhere to the principle of non profit, contribution to making healthy foreign-involved marriage and family relations and conformity with the fundamental principles of Vietnam’s marriage and family regime and national fine customs and practices.
2. The marriage partners are entitled to foreign-involved marriage and family counseling and support regardless of their nationality or place of residence.
3. Taking advantage of foreign-involved marriage and family counseling and support for human trafficking, labor exploitation, sexual abuse or other profit-seeking purposes is prohibited.
Article 53. Conditions for establishment of a center
The Women’s Union shall decide to establish a center if fully satisfying the following conditions:
1. To have an operation regulation ensuring the principles prescribed in Article 52 of this Decree approved by the Women’s Union.
2. To have locations, equipment and human resources to ensure the center’s activities.
3. The expected head of the center has no criminal record.
Article 54. Procedures for operation registration of centers, re-grant of operation registration certificates of centers
1. After receiving the establishment decision, a center shall register its operation with the provincial-level Justice Department of the locality where it is based.
2. The operation registration dossier of a center shall be made in 1 set comprising:
a/ Declaration for operation registration made according to a prescribed form;
b/ A copy of the establishment decision of the center;
c/ The paper proving the location of the office of the center;
d/ The judicial record card of the expected head of the center, which has been issued within 3 months counting to the date of dossier receipt;
dd/ A copy of the operation regulation prescribed in Clause 1, Article 53 of this Decree.
3. Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Justice Department shall grant an operation registration certificate made according to a prescribed form to a center. In case of refusal, it shall send a notice clearly stating the reason to a center.
4. A center’s operation registration certificate may be re-granted if it is lost or unusably damaged.
Article 55. Powers and obligations of centers
1. A center has the following powers:
a/ To counsel Vietnamese citizens about matters related to foreign-involved marriage and family under the guidance of the Women’s Union;
b/ To counsel and train Vietnamese citizens in languages, cultures, customs and habits, and the marriage and family and immigration laws of the countries of persons whom they expect to marry;
c/ To counsel and assist foreigners in learning about the language, culture, customs and habits, and the marriage and family law of Vietnam;
d/ To assist marriage partners in understanding the personal and family circumstances of their partners and other related matters as requested by the partners;
dd/ To grant certificates to Vietnamese citizens who have received counseling and training under Points a and b, Clause 1 of this Article when so requested;
e/ To assist the marriage partners in completing marriage registration dossiers in accordance with law when so requested;
g/ To provide matchmaking for Vietnamese citizens or foreigners wishing to find foreign or Vietnamese partners for marriage;
h/ To cooperate with foreign marriage counseling and support organizations set up under that country’s law in settling matters, related to marriage and family between Vietnamese citizens and foreigners;
i/ To receive remuneration to cover operation expenses and payments for other reasonable actual expenses in accordance with law, ensuring the non-profit principle;
k/ To change the contents of its operation registration certificate under Article 56 of this Decree.
2. A center has the following obligations:
a/ To operate in compliance with its operation registration certificate;
b/ To counsel and assist all requesters regardless of their nationality and place of residence; to grant certificates to requesters after providing counseling and support;
c/ To publicly announce remuneration levels under regulations;
d/ To keep confidential personal information and materials, and personal and family secrets of parties in accordance with law;
dd/ To biannually and annually report on its operation, to send financial statements on its incomes and expenditures related to foreign-involved marriage and family counseling and support activities to the Women’s Union and provincial-level Justice Department with which it registers operation; to irregularly report and provide documents on or explain about matters related to its operation when so requested by competent state agencies;
e/ To submit to the inspection and management by the Women’s Union;
g/ To submit to the inspection and examination by the Central Vietnam Women’s Union, the Ministry of Justice, the provincial-level Justice Department with which it registers operation, and by other competent agencies in accordance with law;
h/ Other obligations as prescribed by law.
Article 56. Change of contents of operation registration certificates of centers
1. A center wishing to change its name or office address shall send a written request for recording of such change together with its operation registration certificate to the provincial- level Justice Department with which it registers operation.
Within 3 working days after receiving a written request for recording of a change, the provincial-level Justice Department shall certify such change in the operation registration certificate of the requesting center.
2. For change of the head or operation contents of a center, the Women’s Union shall send to the provincial-level Justice Department with which the center registers operation a written request clearly stating the purpose, contents and reason for such change, together with the center’s operation registration certificate. For change of the center head, the judicial record card of the replacing head issued within 3 months counting to the date of dossier receipt is required.
Within 5 working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Justice Department shall certify the change in the operation registration certificate. In case of refusal, it shall send a notice clearly stating the reason to the Women’s Union.
Article 57. Termination of operation of centers
1. A center shall terminate its operation when:
a/ The Women’s Union decides to dissolve the center;
b/ The center is deprived of the right to use its operation registration certificate under the decision of a competent state agency.
2. In case of operation termination under Point a, Clause 1 of this Article, the Women’s Union shall send a notice of such termination to the provincial-level Justice Department with which the center registers operation at least 30 days before the center terminates its operation. The center shall return its operation registration certificate to the provincial-level Justice Department with which its registers operation.
3. In case of operation termination under Point b, Clause 1 of this Article, the provincial- level Justice Department or another competent agency shall send the decision to deprive the right to use the operation registration certificate to the Women’s Union at least 30 days before the date the center is forced to terminate its operation.
4. Before the date of operation termination, the center shall pay its debts (if any) to related organizations and persons and settle matters related to its operation termination; and send a report to the Women’s Union and the provincial-level Justice Department with which its registers operation.
Section 8. STATE MANAGEMENT OF FOREIGN-INVOLVED MARRIAGE AND FAMILY
Article 58. Tasks and powers of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for the uniform state management of foreign-involved marriage and family nationwide, having the following tasks and powers:
1. To elaborate and propose competent state agencies to promulgate or promulgate according to its competence legal documents on foreign-involved marriage and family.
2. To guide provincial-level People’s Committees and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in directing and guiding representative missions in implementing the law on marriage and family involving foreign elements; and disseminating and educating about the law on marriage and family involving foreign elements and settling in accordance with law foreign-involved marriage and law matters.
3. To uniformly issue civil status registration books and forms prescribed in this Decree.
4. To inspect and examine the implementation of the law on marriage and family involving foreign elements; to settle complaints and denunciations in accordance with law; to handle administrative violations of regulations on foreign-involved marriage and family in accordance with law.
5. To make statistics on marriage registration; and parent and child recognition; to grant marital status certificates; to record marriages and parent and child; to record divorces or the cancellation of illegal marriages in civil status books under this Decree.
6. To carry out international cooperation in the field of foreign-involved marriage and family in accordance with law.
Article 59. Tasks and powers of the Ministry of Foreign Affairs
The Ministry of Foreign Affairs shall perform the state management of foreign-involved marriage and family in accordance with law, having the following tasks and powers:
1. To direct representative missions in implementing the law on foreign-involved marriage and family and in civil status registration operations; to take measures to protect the lawful rights and interests of overseas Vietnamese in marriage and family relations in accordance with the laws of host countries and treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. To direct representative missions in making statistics and annually reporting on marriage registration; parent and child recognition; recording of marriages and parent and child recognition falling under their competence as prescribed by this Decree.
To summarize statistics and annually report on marriage registration; parent and child recognition; recording of marriages and parent and child recognition falling under the competence of representative missions for sending to the Ministry of Justice.
3. To update and provide basic information on the laws, cultures, customs and habits of host countries as a basis for guiding public information and counseling work at home.
4. To inspect and examine representative missions in the implementation of the law on marriage and family involving foreign elements; to settle complaints and denunciations in accordance with law; to handle in accordance with law administrative violations of regulations on marriage and family involving foreign elements.
5. To settle according to its competence external-relation matters arising in the implementation of treaties on marriage and family to which Vietnam is a contracting party.
6. To issue copies of marriage certificates and decisions on recognition of parent or child recognition in accordance with law.
7. Other tasks and powers as prescribed by law.
Article 60. Tasks and powers of representative missions
1. Representative missions shall perform the state management of marriage and family and have the following tasks and powers:
a/ To register marriages and parent and child recognition; to record in books marriages and parent and child recognition in accordance with the laws of host countries and treaties to which Vietnam is a contracting party;
b/ To make statistics and biannually and annually report to the Ministry of Foreign Affairs on marriage registration and parent and child recognition; and recording of marriages and parent and child recognition falling under their competence as prescribed by this Decree;
c/ To update basic information on the laws, cultures, customs and habits of host countries and report to the Ministry of Foreign Affairs;
d/ To settle complaints and denunciations and handle administrative violations related to the settlement of civil status matters in accordance with law;
dd/ Other tasks and powers as prescribed by law.
2. Diplomatic and consular public employees in charge of civil status affairs shall assist representative missions in performing the tasks and powers specified in Clause 1 of this Article, except the settlement of denunciations prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Article 61. Tasks and powers of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall perform the state management of foreign-involved marriage and family in accordance with law, having the following tasks and powers:
1. To direct and guide provincial-level public security offices in assuming the prime responsibility for, and coordinating with provincial-level Justice Departments in, verifying according to their specialized functions matters required in marriage registration dossiers under this Decree; to promptly issue passports and facilitate the exit from Vietnam of Vietnamese citizens having registered marriages or being recognized as parents or children when so requested.
2. To direct and take measures to prevent and fight matchmaking activities and taking advantage of marriage or parent or child recognition for self-seeking purposes, human trafficking, labor exploitation, sexual abuse and other acts violating the law on marriage and family involving foreign elements.
3. To inspect and examine the implementation of the law on marriage and family involving foreign elements in accordance with law.
4. Other tasks and powers as prescribed by law.
Article 62. Tasks of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of foreign-involved marriage and family.
Article 63. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees
1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of foreign- involved marriage and family in their localities, having the following tasks and powers:
a/ To register foreign-involved marriages under this Decree;
b/ To disseminate and educate about the law on marriage and family involving foreign elements;
c/ To make statistics and biannually and annually report to the Ministry of Justice on marriage registration and parent and child recognition; recording of marriages and parent and child recognition under this Decree; and the implementation of the law on marriage and family involving foreign elements in their localities;
d/ To assure necessary conditions for provincial-level Women’s Unions to establish centers; to create conditions for centers to operate effectively; to manage activities of centers in their localities;
dd/ To inspect and examine the implementation of the law on marriage and family involving foreign elements in their localities; to settle complaints and denunciations and handle administrative violations of regulations on marriage and family involving foreign elements in accordance with law;
e/ Other tasks and powers as prescribed by law.
2. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of foreign-involved marriage and family in their localities; register parent and child recognition; record in books marriages and parent and child recognition; and perform specific tasks and powers prescribed in this Decree.
Article 64. Responsibilities of the Central Vietnam Women’s Union in foreign-involved marriage and family
1. The Central Vietnam Women’s Union shall coordinate with the Ministry of Justice, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees in carrying out activities of foreign-involved marriage and family in accordance with law.
2. The Central Vietnam Women’s Union shall:
a/ Establish centers in accordance with this Decree and manage their activities;
b/ Direct and guide provincial-level Women’s Unions in establishing centers and managing their activities;
c/ Direct and guide the organization and activities of centers;
d/ Coordinate with the Ministry of Justice in examining and inspecting the organization and activities of centers.
1. This Decree takes effect on February 15, 2015.
2. To annul the Government’s Decree No. 70/2001/ND-CP of October 3, 2001, detailing a number of articles of the Law on Marriage and Family; Decree No. 32/2002/ND-CP of March 27, 2002, prescribing the application of the Law on marriage and family to ethnic minority people; Article 2 of Decree No. 06/2012/ND-CP of February 2, 2012, amending and supplementing a number of articles of the decrees on civil status, marriage and family and certification, and Decree No. 24/2013/ND-CP of March 28, 2013, detailing a number of articles of the Law on Marriage and Family regarding marriage and family relations involving foreign elements, except regulations on consular legalization, certification of translators’ signatures and copies, papers for stateless persons, persons with multiple foreign nationalities, Vietnamese citizens residing abroad and fees, cease to be effective on the effective date of the Decree detailing the Law on Civil Status.
Article 66. Transitional provisions
Dossiers of request for marriage registration; parent or child recognition, grant of marital status certificates to Vietnamese citizens residing in the country to be used for registration of marriage with foreigners at competent foreign agencies overseas, recording of marriages or parent or child recognition settled overseas by competent foreign agencies and received by competent Vietnamese agencies before the effective date of this Decree shall be settled under Decree No. 24/2013/ND-CP of March 28, 2013, detailing a number of articles of the Law on Marriage and Family regarding marriage and family relations involving foreign elements.
Article 67. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of all-level People’s Committees and related organizations and persons shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF BACKWARD MARRIAGE AND FAMILY PRACTICES WHICH SHOULD BE ELIMINATED THROUGH MOBILIZATION OR ARE BANNED FROM APPLICATION
(To the Government’s Decree No. 126/2014/ND-CP of December 31, 2014)
I. BACKWARD MARRIAGE AND FAMILY PRACTICES WHICH SHOULD BE ELIMINATED THROUGH MOBILIZATION
1. Getting married before the ages prescribed by the Law on Marriage and Family.
2. Marriage registration is not carried out by competent state agencies.
3. Forcing marriages due to physiognomy and astronomy reading and superstition; obstructing marriages due to ethnic and religious differences.
4. Prohibiting marriages between relatives of the fourth generation on.
5. Forcing the son-in-law to stay matrilocally to work for his parents-in-law after the marriage if his family has no money for wedding and no wedding presents.
6. The family ties are patriarchal or matriarchal, failing to ensure the equality between wife and husband as well as between girls and boys.
a/ Patriarchy:
Upon the divorce, if at the wife’s request, the wife’s family must return to the husband’s family all the wedding presents and other costs; if at the husband’s request, the wife’s family must still return to the husband’s family half of the wedding presents. After the divorce, if the woman remarries, she is not allowed to enjoy and take any property with her. After the divorce, the children must live with their father.
When the husband dies, the widow is not entitled to the heritance left behind by the husbands. If the widow remarries, she is not allowed to enjoy and take any property with her.
When the father dies, only sons are entitled to the heritance left behind by the late father.
b/ Matriarchy:
The children are forced to bear their mother’s family name.
When the wife dies, the widower is not allowed to enjoy the heritance left behind by his late wife and to take his personal property home.
When the mother dies, only daughters are entitled to enjoy the heritance left behind by their late mother.
After his matrilocality, if the son-in-law is denied the marriage or after the betrothal ceremony and the wedding offerings being accepted, the son-in-law is denied the marriage, he will not be compensated therefor.
7. Rejecting marriages between people of different ethnic groups or between people of different religions.
II. BACKWARD MARRIAGE AND FAMILY PRACTICES WHICH MUST BE BANNED FROM APPLICATION
1. Polygamy.
2. Marriage between people of the same direct line of descent, between relatives within three generations.
3. The customs of catching wives in order to coerce women into marriage.
4. Asking for high wedding presents of commercial nature (asking for silver, cash, dowries, buffaloes, cows, gongs... as wedding offerings).
5. The levirate marriage customs: When the husband dies, the widow is forced to marry his elder or younger brother-in-law; when the wife dies, the widower is forced to marry her elder or younger sister-in-law.
6. Forcing the widow or widower, who remarries, to repay the wedding money to the family of her ex-husband or his ex-wife.
7. Reclaiming property and imposing fines when the wife or husband divorces her husband or his wife.-