Chương III Luật Hộ tịch 2014: Đăng ký hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp huyện
Số hiệu: | 60/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1165 đến số 1166 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những điểm đáng chú ý trong Luật Hộ tịch 2014
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã nhất trí thông qua Luật Hộ tịch 2014 và Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như sau:
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ giao cho UBND cấp huyện giải quyết.
- Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.
- Về thẩm quyền đăng ký khai sinh: sẽ do UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện, trước kia thẩm quyền này được ưu tiên cho UBND nơi cư trú của người mẹ.
- Bổ sung quy định Nội dung giấy khai sinh như thông tin của người đăng ký khai sinh; thông tin của cha, mẹ; Số định danh của cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Luật Hộ tịch 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Điều này.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
CIVIL STATUS REGISTRATION AT DISTRICT-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES
Article 35. Competence to register birth
District-level People's Committees of places of residence of fathers or mothers shall register birth for children in the following cases:
1. Children born in Vietnam:
a/ Having a parent being a Vietnamese citizen and the other being a foreigner or a stateless person;
b/ Having a parent being a Vietnamese citizen residing in the country and the other being a Vietnamese citizen residing abroad;
c/ Having both parents being Vietnamese citizens residing abroad;
d/ Having both parents being foreigners or stateless persons.
2. Children born abroad with their birth not yet registered abroad and taken to reside in Vietnam:
a/ Having both parents being Vietnamese citizens;
b/ Having a parent being a Vietnamese citizen.
Article 36. Birth registration procedures
1. Birth registrants shall submit the papers specified in Clause 1, Article 16 of this Law to the civil status registration agency. In case either parent is or both parents are foreigner(s), a document on the agreement of the parents on the selection of citizenship for their child.
If the parents choose a foreign citizenship for their child, their agreement document must contain certification of a competent foreign state agency of which they are citizens.
2. Immediately after receiving the papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the birth declaration information is complete and proper, the civil status officer shall record the birth declaration contents prescribed in Article 14 of this Law in the civil status book; for a child having a foreign citizenship, the civil status officer shall not record the content prescribed at Point c, Clause 1, Article 14 of this Law.
The civil status officer and birth registrant shall both sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee to grant a birth certificate to the person whose birth is registered.
3. The Government shall stipulate birth registration procedures for the cases prescribed in Clause 2, Article 35 of this Law.
Section 2. MARRIAGE REGISTRATION
Article 37. Competence to register marriage
1. District-level People's Committees of places of residence of Vietnamese citizens shall register marriages between Vietnamese citizens and foreigners; between Vietnamese citizens residing in the country and Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens residing abroad; and between Vietnamese citizens who also have foreign citizenship and Vietnamese citizens or foreigners.
2. In case a foreigner residing in Vietnam requests marriage registration in Vietnam, the district-level People's Committee of the place of residence of either partner shall register the marriage.
Article 38. Marriage registration procedures
1. The male and female partners submit a declaration, made according to a set form, and a written certification of a competent Vietnamese or foreign health organization stating that he/she does not suffer any mental or other diseases which deprive him/her of the ability to perceive and control his/her acts to the civil status registration agency.
Foreigners and Vietnamese citizens residing abroad shall additionally submit papers proving their marital status and copies of their passports or valid passport substitute papers.
2. Within 15 days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, civil status officers shall verify; if seeing that the law-prescribed marriage conditions are fully met, the district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee for settlement.
3. Upon marriage registration, both male and female partners must be present at the head office of the People's Committee, the civil status officer shall ask for opinions of the male and female partners. If seeing that they voluntarily marry each other, the civil status officer shall record the marriage in the civil status book and together with the male and female partners sign in the civil status book. The male and female partners shall both sign in the marriage certificate.
The chairperson of the district-level People's Committee shall hand the marriage certificate to the couple.
4. The Government shall stipulate additional papers in marriage registration dossiers, interview to verify the marriage purpose when settling marriage registration requests; procedures to grant marital status certificates to Vietnamese citizens for marrying foreigners at competent foreign agencies overseas in order to guarantee lawful rights and interests of parties.
Section 3. GUARDIANSHIP REGISTRATION
Article 39. Competence to register guardianship and guardianship termination
District-level People's Committees of places of residence of wards or guardians shall register guardianship between Vietnamese citizens and foreigners together residing in Vietnam.
District-level People's Committees of places of guardianship registration shall register guardianship termination.
Article 40. Procedures for registration of appointed guardians
1. Requesters for guardianship registration shall submit declarations, made according to a set form, and the guardian appointment document as prescribed in the Civil Code to the civil status registration agency.
2. Within 5 working days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall verify and, if seeing that the law-prescribed conditions are fully met, shall record the guardianship registration in the civil status book and together with the guardianship registrant sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People's Committee to issue an extract to the requester.
Article 41. Registration of natural guardianship
The procedures for registration of natural guardianship between Vietnamese citizens and foreigners together residing in Vietnam must comply with Article 21 of this Law.
Article 42. Procedures for guardianship termination or change registration
The procedures for guardianship termination or change registration between Vietnamese citizens and foreigners must comply with Articles 22 and 23 of this Law.
Section 4. REGISTRATION OF PARENT AND CHILD RECOGNITION
Article 43. Competence to register parent and child recognition
District-level People's Committees of places of residence of persons recognized as parents or children shall register the parent and child recognition between Vietnamese citizens and foreigners; between Vietnamese citizens residing in the country and Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens residing abroad; between Vietnamese citizens also having a foreign citizenship and Vietnamese citizens or foreigners; and between foreigners either or both of whom permanently residing in Vietnam.
Article 44. Procedures for registration of parent and child recognition
1. Requesters for parent and child recognition registration shall submit declarations, made according to a set form, and papers and items or other evidence to prove the parent and child relationship to the civil status registration agency. In case of registering the parent and child recognition between Vietnamese citizens and foreigners or between foreigners, foreigners shall additionally submit copies of their passports or valid passport substitute papers to prove their personal identity.
2. Within 15 days after receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall verify and post the parent and child recognition at the head office of the district-level People's Committee for 7 consecutive days, and at the same time send a written request to the commune- level People's Committee of the place of permanent residence of the person recognized as parent or child to post for 7 consecutive days at its head office.
3. The district-level Justice Division shall report to and propose the chairperson of the district-level People's Committee the registration of parent and child recognition; if seeing that the prescribed conditions are fully met, the chairperson of the district-level People's Committee shall settle.
4. Upon registration of the parent and child recognition, the parties concerned must be present; the civil status officer shall record the registration in the civil status book and together with the parties sign in the civil status book. The chairperson of the district-level People's Committee shall issue an extract to the parties.
Section 5. REGISTRATION OF CIVIL STATUS CHANGE, CORRECTION AND SUPPLEMENTATION, ETHNICITY RE-DETERMINATION
Article 45. Scope of civil status change
The scope of civil status change must comply Article 26 of this Law.
Article 46. Competence to register civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination
1. District-level People's Committees of previous places of civil status registration or places of residence of foreigners are competent to settle civil status correction and supplementation for foreigners who have registered civil status at competent Vietnamese agencies.
2. District-level People's Committees of previous places of civil status registration of overseas Vietnamese are competent to settle civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination.
3. District-level People’s Committees of previous places of civil status registration or places of residence of individuals are competent to settle civil status change and correction for Vietnamese citizens of full 14 years or older residing in the country, and ethnicity re-determination.
Article 47. Procedures for registering civil status change, correction and supplementation and ethnicity re-determination
1. The procedures for registering civil status change and correction must comply with Article 28 of this Law.
In case of request for ethnicity re-determination, there must be proving papers as prescribed by law; the order must comply with Article 28 of this Law.
2. The procedures for requesting addition of civil status information must comply with Article 29 of this Law.
Section 6. RECORDING IN THE CIVIL STATUS BOOK CIVIL STATUS MATTERS OF VIETNAMESE CITIZENS WHICH HAVE BEEN SETTLED AT COMPETENT FOREIGN AGENCIES
Article 48. Competence to record in the civil status book civil status matters of Vietnamese citizens that have been settled at competent foreign agencies
1. District-level People’s Committees of places of residence of Vietnamese citizens shall record in the civil status book the birth registration; marriage; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; and civil status change already settled at competent foreign agencies.
2. District-level People’s Committees of previous places of marriage registration or marriage registration noting shall record in the civil status book the divorce and marriage cancellation of individuals already effected abroad.
3. District-level People’s Committees of places of residence of persons responsible for death declaration prescribed in Clause 1, Article 33 of this Law shall record in the civil status book the death declaration already settled at competent foreign agencies.
Article 49. Procedures for recording in the civil status book the birth registration; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; civil status change; and death declaration
1. Requesters for recording in the civil status book the birth declaration; guardianship; parent and child recognition; parent and child identification; adoption; civil status change; or death declaration shall submit declarations, made according to set forms, and certified copies of papers proving that such matter has been settled at a foreign competent agency to the civil status registration agency.
2. After receiving complete papers as specified in Clause 1 of this Article, the civil status officer shall check them and, if seeing that the request is proper, record the matter in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the requester.
In case of necessity to verify, the time limit for settlement is 3 working days.
Article 50. Procedures for recording in the civil status book marriage, divorce and marriage cancellation
1. Requesters for recording in the civil status book the marriage, divorce or marriage cancellation shall submit declarations, made according to set forms, and certified copies of papers proving that such matter has been settled at a foreign competent agency to the civil status registration agency.
2. Within 12 days after receiving complete and valid dossiers as prescribed in Clause 1 of this Article and if seeing that the law-prescribed conditions are fully met, the civil status officer shall record the matter in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the requester.
3. The Government shall stipulate in detail the order, procedures and time for coordination among agencies in implementing this Article.
Article 51. Competence to register death
1. District-level People’s Committees of last places of residence of deceased persons shall register death for foreigners or Vietnamese citizens residing abroad who die in Vietnam.
2. In case it is impossible to identify the last place of residence of a deceased person as prescribed in Clause 1 of this Article, the district-level People’s Committee of the place where such person dies or his/her body is found shall register his/her death.
Article 52. Death registration procedures
1. Death registrants shall submit declarations, made according to a set form, and the death notice or a death notice substitute paper to the civil status registration agency.
2. Immediately upon receiving complete papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the death declaration is proper, the civil status officer shall record it in the civil status book and together with the death registrant sign in the civil status book. The district-level Justice Division shall report to the chairperson of the district-level People’s Committee to issue an extract to the death registrant.
In case of necessity to verify, the settlement time limit is 3 working days.
3. After death registration, the district-level People’s Committee shall issued a written notice enclosed with the civil status extract to the Ministry of Foreign Affairs for notification to the competent agency of the country of which the deceased person is a citizen.
If the deceased person is a Vietnamese citizen residing abroad, the civil status officer shall close his/her information in the electronic civil status database.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Điều 9. Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn
Điều 59. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Điều 61. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch
Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Điều 69. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc