Chương II Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022: Phòng ngừa bạo lực gia đình
Số hiệu: | 13/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Người bạo lực gia đình có thể phải làm công việc phục vụ cộng đồng
Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022, trong đó, bổ sung biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Đơn cử một số biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị bạo lực gia đình như sau:
- Biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng gồm:
+ Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng;
+ Sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;
+ Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
Xem chi tiết tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;
đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.
3. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.
5. Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.
6. Nội dung khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;
2. Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
3. Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
4. Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
5. Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
6. Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
b) Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
2. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
đ) Người chuẩn bị kết hôn.
3. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.
1. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
1. Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.
Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.
3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.
Article 13. Purposes and requests in information, communication, and education
1. Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat are to improve awareness and orient behaviors, contributing to the elimination of domestic violence.
2. Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat shall ensure the following requests:
a) Being constant, accurate, clear, simple, and practical;
b) Being suitable for qualification, age, gender, tradition, culture, ethnicity, religion, and region; focus on children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, and people living in ethnic minority areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions, and areas with extremely difficult socio-economic conditions;
c) Focusing on changing the behaviors of perpetrators, people who regularly have acts of inciting violence, stigma, and discrimination on gender, sexuality, and gender stereotypes;
d) Ensuring gender equality and the protection of honor, dignity, and reputation of domestic violence victims and relevant people;
dd) Ensuring the safety of information on personal life, personal secrets, and family secrets.
Article 14. Contents of information, communication, and education
1. Policies and laws on domestic violence and combat.
2. Human rights, civil rights, and gender equality in families.
3. Fine traditions of Vietnamese people and families; examples of good people and good deeds in building a happy family and preventing and combating domestic violence.
4. Knowledge of marriage and families; behavioral skills in families; skills in protecting and supporting domestic violence victims; skills in preventing and handling domestic violence acts.
5. Domestic and international experience in preventing and combating domestic violence.
6. Other contents related to domestic violence prevention and combat.
Article 15. Forms of information, communication, and education
Information, communication, and education on domestic violence prevention and combat are performed under the following forms:
1. Thematic conferences, seminars, training, and conversations; direct universalization of laws;
2. Mass media, loudspeakers, internet, billboards, and posters;
3. Integration into programs and activities at educational institutions;
4. Organization of communication emulations and campaigns;
5. Integration into activities of literature, art, and sports, activities of unions, residential communities, and domestic violence prevention and combat models;
6. Other forms in accordance with the law.
Article 16. Domestic violence prevention and combat counseling
1. Contents of counseling for domestic prevention and combat include:
a) Information, knowledge, and laws on domestic violence prevention and combat, marriage and family, gender, gender quality, and regulations of relevant laws; rights and responsibilities of domestic violence victims and other family members;
b) Behavioral skills in families, organization of family life, construction of a happy family, handling of domestic violence, and care for domestic violence victims.
2. Subjects of domestic violence prevention and combat counseling:
a) Domestic violence victims;
b) Perpetrators;
c) Children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, and people living in ethnic minority areas, mountainous areas, areas with difficult socio-economic conditions, and areas with extremely difficult socio-economic conditions;
d) People who regularly have acts of promoting violence, stigma, and discrimination on gender, sexuality, and gender stereotypes;
dd) People who are going to get married.
3. People’s Committees at various levels shall take charge and cooperate with Women's Unions at the same level and other agencies and individuals in guiding and enabling counseling activities; providing advanced training in skills and knowledge of domestic violence prevention and combat for people engaging in grassroots domestic violence prevention and combat.
Article 17. Mediation in domestic violence prevention and combat
1. Mediation in domestic violence prevention and combat means that the mediator guides parties to voluntarily settle their conflicts and disputes among family members to prevent the generation or reoccurrence of domestic violence acts.
Mediation in domestic violence prevention and combat does not replace measures to handle perpetrators.
2. Mediation in domestic violence prevention and combat shall satisfy the following principles:
a) Being proactive, timely, and persistent;
b) Respecting the voluntary of parties and the safety of domestic violence victims;
c) Being objective, equal, reasonable, sympathetic, and in accordance with regulations of the law and fine traditions of the Vietnamese nation;
d) Ensuring the confidentiality of information on the personal lives of family members involved in the mediation;
dd) Respecting legal rights and benefits of others; not infringing on the benefits of the State and the community.
1. Family and clan members shall mediate conflicts and disputes to prevent domestic violence acts from generating or reoccurring.
In necessary cases, it is possible to invite religious dignitaries, village elders, village chiefs, reputable people in the residential community, relatives, people in agencies or organizations of people who have conflicts and disputes, people who are trained or experienced in social work, psychology, and people who are experienced in domestic violence prevention and combat to participate in the mediation.
2. Agencies and organizations shall organize the mediation of conflicts and disputes between people of such agencies and organizations and their family members upon receiving requests from family members; in case of necessity, cooperate with local agencies or organizations in the mediation.
3. Mediation teams at the grassroots level shall mediate conflicts, disputes, and legal violations against domestic violence prevention and combat laws according to the Law on Grassroots Mediation.
4. The People’s Committees of communes shall take charge and cooperate with Vietnamese Fatherland Front Committees at the same level and other organizations and individuals in guiding and providing advanced training in skills and knowledge of domestic violence prevention and combat for mediators of mediation teams at the grassroots level.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực