Nghị định 24/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Số hiệu: | 24/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/03/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2013 |
Ngày công báo: | 08/04/2013 | Số công báo: | Từ số 185 đến số 186 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thay đổi thủ tục kết hôn với người nước ngoài
Nghị định 24/2013/NĐ-CP đã có một số điều chỉnh về thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Đối với hồ sơ đăng ký kết hôn:
- Bỏ quy định phải công chứng, chứng thực bản sao sổ hộ khẩu và giấy tờ chứng minh về nhân thân.
- Thêm một số trường hợp phải bổ sung hồ sơ: đã ly hôn tại nước ngoài; công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài…
Thủ tục đăng ký kết hôn được điều chỉnh như sau:
- Chỉ cần một bên đi nộp hồ sơ.
- Thời gian chờ phỏng vấn giảm xuống còn chậm nhất là 15 ngày, và sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn sau khi phỏng vấn chậm nhất 05 ngày làm việc.
- Bỏ quy định phải niêm yết việc kết hôn tại trụ sở Sở tư pháp.
- Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn (tối đa 90 ngày).
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/05/2013 và thay thế cho các Nghị định 68/2002/NĐ-CP, 69/2006/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài,
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam; nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; tổ chức và hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng, bảo vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
1. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình theo quy định tại Nghị định này phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình theo quy định tại Chương IV của Nghị định này được miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này bằng tiếng nước ngoài phải được địch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các việc hôn nhân và gia đình quy định tại Chương IV của Nghị định này chỉ cần dịch ra tiếng Việt, có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung, không cần chứng thực chữ ký người dịch.
3. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu giải quyết các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải được chứng thực hợp lệ; trường hợp bản sao giấy tờ không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
1. Hồ sơ giải quyết các việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải được bảo quản cẩn thận và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) giải quyết được ghi vào 01 quyển sổ hộ tịch và lưu tại Sở Tư pháp.
Việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) giải quyết được ghi vào 02 quyển sổ hộ tịch; sau khi khóa sổ, 01 quyển lưu tại cơ quan đại diện nơi đăng ký, 01 quyển gửi về Bộ Ngoại giao để thực hiện việc cấp bản sao theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định này, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) để ghi chú vào sổ hộ tịch.
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Nghị định này phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Miễn lệ phí đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn.
2. Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện đăng ký kết hôn.
3. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại; trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký việc kết hôn, nếu có yêu cầu.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
b) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
d) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó;
đ) Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài về việc công dân Việt Nam đã được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đăng ký kết hôn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện.
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài không quá 35 ngày.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mức độ hiểu biết nhau của hai bên nam, nữ. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp chỉ định người phiên dịch.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.
Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn không hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện sau 30 ngày, kể từ ngày đã phỏng vấn trước.
b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam, nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện xác minh làm rõ.
2. Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an, Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn (bản sao không cần chứng thực) gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan công an thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
3. Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp thực hiện tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.
4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Bên kết hôn là công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú đối với người không quốc tịch;
c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định;
d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;
đ) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người đang có vợ, đang có chồng;
e) Một hoặc cả hai bên kết hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
g) Các bên kết hôn là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;
h) Các bên kết hôn đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;
i) Các bên kết hôn cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).
2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ tương tự quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.
b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của hai bên nam nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện thực hiện xác minh làm rõ.
c) Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 12 của Nghị định này, người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, cơ quan đại diện có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho cơ quan đại diện.
3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
4. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ. Đại diện cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
5. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 4 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ đăng ký kết hôn do cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu của vợ, chồng.
6. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.
Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú của người đó, thực hiện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
1. Hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định);
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.
Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu.
6. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn.
Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.
2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
5. Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).
1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện, nếu bên nhận và bên được nhận còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.
3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.
4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
Trong trường hợp người được nhận là cha, mẹ, con là công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của người đó, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
2. Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện tại nước nơi cư trú của một trong hai bên, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
d) Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con (nếu có);
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.
2. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trường hợp cần xác minh theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn trên được kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
1. Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con.
2. Ngay sau khi nhận được công văn yêu cầu của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo ngay Sở Tư pháp.
3. Trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì Sở Tư pháp thực hiện xác minh.
4. Nếu xét thấy các bên cha, mẹ, con đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con, Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Giám đốc Sở Tư pháp ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ nhận cha, mẹ, con; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của các bên cha, mẹ, con hoặc giấy tờ trong hồ sơ thì cơ quan đại diện thực hiện xác minh;
b) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.
Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đại diện gửi văn bản thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu cơ quan đại diện ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà các bên cha, mẹ, con có yêu cầu khác về thời gian, cơ quan đại diện thực hiện trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên cha, mẹ, con và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi trao Quyết định công nhận cha, mẹ, con, bên nhận và bên được nhận phải có mặt.
Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con.
Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận, nơi cư trú của công dân Việt Nam, thực hiện việc ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con.
2. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
3. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
b) Bản sao giấy tờ công nhận việc nhận cha, mẹ, con do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
4. Hồ sơ ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con, Giám đốc Sở Tư pháp, người đứng đầu cơ quan đại diện ký và cấp cho người có yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định).
Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây của mỗi bên:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam; giấy tờ để chứng minh về tình trạng hôn nhân của công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp.
Giấy tờ quy định tại điểm này được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng.
Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký kết hôn.
3. Người nộp hồ sơ phải xuất trình giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng minh nhân dân biên giới đối với công dân Việt Nam; trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân biên giới thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tùy thân khác để kiểm tra;
b) Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ khác đối với công dân nước láng giềng do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp để chứng minh việc người đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ. Sau khi đã thẩm tra hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ (bản sao không cần chứng thực) gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
1. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
b) Căn cứ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Khi nộp hồ sơ, người có yêu cầu phải xuất trình giấy tờ quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Nghị định này để kiểm tra.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có công văn, kèm theo bản sao 01 bộ hồ sơ (bản sao không cần chứng thực) gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ nhận cha, mẹ, con và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp từ chối đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, Sở Tư pháp có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như đối với trưòrng hợp đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hội Liên hiệp phụ nữ). Hội Liên hiệp phụ nữ ban hành Quyết định thành lập Trung tâm.
1. Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhằm mua bán người, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
1. Có quy chế hoạt động bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận được Hội Liên hiệp phụ nữ phê duyệt.
2. Có địa điểm, trang thiết bị, nhân lực cần thiết bảo đảm hoạt động của Trung tâm.
3. Người dự kiến đứng đầu Trung tâm là người không có tiền án.
1. Sau khi được thành lập, Trung tâm phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);
b) Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;
c) Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
d) Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
đ) Bản sao quy chế hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định) cho Trung tâm. Trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ đã thành lập Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
4. Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.
1. Trung tâm có các quyền hạn sau:
a) Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp phụ nữ;
b) Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình, về nhập cư của nước mà đương sự dự định kết hôn với công dân nước đó;
c) Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam.
d) Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu các vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, xã hội của mỗi bên và các vấn đề khác liên quan mà các bên yêu cầu; tạo điều kiện để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, một vợ, một chồng;
đ) Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;
e) Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu;
g) Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu;
h) Được thực hiện hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân hợp pháp của nước ngoài hữu quan để giải quyết những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
i) Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động và được thanh toán chi phí thực tế hợp lý khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
k) Được thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 34 của Nghị định này.
2. Trung tâm có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện hoạt động theo đúng nội dung ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;
b) Công bố công khai mức thù lao do pháp luật quy định;
c) Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời tư của các bên theo quy định của pháp luật;
d) Chịu sự kiểm tra, quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ;
đ) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về hoạt động của Trung tâm cho Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động; báo cáo đột xuất, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;
g) Gửi báo cáo quyết toán tình hình thu, chi tài chính liên quan đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm và đóng dấu xác nhận.
2. Trường hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận. Trường hợp từ chối cho thay đổi, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
1. Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;
b) Trung tâm bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định tuớc quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
4. Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; báo cáo bằng văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong phạm vi toàn quốc, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; phổ biến, giáo dục pháp luật và giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành thống nhất sổ và biểu mẫu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Nghị định này.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện thống kê số liệu về đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con theo quy định của Nghị định này.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo cơ quan đại diện trong việc thi hành pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Chỉ đạo cơ quan đại diện thực hiện thống kê số liệu, báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này.
Tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp.
3. Cập nhật, cung cấp những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của các nước sở tại để làm cơ sở định hướng công tác truyền thông, tư vấn trong nước.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại cơ quan đại diện; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề đối ngoại phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình mà Việt Nam là thành viên.
6. Cấp bản sao từ sổ gốc Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện thống kê số liệu, báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 06 tháng và hằng năm về tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan đại diện theo quy định của Nghị định này;
c) Cập nhật những thông tin cơ bản về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của nước sở tại, báo cáo Bộ Ngoại giao;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến giải quyết các việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ việc giải quyết tố cáo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xác minh theo chức năng chuyên ngành các vấn đề được yêu cầu trong hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của Nghị định này; cấp Hộ chiếu kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam đã được đăng ký kết hôn, công nhận là cha, mẹ, con xuất cảnh khi có yêu cầu.
2. Chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hoạt động môi giới kết hôn nhằm mục đích kiếm lời, các hành vi lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con nhằm mục đích trục lợi, mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, cũng như các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký việc kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của Nghị định này;
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
c) Thực hiện việc thống kê số liệu, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 06 tháng và hằng năm về tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con theo quy định của Nghị định này; tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở địa phương;
d) Bảo đảm những điều kiện cần thiết để Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm; tạo điều kiện để Trung tâm hoạt động có hiệu quả; quản lý hoạt động của các Trung tâm trên địa bàn;
đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định tại Nghị định này.
Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm cho Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thành lập Trung tâm theo quy định tại Nghị định này và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm và thực hiện quản lý hoạt động của Trung tâm.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định này cũng được áp dụng để đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
1. Trong trường hợp Nghị định này không quy định cụ thể giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, sử dụng trong việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con của người không quốc tịch, người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì các giấy tờ này được xác định như sau:
a) Đối với người không quốc tịch, là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi người đó thường trú cấp;
b) Đối với người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú cấp. Nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang Hộ chiếu cấp.
2. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; công nhận việc kết hôn; ghi vào sổ việc nhận cha, mẹ, con là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan đại diện ở nước đó cấp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2013.
2. Bãi bỏ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).
3. Hồ sơ yêu cầu đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; ghi vào sổ việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP.
Hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước dùng để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 24/2013/ND-CP |
Hanoi, March 28, 2013 |
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE MARRIAGE AND FAMILY LAW REGARDING THE MARRIAGE AND FAMILY RELATIONS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on marriage and family, of June 09, 2000;
At the proposal of Minister of Justice;
The Government promulgates the Decree detailing the implementation of a number of articles of the marriage and family law regarding the marriage and family relations involving foreign elements,
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law regarding the marriage between Vietnamese citizens and foreigners, between Vietnamese citizens with each other, which at least a party resides overseas, between foreigners in Vietnam; the recognition of fathers, mothers or children between Vietnamese citizens and foreigners, between Vietnamese citizens with each other which at least a party resides overseas, between foreigners with each other which at least a party resides in Vietnam; the issuance of certification of marital status for Vietnamese citizens residing in Vietnam in marriage registration with foreigners which have been carried out at competent foreign agencies; recognition of marriages of Vietnamese citizens which have been settled at competent foreign agencies; recording in the civil status books recognition of fathers, mothers or children of Vietnamese citizens which have been settled at competent foreign agencies; organizations and activities of advisory and assisstance on marriage and family involving foreign elements.
Article 2. Protection of marriage and family relations involving foreign elements
1. In the Socialist Republic of Vietnam, the rights and legitimate interests of the parties to the marriage and family relations involving foreign elements are respected and protected in accordance with Vietnamese laws and the international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. It is strictly prohibited to take advantage of marriage, recognition of fathers, mothers or children to traffic in, exploit the labor of, sexually abuse women and/or children or for other self-seeking purposes.
Article 3. Requests for consular legalization, authentication of signatures of translators and authentication of copies of papers
1. Papers issued by foreign competent agencies or notarized or authenticated overseas for use to settle the marriage and family cases under the provisions of this Decree must be consular legalized, except for cases exempted from consular legalization under International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or in principle of reciprocity.
Papers granted, notarized or authenticated by competent agencies of neighbour countries for use to settle the marriage and family cases as prescribed in Chapter IV of this Decree shall be exempted from consular legalization.
2. Papers prescribed in Clause 1 of this Article in foreign language(s) must be translated into Vietnamese and the translations must be authenticated signature of translator as prescribed by law.
Papers granted, notarized or authenticated overseas by competent agencies of neighbour countries for use to settle the marriage and family cases as prescribed in Chapter IV of this Decree shall be translated into Vietnamese, with commitment of translator for translating according to proper content, authentication of signature of translator is not required.
3. Copies of papers in dossier requesting settlement of marriage and family involving foreign elements, dossier registering operation of Center of advisory and assistance for marriages and family involving foreign elements as prescribed in this Decree must be legally authenticated; in case copies of papers are not authenticated, originals must be produced for comparison.
Article 4. The responsibility to archive the dossiers, record in the civil status books for marriages and family involving foreign elements
1. Files of settlement of marriage and family cases involving foreign elements as prescribed in this Decree must be preserved carefully and archived as prescribed by law.
2. The registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children settled by People’s Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial People’s Committees), Justice services of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial Justice services) shall be recorded in 01 civil status book and kept in provincial Justice services.
The registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children settled by Diplomatic Missions, Consular Offices and other agencies authorized for consular function of Vietnam in foreign countries (hereinafter referred to as representative agencies) shall be recorded in 02 civil status books; after closing book, 01 book is kept in the representative agency where performs registration, 01 book is sent to the Ministry of Foreign Affairs in order to perform grant of coppies as prescribed by law.
3. After solving the registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children, recognition of marriage, recording in the civil status book for recognition of fathers, mothers or children as prescribed in this Decree, provincial Justice services shall notify in writing to People’s Committees communes, wards and townships (hereinafter referred to as communal People’s Committees) in order to make annotations in the civil status book.
Article 5. Fees
1. Those who apply for the registration of marriages, recognition of fathers, mothers or children; recognition of marriages, recording in the civil status books recognition of fathers, mothers and children of Vietnamese citizens, which have already been carried out at competent foreign offices, must pay civil status fees as provided for by law.
2. The registration of marriages, recognition of fathers, mothers or children involving foreign elements in border areas are free.
Chapter 2.
MARRIAGE
SECTION 1. MARRIAGE REGISTRATION
Article 6. Competence of marriage registration
1. The provincial People’s Committees of the localities where Vietnamese citizens permanently reside shall register the marriages between Vietnamese citizens and foreigners, between Vietnamese citizens with each other which at least a party resides overseas. In cases where Vietnamese citizens have not got or not yet got permanent residence registration but have already registered their temporary residence according to the law provisions on residence, the provincial-level People’s Committees of the localities where the Vietnamese citizens temporarily reside shall register their marriages.
2. In cases where foreigners apply for marriage with each other in Vietnam, the provincial-level People’s Committees of the localities where either of them permanently resides shall register the marriage; in cases both of them have not got permanent residence registration in Vietnam, the provincial-level People’s Committees of the localities where either of them temporarily resides shall register the marriage.
3. The representative agencies shall register the marriages between Vietnamese citizens and foreigners, if the registration is not contrary to law of host country; in case where Vietnamese citizens residing abroad marry with each other, the representative agencies shall register the marriages if they request.
Article 7. Dossier of marriage registration
1. A dossier of marriage registration is made into 01 set, including the following papers of each party:
a) The marriage registration declaration (made according to a set form);
b) The written certification of marital status or marriage registration declaration with certification of marital status of Vietnamese citizens, issued within 6 months to the date the dossier is received; documentary evidence on marital status of foreigners, issued by a competent agency of the country of which the applicant is a citizen, within 6 months to the date the dossier is received, stating that such applicant is currently in status of no wife or no husband;
In cases where foreign laws do not prescribe the certification of marriage status, it can be replaced by the certification of oath taken by the applicant that he or she concurrently has no wife or husband, in accordance with the laws of those countries;
c) The health certificate granted by a Vietnamese or foreign competent health organization within 6 months to the date of receiving the dossier, certifying that such person does not suffer from mental diseases or other diseases which make a person incapable to aware or control his/her acts;
d) The copies of one of personal papers, such as identity card or passport (Vietnamese citizens staying in the country), passport or papers of substitute value such as travel document or residence card (for foreigners or Vietnamese citizens staying overseas);
e) The copies of the household registration book, the temporary residence book (for Vietnamese citizens staying in the country); permanent residence card, temporary residence card or temporary residence certificate (for foreigners residing temporarily or permanently in Vietnam wish to marry each other).
2. In addition to the papers prescribed in Clause 1 of this Article, depending on each specific case, the marriage partners shall also have to submit the following corresponding papers:
a) For Vietnamese citizens being on service in the armed forces or performing jobs directly related to State secrets, they must submit the certification by their managing agencies or organizations of the central or provincial level that their marriages with foreigners do not affect the protection of State secrets or do not contravene the regulations of those branches;
b) For persons who have already been divorced at foreign competent agencies, they must submit the written confirmation that the divorce which carried out abroad have been recorded in civil status book as prescribed by law of Vietnam.
c) For Vietnamese citizens who concurrently have foreign nationality, they must also have documentary evidence on marriage status granted by foreign competent agencies;
d) For foreigners who not reside permanently in Vietnam, they must have written confirmation by foreign competent agencies that such persons are eligible for marriage according to law of that country;
e) For foreigners who have already been divorced with Vietnamese citizens at foreign competent agencies, they must submit the written confirmation that the divorce which carried out abroad have been recorded in civil status book as prescribed by law of Vietnam.
3. Based on specific conditions, the Minister of Justice shall stipulate on supplementation of written confirmation by the center of advisory and assistance for marriage and family involving foreign elements that Vietnamese citizens have been given advice, assisted on for marriage and family involving foreign elements in dossier of marriage registration aiming to meet the state management requirement on marriage and family involving foreign elements.
Article 8. Procedures for submission, reception of dossiers
1. Dossier of marriage registration shall be directly submitted by one of two parties at provincial Department of Justice if perform marriage registration in Vietnam or at representative agencies if perform marriage registration at representative agencies.
2. The officer receiving dossier shall check papers in dossier, if dossier is full and valid, the officer shall make a receipt of dossier, clearly stating day of interview and day of returning result.
If dossier is insufficient and invalid, the officer receiving dossier shall guide both marriage partners to supplement, complete dossier. The written guidance must clearly and fully specify types of paper which need be supplemented and completed; the officer receiving dossier shall sign, clearly write full name and hand over it to the applicant. Time limit to settle the marriage registration is calculated from day of receiving full valid dossier and fee.
In case where the applicant submits dossier improperly to competent agencies as prescribed in Article 6 of this Decree, the officer receiving dossier shall guide such person to come competent agencies for submission of dossier.
3. The procedures for receiving dossiers specified in clause 2 of this Article shall also apply to receipt of dossier of registration on recognition of fathers, mothers or children; grant of confirmation on marriage status, recognition of marriages, recording in the civil status books recognition of fathers, mothers and children as prescribed in this Decree, except for provision on writing day of interview.
Article 9. Time limit to settle the marriage registration
Time limit to settle the marriage registration is 25 days as from the date the provincial Justice services receive the complete and valid dossiers and fees. In case the provincial Justice services request police agencies for verification as prescribed in clause 2 Article 10 of this Decree, the time limit may be prolonged but not exceeding 10 working days.
Time limit to settle the marriage registration at representative agencies is 20 days as from the date the representative agencies receive the complete and valid dossiers and fees. In case the representative agencies request domestic agencies for verification as prescribed in clause 2 Article 13 of this Decree, the time limit may be prolonged but not exceeding 35 days.
Article 10. The order to settle the marriage registration in Vietnam
1. Within 15 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers as well as fees, the provincial/municipal Justice Services have the responsibility:
a) To implement the direct interview at head office of provincial Justice Service for both marriage partners in order to check, clarify personal matter, voluntary marriage and extent of understanding each other of both marriage partners. In case translator for interview is necessary, the provincial Justice Service shall appoint translator.
The interview result must be made in writing. The interviewer must clearly state his/her opinions and proposals and sign on the interview document; the translator (if any) must commit that content of review has been translated exactly and sign on the interview document.
If the interview result shows that two parties fail to understand status of each other, the provincial Justice Service shall make an appointment for re-interview; the next interview shall be performed 30 days after the preceding interview.
b) To study and verify the marriage registration dossiers. In cases where there is any doubt, complaint or denunciation that the marriages through illegal brokerage, make sham marriages, take advantage of the marriage for the purpose of human trafficking or for other self-seeking purposes or where they deem that the personal identification of both marriage partners or papers in the marriage registration dossiers need to be clarified, the provincial Justice Services shall conduct the verification for clarification.
2. In case where considering that the problem which needs to be verified fall in function of police agencies, the provincial Justice Services shall issue Official Dispatch clearly stating issues in need of verification, enclosed with copy of 01 set of marriage registration dossier (copies not require for authentication) and send it to the police agencies of same level for verification request.
Within 7 working days, after receiving Official Dispatch of provincial Justice Services, police agencies shall implement verification of issues as required and reply in writing to the provincial Justice Services.
3. After interviewing both marriage partners, studying and verifying the marriage registration dossiers, opinions of police agencies (if any), the provincial Justice Services shall report result and propose settlement of marriage registration to submit to provincial People’s Committees for decision, enclosed with 01 set of marriage registration dossier.
Within 05 working days, after receiving the written submission of the provincial Justice Service together with the marriage registration dossier, if considering that both marriage partners meet conditions of marriage, not fall in cases of refusal for marriage registration specified in Article 12 of this Decree, the President of the provincial People’s Committee shall sign certificate of marriage and return dossier to the provincial Justice Service for holding the ceremony for marriage registration.
In case refusal for marriage registration, provincial People’s Committees shall have a document clearly stating reason thereof and send it to the provincial Justice Service in order to notify both marriage partners.
Article 11. Ceremonies for marriage registration in Vietnam
1. Within 05 working days, after the President of the provincial People’s Committee signs the marriage certificate, the provincial Justice Service shall hold ceremony for marriage registration.
2. The marriage registration ceremony shall be solemnly organized at the office of the provincial Justice Service. When the marriage registration ceremony is held, both marriage partners must be present. The representative of the provincial Justice Service shall preside over the ceremony, requesting both parties to state their final intention on voluntary marriage. If they agree to marry each other, the representative of the Justice Service shall record the marriage in the marriage registers, requesting each party to sign on the marriage certificate, the marriage register and hand over the original marriage certificate to the husbands and wives, each with one certificate.
3. The marriage certificate shall be valid from the date the marriage registration ceremony is organized as provided for in Clause 2 of this Article. The grant of copies of the marriage certificate from the original registers shall be implemented by the provincial/municipal Justice Service at the requests of the wives or husbands.
4. In case where the both marriage partners, for plausible reasons, request extension of time holding the ceremony for marriage registration specified in clause 1 of this Article, the time shall be extended but not exceed 90 days, after the President of the provincial People’s Committee signs the marriage certificate. If past this time limit both marriage partners fail to come ceremony for marriage registration, the provincial Justice Service shall report to the President of the provincial People’s Committee; the marriage certificate shall be kept in dossier.
If both parties still wish to marry each other, they must restart the procedures for marriage registration.
Article 12. Refusal of marriage registration
1. The marriage registration shall be refused in the following cases:
a) One or both parties fail to reach the marriage ages according to Vietnamese laws;
b) The foreign party fails to be eligible for the marriage according to the laws of the country which he/she is citizen of or where he/she permanently resides (for stateless persons);
c) The marriage is not voluntarily decided by the male and/or the female;
d) There is deception, coercion in the marriage;
dd) One or both parties are having wife or husband;
e) One or both parties lose the civil act capacity;
g) The marriage parties are in the direct lines of descent or relatives within three generations;
h) The marriage parties are or were once the adoptive father, adoptive mother and the adopted daughter, son; the father-in-law and daughter-in-law; the mother-in-law and son-in-law; the step father and his step- daughter; the step-mother and her step-son;
i) The marriage parties are of the same sex (marriage between men, marriage between women).
2. The marriage registration shall also be refused if the interview, inspection and verification results show that the marriage is conducted through illegal brokerage or is sham, not for the purpose of building a prosperous, equitable, progressive, happy and sustainable family; or aims at human trafficking, labor exploitation, sexually abusing women or other self-seeking purposes.
Article 13. The order to settle the marriage registration in representative agencies
1. Within 15 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers as well as fees, the representative agencies have the responsibility:
a) To implement the direct interview at head office of representative agency for both marriage partners in similar way specified in point a clause 1 Article 10 of this Decree.
b) To study and verify the marriage registration dossiers. In cases where there is any doubt, complaint or denunciation that the marriages through illegal brokerage, make sham marriages, take advantage of the marriage for the purpose of human trafficking or for other self-seeking purposes or where they deem that the personal identification of both marriage partners or papers in the marriage registration dossiers need to be clarified, the representative agencies shall conduct the verification for clarification.
c) If considering that both marriage partners meet full conditions of marriage, not fall in cases of refusal for marriage registration specified in Article 12 of this Decree, the head of the representative agency shall sign marriage certificate.
In case refusal for marriage registration, the representative agency shall have a written notice clearly stating reason thereof to both marriage partners.
2. In case where considering that the problem which need to be verified fall in function of domestic concerned agencies, the representative agency shall issue Official Dispatch clearly stating matters in need of verification, and send it to the Ministry of Foreign Affairs for verification request by concerned agencies under their specialzed functions.
Within 10 working days, after receiving Official Dispatch of the Ministry of Foreign Affairs, domestic concerned agencies shall implement verification of issues as required and reply in writing to the Ministry of Foreign Affairs to forward to the representative agency.
3. Within 05 working days, after the head of representative agency signs the marriage certificate, the ceremony for marriage registration shall be held.
4. The marriage registration ceremony shall be solemnly organized at the office of representative agency. When the marriage registration ceremony is held, both marriage partners must be present. The representative of representative agency shall preside over the ceremony, requesting both parties to state their final intention on voluntary marriage. If they agree to marry each other, the representative of representative agency shall record the marriage in the marriage registers, requesting each party to sign on the marriage certificate, the marriage register and hand over the original marriage certificate to the husbands and wives, each with one certificate.
5. The marriage certificate shall be valid from the date the marriage registration ceremony is organized as provided for in Clause 4 of this Article. The grant of copies of the marriage certificate from the original registers shall be implemented by the representative agencies at the requests of the wives or husbands.
6. In case where the both marriage partners, for plausible reasons, request extension of time holding the ceremony for marriage registration specified in clause 3 of this Article, the time shall be extended but not exceed 90 days, after the head of the representative agency signs the marriage certificate. If past this time limit both marriage partners fail to come ceremony for marriage registration, the representative agency shall kept the marriage certificate in dossier.
If both parties still wish to marry each other, they must restart the procedures for marriage registration.
SECTION 2. GRANT OF CONFIRMATION ON MARRIAGE STATUS FOR VIETNAMESE CITIZENS RESIDING IN VIETNAM FOR MARRIAGE REGISTRATION WITH FOREIGNERS AT FOREIGN COMPETENT AGENCIES IN OTHER COUNTRY
Article 14. Competence to grant confirmation of marriage status
The communal People’s Committee where Vietnamese citizens register permanent residence shall grant confirmation on marriage status for such persons in order to do procedures for marriage registration with foreigners at foreign competent agencies in other country
In cases where Vietnamese citizens have not got or not yet got permanent residence registration but have already registered their temporary residence according to the law provisions on residence, the communal People’s Committees of the localities where the such persons temporarily reside shall grant confirmation on marriage status.
Article 15. Procedures for granting confirmation of marriage status
1. A dossier of granting confirmation of marriage status is made into 01 set, including the following papers:
a) The declaration for grant of marriage registration confirmation (made according to a set form);
b) The copies of one of papers proving on personal matters such as identity card or passport or valid papers of substitute value;
c) The copy of the household registration book, the temporary residence book of applicant.
For foreigners who have already been divorced with Vietnamese citizens at foreign competent agencies, they must submit the written confirmation that the divorce which carried out abroad have been recorded in civil status book as prescribed by law of Vietnam.
2. The applicant submits directly dossier of granting confirmation of marriage status at the competent communal People’s Committee as prescribed in Article 14 of this Decree.
3. Within 02 working days, as from fully receiving the valid dossiers as well as fees, the communal People’s Committee shall make a document to consult the provincial Justice Service enclosed with 01 set of dossier.
4. Within 10 working days, after receiving proposal of the communal People’s Committee, the provincial Justice Services shall implement inspection, verification and issue a written reply for the communal People’s Committee, together with returned dossier; if refusal for settlement, the provincial Justice Services must clearly explain reason in writing and send it to the communal People’s Committee in order to notify for applicant.
5. Within 02 working days, after receiving written agreement of the provincial Justice Services, the President of the communal People’s Committee shall sign the marriage status confirmation and issue it for applicant.
6. Based on specific conditions, the Minister of Justice shall stipulate on supplementation of interview procedures for issuance of the marriage status confirmation for Vietnamese citizens residing in Vietnam who wish to register marriage with foreigners at foreign competent agencies in other country.
SECTION 3. RECOGNITION OF MARRIAGES OF VIETNAMESE CITIZENS ALREADY CARRIED OUT AT FOREIGN COMPETENT AGENCIES IN OTHER COUNTRY
Article 16. Conditions and forms of recognition of marriages of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies in other country
1. The marriages between Vietnamese citizens or between Vietnamese citizens and foreigners already carried out at foreign competent agencies in other country, in conformity with law of that country, shall be recognized in Vietnam, if by the time of marriage such Vietnamese citizens have not violated Vietnam’s law provisions on marriage conditions.
In cases where there are violations of Vietnamese legislation on marriage conditions but by the time of requesting the recognition of the marriages, the consequences of such violations have already been overcome or the recognition of such marriages is beneficial to the protection of the interests of the women and children, such marriages shall also be recognized in Vietnam.
2. The marriage recognition prescribed in Clause 1 of this Article shall be annotated in registers according to procedures specified in Article 17 of this Decree.
Article 17. Competence, order of and procedures for recording in registers for marriages of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies in other country
1. The provincial Justice Service of locality where Vietnamese citizen resides shall implement annotations in the registers for marriages of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies in other country (hereinafter referred to as annotations in the registers for marriage). In cases where Vietnamese citizens have not got or not yet got permanent residence registration but have already registered their temporary residence according to the law provisions on residence, the provincial People’s Committees of the localities where the such persons temporarily reside shall perform annotations in the registers for marriages.
The representative agency shall make annotations in the registers for marriages of Vietnamese citizens residing in the receiving country.
2. A Dossier of annotation in the registers for marriage is made into 01 set, including the following papers:
a) The declaration for annotation in the registers for marriage (made according to a set form);
b) The copies of papers proving marriage issued by foreign competent agencies;
c) The copies of one of papers proving on personal matters such as identity card or passport or papers of substitute value;
d) The copy of the household registration book or the temporary residence book of applicant.
In case of recognition of marriage between Vietnamese citizens and foreigners who have already been divorced with Vietnamese citizens at foreign competent agencies, they must submit the written confirmation that the divorce which carried out abroad have been recorded in civil status book as prescribed by law of Vietnam.
3. Dossier of annotation in the registers for marriage must be directly filed at competent agencies as prescribed in clause 1 of this Article.
4. Time limit to settle the annotation in the registers for marriage is 05 days as from the date the provincial Justice Sevices or representative agencies receive the complete and valid dossiers as well as fees. In case needs verification, the time limit may be prolonged but not exceed 05 working days.
In case of refusal for the annotation in the registers for marriage, the provincial Justice Sevices shall reply in writing to applicant, which clearly stating reason thereof.
5. After the annotation in the registers for marriage has been performed, the Director of provincial Justice Sevices shall sign and issue a confirmation that marriage has been annotated in records for civil status matters (according to the set form).
Chapter 3.
RECOGNITION OF FATHERS, MOTHERS, CHILDREN
SECTION 1. TO REGISTER THE RECOGNITION OF FATHERS, MOTHERS, CHILDREN
Article 18. Conditions for recognition of fathers, mothers, children
1. The recognition of fathers, mothers or children between Vietnamese citizens and foreigners, between Vietnamese citizens with each other and at least a partner residing in foreign country, between foreigners with each other and at least a partner permanently residing in Vietnam under the provisions of this Decree shall be effected only if the recognizer and the recognizee are still alive by the time of filing the written request and it is voluntary and dispute-free.
2. In cases where the children are minor, the request for recognition of fathers or mothers must be consented by persons who are parents of children, except those persons died, missed, are incapable of civil acts. If the children are minor but aged full nine years or older, the request for recognition of fathers or mothers must be consented by such children themselves.
3. Adult children applying for the recognition of their fathers, their mothers’ consents are not required; and for the recognition of their mothers, their fathers’ consents are not required.
4. In cases where the children are minor requesting for recognition of fathers or mothers, the mothers shall carry out the procedures for recognition of fathers or the fathers shall carry out the procedures for recognition of mothers for such children. In cases where the children are minor requesting for recognition of fathers or mothers, but the respectively mothers or fathers died, missed, are incapable of civil acts, the guardians shall carry out the procedures for recognition of fathers or the fathers for such children.
Article 19. Competence to register the recognition of fathers, mothers, children
1. The provincial Justice Services of the localities where the persons to be recognized fathers, mothers or children permanently reside shall recognize and register the application for recognition of fathers, mothers or children specified in Article 18 of this Decree.
In cases where the persons who are recognized fathers, mothers or children have not got or not yet got permanent residence registration but have already registered their temporary residence according to the law provisions on residence, the provincial People’s Committees of the localities where the such persons temporarily reside shall recognize and register the application for recognition of fathers, mothers or children.
2. The representative agencies at the receiving countries shall recognize and register the application for recognition of Vietnamese citizens residing in such countries to be fathers, mothers or children as requested by foreigners, if the registers are not contrary to law of the receiving countries.
In case where a Vietnamese citizen residing overseas wish to recognize a Vietnamese citizen residing overseas to be father, mother, child, the representative agency at the residing country of one of to parties shall recognize and register the recognition of father, mother, child.
Article 20. Dossier of recognition of fathers, mothers, children
1. The dossiers of application for recognition of fathers, mothers or children shall be made into 01 set, including the following papers:
a) The declaration for registration of recognition of fathers, mothers or children (made according to a set form);
b) The copies of papers proving personal matters such as the identity cards or passports (for Vietnamese citizens staying in the country), or passports or substitute papers such as travel documents, or residence cards (for foreigners and Vietnamese citizens in foreign countries);
c) The copies of the birth certificates of the persons to be recognized as children, for case of recognition of children; of persons recognizing the fathers, mothers, for case of recognition of fathers or mothers;
d) Grounds (if any) to prove that there is between the recognizer and the recognizee the father or mother and children relationship;
e) The copy of the household registration book or collective resident certificate (for Vietnamese citizens permanently residing in the country); the permanent residence card (for foreigners permanently residing in Vietnam) of the persons to be recognized as fathers, mothers or children.
2. The applicant must submit directly dossier of recognition of father, mother or children at the competent agencies as prescribed in Article 19 of this Decree.
Article 21. Time limits for settlement of the recognition of fathers, mothers, children
The time limit for settlement of the recognition of fathers, mothers or children shall be 25 days as from the date the provincial Justice Services or the representative agencies receive the complete and valid dossiers as well as fees.
In case the verification is necessary as prescribed in clause 3 Article 22 or point a clause 1 Article 23 of this Decree, the time limit above may be prolonged but not exceed 10 working days.
Article 22. The order to settle the recognition of fathers, mothers or children in Vietnam
1. After receiving the complete and valid dossiers as well as fees, the provincial Justice Services have the responsibility for study and examination of dossiers, posting up the application for recognition of fathers, mothers or children for 07 consecutive days at the offices of the provincial Justice Services, and at the same time to send official dispatches requesting the commune-level People’s Committees of the localities where the persons to be recognized as fathers, mothers or children permanently reside to post up the application for the recognition thereof.
2. After receiving the requesting official dispatches of the provincial Justice Services, the commune-level People’s Committees have the responsibility postingup the application for recognition of fathers, mothers or children for 07 consecutive days at their offices. If there is any complaint and/or denunciation about the application for recognition of fathers, mothers or children, the commune-level People’s Committees shall have to send written reports thereon to the provincial Justice Services.
3. In cases where there is any doubt, complaint or denunciation about the recognition of fathers, mothers or children or where they deem that the personal identification of the involved parties or papers in the dossiers of application for recognition of fathers, mothers or children need to be clarified, the provincial Justice Service shall carry out the verification.
4. If deeming that the involved parties have satisfied all conditions for recognition of fathers, mothers or children, the directors of provincial Justice Services shall sign decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children.
In case of refusing the recognition of fathers, mothers or children, the provincial Justice Services shall notify such in writing which clearly stating reason thereof to the applicants.
5. Within 05 working days as from the date the directors of provincial Justice Services sign the decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children, except where the involved parties, for plausible reasons, request another time, the provincial Justice Services shall hand the decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children to the involved parties and record in the registers for the recognition of fathers, mothers or children. When handing over the Decisions on recognition of fathers, mothers or children, the recognizer and the recognizee must be present.
Article 23. The order to settle the recognition of fathers, mothers or children in representative agencies
1. Within 20 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers as well as fees, the representative agencies have the responsibility:
a) To study, verify dossiers of recognition of fathers, mothers or children; in cases where there is any doubt, complaint or denunciation about the recognition of fathers, mothers or children or where they deem that the personal identification of the involved parties or papers in the dossiers of application for recognition of fathers, mothers or children need to be clarified, the representative agencies shall carry out the verification;
b) If deeming that the involved parties have satisfied all conditions for recognition of fathers, mothers or children, the heads of representative agencies shall sign decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children.
In case of refusing the recognition of fathers, mothers or children, the representative agencies shall send written notices which clearly stating reason thereof to the applicants.
2. Within 05 working days as from the date the heads of representative agencies sign the decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children, except where the involved parties, for plausible reasons, request another time, the provincial Justice Services shall hand the decisions to recognize the recognition of fathers, mothers or children to the involved parties and record in the registers for the recognition of fathers, mothers or children. When handing over the Decisions on recognition of fathers, mothers or children, the recognizer and the recognizee must be present.
SECTION 2. RECORDING IN CIVIL STATUS BOOKS FOR RECOGNITION OF FATHERS, MOTHERS OR CHILDREN OF VIETNAMESE CITIZENS ALREADY CARRIED OUT AT FOREIGN COMPETENT AGENCIES
Article 24. Recording in civil status books for recognition of fathers, mothers or children of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies
The recognition of fathers, mothers or children between Vietnamese citizens with each other or with foreigners already carried out at foreign competent agencies shall be recorded in the civil status books as prescribed in article 25 of this Decree.
Article 25. Competence, orders of and procedures for recording in civil status books for recognition of fathers, mothers or children of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies
1. The provincial Justice Services of localities where Vietnamese citizens reside shall implement annotations in the civil status books for recognition of fathers, mothers or children of Vietnamese citizens already carried out at foreign competent agencies (hereinafter referred to as annotations in the registers for recognition of fathers, mothers). In cases where Vietnamese citizens have not got or not yet got permanent residence registration but have already registered their temporary residence according to the law provisions on residence, the provincial People’s Committees of the localities where the such persons temporarily reside shall perform annotations in the registers for recognition of fathers, mothers.
The representative agency in the receiving country, residence place of Vietnamese citizens shall make annotations in the registers for recognition of fathers, mothers.
2. Time limit to settle the annotation in the registers for recognition of fathers, mothers is 05 working days as from the date the provincial Justice Sevices or representative agencies receive the complete and valid dossiers as well as fees. In case needs verification, the time limit may be prolonged but not exceed 05 working days.
3. The dossiers of annotations in the registers for recognition of fathers, mothers shall be made into 01 set, including the following papers:
a) The declaration for annotation in the registers for recognition of fathers, mothers (made according to a set form);
b) The copies of papers on recognition of fathers, mothers issued by foreign competent agencies;
c) The copies of one of papers proving on personal matters of the applicant such as identity card or passport or papers of substitute value;
d) The copy of the household registration book or the temporary residence book of applicant.
4. The applicant must submit directly dossier of annotations in the registers for recognition of father, mother or children at the competent agencies as prescribed in clause 1 of this Article.
5. After the annotation in the registers for recognition of father, mother or children has been performed, the Director of provincial Justice Sevice or head of representative agency shall sign and issue a confirmation that civil status matters have been annotated in the registers (according to the set form).
Chapter 4.
REGISTRATION OF MARRIAGE, RECOGNITION OF FATHERS, MOTHERS OR CHILDREN INVOLVING FOREIGN ELEMENTS IN BORDER REGIONS
Article 26. Competence to register marriage, recognition of fathers, mothers or children
The commune-level People’s Committees in border regions shall effect the registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children between Vietnamese citizens permanently residing in border regions and citizens of neighboring countries permanently residing in regions bordering on Vietnam under the provisions of this Decree and other law provisions on civil status registration.
Article 27. The order of and procedures for marriage registration
1. The dossiers of marriage registration are made into 01 set, including the following papers of each party:
a) The declaration for marriage registration (made according to a set form);
b) The written certification of marital status or marriage registration declaration with certification of marital status of Vietnamese citizens; documentary evidence on marital status of citizens of neighboring countries issued by competent agencies of such countries.
Papers specified in this point must be issued within 06 months to the date the dossier is received, stating that such person is currently in status of no wife or no husband.
For Vietnamese citizens who have already been divorced at foreign competent agencies or foreigners who have already been divorced with Vietnamese citizens at foreign competent agencies, they must submit the written confirmation that the divorce which carried out abroad have been recorded in civil status book as prescribed by law of Vietnam.
2. One of two marriage partners shall directly submit dossiers of marriage registration at the communal-level People’s Committees, where register marriages.
3. The applicants must produce the following papers:
a) The Vietnamese citizens must produce the border people’s identity cards; in cases where the border people’s identity cards are not available, they must produce papers proving their permanent residence in border regions, together with other personal papers, for inspection;
b) The citizens of neighboring countries must produce the personal papers or other papers issued by competent State bodies of the neighboring countries to prove that their citizens permanently reside in regions bordering on Vietnam.
4. Within 15 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the communal-level People’s Committees have the responsibility for verification of dossiers. After the dossier verification, the commune-level People’s Committees shall send official dispatches, enclosed with copy of one set of marriage registration dossier (copies not require for authentication), to the provincial Justice Services for comments.
5. Within 15 working days as from the date of receiving the official dispatches of the commune-level People’s Committees, the provincial Justice Services shall consider the marriage registration dossiers and give their written replies to the former.
In case refusal for marriage registration, the provincial Justice Services shall have a document clearly stating reason thereof and send it to the provincial Justice Service in order to notify both of lady and gentleman parties.
6. Within 07 working days as from the date of receiving the consent of the provincial Justice Services, the commune-level People’s Committees shall perform marriage registration as for the cases of registration of marriage between Vietnamese citizens in the country according to the law provisions on civil status registration.
Article 28. The order of and procedures for registration for recognition of fathers, mothers or children
1. A dossier on registration for recognition of fathers, mothers or children shall be made into 01 set, including:
a) The declaration for recognition of fathers, mothers or children (made according to a set form);
d) Grounds (if any) to prove that there is between the recognizer and the recognizee the father or mother and children relationship;
2. The applicant must submit directly dossier on registration for recognition of father, mother or children at the communal-level People’s Committees, where registering the recognition of father, mother or children. When submit dossiers, the applicants must produce papers specified in clause 3 Article 27 of this Decree for inspection.
3. Within 15 days as from fully receiving the valid dossiers, the commune-level People’s Committees have the responsibility for verification of dossiers, posting up the application for recognition of fathers, mothers or children for 07 consecutive days at their offices. Past the time limit of posting, the commune-level People’s Committees shall send official dispatches, enclosed with copies of one set of dossier (copies not require for authentication), to the provincial Justice Services for comments.
4. Within 05 working days as from the date of receiving the official dispatches of the commune-level People’s Committees, the provincial Justice Services shall consider dossiers of recognition of fathers, mothers or children and give their written replies to the former.
In case of refusing the recognition of fathers, mothers or children, the provincial Justice Services shall send document to the communal-level People’s Committees in order to notify which clearly stating reason thereof to the applicants.
5. Within 07 working days as from the date of receiving the written consents of the provincial Justice Services, the commune-level People’s Committees shall perform registration of recognition of fathers, mothers or children as for the cases of registration of recognition of fathers, mothers or children between Vietnamese citizens in the country according to the law provisions on civil status registration.
Chapter 5.
ORGANIZATION AND OPERATION OF ADVISORY AND ASSISTANCE ON MARRIAGE AND FAMILY INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Article 29. The legal status of the Centers of advisory and assistance on marriage and family involving foreign elements
The Centers of advisory and assistance on marriage and family involving foreign elements (hereinafter referred to as Centers) are non-business units of the Cetral Committee of the Vietnam Women's Union or the Women's Union in provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the Women's Unions). Women's Unions shall promulgate decisions on establishment of centers.
Article 30. The principles of advisory and assistance activities on marriage and family involving foreign elements
1. Activities of centers must ensure in the non-profit principle, contribute to make the marriage and family relations involving foreign elements be more healthy, in conformity with basic principles of the marriage and family regime of Vietnam, and national culture and fine traditions.
2. It is strictly prohibited to take advantage of advisory and assistance on marriage and family involving foreign elements to human trafficking in, sexually abuse women or for other self-seeking purposes.
Article 31. Conditions for establishment of Centers
1. Having an operation regulation ensuring the non-profit principle approved by the Woman’s Unions.
2. Having necessary places, equipment, human resources to assure for activities of centers.
3. The persons who are expected as heads of centers have no criminal records.
Article 32. Procedures for registration for operation of centers, re-grant of certificate of operation registration of centers
1. After being established, the centers must register operation at the provincial Justice Services, where the centers located head offices.
2. The dossiers for registration of operation of Centers shall be made 01 set including the following papers:
a) The declaration for operation registration (made according to a set form);
b) The copy of the decision on the establishment of the center;
c) The papers testifying to the location of the Center’s headquarters;
d) The legal record card of the person expected to head the Center granted within 03 months, to the day of receiving dossier;
e) The copy of operation regulation specified in clause 1 Article 31 of this Decree.
3. Within 05 working days as from the date of receiving complete and valid dossiers, the provincial Justice Services shall grant the certificate of operation registration to the Centers (according to set form). In case of refusal for grant of operation registration certificate, the provincial Justice Services shall notify such in writing to the Women’s Unions which have set up the centers, in which clearly state reason thereof.
4. In case where the certificate of operation registration of a center is lost or corrupted cannot to use, it shall be re-granted the certificate of operation registration.
Article 33. Rights and obligations of the Centers
1. The Centers have the following rights:
a) To give advice on matters on marriage and family involving foreign elements to Vietnamese citizens under guidance of the Woman’s Unions;
b) To give advice, improve for Vietnamese citizens on languages, cultures, customs and practices, as well as law on marriage and family, entry of countries which the involved parties expect to marry with citizen of such countries;
c) To give advice, help foreigners to inquire into matters regarding languages, cultures, customs and practices, as well as law on marriage and family of Vietnam;
d) To help the marriage partners to inquire into matters regarding the personal identification, families and social backgrounds of the parties, as well as other relevant matters requested by the parties; create favorable conditions for them to proceed to voluntary, equitable, progressive, happy and monogamous marriages;
dd) To grant written confirmation for Vietnamese citizens after they have been consulted, improved as prescribed in point a and point b clause 1 of this article;
e) To assist the parties in finalizing dossiers for marriage registration as prescribed by law, if have request;
g) In case where Vietnamese citizens or foreigners have demand to be introduced with foreigners or Vietnamese citizens for marriage, the centers may perform introduction;
h) To be entitled to perform coordination with legal organizations of marriage advisory, assistance of concerned foreign countries in order to settle matters related to marriage and family between Vietnamese citizens and foreigners as prescribed by law;
i) To receive remunerations to cover operation cost and be paid other reasonable actual costs as prescribed by law, ensure the non-profit principle;
k) To change content of operation registration certificate as prescribed in Article 34 of this Decree.
2. The Centers have the following obligations:
a) To carry out activities in strict accordance with the contents inscribed in the operation registration certificates;
b) To publicize the remunerations as prescribed by law;
c) To keep in secret of information, documents on private life of parties as prescribed by law;
d) To be inspected, managed by the Woman’s Unions;
dd) To report every 6 months and annually on activities of centers to the Woman’s Union and the provincial Justice Services, where register operation; report irregularly, supply documents of make explainations on matters related to activities of Centers at the request of competent state agencies;
e) To be inspected, examined by the Central Committee of Vietnam Woman's Union, the Ministry of Justice, the provincial Justice Services where their operations have been registered and other competent agencies as prescribed by law;
g) To send final settlement on financial revenue and expenditure relating to advisory and assisstance activities on marriage and family involving foreign elements to the Woman's Union, the provincial Justice Services where their operations have been registered;
h) Other obligations as prescribed by law.
Article 34. Changes in contents of the operation registration certificates of Centers
1. In cases where Centers wish to change their appellations and/or headquarters locations, they must send written requests for annotation on the changes, together with their operation registration certificates, to the provincial Justice Services where their operations have been registered.
Within 03 working days as from the date of receiving the written requests for annotation on the changes, the provincial Justice Services shall directly inscribe the changed contents in the operation registration certificates of the Centers and affix stamps for certification.
2. In cases where there are requests for replacement of the heads of the Centers or the operation contents of the Centers, the Woman’s Unions must send the written requests for the changes, clearly stating the purposes, contents and reasons for the changes, together with the operation registration certificates, to the provincial Justice Services where the Centers operations have been registered. In case of replacement of the heads of the Centers, the legal record cards of the substitutes which are issued within 03 months to the day of receiving dossire must be enclosed with the written requests for the change.
Within 05 working days as from fully receiving the valid dossiers, the provincial Justice Services shall directly inscribe the changed contents in the operation registration certificates of the Centers and affix stamps for certification. In case of refusing the changes, the Justice Services shall notify such in writing which clearly state reason thereof to the Woman's Unions.
Article 35. Termination of operations of Centers
1. A Center shall terminate its operation in the following cases:
a) Women's Union decides to dissolve the Center;
b) It is deprived indefinitely of the right to use the operation registration certificate by decision of a competent State body.
2. In case of operation termination under the provisions at Point a, Clause 1 of this Article, the Woman’s Union must send written notifications of the termination of operation of the Center to the provincial Justice Services where the Center has registered its operations, at least 30 days before the date of termination of operations of the Center. The Centers shall have to return the operation registration certificates to the provincial Justice Services where they previously registered their operation.
3. In cases of operation termination under the provisions at Point b, Clause 1 of this Article, the provincial Justice Services or other competent agencies must send decisions on indefinite deprivation of the right to use the operation registration certificate at least 30 days before the date the Centers are forced to terminate operations.
4. Before the date of operation termination, the Centers shall have to pay all debts (if any) to relevant organizations and/or individuals and settle all matters related to the operation termination; and make reports on thereon in writing to send to the Woman’s Unions and the provincial Justice Services where they previously registered their operation.
Chapter 6.
STATE MANAGEMENT OVER MARRIAGE AND FAMILY INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Article 36. Tasks and powers of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice takes responsibility before the Government in unified state management over marriage and family involving foreign elements nationwide, having the following tasks and powers:
1. To formulate and submit to the competent State agencies for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents on marriage and family involving foreign elements.
2. To guide the provincial-level People’s Committees and coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in directing and guiding the representative agencies in implementation of the law provisions on marriage and family involving foreign elements; to disseminate and educate in the legislation and settle cases on marriage and family involving foreign elements as prescribed by law.
3. To issue unified forms of books and papers for registration of civil status cases prescribed in this Decree.
4. To inspect and examine the observance of the legislation on marriage and family involving foreign elements; to settle complaints and denunciations according to the provisions of law and handle administrative violations on marriage and family involving foreign elements as prescribed by law.
5. To gather statistics on the registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children, grant of confirmation on marriage status, annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers or children as prescribed in this Decree.
6. To carry out international cooperation in the field of marriage and family involving foreign elements as prescribed by law.
Article 37. Tasks and powers of the Ministry for Foreign Affairs
The Ministry for Foreign Affairs shall perform the State management over the marriage and family involving foreign elements as prescribed by law, having the following tasks and powers:
1. To direct the representative agencies in implementing the legislation on marriage and family involving foreign elements as well as on civil status registration operations; in taking measures to protect the rights and legitimate interests of Vietnamese citizens in foreign countries in marriage and family relations in accordance with the laws of the host countries and the international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. To direct the representative agencies in observing the regime of statistics and annual reports on the situation of registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children and annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers or children, which fall under their settling jurisdiction as prescribed in this Decree.
To gather data for statistics and make annual reports on the situation of registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children and annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers or children, which fall under their settling jurisdiction and send them to the Ministry of Justice.
3. To update and supply basic information on law, culture, customs and practices of host countries in order to do as basis for orientation of domestic propagation and advisory.
4. To inspect and examine the observance of the legislation on marriage and family involving foreign elements at representative agencies; to settle complaints and denunciations according to the provisions of law; and handle administrative violations on marriage and family involving foreign elements as prescribed by law.
5. To settle under their jurisdiction foreign affairs araising during the course of implementation of International treaties on marriage and family of which Vietnam is a member.
6. To issue copies from the original books of marriage certificates, decisions on father, mother or child recognition according to the provisions of law.
7. To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
Article 38. Tasks and powers of the representative agencies
1. The representative agencies implement state management on marriage and family, having the following tasks and powers:
a) To implement the marriage registration, recognition of fathers, mothers, children; donatations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers, children in conformity with law of receiving countries and International treaties of which Vietnam is a member;
b) To make statistics and biannual and annual reports on the situation of registration of marriage, recognition of fathers, mothers or children and annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers or children, which fall under their settling jurisdiction as prescribed in this Decree.
c) To update basic information on law, culture, customs and practices of host countries, report to the Ministry of Foreign Affairs;
d) To settle complaints, denunciation and handle administrative violations relating to settlement of civil status cases as prescribed by law;
e) To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
2. Foreign affair officers, consular officers who perform civil status work have responsibility to help representative agencies in implementation of specfic tasks and powers as prescribed in clause 1 of this Article, except for denunciation settlement specified in point d, clause a of this Article.
Article 39. Tasks and powers of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall perform the State management over marriage and family involving foreign elements as prescribed by law, having the following tasks and powers:
1. To direct and guide the Police Services of the provinces and centrally-run cities assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial Justice Services in verifying according to their specialized functions the requested matters in the dossiers of marriage registration as provided for in this Decree; to issue passports in time and create favorable conditions for Vietnamese citizens having their marriages registered, having been recognized as fathers, mothers or children to foreigners, to leave Vietnam when so requested.
2. To direct and take measures to prevent and combat activities of brokerage in marriage for the purpose of seeking profits, acts abusing the marriage, recognition of fathers, mothers, children to seek profits, traffic in, exploit the labor of, or sexually abuse, women and/or children as well as other acts of violating the legislation on marriage and family involving foreign elements.
3. To inspect, examine the observance of the legislation on marriage and family involving foreign elements according to the provisions of law.
4. To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
Article 40. Tasks of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government
The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Justice in performing the State management over marriage and family involving foreign elements.
Article 41. Tasks and powers of the provincial People’s Committees
1. The provincial-level People’s Committees shall perform the State management over marriage and family involving foreign elements in their respective localities, having the following tasks and powers:
a) To effect the registration of marriages which involve foreign elements, under the provisions of this Decree;
b) To disseminate and educate in the legislation on marriage and family involving foreign elements;
c) To make statistics, biannual and annual reports to the Ministry of Justice on the situation of registration of marriage, father, mother or child recognition as well as annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers or children as prescribed by this Decree; and the situation of observance of the legislation on marriage and family involving foreign elements in their respective localities.
d) To ensure necessary conditions for the Woman’s Unions in provinces and centrally-run cities to establish Centers; facilitate for Centers to operate effectively; manage activities of Centers in their respective localities;
dd) To inspect and examine the observance of the legislation on marriage and family involving foreign elements in their respective localities; to settle complaints and denunciations and handle administrative violations on marriage and family involving foreign elements in acordance with law;
e) To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
2. The provincial Justice Services shall assist the provincial-level People’s Committees in performing the State management over marriage and family involving foreign elements in the localities; registration for recognition of fathers, mothers, children; annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers, children; perform specific tasks and exercise specific powers prescribed in this Decree.
Article 42. The participation on state management over marriage and family involving foreign elements of the Central Committeee of Vietnam Women’s Union
The Ministry of Justice, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the provincial People’s Committees shall ensure for the Central Committee of Vietnam Women’s Union in participation in the State management over marriage and family involving foreign elements as prescribed by law. The Central Committee of the Vietnam Women's Union participates in the State management over marriage and family involving foreign elements, having the following tasks and powers:
1. To establish Centers as prescribed in this Decree and implement management over activities of Centers.
2. To direct, guider the Woman’s Unions in provinces and centrally-run cities to establish Centers; and implement management over activities of Centers.
3. To direct, guide on organization and operation of Centers.
4. To coordinate with the Ministry of Justice in examination, inspection on organization and operation of Centers.
5. To perform other tasks and exercise other powers as provided for by law.
Chapter 7.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 43. Application of the Decree in special cases
This Decree is applied to register marriage, cognition of fathers, mothers, children between Vietnamese citizens who have foreign nationality with Vietnamese citizens or with foreigners.
Article 44. Paper required for stateless persons, persons with two or more foreign nationalities, Vietnamese citizens residing in other countries
1. In case this Decree fails to specify for papers issued by competent agencies of other countries, which are used in marriage registration, recognition of fathers, mothers, children of stateless persons, persons with two or more foreign nationalities, these papers shall be defined as follows:
a) For stateless persons, these are papers issued by competent agencies of countries where such person reside permanently;
b) For persons with two or more foreign nationalities, these are papers issued by competent agencies of countries where such person have nationality and reside permanently; If such persons do not permanently reside in any of the countries which they bear the nationalities of, they are papers issued by competent agencies of the countries which such persons carry the passports of;
2. For Vietnamese citizens permanently residing abroad, the papers for use in the registration of marriage, father, mother or child recognition as well as annotations in registers for marriage, father, mother or child recognition shall be those issued by competent agencies of the countries where such persons permanently reside or by the representative agencies in those countries.
Article 45. Effect
1. This Decree takes effect on May 15, 2013.
2. To annul the Government’s Decree No. 68/2002/ND-CP, of July 10, 2002 detailing the implementation of a number of articles of the marriage and family law regarding the marriage and family relations involving foreign elements (hereinafter referred to as the Decree No. 68/2002/ND-CP), the Government’s Decree No. 69/2006/ND-CP, of July 21, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 68/2002/ND-CP (hereinafter referred to as the Decree No. 69/2006/ND-CP).
3. The dossiers of application for marriage registration, recognition of fathers, mothers, children; annotations in registers for marriage, recognition of fathers, mothers, children, which have been carried out by foreign competent agencies in other countries and received by Vietnam’s competent agencies before this Decree takes effect shall continue to be settled according to the provisions of Decree No.68/2002/ND-CP and Decree No. 69/2006/ND-CP.
The dossiers of granting confirmation on marriage status for Vietnamese citizens residing in country used for marriage with foreigners at foreign competent agencies in orther countries, which have been received by Vietnam’s competent agencies before this Decree takes effect shall continue to be settled according to the provisions of Decree No. 158/2005/ND-CP, of December 27, 2005 on civil status registration and management and the Government’s Decree No. 06/2012/ND-CP, of February 02, 2012, amending and supplementing a number of articles of Decrees on civil status, marriage and family as well as authentication.
4. The Minister of Justice shall organize implementation of this Decree.
5. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of all levels, as well as relevant agencies, organizations, and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |