- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (224)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thừa kế (47)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Nghỉ phép (23)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Nhận con nuôi (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Nghỉ việc (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- VNeID (19)
- Thương mại (19)
- Xác nhận độc thân (17)
Nguyên quán là gì? Ghi nguyên quán thế nào chuẩn quy định mới nhất 2025?
1. Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là thuật ngữ được xác định dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.
Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì mới xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Nguyên quán dùng để xác định nguồn gốc của một người, dựa vào những căn cứ nhất định, như: nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
2. Ghi nguyên quán thế nào chuẩn quy định mới nhất 2025?
Cách ghi quê quán được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
"1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."
Hiện nay, do không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy nên theo Thông tư 55/2021/TT-BCA thì cụm từ nguyên quán không còn được sử dụng trong các giấy tờ hộ tịch. Vì thế, nguyên quán cũng không còn được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Do vậy, dựa trên tinh thần của Thông tư 56/2021/TT-BCA và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nguyên quán và quê quán được ghi theo giấy khai sinh của cá nhân như sau:
- Đối với nguyên quán: Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
- Đối với quê quán: Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về quê quán phải phù hợp với Giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
3. Phân biệt nguyên quán và quê quán đơn giản mới nhất 2025
Có thể hiểu quê quán và nguyên quán đều được hiểu là quê, đều dùng là chỉ nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.
Cụ thể, quê quán và nguyên quán hiện nay được hiểu như sau:
- Nguyên quán
- Nguyên quán được xác định dựa vào nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì mới ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.
- Trường hợp ghi nguyên quán thì phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
- Quê quán: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy, có thể hiểu quê quán và nguyên quán đều được hiểu là quê, đều dùng là chỉ nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán được xác định là nguồn gốc, xuất xứ, nơi sinh của ông bà. Còn quê quán được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ.
4. Nguyên quán và quê quán có thay đổi được không?
Việc cải chính, thay đổi các thông tin hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
"1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
"1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng việc cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, trong trường hợp thông tin về nguyên quán hoặc quê quán trên giấy khai sinh (giấy tờ hộ tịch gốc) được xác định là có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì mới được cải chính, sửa đổi giấy khai sinh. Sau khi đã đăng ký khai sinh thì không được thay đổi thông tin trong Giấy khai sinh cho con từ quê mẹ sang quê cha.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Quê quán là gì? Ghi quê quán thế nào chuẩn quy định mới nhất 2025?
Quê quán được xác định theo quê quán của cha/mẹ hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán và được ghi trong Giấy khai sinh (căn cứ khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014).
Như vậy, quê quán được xác định theo nơi sinh của cha hoặc mẹ. Việc xác định quê quán của con có thể theo cha hoặc mẹ tuỳ vào tập quán của mỗi địa phương hoặc theo thoả thuận của cha và mẹ. Thông thường, phần lớn các địa phương tại Việt Nam đều xác định quê quán của con theo quê của cha.
Đây là giấy tờ nhân thân nên những thông tin trên giấy khai sinh phải đảm bảo chính xác, các nội dung về quê quán trên giấy tờ liên quan khác phải đồng nhất với quê quán trên giấy khai sinh. Dưới đây là cách ghi quê quán trong giấy khai sinh hiện nay:
- Trường hợp khai sinh thông thường: Cách ghi quê quán trong trường hợp này sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 và điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, khi đăng ký giấy khai sinh, người đi làm thủ tục kê khai thông tin quê quán của người được đăng ký khai sinh trong tờ khai đăng ký trên cơ sở nội dung thông tin về quê quán của cha, mẹ hoặc thoả thuận của cha mẹ hoặc theo tập quán tại địa phương.
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi: Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định: Lập bản sự việc, niêm yết công khai thông tin về trẻ em bị bỏ rơi.
Nếu sau đó mà vẫn không xác định được cha mẹ đẻ thì việc xác định quê quán sẽ áp dụng theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, quê quán của trẻ em bị bỏ rơi sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ, tức là nơi đã phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi.
- Trường hợp trẻ em không xác định được cha mẹ: Đối với các trẻ em không xác định được cha hoặc mẹ thì khi đăng ký giấy khai sinh, phần ghi quê quán được thực hiện cụ thể như sau:
- Trường hợp không xác định được cha đứa trẻ được đăng ký khai sinh: Phần quê quán của trẻ trên giấy khai sinh ghi theo quê quán của mẹ đứa trẻ.
- Trường hợp không xác định được người mẹ sinh ra đứa trẻ mà được cha đẻ đi làm thủ tục nhận con và tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch thì khi đi đăng ký khai sinh, mục quê quán sẽ được ghi theo quê quán của cha đứa trẻ.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà việc ghi quê quán trên giấy khai sinh cũng sẽ thực hiện khác nhau.
Tuy nhiên, việc ghi quê quán đều phải dựa theo các nguyên tắc cơ bản là quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ, theo thoả thuận của cha và mẹ hoặc theo tập quán tại địa phương.
5.2. Trú quán nghĩa là gì?
Trú quán là là nơi sinh sống thường xuyên của một người bất kỳ, được xác định theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, theo pháp luật cư trú của Việt Nam hiện tại ko có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.
5.3. Địa chỉ tạm trú là ở đâu?
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Như vậy, tạm trú được làm rõ hơn qua các yếu tố sau: Tạm trú là địa chỉ mà công dân cư trú từ 30 ngày trở lên, ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú.
5.4. Nơi cư trú hiện tại là gì?
Theo Khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích thì Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống. Trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
5.5. Quê quán có phải là nơi sinh không?
Quê quán có thể là nơi sinh hoặc không phải nơi sinh
Nơi sinh là địa danh, đơn vị hành chính nơi một cá nhân, công dân được sinh ra. Khác với nhiều người nhầm lẫn rằng nơi sinh là quê quán, trên thực tế, nơi sinh có thể khác với quê quán trong rất nhiều trường hợp. Cụ thể, nơi sinh và quê quán được trình bày là những mục khác nhau khi công dân thực hiện đăng ký khai sinh trên tờ khai hoặc thể hiện trên giấy khai sinh.
Ví dụ: Quê quán của cha trên giấy khai sinh ghi “Hà Nội”, quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”. Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha, theo đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh cũng được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội.
Như vậy, quê quán có thể là nơi sinh hoặc không phải nơi sinh tùy theo yêu cầu cảu cha và mẹ.
5.6. Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi người phát hiện có trách nhiệm phải thông báo đến cơ quan nào?
Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi.
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
"1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
...."
Như vậy, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Lưu ý: Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.