Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA tờ khai thay đổi thông tin cư trú
Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA tờ khai thay đổi thông tin cư trú

1. Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA tờ khai thay đổi thông tin cư trú?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định như sau:

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:

1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, ký hiệu là CT01 và thay thế biểu mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA

Theo đó, Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA là mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất 2025:

Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA

ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ

Kính gửi(1):......................................................................................................

1. Họ, chữ đệm và tên:..................................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:................./................../ ............................. 3. Giới tính:.................

4. Số định danh cá nhân:

5. Số điện thoại liên hệ:...................................... .............6. Email:..........................................

7. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:................................. 8. Mối quan hệ với chủ hộ:..................

9. Số định danh cá nhân của chủ hộ:

10. Nội dung đề nghị(2):.............................................................................................................

......................................................................................................................................................

11. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:

TT

Họ, chữ đệm

và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số định danh

cá nhân

Mối quan hệ

với chủ hộ

.....,ngày.......tháng....năm.......

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)

.....,ngày.....tháng....năm...

Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỖ Ở HỢP PHÁP(4)

(7) Họ và tên: ..................

(7) Số định danh cá nhân:................

.....,ngày......tháng...năm...

Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ

HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ(5)

(7) Họ và tên: ..................

(7) Số định danh cá nhân:................

.....,ngày....tháng...năm...

NGƯỜI KÊ KHAI(6)

Chú thích:

(1) Cơ quan đăng ký cư trú.

(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...

(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

(4) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:

a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

(5) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

(6) Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.

(7) Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.

2. Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CT01

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CT01

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CT01

Hướng dẫn cách viết Mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú như sau:

(1) Phần kính gửi và thông tin cá nhân:

  • Phần kính gửi: Ghi Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận, ký đóng dấu).

Ví dụ: Kính gửi: Công an phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

  • Thông tin cá nhân:
    • Họ, chữ đệm và tên: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh) của người có sự thay đổi thông tin cư trú.

Ví dụ: NGUYỄN B

Trường hợp người có thay đổi thông tin cư trú là người chưa thành niên dưới 18 tuổi (ví dụ: trẻ em nhập khẩu vào hộ cha mẹ) thì vẫn ghi tên của người đó.

    • Ngày, tháng, năm sinh: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh.

Ví dụ: 11/10/1997

    • Giới tính: Ghi giới tính của người có thay đổi thông tin cư trú là "Nam" hoặc "Nữ".
    • Số định danh cá nhân: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (số căn cước công dân).
    • Số điện thoại liên hệ: Ghi số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn hiện đang sử dụng.
    • Email: Ghi địa chỉ email cần liên lạc (Không bắt buộc)
    • Họ, chữ đệm và tên chủ hộ: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh) của chủ hộ.
    • Mối quan hệ với chủ hộ:
      • Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện đã có chỗ ở, nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình hoặc được chủ nhà cho mượn, thuê ở: Ghi là chủ hộ, tức đăng ký mình làm chủ hộ.
      • Trường hợp đăng ký thường trú, tạm trú theo diện được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu hoặc cho tạm trú: Ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó.

Ví dụ: Vợ, con ruột, con rể, cháu ruột hoặc người ở nhờ, ở mượn, ở thuê, cùng ở nhờ, cùng ở thuê, cùng ở mượn...

      • Trường hợp thay đổi, xác nhận thông tin về cư trú (ví dụ: thay đổi về nơi cư trú; chỉnh sửa thông tin cá nhân; tách hộ; xóa đăng ký thường trú, tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú...): Ghi quan hệ với chủ hộ theo thông tin đã khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc ghi theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
  • Số định danh cá nhân của chủ hộ: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (số căn cước công dân) của chủ hộ.
  • Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi: Điền thông tin tương tự chủ hộ.

(2) Nội dung đề nghị: Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị.

Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...

(3) Ý kiến của chủ hộ:

  • Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020.
  • Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
    • Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
    • Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
    • Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

(4) Ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp

  • Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020
  • Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:
    • Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
    • Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác
    • Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

(5) Ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ:

  • Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.
  • Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
    • Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
    • Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
    • Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

(6) Người kê khai:

  • Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai.
  • Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.

(7) Phần số định danh cá nhân:

Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.

3. Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ Công an ban hành quy định việc thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân thực hiện các thủ tục:

  • Đăng ký thường trú
  • Xóa đăng ký thường trú
  • Tách hộ
  • Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
  • Đăng ký tạm trú
  • Xóa đăng ký tạm trú
  • Gia hạn tạm trú
  • Khai báo thông tin về cư trú
  • Xác nhận thông tin về cư trú

Như vậy, Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi thực hiện các thủ tục nêu trên.

4. Việc xác nhận thông tin về cư trú được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA có quy định như sau:

Xác nhận thông tin về cư trú

1. Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh.

3. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

Như vậy, nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm:

  • Thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây,
  • Thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú
  • Các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh.

5. Trường hợp nào tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú?

Theo Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định các trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú gồm:

Trường hợp 1: Người quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và trường hợp quy định tại trường hợp 3, cụ thể:

  • Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam;
  • Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
  • Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ;
  • Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
  • Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
  • Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng;

Trường hợp 2: Người đang sinh sống tại địa điểm, khu vực được cơ quan, người có thẩm quyền công bố đang bị cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly tính từ thời gian bắt đầu đến khi kết thúc thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú.

Trường hợp 3: Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết các thủ tục về đăng ký cư trú tại những nơi mà người đó bị áp dụng hình phạt cấm cư trú cho đến khi chấp hành xong hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng hình phạt cấm cư trú.

6. Kết quả khai báo thông tin về cư trú được thông báo bằng hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định như sau:

Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và thông báo về kết quả đăng ký cư trú

...

6. Việc thông báo về kết quả giải quyết thủ tục về cư trú được thực hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, tin nhắn SMS.

...

Như vậy, kết quả khai báo thông tin về cư trú được thông báo bằng hình thức:

  • Thông báo bằng văn bản giấy;
  • Thông báo bằng văn bản điện tử;
  • Thông báo bằng tin nhắn SMS

7. Câu hỏi thường gặp khi ghi viết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú

7.1. Tôi thuê nhà ở riêng thì trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú, mục số 11 và 12 ghi như thế nào?

Nếu bạn đăng ký thường trú tại nhà đang thuê và đang ký vào cùng hộ gia đình đó thì phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ (trong hộ khẩu) đồng ý. Do đó:

- Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ và tên của chủ hộ của căn nhà đang thuê (chủ hộ đứng tên trên hộ khẩu)

- Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": Ghi quan hệ thực tế với chủ hộ căn nhà đang thuê (nếu có quan hệ họ hàng) hoặc ghi là "người được thuê nhà" (nếu không có quan hệ họ hàng)

- Mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ": ghi ý kiến đồng ý của chủ hộ cho thuê

- Mục "Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỔ Ở HỢP PHÁP": Ghi ý kiến của chủ sở hữu đứng tên căn nhà (chủ hộ và chủ sỡ hữu có thể là 1 người hoặc là 2 người khác nhau)

- Mục "NGƯỜI KÊ KHAI": Bạn ký tên.

Nếu bạn đăng ký tạm trú: Cách ghi cũng tương tự như trên.

7.2. Tôi (chủ hộ) và 1 vợ, 2 con chuyển sang đăng ký thường trú tại nơi ở mới thì tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải làm mỗi người 1 tờ hay chỉ cần 1 tờ do 1 người kê khai (chủ hộ), các thành viên trong gia đình cùng thay đổi thì ghi vô danh sách thôi (mục 15)?

Bạn chỉ cần kê khai vào 01 tờ khai thay đổi thông tin cư trú do bạn (chủ hộ) kê khai, các thành viên khác trong gia đình cùng thay đổi thì ghi vào mục số 15.

7.3. Tôi mới mua nhà ở huyện Hoài Đức, Hà Nội (sổ đỏ do 2 vợ chồng đứng tên) và tôi đang muốn làm sổ hộ khẩu ở chỗ mới này, địa chỉ thường trú cũ của vợ chồng mình ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội (sổ hộ khẩu, do bố mình làm chủ hộ) thì mục 11, 12, 13, 14 tôi ghi như thế nào? ý kiến của chủ hộ; ý kiến của chủ sở hữu hoặc người đại diện chỗ ở hợp pháp ghi thế nào?

  • Trường hợp nhà mới, chưa có ai đăng ký thường trú thì Mục "11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ": ghi họ và tên của chủ hộ là bạn hoặc vợ bạn (tùy theo thỏa thuận giữa 2 người ai là chủ hộ). Mục "12. Quan hệ với chủ hộ": Ghi là "Chủ hộ". Mục 15: Ghi những người cùng nhập khẩu (VD: Bạn là chủ hộ thì vợ, con bạn là người cùng nhập khẩu).
  • Sau khi xác định được ai là chủ hộ và ai là chủ sở hữu thì bạn ghi theo hướng dẫn ở bài viết trên.
  • Trường hợp đây là nhà mua lại và chủ nhà cũ là chủ hộ (nhưng chủ nhà cũ chưa xóa thường trú). Thì vợ chồng bạn thuộc trường hợp được chủ hộ (cũ) đồng ý cho nhập. Còn vợ chồng bạn vẫn là chủ sở hữu. Cách ghi đã hướng dẫn ở trên.
  • Hoặc bạn có thể đợi chủ cũ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú rồi làm như trường hợp 1.

7.4. Chồng tôi có hộ khẩu ở Bình Thuận (cha chồng là chủ hộ). Tôi có hộ khẩu Lâm Đồng (cha ruột làm chủ hộ). Hiện 6 tại vợ chồng tôi đang làm việc tại TpHCM và thuê nhà trọ ở, giờ làm thủ tục đăng ký tạm trú. Vậy khi ghi tờ khai thay đổi thông tin cư trú, mục số "11. Họ và tên chủ hộ", tôi ghi họ và tên tôi hoặc chồng tôi phải không? Vợ chồng tôi điền chung trên 1 tờ khai hay là mỗi người 1 tờ?

  • Chủ hộ là người đứng tên chủ hộ trong hộ khẩu thường trú của căn nhà mà bạn đang thuê trọ. Vợ chồng bạn không phải là chủ hộ mà chỉ là người thuê. Muốn nhập khẩu hay tạm trú vào nhà thuê thì phải có sự đồng ý của người này.
  • Hai vợ chồng bạn chỉ cần kê khai vào 01 tờ khai thay đổi thông tin cư trú là được. Một người đứng ra khai, người còn lại ghi thông tin vào mục số 15.