Chương I Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: Những quy định chung
Số hiệu: | 13/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
2. Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
4. Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
5. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
7. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, tài liệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
1. Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
3. Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;
c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình, trợ giúp pháp lý và trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản;
e) Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì không được thực hiện quyền của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật quy định của Luật này đối với vụ việc bạo lực gia đình do mình thực hiện.
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
This Law provides for the prevention, protection, support, and handling of violations against regulations on prevention and combat against domestic violence; conditions for ensuring prevention and combat against domestic violence; state management and responsibilities of agencies, organizations, families, and individuals in preventing and combating domestic violence.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Law, the following terms shall be construed as follows:
1. Domestic violence means an intentional act of a family member causing or potentially causing physical, mental, sexual, or economic harm to other family members.
2. Protective order is a solution that prohibits the perpetrator from coming close to his/her victim or from using means or tools to commit domestic violence acts.
3. Shelter is a location to ensure the safety of domestic violence victims.
4. Domestic violence education and control is a process for providing knowledge of and training in skills in behaving, controlling negative emotions and behaviors, or conflict solutions for perpetrators to terminate domestic violence acts.
Article 3. Domestic violence acts
1. Domestic violence acts include:
a) Torturing, ill-treating, beating, and threatening or acts of intentionally violating the health and lives of others;
b) Insulting, nagging, or other acts of intentionally insulting the honor and dignity of others;
c) Forcing people or animals to witness violence to put constant psychological pressure;
d) Ignoring, deserting, not nurturing, or taking care of family members who are children, pregnant women, women who are raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, or people who are unable to take care of themselves; not educating family members who are children;
dd) Discriminating against family members’ body, gender, sexuality, and capability;
e) Preventing family members from meeting their family members, having legal, healthy social relationships, or committing acts of isolating and putting constant psychological pressure;
g) Preventing the performance of rights and obligations in the family relations between grandparents and grandchildren; between father, mother, and child; between husband and wife; between brothers and sisters;
h) Disclosing or spreading information on personal life, secrets, and family secrets of other family members to insult their honor and dignity;
i) Forcing sexual intercourse against the will of the wife or husband;
k) Forcing performance of erotic acts; forcing other family members to listen to, view, and read pornographic audio, images, and contents, inciting violence;
l) Imposing forced child marriage, marriage, and divorce or preventing marriage or divorce illegally;
m) Forcing pregnancy, abortion, and fetal sex selection;
n) Appropriating or vandalizing the general property of the family or personal property of other family members;
o) Forcing family members to overwork, over-study, or make financial contributions more than they can afford; controlling property and income of family members to create a state of physical, mental dependence, or other aspects;
p) Isolating or holding family members in custody;
q) Forcing family members to leave their legal residence illegally.
2. The acts prescribed in Clause 1 of this Article performed between divorced people; people who live together like husband and wife; people who are parents, stepchildren, brothers, or sisters of the divorced people or people who live together like husband and wife; people who have had a relationship of adoptive parents and adopted children with each other are also identified as domestic violence according to the Government of Vietnam.
Article 4. Principle of prevention and combat against domestic violence
1. Make prevention the main focus, taking the domestic violence victim as the center.
2. Respect and protect legal rights and benefits of relevant people; ensure the best benefits of children; prioritize the protection of legal rights and benefits of domestic violence victims who are pregnant women, women who are raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, and people who are unable to take care of themselves; perform gender equality.
3. Focus on activities of disseminating, educating, counseling, and mediating in preventing and combating domestic violence.
4. Promptly detect and prevent and strictly handle violations against laws on prevention and combat against domestic violence as prescribed by law. If the domestic violence victims are children, during the handling process, there must be the participation of the representatives of state management agencies of children or people who are assigned to protect children.
5. Increase the responsibilities of agencies, organizations, and heads; focus on inter-sectoral cooperation in preventing and combating domestic violence.
6. Promote the role and responsibilities of individuals, families, and communities.
7. Perform the responsibility to set an example in preventing and combating domestic violence regarding officials, public employees, and people of the people’s armed forces.
Article 5. Prohibited acts in preventing and combating domestic violence
1. Domestic violence acts prescribed in Article 3 of this Law.
2. Inciting, enticing, seducing, assisting, or forcing others to commit domestic violence acts.
3. Using and disseminating information, documents, images, and audio to incite domestic violence.
4. Revenging or threatening vengeance on people who help domestic violence victims and people who detect, notify, denounce, and prevent domestic violence acts.
5. Obstructing the detection, notification, denunciation, prevention, and handling of domestic violence acts.
6. Taking advantage of the prevention and combat against domestic violence to commit illegal acts.
7. Tolerating, covering up, and failing to handle domestic violence acts in contravention of the law.
Article 6. Policies of the State on prevention and combat against domestic violence
1. The State shall allocate the budget for the effective implementation of the prevention and combat against domestic violence, prioritizing ethnic minority areas, mountainous areas, and areas with extremely difficult socio-economic conditions.
2. Encourage agencies, organizations, and individuals to provide aid, sponsorship, gifts, contributions, support, and investment in funds, personnel, physical facilities, and necessities for the prevention and combat against domestic violence; perform international cooperation in preventing and combating domestic violence; develop counseling models to build a happy family, prevent domestic violence, and support domestic violence victims; develop a network of population collaborators engaging in the prevention and combat against domestic violence in the community.
3. Encourage literary and artistic creation on domestic violence prevention and combat; apply science and information technology to the prevention and combat against domestic violence.
4. Praise and commend agencies, organizations, and individuals with achievements in the prevention and combat against domestic violence; issue supporting regulations on compensating for health, life, and property damage for individuals participating in the prevention and combat against domestic violence.
5. Support the advanced training in improving the capability of people who engage in domestic violence prevention and combat.
Article 7. National Action Month for domestic violence prevention and combat
1. The National Action Month for domestic violence prevention and combat is organized in June every year to promote the prevention and combat against domestic violence and honor family values.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in directing, guiding, and organizing the implementation of the National Action Month for domestic violence prevention and combat.
Article 8. International cooperation in domestic violence prevention and combat
1. International cooperation in domestic violence prevention and combat is performed based on the principle of equality and respect for independence and sovereignty following the law of Vietnam and international laws.
2. Contents of international cooperation in domestic violence prevention and combat include:
a) Participating in international organizations; concluding and performing international treaties and agreements on domestic violence prevention and combat;
b) Developing and performing domestic violence prevention and combat programs, projects, and activities;
c) Sharing information on and experience in domestic violence prevention and combat;
d) Conducting scientific research and providing training for domestic violence prevention and combat personnel.
Article 9. Rights and responsibilities of domestic violence victims
1. Domestic violence victims may:
a) Request competent agencies, organizations, or individuals to protect their health, life, honor, dignity, and legal rights and benefits related to domestic violence acts;
b) Request competent agencies or individuals to apply measures to prevent, protect, and support as prescribed by this Law;
c) Receive allocation of shelters and confidentiality of such shelters and information on personal life, personal secrets, and family secrets according to this Law and other regulations of relevant laws;
d) Receive medical services, psychological counseling, and training in skills in responding to domestic violence, legal aid, and social support as prescribed by law;
dd) Request perpetrators to remedy consequences and compensate for damage to their health, honor, dignity, and property;
e) Receive information on relevant rights and obligations during the settlement of conflicts and disputes among family members or the handling of domestic violence acts;
g) Complain, denounce, and file a lawsuit against acts that violate domestic violence prevention and combat laws;
h) Other rights according to laws related to domestic violence prevention and combat.
2. Domestic violence victims, guardians, or legal representatives of domestic violence victims shall adequately, accurately, and promptly provide information on domestic violence acts upon requests of competent agencies, organizations, or individuals.
Article 10. Responsibilities of perpetrators
1. Perpetrators shall:
a) Terminate domestic violence acts;
b) Comply with requests and decisions of competent agencies, organizations, and individuals when such entities apply measures to prevent, protect, support, and handle violations against domestic violence prevention and combat laws;
c) Promptly bring domestic violence victims to medical facilities for emergency aid and treatment. Take care of domestic violence victims unless refused by the victims, their guardians, or legal representatives;
d) Compensate for the damage and remedy consequences for domestic violence victims, people who participate in domestic violence prevention and combat, and other organizations and individuals.
2. If the perpetrators are guardians or legal representatives of domestic violence victims, they are forbidden from performing the rights of guardians and legal representatives according to this Law regarding domestic violence cases they performed.
Article 11. Responsibilities of family members in domestic violence prevention and combat
1. Educate and remind other family members to comply with laws on prevention and combat against domestic violence, laws on marriage and family, laws on gender equality, and other relevant laws.
2. Mediate conflicts and disputes among family members; request perpetrators to end their behaviors; participate in taking care of domestic violence victims.
3. Cooperate with agencies, organizations, individuals, and the residential population in preventing and combating domestic violence.
4. Perform domestic violence prevention and combat measures following this Law and other relevant laws.
Article 12. Rights and responsibilities of individuals in domestic violence prevention and combat
1. Receive commendations upon achievements in domestic violence prevention and combat according to emulation and commendation laws; receive protection and confidentiality of personal information when notifying or denouncing domestic violence acts; receive support from the State to compensate for damage to health, life, and property when participating in domestic violence prevention and combat as prescribed by the Government of Vietnam.
2. Upon detecting domestic violence acts, individuals shall:
a) Provide notifications and denunciations of such behaviors for competent agencies, organizations, or individuals as prescribed in Clause 1 Article 19 of this Law;
b) Participate in protecting and supporting domestic violence victims and domestic violence prevention and combat activities in the community.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 19. Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Điều 20. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Điều 22. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
Điều 25. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Điều 30. Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình
Điều 39. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 40. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình