Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Số hiệu: | 76/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 01/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2023 |
Ngày công báo: | 18/11/2023 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.
2. Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.
2. Đối với khoản 2 Điều 15 Nghị định này áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 15 Nghị định này theo Mẫu số 07 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không ban hành quyết định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 08 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian cấm tiếp xúc không quá 03 ngày cho mỗi lần quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
1. Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định này được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
b) Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc để đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị được gửi theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Trong thời gian 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không hủy bỏ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bị bạo lực gia đình bị chết;
b) Khi người có hành vi bạo lực gia đình bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi có căn cứ xác định quyết định cấm tiếp xúc không đúng.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình, người được phân công giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở cho người bị bạo lực gia đình trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trường hợp người bị bạo lực gia đình không lựa chọn được chỗ ở hoặc chỗ ở không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
d) Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
4. Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.
1. Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở theo Mẫu số 12 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc gửi thông báo đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gửi bằng hình thức điện tử, giấy thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động được định dạng là bản chụp (từ bản gốc) hoặc định dạng PDF có ký số.
3. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xác nhận đã nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động theo Mẫu số 13 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký. Trường hợp, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động không theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định này, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
6. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
a) Có đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
b) Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
b) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;
c) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
d) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
đ) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.
3. Trường hợp cơ sở đăng ký cung cấp nhiều dịch vụ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người đứng đầu phải đáp ứng quy định tại khoản 1 và ít nhất một trong các trình độ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hằng năm, cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ban hành kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và đăng trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành kế hoạch.
3. Cơ sở được cơ quan nhà nước cho phép tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở được xác định trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này ban hành.
4. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người tham gia bồi dưỡng theo Mẫu số 14 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này sau khi kết thúc lớp bồi dưỡng
1. Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
3. Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
4. Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
5. Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.
6. Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.
1. Yêu cầu về cơ sở vật chất:
a) Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu như giường, chiếu, chăn, màn, điện thắp sáng, quạt làm mát, điện thoại liên lạc, nhà vệ sinh khép kín, cửa có khóa và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, an ninh trật tự;
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có nơi cung cấp dịch vụ hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, có trang thiết bị phù hợp với dịch vụ cung cấp.
2. Yêu cầu về địa điểm: Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình có trụ sở hoạt động hoặc giao dịch. Trụ sở hoạt động hoặc giao dịch phải trùng khớp với giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
1. Hồ sơ cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Bảng giá dịch vụ (nếu có);
d) Yêu cầu hồ sơ của người đứng đầu: (1) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe; (2) bản sao có công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên về ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp; (3) bản sao có công chứng, chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận khác có liên quan đến dịch vụ đăng ký thành lập cơ sở; (4) bản cam kết chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 16 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Yêu cầu hồ sơ của nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình: (1) Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe; (2) bản sao có công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; (3) bản sao có công chứng, chứng thực các văn bằng có liên quan đến dịch vụ dự kiến cung cấp; (4) bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở để đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Trường hợp gửi điện tử, thành phần hồ sơ như gửi trực tiếp được chụp (từ bản gốc) hoặc bản định dạng PDF có ký số. Tên văn bản được đặt tương ứng với tên giấy tờ, tài liệu gửi kèm.
2. Trình tự, thủ tục cấp lần đầu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ để hoàn thiện;
b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lần đầu giấy chứng nhận cho cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 17 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử theo địa chỉ đăng ký của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ. Trường hợp gửi điện tử, giấy chứng nhận được định dạng PDF có ký số.
1. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình trong trường hợp giấy chứng nhận bị mất, bị rách nát hoặc bị hư hỏng;
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi đơn đề nghị cấp lại bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận phải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ ngay khi tiếp nhận trực tiếp. Đối với đơn đề nghị cấp lại được gửi bằng hình thức bưu chính hoặc điện tử, trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải có thông báo bằng văn bản cho người gửi hồ sơ để hoàn thiện;
d) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập cho cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Mẫu số 17 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp lại giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử theo địa chỉ đăng ký của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đề nghị cấp lại giấy chứng nhận. Trường hợp gửi điện tử, giấy chứng nhận được định dạng PDF có ký số.
2. Cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau: (1) Thay đổi người đứng đầu; (2) thay đổi địa chỉ; (3) thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động;
b) Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm: (1) Đối với trường hợp thay đổi người đứng đầu, hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Nghị định này; (2) đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Hình thức gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp gửi điện tử, thành phần hồ sơ như gửi trực tiếp được chụp (từ bản gốc) hoặc bản định dạng PDF có ký số. Tên văn bản được đặt tương ứng với tên giấy tờ, tài liệu gửi kèm;
c) Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cấp đổi theo Mẫu số 17 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Giấy chứng nhận được gửi trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử theo địa chỉ đăng ký của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận. Trường hợp gửi điện tử, giấy chứng nhận được định dạng PDF có ký số.
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được cấp đổi;
b) Cơ sở thay đổi mục đích hoạt động;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động được cấp không đúng quy định của pháp luật;
d) Cơ sở bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
đ) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, cơ sở không hoạt động.
2. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
3. Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này việc thu hồi được thực hiện khi cấp đổi hoặc cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thu hồi ngay sau khi phát hiện;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này, giấy chứng nhận bị thu hồi sau 15 ngày kể từ ngày có biên bản kiểm tra phát hiện sai phạm mà cơ sở không giải trình được lý do. Trường hợp giải trình được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì trong thời gian 06 tháng cơ sở phải hoàn thành việc khắc phục sai phạm.
Việc thu hồi được lập thành văn bản theo Mẫu số 18 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự chủ để chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội được giao nhiệm vụ có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán chi ngân sách được giao.
3. Mức chi quy định tại Nghị định này là mức tối đa để cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lập dự toán chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức chi cụ thể nhưng không vượt quá mức chi quy định tại Nghị định này để thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
4. Đối với các khoản chi có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo nội dung chi, mức chi quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Đối với các khoản chi tiền bồi dưỡng cuộc họp, hội nghị, hội thảo đối với công chức, viên chức quy định tại các Điều 34, 35 và 41 Nghị định này chấm dứt khi thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
1. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
2. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng: Nội dung và mức chi nhuận bút xây dựng bản tin, phóng sự, tọa đàm về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ về chi chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
3. Chi thông tin, truyền thông, giáo dục thông qua loa truyền thanh theo quy định của Chính phủ về chi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
4. Chi sản xuất và phát hành băng rôn, panô, áp-phích, tranh cổ động: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ và quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Chi tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi; số buổi luyện tập tối đa cho một chương trình là 10 buổi;
b) Bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn: Tối đa 300.000 đồng/người;
c) Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/buổi;
d) Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
6. Chi tổ chức chiến dịch truyền thông tại cộng đồng:
a) Chi xây dựng kịch bản: Tối đa 1.000.000 đồng/kịch bản;
b) Bồi dưỡng người dẫn chương trình: Tối đa 500.000 đồng/người/buổi;
c) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia chiến dịch truyền thông tại cộng đồng: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;
d) Biểu diễn văn nghệ theo quy định tại khoản 5 Điều này;
đ) Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ và các khoản thuê khác: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
7. Chi biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình: Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
1. Biên soạn đề thi và đáp án: Mức tối đa 2.000.000 đồng/đề thi kèm đáp án.
2. Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi: Mức tối đa 500.000 đồng/người/buổi.
3. Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức, thư ký cuộc thi: Mức tối đa 350.000 đồng/người/buổi.
4. Chi giải thưởng:
Mỗi cuộc thi có tối đa 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 03 giải khuyến khích, mức chi giải thưởng như sau:
a) Chi giải nhất: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 30.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng;
b) Chi giải nhì: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 20.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tối đa 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng;
c) Chi giải ba: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 10.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng;
d) Chi giải khuyến khích: Giải tập thể cấp trung ương tổ chức 5.000.000 đồng/giải thưởng, cấp tỉnh tổ chức 3.000.000 đồng/giải thưởng, cấp huyện tổ chức 1.500.000 đồng/giải thưởng, cấp xã tổ chức 750.000 đồng/giải thưởng. Giải cá nhân cấp trung ương tổ chức 2.500.000 đồng/giải thưởng; cấp tỉnh tổ chức 1.250.000 đồng/giải thưởng; cấp huyện tổ chức 700.000 đồng/giải thưởng; cấp xã tổ chức 350.000 đồng/giải thưởng.
5. Chi hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng thi trong những ngày tổ chức cuộc thi, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
6. Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho thí sinh tham gia cuộc thi (kể cả ngày tập luyện và thi, tối đa không quá 10 ngày), áp dụng mức chi hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu không hưởng lương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. Những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên thì không được thanh toán công tác phí ở cơ quan, đơn vị.
7. Thuê dẫn chương trình: Tối đa 2.000.000 đồng/người/buổi.
8. Thuê hội trường và thiết bị phục vụ cuộc thi sân khấu: Mức chi theo thực tế căn cứ vào hợp đồng, hóa đơn, chứng từ.
9. Thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ:
a) Cá nhân tối đa 300.000 đồng/người/tiết mục;
b) Tập thể tối đa 5.000.000 đồng/tập thể/tiết mục và không quá 300.000 đồng/người/tiết mục tập thể.
10. Chi tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi:
a) Đối với cuộc thi cấp trung ương: Tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
b) Đối với cuộc thi cấp tỉnh: Tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo;
c) Đối với cuộc thi cấp huyện: Tối đa 2.000.000 đồng/báo cáo;
d) Đối với cuộc thi cấp cơ sở: Tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.
11. Chi họp báo thông cáo báo chí về cuộc thi:
a) Chi xây dựng thông cáo báo chí: Tối đa 1.000.000 đồng/thông báo;
b) Chi thù lao cho phóng viên báo chí được mời tham dự họp báo: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi họp báo;
c) Chi cho người chủ trì họp báo: Tối đa 300.000 đồng/buổi họp báo;
d) Chi cho người tham gia trả lời câu hỏi của phóng viên, báo chí tại buổi họp báo: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi họp báo.
1. Chi nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.
2. Chi soạn thảo mô hình: Tối đa 20.000.000 đồng/mô hình.
3. Chi cho người tham gia triển khai thực hiện mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, tối đa 100.000 đồng/người/ngày hoặc khoán chi tối đa 2.000.000 đồng/người/tháng.
4. Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Chi hỗ trợ thiết lập phòng, bộ phận tư vấn: điện thoại, máy tính, thiết bị, vật tư thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chi biên soạn tài liệu mới; chỉnh sửa, bổ sung cập nhật tài liệu phù hợp với nội dung tư vấn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Chi thù lao cho nhân viên tư vấn theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc: Mức chi theo thỏa thuận dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công.
4. Chi các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động tư vấn: Mức chi theo hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/tháng/cơ sở.
1. Chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
2. Chi biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm để nhận diện hành vi bạo lực gia đình và đánh giá về kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình (soạn thảo câu hỏi thô; rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được quản lý trên phần mềm máy tính): Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
3. Chi phổ biến pháp luật trực tiếp cho người có hành vi bạo lực gia đình: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
1. Việc hỗ trợ chi phí tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện tư vấn cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu khi thực hiện cấm tiếp xúc, việc hỗ trợ áp dụng như quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Trường hợp người bị bạo lực gia đình bị tổn hại sức khỏe được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
1. Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;
b) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
c) Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
2. Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
1. Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được hưởng chế độ bồi dưỡng hằng tháng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và ngân sách địa phương bảo đảm.
2. Hằng năm, cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Mức chi áp dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
3. Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được tham dự các cuộc thi, hội nghị, hội thảo trong khu vực, liên khu vực để trao đổi kinh nghiệm công tác, được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
4. Mỗi cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình được trang bị dụng cụ, công cụ phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Chi bồi dưỡng cho đại biểu: Tối đa 100.000 đồng/người/buổi;
b) Chi xây dựng báo cáo chuyên đề: Tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;
c) Chi xây dựng báo cáo sơ kết: Tối đa 10.000.000 đồng/báo cáo;
d) Chi xây dựng báo cáo tổng kết: Tối đa 12.000.000 đồng/báo cáo;
đ) Chi bồi dưỡng viết bài tham luận, bài kỷ yếu hội nghị sơ kết, tổng kết: Tối đa 2.000.000 đồng/bài tham luận;
e) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu và các khoản chi khác có liên quan thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ chi hội nghị.
2. Chi công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình trong khu vực, liên khu vực: Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2023.
2. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình thành lập theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được phép tiếp tục hoạt động mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động.
2. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình thành lập theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành khi thay đổi thông tin sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ sở hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình được thành lập không theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì thực hiện đăng ký theo quy định của Nghị định này trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành
Các huyện đảo không tổ chức chính quyền cấp xã thì việc thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn mà pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định cho cấp xã do chính quyền cấp huyện thực hiện trong phạm vị địa bàn huyện đảo đó.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này;
b) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Kiện toàn mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng;
đ) Xây dựng, vận hành Tổng đài;
e) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho giảng viên, báo cáo viên, tư vấn viên cấp quốc gia, cấp tỉnh;
g) Tổ chức huy động xã hội hóa và tiếp nhận nguồn lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
h) Kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì hoàn thiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội cho đối tượng là người bị bạo lực gia đình; người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Lồng ghép các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật trong triển khai công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với trẻ em trong môi trường gia đình;
c) Lồng ghép việc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình với trẻ em trong hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
4. Bộ Công an chủ trì rà soát hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì việc cấp số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để làm số điện thoại của Tổng đài; hướng dẫn hoạt động của Tổng đài; bảo đảm an toàn an ninh thông tin mạng liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện tại địa phương;
b) Ban hành chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phòng, chống bạo lực gia đình; bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ưu tiên nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng;
d) Xây dựng đội ngũ cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho báo cáo viên, tư vấn viên thuộc phạm vi quản lý;
đ) Tạo điều kiện để các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động trên địa bàn;
e) Kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình;
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
3. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
4. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
6. Cản trở kết hôn.
1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.
3. Cô lập, giam cầm.
4. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.
6. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
7. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
8. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
9. Bỏ mặc, không quan tâm.
10. Cưỡng ép, cản trở kết hôn.
11. Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.
1. Hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
3. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.
1. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Khi công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình thì phải được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
3. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.
4. Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.
3. Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
5. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
1. Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
3. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
1. Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
b) Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;
b) Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.
4. Cơ quan Công an, Đồn Biên quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
1. Thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác như sau:
a) Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm;
b) Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực;
c) Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình.
2. Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.
4. Cung cấp thông tin việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình:
a) Được bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; chăm sóc, điều trị; trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình:
a) Bị áp dụng các biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm chi trả chi phí: Thuê phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại, thuê luật sư, thuê người bảo vệ và các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho người bị bạo lực gia đình. Việc chi trả theo quy định của pháp luật về tài chính; trường hợp pháp luật về tài chính chưa quy định thì thực hiện theo hóa đơn, chứng từ thực tế;
c) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình hoặc bị bạo lực gia đình có quyền mời đại diện cơ quan, tổ chức mình đang làm việc hoặc người đại diện theo pháp luật cho mình tham gia quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, quản lý, giám sát việc thực hiện biện pháp đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Dịch vụ tư vấn tâm lý và kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình do các cơ sở quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 35 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.
2. Việc cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình cho người bị bạo lực gia đình thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
· PHỤ LỤC
· CÁC MẪU VĂN BẢN
TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Kèm theo Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ)
Biểu mẫu |
Tên biểu mẫu |
Văn bản đồng ý công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình |
|
Văn bản đồng ý công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình |
|
Văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình |
|
Văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại |
|
Văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua tin nhắn, đơn, thư |
|
Đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã |
|
Quyết định về việc cấm tiếp xúc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân |
|
Quyết định về việc cấm tiếp xúc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tự mình ban hành theo thẩm quyền |
|
Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình |
|
Đề nghị về việc hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc |
|
Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc |
|
Thông báo về việc đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động |
|
Xác nhận về việc nhận thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình |
|
Giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình |
|
Đơn đề nghị cấp (lần đầu/cấp đổi lần.../cấp lại lần...) giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình |
|
Bản cam kết chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình |
|
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình (cấp lần đầu/cấp đổi lần.../cấp lại lần...) |
|
Biên bản về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình |
·
· Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
1. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Căn cước công dân[1] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu[2] (đối với người nước ngoài)...........................................................................................
Ngày cấp.................. Nơi cấp.................................................
Quốc tịch:.............................................................................
Tôi đồng ý công khai thông tin về cá nhân tôi gồm:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Thông tin về người sử dụng thông tin liên quan đến người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài)................................................................................................................. .....................................................................................................................................
Ngày cấp............... Nơi cấp.....................................................
Quốc tịch:.............................................................................
Tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý cho công khai tại mục 1 Văn bản này vào những mục đích sau:
........................................................................................
.......................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử dụng thông tin sai mục đích đã cam kết./.
BÊN CUNG CẤP THÔNG TIN |
BÊN SỬ DỤNG THÔNG TIN |
·
· Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Công khai thông tin về người bị bạo lực gia đình
1. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý cung cấp
Căn cước công dân1[3] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[4] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp.......................................... Nơi cấp........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Tôi đồng ý công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình gồm:...............................................................
...............................................................................................................................
2. Thông tin về người sử dụng thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp.......................................... Nơi cấp........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình cung cấp vào những mục đích sau:.............................................................................................
...............................................................................................................................
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử dụng thông tin sai mục đích đã cam kết./.
BÊN CUNG CẤP THÔNG TIN |
BÊN SỬ DỤNG THÔNG TIN |
·
· Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
(Mã số văn bản..........)
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về người tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Số căn cước công dân của người tiếp nhận..........................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Thời gian tiếp nhận:...... giờ... phút, ngày...... tháng...... năm..........
Chức vụ:................................................................................................................
2. Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Căn cước công dân1[6] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[7] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Các thông tin khác có liên quan (nếu có).............................................................
...............................................................................................................................
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Thông tin về người bị bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Số điện thoại:........................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc........................................................................................
Tình trạng hiện tại của người bị bạo lực gia đình (ghi nhận về mức độ tổn thương do bạo lực gia đình, số lần bị bạo lực, hình thức bị bạo lực, tình trạng tâm thần của người bị bạo lực,...)......................................................................................
Mối quan hệ với người có hành vi bạo lực gia đình:............................................
Thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em, người không có khả năng tự chăm sóc
Căn cước công dân1[8] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[9] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
2. Thông tin về người có hành vi bạo lực gia đình (nếu có)
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc:.......................................................................................
Mối quan hệ với người bị bạo lực gia đình:..........................................................
|
NGƯỜI TIẾP NHẬN THÔNG TIN |
· Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại
(Mã số văn bản..........)
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về người tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Số căn cước công dân của người tiếp nhận...........................................................
Ngày cấp....................................... Nơi cấp...........................................................
Thời gian tiếp nhận:..... giờ..... phút, ngày... tháng........ năm...........
Chức vụ:................................................................................................................
2. Thông tin về người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình/người gọi điện báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Căn cước công dân1[10] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[11] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp....................................... Nơi cấp...........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Các thông tin khác có liên quan (nếu có)..............................................................
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Thông tin về người bị bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp....................................... Nơi cấp...........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Số điện thoại:........................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc........................................................................................
Tình trạng hiện tại của người bị bạo lực gia đình (ghi nhận về mức độ tổn thương do bạo lực gia đình, số lần bị bạo lực, hình thức bị bạo lực, tình trạng tâm thần của người bị bạo lực,...)......................................................................................
Mối quan hệ với người có hành vi bạo lực gia đình:............................................
Thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em, người không có khả năng tự chăm sóc
Căn cước công dân1[12] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[13] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp....................................... Nơi cấp...........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
2. Thông tin về người có hành vi bạo lực gia đình (nếu có)
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp....................................... Nơi cấp...........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc:.......................................................................................
Mối quan hệ với người bị bạo lực gia đình:..........................................................
NGƯỜI BÁO TIN, TỐ GIÁC |
NGƯỜI TIẾP NHẬN THÔNG TIN |
· Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận qua tin nhắn, đơn, thư
(Mã số văn bản..........)
PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về người tiếp nhận thông tin
Số căn cước công dân...........................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Thời gian tiếp nhận:...... giờ...... phút, ngày... tháng...... năm.....
Chức vụ:................................................................................................................
2. Thông tin về người gửi tin nhắn, viết đơn, thư báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Căn cước công dân1[14] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[15] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Các thông tin khác có liên quan (nếu có)..............................................................
PHẦN 2. NỘI DUNG TIN NHẮN, ĐƠN, THƯ
1. Thông tin về người bị bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Số điện thoại:........................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc........................................................................................
Tình trạng hiện tại của người bị bạo lực gia đình (ghi nhận về mức độ tổn thương do bạo lực gia đình, số lần bị bạo lực, hình thức bị bạo lực, tình trạng tâm thần của người bị bạo lực,...)......................................................................................
Mối quan hệ với người có hành vi bạo lực gia đình:............................................
Thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em, người không có khả năng tự chăm sóc
Căn cước công dân1[16] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[17] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
2. Thông tin về người có hành vi bạo lực gia đình (nếu có)
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Cơ quan công tác:.................................................................................................
Địa điểm xảy ra vụ việc:.......................................................................................
Mối quan hệ với người bị bạo lực gia đình:..........................................................
|
NGƯỜI TIẾP NHẬN THÔNG TIN |
· Mẫu số 06
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân...
(Trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện )
- Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
- Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
(Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân)... trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân... cấm tiếp xúc với trường hợp cụ thể như sau:
1. Thông tin về người có hành vi bạo lực gia đình bị đề nghị cấm tiếp xúc
Căn cước công dân1[18] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[19] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................ Nơi cấp......................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Mối quan hệ với người bị bạo lực gia đình:..........................................................
Nêu tóm tắt về hành vi bạo lực gia đình...............................................................
...............................................................................................................................
2. Thông tin về người bị bạo lực gia đình
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp............................................ Nơi cấp......................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Mối quan hệ với người bị bạo lực gia đình:..........................................................
Tóm tắt về tình trạng sức khỏe, tinh thần của người bị bạo lực gia đình (mức độ tổn thương do bạo lực gia đình, số lần bị bạo lực, hình thức bị bạo lực, tình trạng tâm thần của người bị bạo lực,...).....................................................................
..............................................................................................................................
Mối quan hệ với người có hành vi bạo lực gia đình.............................................
Căn cứ quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình,... đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân... quyết định cấm trường hợp nêu tại mục 1 Văn bản này tiếp xúc với trường hợp nêu tại mục 2 của Văn bản này./.
|
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC/ |
Ý kiến của người bị bạo lực gia đình: (Chỉ áp dụng đối với trường hợp người đề nghị không phải là người bị bạo lực gia đình/người giám hộ/người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
(Người bị bạo lực gia đình có thể ký ghi rõ họ và tên)
· Mẫu số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND |
..., ngày... tháng... năm... |
Về việc cấm tiếp xúc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân
(Cấm lần...)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN.........
(Trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì ghi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ đề nghị của (cơ quan/tổ chức/cá nhân)... về việc đề nghị cấm tiếp xúc;
Theo đề nghị của công chức Văn hóa - xã hội (Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện đề nghị với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấm ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... tiếp xúc với ông/bà (người bị bạo lực gia đình)....
1. Thông tin về ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)................................
a) Căn cước công dân1[20] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[21] (đối với người nước ngoài).......................................................................................................
Ngày cấp...................................... Nơi cấp............................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
b) Hành vi bạo lực gia đình đã thực hiện:.............................................................
...............................................................................................................................
2. Thông tin về ông/bà (người bị bạo lực gia đình)..............................................
Căn cước công dân1[22] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[23] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp.............................................. Nơi cấp....................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
3. Thời gian cấm tiếp xúc
Thời gian cấm tiếp xúc (không quá 03 ngày)... ngày được tính từ khi ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... nhận được Quyết định này.
Điều 2. Một số quy định đối với ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)
1. Phải chấp hành sự giám sát trong thời gian thực hiện cấm tiếp xúc.
2. Được tiếp xúc với ông/bà (người bị bạo lực gia đình)... trong thời gian cấm tiếp xúc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình khi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.
Điều 3. Một số quy định đối với ông/bà (người bị bạo lực gia đình/người giám hộ/người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình)..........
1. Khi phát hiện ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn, vách ngăn kiên cố hoặc không đến gần nhưng sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình thì phải báo ngay cho Trưởng Công an (trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì ghi Trưởng Công an cấp huyện)... theo số điện thoại... hoặc người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc để được bảo vệ.
2. Được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân... tiếp tục cấm tiếp xúc khi hết thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc hoặc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
3. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ khi người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc giao quyết định cho người bị cấm tiếp xúc.
Điều 5. Quyết định này được:
1. Giao cho ông/bà... là Trưởng Công an và ông/bà được Trưởng công an phân công thực hiện giám sát việc cấm tiếp xúc theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện;
2. Giao cho ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... để thực hiện;
3. Giao cho ông/bà (người bị bạo lực gia đình/người giám hộ/người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình)... để thực hiện;
4. Gửi cho ông/bà... Trưởng thôn/Tổ trưởng Tổ dân phố để phối hợp thực hiện giám sát;
5. Gửi cho ông/bà... (đại diện tổ chức có liên quan đến người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình ở cơ sở) để phối hợp thực hiện giám sát.
Điều 6. Công chức Văn hóa - xã hội (Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã); công chức Văn phòng - thống kê (Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã) và các ông, bà có tên tại Điều 5 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
<In ở mặt sau>
Xác nhận
(**) Quyết định cấm tiếp xúc được ông/bà (người phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc)... giao trực tiếp cho ông/bà (người bị cấm tiếp xúc)....
Thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc bắt đầu từ.... giờ... phút, ngày... tháng... năm... đến... giờ... phút... ngày... tháng... năm..../.
NGƯỜI GIAO QUYẾT ĐỊNH |
NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH |
·
· Mẫu số 08
ỦY BAN NHÂN DÂN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND |
..., ngày... tháng... năm... |
Về việc cấm tiếp xúc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tự mình ban hành theo thẩm quyền
(Cấm lần...)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN...
(Trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì ghi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Theo đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấm ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... tiếp xúc với ông/bà (người bị bạo lực gia đình)...
1. Thông tin về ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)................................
a) Căn cước công dân1[24] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[25] (đối với người nước ngoài).......................................................................................................
Ngày cấp......................................... Nơi cấp.........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
b) Hành vi bạo lực gia đình đã thực hiện:.............................................................
...............................................................................................................................
2. Thông tin về ông/bà (người bị bạo lực gia đình)..............................................
Căn cước công dân1 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp......................................... Nơi cấp.........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
3. Thời gian cấm tiếp xúc
Thời gian cấm tiếp xúc (không quá 03 ngày)... ngày được tính từ khi ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... nhận được Quyết định này.
Điều 2. Một số quy định đối với ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)....
1. Phải chấp hành sự giám sát trong thời gian thực hiện cấm tiếp xúc.
2. Được tiếp xúc với ông/bà (người bị bạo lực gia đình)... trong thời gian cấm tiếp xúc theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình khi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.
Điều 3. Một số quy định đối với ông/bà (người bị bạo lực gia đình/người giám hộ/người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình)...
1. Khi phát hiện ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn, vách ngăn kiên cố hoặc không đến gần nhưng sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình thì phải báo ngay cho Trưởng Công an (trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì ghi Trưởng Công an cấp huyện)... theo số điện thoại... hoặc người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc để được bảo vệ.
2. Được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân... tiếp tục cấm tiếp xúc khi hết thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc hoặc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
3. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ khi người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc giao quyết định cho người bị cấm tiếp xúc.
Điều 5. Quyết định này được:
1. Giao cho ông/bà... là Trưởng Công an và ông/bà được Trưởng công an phân công thực hiện giám sát việc cấm tiếp xúc theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện;
2. Giao cho ông/bà (người có hành vi bạo lực gia đình)... để thực hiện;
3. Giao cho ông/bà (người bị bạo lực gia đình/người giám hộ/người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình)... để thực hiện;
4. Gửi cho ông/bà:... là Trưởng thôn/Tổ trưởng Tổ dân phố để phối hợp thực hiện giám sát;
5. Gửi cho ông/bà....... (đại diện tổ chức có liên quan đến người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình ở cơ sở) để phối hợp thực hiện giám sát.
Điều 6. Công chức văn hóa - xã hội (Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã); Văn phòng Ủy ban nhân dân và các ông, bà có tên tại Điều 5 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
<In ở mặt sau>
Xác nhận
(**)Quyết định cấm tiếp xúc được ông/bà (người phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc)... giao trực tiếp cho ông/bà (người bị cấm tiếp xúc)....
Thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc bắt đầu từ.... giờ... phút, ngày... tháng... năm... đến... giờ... phút ngày... tháng... năm...../.
NGƯỜI GIAO QUYẾT ĐỊNH |
NGƯỜI BỊ CẤM TIẾP XÚC |
·
· Mẫu số 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình
Kính gửi: Ông/Bà (người được phân công giám sát)...
- Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
- Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Căn cứ Quyết định số......../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc cấm tiếp xúc... (ghi theo tên quyết định).
Tôi là.....................................................................................................................
Căn cước công dân1[26] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[27] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Nơi cấp... Ngày cấp... Quốc tịch..., là người bị cấm tiếp xúc với ông/bà... từ... giờ... phút ngày... tháng... năm... đến... giờ... phút ngày... tháng... năm... theo Quyết định số... /QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân....
Tôi thông báo cho ông/bà... biết về việc sẽ tiếp xúc với ông/bà... theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do tiếp xúc (ghi rõ lý do theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP).....................................................................................................
Tôi cam kết không thực hiện hành vi bạo lực gia đình với ông/bà.... Nếu vi phạm, tôi xin chấp hành mọi biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
Thông báo này được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của người thông báo và người giám sát nhận thông báo, mỗi người giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện.
NGƯỜI THÔNG BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
TIẾP NHẬN THÔNG BÁO CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÁM SÁT
Tôi là... được phân công giám sát ông/bà... có Căn cước công dân1[28] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[29] (đối với người nước ngoài)... Nơi cấp... Ngày cấp... Quốc tịch... theo Quyết định số... /QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân... về việc cấm tiếp xúc;
Tôi đã nhận được Thông báo của ông/bà... về việc tiếp xúc với ông/bà (người bị bạo lực gia đình).... theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP vào lúc... giờ... phút... ngày... tháng... năm... Thời gian tiếp xúc kể từ khi tôi nhận được Thông báo đến hết... giờ... phút... ngày... tháng... năm... (không quá 4 giờ)./.
NGƯỜI TIẾP NHẬN THÔNG BÁO
(Ký, ghi rõ họ và tên)
· Mẫu số 10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Về việc hủy bỏ Quyết định cấm tiếp xúc
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân..................
(Trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã
thì gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện )
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số.../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân..... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định);
(Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân)... đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân... hủy bỏ Quyết định số.../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định).
Lý do đề nghị:......................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
·
· Mẫu số 11
ỦY BAN NHÂN DÂN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND |
..., ngày... tháng... năm... |
Về việc hủy bỏ Quyết định số.../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN...
(Trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã thì ghi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện )
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Quyết định số.../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân...... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định);
Căn cứ đề nghị của (cơ quan/tổ chức/cá nhân) về việc đề nghị hủy bỏ Quyết định số... /QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định);
Theo đề nghị của Công chức Văn hóa - xã hội; Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã (đối với trường hợp theo đề nghị của cơ quan/tổ chức/cá nhân)/Văn phòng Ủy ban nhân dân (đối với trường hợp Chủ tịch tự hủy bỏ quyết định theo thẩm quyền)....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định số.../QĐ-UBND ngày... tháng... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân... về việc cấm tiếp xúc (ghi theo tên Quyết định).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ... giờ... phút ngày... tháng... năm... được gửi cho các ông, bà có tên sau đây (ghi theo tên Quyết định).
Điều 3. Công chức Văn hóa - xã hội (Trưởng cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch cấp huyện với trường hợp địa phương không tổ chức chính quyền cấp xã); Văn phòng Ủy ban nhân dân và các ông, bà có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
.........., ngày... tháng... năm... |
Về việc đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động
Kính gửi:...........................................................
(Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Theo nhu cầu của1[30]................................................................................................
Tôi là2[31]:..................................................................................................................
Căn cước công dân3[32] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu4[33] (đối với người nước ngoài) .................................................................................................................
Ngày cấp................................... Nơi cấp..............................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Tôi tự nguyện tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động như sau:
1. Về tên gọi của cơ sở
a) Tên tiếng Việt:..................................................................................................
Viết tắt tên cơ sở (nếu có):....................................................................................
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có)..........................................................................
2. Thông tin về người đứng đầu cơ sở
Họ và tên (chữ in hoa):.........................................................................................
Căn cước công dân3 (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu4 (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp.................................... Nơi cấp..............................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở...................................................................................................
...............................................................................................................................
4. Nội dung đăng ký hoạt động (có thể chọn một hoặc nhiều nội dung)
□ Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình
□ Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình
□ Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác
□ Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ
5. Phạm vi đăng ký hoạt động (có thể chọn một hoặc hai phạm vi)
□ Hoạt động theo phạm vi hoạt động của tổ chức nhằm trợ giúp cho người lao động, hội viên, thành viên của mình;
□ Hoạt động theo địa giới hành chính cấp tỉnh.
Cam kết:
Người đứng đầu và nhân viên của cơ sở chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan đến hoạt động của cơ sở.
Cá nhân/tổ chức
đăng ký hoạt động của cơ sở
(Ký tên, ghi rõ họ tên5[34])
· Mẫu số 13
ỦY BAN NHÂN DÂN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /XN..... |
..., ngày... tháng... năm... |
Về việc nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
...1 xác nhận đã nhận được thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình của (cá nhân, tổ chức)... Cụ thể như sau:
1. Tên gọi của cơ sở
a) Tên tiếng Việt:..................................................................................................
Viết tắt tên cơ sở (nếu có):....................................................................................
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có)..........................................................................
2. Thông tin về người đứng đầu cơ sở
Họ và tên (chữ in hoa):.........................................................................................
Căn cước công dân2[36] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu3[37] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp...................................... Nơi cấp...........................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở...................................................................................................
4. Nội dung đăng ký hoạt động
.....................................................................................................................................
5. Phạm vi đăng ký hoạt động
.....................................................................................................................................
...4[38] chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
· Mẫu số 14
CƠ QUAN1[39] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ông/bà (chữ in hoa):............................................................................................
Căn cước công dân2[40] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu3[41] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp................................................. Nơi cấp................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Đã hoàn thành chương trình:
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình
Từ ngày tháng năm
Đến ngày tháng năm
Quyết định: /QĐ-(tên cơ sở bồi dưỡng) ngày... tháng... năm... |
..., ngày... tháng... năm... |
· Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm....
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
(Cấp lần đầu/Cấp đổi lần.../Cấp lại lần...)
Kính gửi:......................................
(Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở)
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Tôi là (chữ in hoa):...........................................................................
Căn cước công dân1[42] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[43] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp:............................................... Nơi cấp.................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Làm đơn này đề nghị (cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)... xem xét cấp (ghi rõ: lần đầu/cấp lại lần..../cấp đổi lần...)... giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do (trường hợp cấp lần đầu không ghi thông tin này):...................................
..............................................................................................................................
Cụ thể:
1. Tên gọi của cơ sở
a) Tên tiếng Việt:..................................................................................................
Viết tắt tên cơ sở (nếu có):....................................................................................
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có)..........................................................................
2. Thông tin về người đứng đầu cơ sở (trường hợp cấp lại không ghi thông tin này)
Họ và tên (chữ in hoa):.........................................................................................
Căn cước công dân1[44] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[45] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp......................................... Nơi cấp........................................................
Trình độ..............................., ngành/chuyên ngành được đào tạo:.......................
3. Địa chỉ đặt trụ sở (trường hợp cấp lại không ghi thông tin này)
...............................................................................................................................
4. Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động (trường hợp cấp lại không ghi thông tin này)
a) Nội dung đăng ký hoạt động:............................................................................
...............................................................................................................................
b) Phạm vi đăng ký hoạt động:.............................................................................
..............................................................................................................................
5. Cam kết
Người đứng đầu và nhân viên của cơ sở chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan đến hoạt động của cơ sở; thực hiện đúng Quy chế hoạt động đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
· Mẫu số 16
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày... tháng... năm...
Kính gửi:.................................................
(Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở)
Tôi là.....................................................................................................................
Căn cước công dân1[46] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[47] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp:................................................. Nơi cấp...............................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Tôi là người đứng tên đại diện theo pháp luật để đăng ký cấp giấy chứng nhận thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình với tên gọi của cơ sở là:...........................................................................................................
Tôi cam kết tôi chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu tôi cung cấp thông tin sai sự thật, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
NGƯỜI CAM KẾT
(Ký, ghi rõ họ tên)
· Mẫu số 17
ỦY BAN NHÂN DÂN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đăng ký thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
(Cấp lần đầu/Cấp lại lần.../Cấp đổi lần...)
Số: /GCNĐKHĐ
Đăng ký lần đầu ngày... tháng... năm... theo... số... /GCNĐKHĐ2[49]
Cấp lại/cấp đổi ngày... tháng... năm... (chỉ áp dụng đối với cấp lại, cấp đổi)
1. Tên gọi của cơ sở
a) Tên tiếng Việt (chữ in hoa):.............................................................................
Viết tắt tên gọi (nếu có)........................................................................................
b) Tên tiếng nước ngoài (nếu có):.........................................................................
2. Thông tin về người đứng đầu cơ sở
Họ và tên (chữ in hoa):.........................................................................................
Căn cước công dân3[50] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu4[51] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp:................................................ Nơi cấp................................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Chức danh.............................................................................................................
3. Địa chỉ đặt trụ sở.............................................................................................
4. Nội dung, phạm vi đăng ký hoạt động
a) Nội dung đăng ký hoạt động (Ghi rõ từng nội dung đăng ký theo hồ sơ đề nghị và phải phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình):...........................................................................................................................
...............................................................................................................................
b) Phạm vi đăng ký hoạt động..............................................................................
..............................................................................................................................
..., ngày... tháng... năm...
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
· Mẫu số 18
ỦY BAN NHÂN DÂN... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
Căn cứ Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cấp ngày... tháng... năm...;
Căn cứ (biên bản kiểm tra/hoặc theo đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại....).
1. Cơ sở tên tiếng Việt (chữ in hoa):....................................................................
Viết tắt tên gọi (nếu có)........................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có):.............................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
2. Họ và tên người đứng đầu:................................................................................
Căn cước công dân1[53] (đối với công dân Việt Nam)/số hộ chiếu2[54] (đối với người nước ngoài).................................................................................................................
Ngày cấp:................................................. Nơi cấp...............................................
Quốc tịch:..............................................................................................................
Thuộc diện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Lý do thu hồi (Ghi rõ lý do bị thu hồi theo quy định nào của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình):.................................................................................
..............................................................................................................................
Ý kiến của đại diện cơ sở (chỉ áp dụng đối với điểm c và đ khoản 1 Điều 30 Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2023):
...............................................................................................................................
Biên bản có... trang được lập thành 02 bản có đầy đủ chữ ký (và dấu nếu có), đại diện cơ sở giữ 01 bản, đại diện cơ quan thu hồi giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THU HỒI |
[1] Ghi đầy đủ thông tin trong căn cước công dân
[2] Ghi đầy đủ thông tin trong hộ chiếu
3 Trường hợp người cung cấp thông tin không phải là người bị bạo lực gia đình thì ghi rõ người giám hộ, người đại diện theo pháp luật.
[34]5 Nếu là tổ chức thì đóng dấu của tổ chức
GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 76/2023/ND-CP |
Hanoi, November 01, 2023 |
ELABORATION ON SOME ARTICLES OF LAW ON PREVENTION AND COMBAT AGAINST DOMESTIC VIOLENCE
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence dated November 14, 2022;
At the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism;
The Government promulgates Decree on elaboration of some Articles of Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
This Decree elaborates Clause 2, Article 3; Clause 1, Article 12; Clause 3, Article 19; Clause 5, Article 20; Clause 2, Article 22; Clause 8, Article 25; Clause 2, Article 30; Clause 3, Article 39; Clause 5, Article 40; Clause 3 Article 42 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
Article 2. Domestic violence acts performed by divorced people
1. Performing acts specified in Points a, b, c and k Clause 1 Article 3 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. Illegally forcing others to leave their legal residence.
3. Disclosing or spreading information on personal life, secrets, and family secrets of others to insult their honor and dignity;
4. Preventing others from meeting their family members, having legal and healthy social relationships, or committing acts of isolating and putting constant psychological pressure;
5. Preventing exercise of rights and fulfillment of obligations in the family relations between grandparents and grandchildren; between father, mother, and child; between brothers and sisters;
6. Obstructing marriage.
Article 3. Domestic violence acts performed by cohabiting couples
1. Performing acts specified in Points a, b, c, k and m Clause 1 Article 3 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. Forcing sexual intercourse against the will of others;
3. Isolating or holding others in custody.
4. Illegally forcing others to leave their legal residence.
5. Discriminating against others’ body, gender, sexuality, and capability.
6. Disclosing or spreading information on personal life, secrets, and family secrets of others to insult their honor and dignity;
7. Preventing others from meeting their family members, having legal and healthy social relationships, or committing acts of isolating and putting constant psychological pressure;
8. Preventing exercise of rights and fulfillment of obligations in the family relations between grandparents and grandchildren; between father, mother, and child; between brothers and sisters;
9. Neglecting and deserting others.
10. Forcing or obstructing marriage.
11. Forcing family others to overwork, over-study, or make financial contributions more than they can afford; controlling property and income of others to create a state of physical or mental dependence.
Article 4. Domestic violence acts performed by parents, stepchildren, or siblings of divorced people or cohabiting couples
1. Performing acts prescribed in Points a, b, and c Clause 1 Article 3 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. Preventing others from meeting their family members, having legal and healthy social relationships, or committing acts of isolating and putting constant psychological pressure;
3. Preventing exercise of rights and fulfillment of obligations in the family relations between grandparents and grandchildren; between father, mother, and child; between brothers and sisters;
Article 5. Domestic violence acts performed by people who have had a relationship of adoptive parents and adopted children with each other
1. Performing acts specified in Points a, b, c and k Clause 1 Article 3 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. Illegally forcing others to leave their legal residence.
3. Disclosing or spreading information on personal life, secrets, and family secrets of others to insult their honor and dignity;
Article 6. Information confidentiality when receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence
1. Information of the persons providing notifications or denunciations of domestic violence and information on personal life, personal secrets, and family secrets of domestic violence victims shall be protected and confidential in compliance with domestic violence prevention and combat laws and relevant laws.
2. Regarding authorities, organizations, and individuals shall:
Acquire the written consent from the person providing notifications or denunciations of domestic violence following Form No. 01 of the Appendix enclosed with this Decree before disclosing his/her information;
b) Acquire the written consent following Form No. 02 of the Appendix enclosed with this Decree from the guardian or legal representative of the domestic violence victim before disclosing information on the personal life, personal secrets, and family secrets of such a victim.
RECEIPT AND HANDLING OF NOTIFICATIONS AND DENUNCIATIONS OF DOMESTIC VIOLENCE
Article 7. National hotline for domestic violence prevention and combat
1. The national hotline for domestic violence prevention and combat (hereinafter referred to as “Hotline”) shall be in the form of a short phone number with 3 digits to receive and handle notifications and denunciations of domestic violence.
2. The Hotline shall be operated 24/7 to receive notifications and denunciations of domestic violence with the operational resources guaranteed by the State.
3. The Hotline shall automatically record and pay the telecommunications fees for every incoming and outgoing call.
4. The Hotline may advertise its phone number as prescribed by laws.
Article 8. Tasks of the Hotline
1. Receive notifications and denunciations of domestic violence from authorities, organizations, and individuals.
2. Instruct domestic violence victims to come to competent authorities, organizations, or individuals or concerned authorities, organizations, and individuals for protection and support.
3. Transfer the notifications or denunciations to People’s Committees of communes where domestic violence acts occur. If there are criminal signs, immediately inform competent authorities for settlement under criminal procedure laws.
4. Provide information at the request of competent state authorities or authorities, organizations, or individuals that directly provide notifications of denunciations of domestic violence.
5. Store, analyze, and summarize information and data, and prepare reports as prescribed by laws.
Article 9. Procedures for receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence via the Hotline
1. Domestic violence victims or authorities, organizations, and individuals detecting domestic violence acts shall immediately call the Hotline to notify and denounce domestic violence.
2. Receivers of notifications and denunciations of domestic violence via the Hotline shall record the information in writing following Form No. 03 of the Appendix enclosed with this Decree while providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence acts for the information providers.
3. After receiving notifications or denunciations of domestic violence, receivers prescribed in Clause 2 of this Article shall inform Presidents of the People's Committees of communes where the domestic violence acts occur for settlement under domestic violence prevention and combat laws.
4. Presidents of People’s Committees of communes receiving notifications as prescribed in Clause 3 of this Article shall handle the notifications and denunciations of domestic violence following Article 11 of this Decree. In case the victims in the notifications or denunciations of domestic violence are children, the handling shall comply with children laws.
Article 10. Procedures for receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence via addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence
1. Procedures for receiving notifications and denunciations of domestic violence sent to addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence:
a) When receiving notifications and denunciations of domestic violence in person or via phone calls, receivers shall record the information in writing following Form No. 04 of the Appendix enclosed with this Decree while providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence acts for the information providers;
b) When receiving notifications and denunciations of domestic violence via messages, applications, or letters, receivers shall record the information in writing following Form No. 05 of the Appendix enclosed with this Decree.
2. Procedures for handling notifications and denunciations of domestic violence sent to addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence:
a) Public Security Authorities and Border Guard Stations receiving notifications or denunciations of domestic violence shall promptly prevent and handle domestic violence acts within their jurisdiction while reporting such incidents to Presidents of People’s Committees of communes where domestic violence acts occur. In case the victims in the notifications or denunciations of domestic violence are children, the handling shall comply with children laws;
b) Immediately after receiving notifications and denunciations of domestic violence, entities prescribed in Points c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall notify Presidents of People's Committees of communes where domestic violence acts occur and prevent the acts and provide support and protection for the domestic violence victims within their capacity.
3. Authorities, organizations, and individuals receiving notifications and denunciations of domestic violence shall cooperate with state authorities and competent persons according to domestic violence prevention and combat laws in verifying notifications and denunciations upon requests.
4. Public Security Authorities and Border Guard Stations prescribed in Point a Clause 2 of this Article shall provide notifications of the handling results of notifications and denunciations of domestic violence upon requests from authorities, organizations, or individuals providing such notifications or denunciations.
Article 11. Responsibilities of Presidents of People’s Committees of communes where domestic violence acts occur in the handling of notifications and denunciations of domestic violence
1. Classify notifications and denunciations of domestic violence after receiving them as follows:
a) Immediately submit reports to competent authorities for handling according to criminal procedure laws in case notifications or denunciations of domestic violence have criminal signs;
b) Assign Public Security Forces of communes, wards, or commune-level towns to handle the concerned incidents if the domestic violence victims are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, and people who are unable to take care of themselves or the domestic violence acts have caused or can potentially endanger the health and life of the victims;
c) Handle the incidents within their jurisdiction after receiving notifications or denunciations of domestic violence or reports on domestic violence from authorities and individuals prescribed in Points b, c, d, dd, and e Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence. While handling notifications and denunciations of domestic violence, Presidents of People’s Committees of communes shall, based on practical grounds and within their jurisdiction, invite the representatives of authorities, organizations, and individuals concerning the domestic violence victims to cooperate in protecting, supporting, and providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence for the victims.
2. Cooperate with competent authorities and persons in handling notifications and denunciations of domestic violence regarding cases prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
3. Inspect and assess the handling of domestic violence acts.
4. Provide information on the handling of notifications and denunciations of domestic violence upon requests from competent state authorities or authorities, organizations, or individuals providing notifications or denunciations of domestic violence.
Article 12. Measures to prevent domestic violence acts and protect and support domestic violence victims regarding foreigners in Vietnam
1. Regulations applicable to foreigners in Vietnam who are domestic violence victims:
a) They shall be arranged to shelters and receive support for necessary needs, care, treatment, legal aid, psychological counseling, and skills in responding to domestic violence according to Points d, dd, and e Clause 1 Article 22 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence;
b) The application of Point a of this Clause to foreigners in Vietnam shall be carried out similarly to the application to Vietnamese unless otherwise prescribed by international treaties that Vietnam is a signatory.
2. Regulations applicable to foreigners in Vietnam who are perpetrators:
a) They shall be forced to end domestic violence acts, requested to present themselves to the Public Security Forces of communes, wards, or commune-level towns where domestic violence acts occur, banned from any contact with the victims, forced to take domestic violence education and control courses, criticized in the residential communities, and forced to carry out community services according to Points a, b, c, g, h, and I Clause 1 Article 22 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence;
b) They shall pay the fees for hiring interpreters from Vietnamese to foreign languages and vice versa, lawyers, guardians, and other fees prescribed in Point a Clause 1 of this Article for the domestic violence victims. The payment shall comply with finance laws; regarding cases unprescribed by finance laws, carry out the payment according to actual invoices and receipts;
c) The application of Point a of this Clause to foreigners in Vietnam shall be carried out similarly to the application to Vietnamese unless otherwise prescribed by international treaties that Vietnam is a signatory.
3. Foreigners in Vietnam who are domestic violence victims or perpetrators may invite the representatives of authorities or organizations they are working with or assign their legal representatives to participate in the implementation of measures prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
4. Persons competent to decide measures to prevent domestic violence acts and protect and support foreigners in Vietnam who are domestic violence victims shall monitor, manage, and supervise the implementation of measures applicable to foreigners in Vietnam prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
Article 13. Provision of psychological counseling services and skills in responding to domestic violence for domestic violence victims
1. Psychological counseling services and skills in responding to domestic violence shall be provided by facilities prescribed in Points b, c, d, and e Clause 2 Article 35 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. The provision of psychological counseling services and skills in responding to domestic violence for domestic violence victims shall be carried out directly or indirectly.
3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge, develop, and promulgate documents guiding the psychological counseling and skills in responding to domestic violence.
PROTECTIVE ORDERS DECIDED BY PRESIDENTS OF PEOPLE'S COMMITTEES OF COMMUNES
Article 14. Principles of protective orders
1. To ensure the benefits of domestic violence victims who are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, or patients in treatment.
2. To adequately notify domestic violence victims of their rights and obligations before issuing protective orders.
Article 15. Cases subject to protective orders
1. The domestic violence victim or his/her guardian or legal representative requests the President of the People's Committee of the commune where domestic violence acts occur to issue a protective order if the domestic violence acts are deemed to damage or threaten the health or life of the domestic violence victim.
2. A competent authority, organization, or individual requests the President of the People’s Committee of the commune where domestic violence acts occur to issue a protective order if the domestic violence acts are deemed to damage or threaten the health or life of the domestic violence victim. The request must be agreed on by the domestic violence victim or his/her guardian or legal representative.
3. The President of the People's Committee of the commune shall issue a protective order according to Point b Clause 1 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
Article 16. Methods and applications for protective orders
1. Applications for protective orders shall be submitted in person, through postal services, or electronic means.
2. Regarding Clause 2 Article 15 of this Decree, the application shall be made following Form No. 06 of the Appendix enclosed with this Decree. Applications are not required regarding cases prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 15 of this Decree.
1. The President of the People’s Committee of the commune shall, based on Article 15 and Article 16 of this Decree, issue protective orders. The President of the People’s Committee of the commune shall issue protective orders according to requests prescribed in Clause 1 or Clause 2 Article 15 of this Decree following Form No. 07 of the Appendix enclosed with this Decree. In case of declining to issue protective orders, provide answers and explanations in writing. The President of the People’s Committee of the commune that issues protective orders himself/herself shall follow Form No. 08 of the Appendix enclosed with this Decree.
2. For each protective order, the validity period shall be no more than 3 days.
Article 18. Contact during protective orders
1. A perpetrator under a protective order may only have contact with the domestic violence victim in the following cases:
a) There is a wedding or funeral in the family;
b) A relative has an accident or illness requiring care;
c) Remedy for natural disasters, fire, or epidemics is required.
2. When in need of having contact with the domestic violence victim in cases specified in Clause 1 of this Article, the perpetrator under a protective order shall send written notification following Form No. 09 of the Appendix enclosed with this Decree to the concerned supervisor of the protective order compliance. Contact shall only be made after the perpetrator has submitted the mentioned notification and the supervisor has signed such notification. The time of contact shall be no more than 4 hours.
3. The supervisor shall immediately inform the President of the People's Committee of the commune, who issued the protective order, of the incident for the provision of protective measures for the domestic violence victim.
Article 19. Violations of protective orders
1. A perpetrator is considered to violate the protective in the following cases:
a) Coming close to the domestic violence victim within 100m without any wall or partition for safety assurance;
b) Using mobile phones, emails, or other equipment to commit domestic violence acts to the person protected by the protective order.
2. Perpetrators violating protective orders shall be subject to custodial measures according to administrative procedures for preventing domestic violence prescribed by administrative violation handling laws.
Article 20. Cancellation of protective orders
1. The cancellation of a protective order according to Point a and Point b Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violation shall be carried out according to the following procedures:
a) Competent authorities, organizations, and individuals prescribed in Point a Clause 1 and Point a and Point b Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall submit applications to Presidents of People’s Committees of communes who issued protective orders to request the cancellation of such orders following Form No. 10 of the Appendix enclosed with this Decree. Applications shall be submitted by the methods prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree;
b) Within 12 hours after receiving an application, the concerned President of the People’s Committee of the commune who issued the protective order shall cancel the order following Form No. 11 of the Appendix enclosed with this decree. In case of refusal, provide answers and explanations in writing.
2. The President of the People’s Committee of the commune shall cancel the protective order under Point c Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence when:
a) The violence victim dies;
b) The perpetrator dies or is incapacitated;
c) There are grounds to determine that the protective order is inappropriate.
3. A decision on the cancellation of a protective order comes into force right after its signing and shall be sent to the concerned perpetrator, domestic violence victim, Head of the Public Security Force of the commune, ward, or commune-level town, head of the village, head of the sub-quarter where the victim resides, protective order supervisor, and the competent authority, organization, or individual requesting the cancellation.
Article 21. Rights to choose accommodation during protective orders
1. A domestic violence victim or his/her guardian or legal representative may select accommodation during the implementation of a protective order of the President of the People’s Committee of the commune.
2. If the domestic violence victim cannot decide the accommodation or the accommodation fails to meet the requirements prescribed in Point a Clause 1 Article 19 of this Decree, Article 28 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall prevail.
OTHER FACILITIES PARTICIPATING IN PREVENTION AND COMBAT AGAINST DOMESTIC VIOLENCE; PROVIDERS OF DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT SUPPORT SERVICES
Article 22. Operational contents and scope of other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence
1. Other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence are facilities registered for participation in the prevention and combat against domestic violence voluntarily by organizations and individuals.
2. Other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence may receive preferential policies according to domestic violence prevention and combat laws.
3. Operational contents of other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence:
a) Participation in the dissemination and mobilization for domestic violence prevention and combat;
b) Support for resources for domestic violence prevention and combat;
c) Support for domestic violence victims’ living costs;
d) Provision of occupational training and job introduction for unemployed domestic violence victims and perpetrators who wish for support.
4. Operational scope of other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence:
a) Individuals and organizations shall register operations in one or several contents prescribed in Clause 3 of this Article;
b) Individuals and organizations shall register participation in domestic violence prevention and combat support for employees, association members, trade union members, or members under their management.
Article 23. Registration of operational contents and scope of other facilities participating in the prevention and combat against domestic violence
1. Individuals and organizations participating in domestic violence prevention and combat support shall send notifications of the registration of operational contents and scope under Clause 3 and Clause 4 Article 22 of this Decree to authorities of culture, sports, and tourism of the People's Committees of provinces where they are headquartered following Form No. 12 of the Appendix enclosed with this Decree.
2. Notifications specified in Clause 1 of this Article shall be sent in person, through postal services, or electronic means. In case the organizations and individuals specified in Clause 1 of this Article send the notifications via electronic means, such notifications shall be in the form of photocopy (from the original) or PDF with digital signatures.
3. Authorities of culture, sports, and tourism of People’s Committees of provinces specified in Clause 1 of this Article shall confirm the receipt of the notifications of registration of operational contents and scope following Form No. 13 of the Appendix enclosed with this Decree. In case of refusal, provide answers and explanations in writing.
4. Other facilities participating in domestic violence prevention and combat may only operate according to their registered operational contents and scope. In case other facilities participating in domestic violence prevention and combat have operational contents and scope unprescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 22 of this Decree, the establishment and operation of such facilities shall comply with regulations applicable to providers of domestic violence prevention and combat support services.
5. Employees directly participating in the provision of support services at other facilities participating in domestic violence prevention and combat shall receive advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence according to Article 26 of this Decree.
6. Authorities of culture, sports, and tourism of People’s Committees of provinces shall:
a) Organize advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence for persons participating in domestic violence prevention and combat at other facilities participating in domestic violence prevention and combat;
b) Inspect the operations of other facilities participating in domestic violence prevention and combat as prescribed by laws.
Article 24. Requirements for heads of providers of domestic violence prevention and combat support services
1. Have full legal capacity and have not been criminally prosecuted or received fines for acts of domestic violence, specifically:
a) Have adequate health as concluded by competent health facilities according to health checkup laws;
b) Have not been criminally prosecuted or received any fine concerning domestic violence prevention and combat.
2. Have at least a bachelor's degree in training majors, disciplines, and fields concerning services of provision registration, specifically:
a) Regarding a provider of counseling services concerning domestic violence prevention and combat: the head of such a facility shall have at least a bachelor’s degree in majors of teacher training, health care, psychology, law, sociology, or community services;
b) Regarding a provider of shelter services for domestic violence victims: the head of such a facility shall have at least a bachelor’s degree;
c) Regarding a provider of domestic violence prevention and control education services: the head of such a facility shall have at least a bachelor’s degree in majors of teacher training, health care, psychology, law, or community services;
d) Regarding a provider of mental health care and mental illness prevention services for domestic violence victims: the head of such a facility shall have at least a bachelor's degree in majors of teacher training, health care, psychology, sociology, or community services;
dd) Regarding a provider of other services concerning domestic violence prevention and combat: the head of such a facility shall have at least a bachelor’s degree in majors, disciplines, and fields in conformity with the provided services.
3. In case a provider registers for the provision of multiple services prescribed in Clause 1 Article 40 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violation, the head of such a facility shall meet the requirements prescribed in Clause 1 and at least one of the qualifications prescribed in Points a, c, d, and dd Clause 2 of this Article.
Article 25. Competence to organize advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence according to Point b Clause 2 Article 40 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence
1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam and People’s Committees of provinces are competent to organize advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence according to Point b Clause 2 Article 40 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. Annually, state authorities prescribed in Clause 1 of this Article shall promulgate plans for advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence and disclose them on the website of the plan promulgation authority.
3. Facilities permitted by state authorities to organize advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence are facilities identified in plans for advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence promulgated by state authorities specified in Clause 1 of this Article.
4. Facilities prescribed in Clause 3 of this Article shall issue certificates to participants of advanced training courses following Form No. 14 of the Appendix enclosed with this Decree after the completion of such courses.
Article 26. Contents of advanced training in the knowledge and skills in participating in domestic violence prevention and combat
1. Employees directly providing domestic violence prevention and combat counseling are entitled to advanced training in the knowledge of domestic violence prevention and combat laws, identification of domestic violence acts, skills in responding to domestic violence, and knowledge and skills in providing domestic violence prevention and combat counseling.
2. Employees directly providing services of shelters and other necessary needs for domestic violence victims are entitled to advanced training in the knowledge of domestic violence prevention and combat laws, identification of domestic violence acts, skills in responding to domestic violence, and skills in preventing domestic violence.
3. Employees directly carrying out domestic violence prevention and control education are entitled to advanced training in the knowledge of domestic violence prevention and combat laws, identification of domestic violence acts, anger management skills, violence control skills, and skills in developing family relationships.
4. Employees directly providing health care and mental illness prevention for domestic violence victims are entitled to advanced training in the knowledge of domestic violence prevention and combat laws, identification of domestic violence acts, knowledge and skills in caring for domestic violence victims, and knowledge and skills in providing psychotherapy and mental health care for domestic violence victims.
5. Employees performing other activities concerning domestic violence prevention and combat are entitled to advanced training in the knowledge of domestic violence prevention and combat laws, identification of domestic violence acts, and knowledge and skills concerning the provided services.
6. Persons with issued certificates of advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article shall, after 5 years from the issuance date, participate in additional advanced training courses to update and supplement their knowledge and skills in preventing and combating domestic violence according to their field of work.
Article 27. Requirements for physical facilities and locations regarding facilities providing shelters or domestic violence prevention and control education services
1. Requirements for physical facilities:
a) Providers of shelters for domestic violence victims shall meet the mandatory requirements for beds, mats, blankets, curtains, electric knighting, fans, contact phones, closed toilets, doors with locks, and other requirements according to construction, order, and security laws;
b) Providers of domestic violence prevention and control education services shall have facilities of service provision with appropriate hygiene and safety assurance according to fire prevention and firefighting and construction laws and equipment in conformity with the provided services.
2. Requirements for locations: providers of shelters or domestic violence prevention and control education services shall have specific headquarters for operations and transactions. The mentioned headquarters shall be prescribed in certificates of establishment registration.
Article 28. First-time issuance of certificates of establishment registration of providers of domestic violence prevention and combat support services
1. An application for first-time issuance of the certificate of establishment registration of a provider of domestic violence prevention and combat support services includes:
a) Application for first-time issuance of the certificate of establishment registration of provider of domestic violence prevention and combat support services following Form No. 15 of the Appendix enclosed with this Decree;
b) Draft operational regulations of the provider of domestic violence prevention and combat support services;
c) Schedule for service prices (if any);
d) Requirements applicable to the head: (1) health checkup paper issued by a competent health facility according to health checkup laws; (2) certified copies of the bachelor’s degree (or higher) in the major concerning the services registered for provision; (3) certified copies of other diplomas and certificates concerning services registered for the establishment; (4) declaration of not having been criminally prosecuted or fined for administrative violations of domestic violence prevention and combat following Form No. 16 of the Appendix enclosed with this Decree;
dd) Requirements applicable to the application of an employee directly providing domestic violence prevention and combat support services: (1) health checkup paper issued by a competent health facility according to health checkup law; (2) certified copies of the high school diploma (or higher); (3) certified copies of diplomas and certificates concerning the services expected to be provided; (4) certified copies of the certificate of advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence;
e) Any authority, organization, and individual registering for the establishment of a provider of domestic violence prevention and combat support services shall submit an application in person, through postal services, or electronic means to the authority of culture, sports, and tourism of the People’s Committee of the province where the provider is headquartered to request for the first-time issuance of the certificate of establishment registration.
In case of submission via electronic means, components of the application shall be in the form of a photocopy (from the original) or PDF with digital signatures. Documents shall be named corresponding to the names of the enclosed papers and documents.
2. Procedures for the first-time issuance of a certificate of establishment registration of a provider of domestic violence prevention and combat support services are as follows:
a) If the application is invalid, within 5 working days after receiving the application, the receiving authority shall notify the applicant of such matter in writing for the applicant to amend the application;
b) If the application is valid, within 10 working days after receiving the application, the receiving authority shall perform the first-time issuance of the certificate to the provider of domestic violence prevention and combat support services following Form No. 17 of the Appendix enclosed with this Decree. In case of refusing to issue the certificate, provide answers and explanations in writing.
The certificate shall be sent in person, through postal services, or electronic means to the address registered by the applicant. If the certificate is sent through electronic means, the certificate shall be in PDF form with digital signatures.
Article 29. Re-issuance and renewal of certificates of establishment registration of providers of domestic violence prevention and combat support services
1. Regulations on the re-issuance of certificates of establishment registration of providers of domestic violence prevention and combat support services:
a) Providers of domestic violence prevention and combat support services shall apply for re-issuance of certificates of establishment registration in case their certificates or lost, torn, or damaged;
b) Providers of domestic violence prevention and combat support services shall submit applications for the re-issuance in person, through postal services, or electronic means to certificate issuance authorities following Form No. 15 of the Appendix enclosed with this Decree;
c) In case of invalid applications, the receiving authority shall instruct the completion of such applications after receiving them in person. Regarding invalid applications sent through postal services or electronic means, within 1 working day after receiving such applications, the receiving authority shall send written notifications to applicants for them to amend such applications;
d) Within 3 working days after receiving the valid applications, competent authorities shall re-issue certificates of establishment registration to providers of domestic violence prevention and combat support services following Form No. 17 of the Appendix enclosed with this Decree. In case of refusing to re-issue the certificate, provide answers and explanations in writing.
The certificates shall be sent in person, through postal services, or electronic means to the addresses registered by applicants. If the certificates are sent through electronic means, they shall be in PDF form with digital signatures.
2. Regulations on the renewal of certificates of establishment registration of providers of domestic violence prevention and combat support services:
a) A provider of domestic violence prevention and combat support services shall apply for the renewal of the certificate of establishment registration in the following cases: (1) changes to the head; (2) changes to the address; (3) changes to the operational contents and scope;
b) An application for the renewal of a certificate of establishment registration includes: (1) regarding the case of changes to the head, comply with Point d Clause 1 Article 28 of this Decree; (2) the application shall follow Form No. 15 of the Appendix enclosed with this Decree. The applicant shall be submitted in person, through postal services, or electronic means. In case of submission via electronic means, components of the application shall be in the form of a photocopy (from the original) or PDF with digital signatures. Documents shall be named corresponding to the names of the enclosed papers and documents;
c) Procedures for the renewal of the certificate of establishment registration shall comply with Clause 2 Article 28 of this Decree. The renewed certificate of establishment registration shall follow Form No. 17 of the Appendix enclosed with this Decree.
The certificate shall be sent in person, through postal services, or electronic means to the address registered by the applicant. If the certificate is sent through electronic means, the certificate shall be in PDF form with digital signatures.
Article 30. Revocation of certificates of operation registrations of providers of domestic violence prevention and combat support services
1. A provider of domestic violence prevention and combat support services shall have its certificate of operation registration revoked in the following cases:
a) The certificate of operation registration has been renewed;
b) The provider changes its operational purposes;
c) The certificate of operation registration is issued contrary to laws;
d) The provider is dissolved or terminates its operations;
dd) The provider does not operate 12 months after the issuance of the certificate.
2. Authorities of culture, sports, and tourism of People’s Committees of provinces that issue certificates of operation registration to providers of domestic violence prevention and combat support services are competent to revoke such certificates.
3. Procedures for revoking certificates of establishment registration:
a) Regarding cases prescribed in Points a and b Clause 1 of this Article, the revocation shall be carried out after the re-issuance or renewal;
b) Regarding the case prescribed in Point b Clause 1 of this Article, the revocation shall be carried out immediately;
c) Regarding cases prescribed in Points c and dd Clause 1 of this Article, certificates shall be revoked after 15 days from the date the violation is detected and the provider fails to provide any explanation. If the explanation is approved by the competent authority, within 6 months, the provider shall rectify its violation.
The revocation shall be made into a document following Form No. 18 of the Appendix enclosed with this Decree.
STATE BUDGET EXPENDITURES ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND COMBAT
Article 31. State budget allocation and estimate
1. The state budget for domestic violence prevention and combat shall be allocated in the annual budget estimate of socio-political authorities and organizations with assigned tasks concerning domestic violence prevention and combat according to state budget laws and current state budget regulations.
2. Public service providers with assigned tasks concerning domestic violence prevention and combat may proactively use assigned financial sources autonomously for domestic violence prevention and combat; the state budget shall be allocated according to the law on financial autonomy mechanisms of public service providers.
Article 32. Management, use, and settlement of state budget
1. Socio-political authorities and organizations with assigned tasks concerning domestic violence prevention and combat shall prepare the estimate and comply with the budget, accounting, and settlement according to state budget laws.
2. The use of the state budget for domestic violence prevention and combat shall comply with the norms, standards, and regulations promulgated by competent state authorities and be within the assigned state budget expense.
3. The expenditures prescribed in this Decree are the maximum expenditures for socio-political authorities and organizations to prepare expense estimates for domestic violence prevention and combat. Heads of central socio-political authorities and organizations and People's Committees of provinces shall decide the specific expenditures, ensuring that they do not exceed the ones prescribed in this Decree for thrift, effectiveness, and conformity with the state budget capacity.
4. Regarding expenditures on domestic violence prevention and combat unprescribed in this Decree, comply with the expenditures prescribed in relevant legislative documents.
5. Expenditures on allowances for officials and public employees in meetings, conferences, and seminars as prescribed in Articles 34, 35, and 41 of this Decree shall end during the renovation of salary regulations according to Resolution No. 27-NQ/TW dated May 21, 2018 of the XII CPV Central Committee.
Article 33. Expenditures on information, communications, and education
1. Expenditures on information, communications, and education through conferences, seminars, training, and thematic talks: comply with regulations on fees and expenditures on conferences of the Minister of Finance of Vietnam.
2. Expenditures on information, communications, and education on mass media: expenditures and royalties for development of news, reports, and talks on domestic violence prevention and combat shall comply with regulations of the Government of Vietnam on expenditures on royalties in press and publication.
3. Expenditures on information, communications, and education through loudspeakers shall comply with regulations of the Government of Vietnam on expenditures on royalties and remunerations for works of cinematography, fine art, photography, theatre, and other types of performing arts.
4. Expenditures on production and distribution of banners, hoardings, posters, and promotional paintings: carry out following invoices and receipts and comply with bidding laws.
5. Expenditures on the organization of performances of arts and skits in communities:
a) Allowances for new program training: Up to 100.000 VND per person per session; the maximum number of training sessions for a program is 10;
b) Allowances for performance programs: Up to 100.000 VND per person;
c) Allowances for MCs: Up to 500.000 VND per session;
d) Expenditures on gasoline, vehicle rental, photos of documents, devices, tools, and other rentals shall be based on contracts, invoices, receipts, local market prices, and laws.
6. Expenditures on the organization of strategies for communications in communities:
a) Expenditures on script development: Up to 1.000.000 VND per script
b) Allowances for MCs: Up to 500.000 per person per session;
c) Expenditures on allowances for people directly participating in strategies for communications in communities: Up to 100.000 per person per session;
d) Art performances according to Clause 5 of this Article;
dd) Expenditures on gasoline, vehicle rental, photos of documents, devices, tools, and other rentals shall be based on contracts, invoices, receipts, local market prices, and laws.
7. Expenditures on the compilation of sample documents to disseminate and universalize knowledge and skills in preventing and combating domestic violence: Comply with regulations of the Minister of Finance of Vietnam on the contents and expenditures on the development of training programs and compilation of textbooks for learning subjects of higher and vocational education.
Article 34. Expenditures on competitions for study on domestic violence prevention and combat
1. Compilation of question papers and answer keys: Up to 2.000.000 VND per question paper enclosed with answer keys.
2. Allowances for marking, Board of Judges, and disclosure of competition results: Up to 500.000 VND per person per session.
3. Allowances for members of the Organization and Secretary Committees of the competition: Up to 350.000 VND per person per session.
4. Expenditures on prizes:
Each competition shall have up to 1 first prize, 2 second prizes, 3 third prizes, and 3 encouragement prizes, expenditures on the mentioned prizes are as follows:
a) Expenditures on the first prize: Collective prize organized by central authorities: 30.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 20.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: 10.000.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 5.000.000 VND per prize. Individual prize organized by central authorities: 20.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 10.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: 5.000.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 2.500.000 VND per prize;
b) Expenditures on second prizes: Collective prizes organized by central authorities: 20.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 10.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: 5.000.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 2.500.000 VND per prize; Individual prizes organized by central authorities: 10.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 5.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: up to 2.500.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 1.250.000 VND per prize;
c) Expenditures on third prizes: Collective prizes organized by central authorities: 10.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 5.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: 2.500.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 1.250.000 VND per prize. Individual prizes organized by central authorities: 5.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 2.500.000 VND per prize, organized by district-level authorities: up to 1.250.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 700.000 VND per prize;
d) Expenditures on encouragement prizes: Collective prizes organized by central authorities: 5.000.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 3.000.000 VND per prize, organized by district-level authorities: 1.500.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 750.000 VND per prize. Individual prizes organized by central authorities: 2.500.000 VND per prize, organized by provincial authorities: 1.250.000 VND per prize, organized by district-level authorities: up to 700.000 VND per prize, and organized by commune-level authorities: 350.000 VND per prize.
5. Expenditures on meals, accommodations, and traveling for members of the organizing committee and members of the competition council during competition days shall comply with the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on fees and expenditures on conferences.
6. Provision of financial support for meals, accommodation, and traveling for candidates of the competition (including training and competition days, up to 10 days), application of expenditures on financial support for meals and rest for delegates not receiving salaries according to the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on fees and expenditures on conferences. Those who have received the mentioned support shall not receive any payment at their agencies or units.
7. Expenditures on MC hire: Up to 2.000.000 VND per person per session;
8. Expenditures on hall and equipment for state competition rentals shall be based on contracts, invoices, and receipts.
9. Expenditures on art performance artist hire:
a) Individuals: Up to 300.000 per person per performance;
b) Collectives: Up to 5.000.000 VND per collective per performance and up to 300.000 per person per collective performance.
10. Expenditures on reports on the competition results:
a) Central competition: Up to 5.000.000 VND per report;
b) Provincial competition: Up to 3.000.000 VND per report;
c) District-level competition: Up to 2.000.000 VND per report;
d) Grassroots competition: Up to 1.000.000 VND per report;
11. Expenditures on press releases on the competition:
a) Expenditures on press release development: Up to 1.000.000 VND per release;
b) Expenditures on remunerations of press journalists invited to the press conference: Up to 100.000 VND per person per press conference;
c) Expenditures for the person in charge of the press conference: Up to 300.000 VND per press conference;
d) Expenditures on persons answering questions from journalists at the press conference: Up to 200.000 VND per person per press conference.
Article 35. Expenditures on development and implementation of domestic violence prevention and combat models
1. Expenditures on research on the development of domestic violence prevention and combat models shall comply with laws regarding the contents and expenditures on the implementation of activities of researching, investigating, surveying, and assessing.
2. Expenditures on draft models: Up to 20.000.000 VND per model.
3. Expenditures on persons participating in the implementation of models shall be based on the actual number of participated days and up to 100.000 VND per person per day or up to 2.000.000 VND per person per month in case of fund assignment.
4. Other expenditures shall be based on actual situations, invoices, receipts, and relevant laws.
Article 36. Expenditures on domestic violence prevention and combat counseling
1. Expenditures on the establishment of counseling departments and divisions: phones, computers, devices, and supplies prescribed by laws.
2. Expenditures on the compilation of new documents; amendments and updates on documents in conformity with the counseling contents according to the regulations of the Minister of Finance of Vietnam.
3. Expenditures on remunerations for counselors according to labor and working contracts shall be based on agreements according to the productivity, quality, and efficiency of work and the law on salaries and remunerations.
4. Expenditures on electricity, water, stationery, and photocopies of documents for counseling shall be based on invoices, receipts, and local market prices but shall not exceed 5.000.000 VND per month per facility.
Article 37. Expenditures on domestic violence education and control
1. Expenditures on the compilation of documents for domestic violence education and control shall comply with regulations of the Minister of Finance of Vietnam on the contents and expenditures on the development of training programs and compilation of textbooks for learning subjects of higher and vocational education.
2. Expenditures on the compilation of sets of multiple-choice questions to identify acts of domestic violence and assess the knowledge and skills in controlling domestic violence acts; skills in responding to domestic violence (drafting questions; reviewing, selecting, and entering questions into a standardized question bank managed on computer software) shall comply with the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on the management of budget for the preparation, organization, and participation in exams applicable to general education.
3. Expenditures on the dissemination of laws directly to perpetrators shall comply with the law on management, use, and settlement of the state budget for the assurance of law education and dissemination and access to laws of people at the grassroots level.
Article 38. Expenditures on support for domestic violence victims
1. Support for parts of the costs of psychological counseling and provision of skills in responding to domestic violence shall be decided by Provincial People’s Committees for domestic violence victims and perpetrators.
2. Support for essential needs during protective orders shall comply with regulations applicable to social protection beneficiaries.
3. In case the domestic violence victim with health damage is cared for and treated at a medical examination and treatment facility, the payment of the cost of medical services shall comply with the Law on Medical Examination and Treatment.
Article 39. Expenditures on compensation for damage to health, life, and assets for individuals participating in domestic violence prevention and combat
1. Expenditures on compensation for damage to health and life for individuals participating in domestic violence prevention and combat:
a) Individuals participating in domestic violence prevention and combat who are also contributing to social insurance shall receive payments from the Health Insurance Fund according to health insurance laws; the Health Insurance Fund shall pay allowances for occupational accidents, pensions, and death allowances according to social insurance and occupational safety and hygiene laws;
b) Individuals participating in domestic violence prevention and combat shall receive payments for benefits from their employers according to the law on occupational safety and hygiene;
c) In case individuals participating in domestic violence prevention and combat other beneficiaries, they shall receive support according to policies on emergency social support or be cared for and nurtured in communities according to social support laws.
2. Expenditures on compensation for damage to assets for individuals participating in domestic violence prevention and combat:
a) An individual participating in domestic violence prevention and combat shall receive compensation for damage to his/her assets if he/she receives such damage while preventing domestic violence acts and the concerned perpetrator is incapable of compensating the damage;
b) The President of the People’s Committee of the district where domestic violence acts take place shall establish a Council for determining support for the damage to individuals participating in domestic violence prevention and combat. The composition of the Council shall be decided by the President of the mentioned People’s Committee.
Article 40. Expenditures on the development of network of population collaborators participating in domestic work and domestic violence prevention and combat
1. Population collaborators participating in domestic work and domestic violence prevention and combat in communities shall receive monthly allowances and benefits prescribed by Provincial People’s Committees and covered by local budgets.
2. Annually, authorities of culture, sports, and tourism shall organize professional advanced training in domestic work and domestic violence prevention and combat for population collaborators participating in domestic work and domestic violence prevention and combat. Expenditures shall comply with the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on the preparation of estimates and management and use of funding from the state budget for training and advanced training for officials.
3. Population collaborators participating in domestic work and domestic violence prevention and combat may participate in regional and inter-regional competitions, conferences, and seminars to exchange work experience and be eligible for policies according to domestic violence prevention and combat laws and relevant laws.
4. Each population collaborator participating in domestic violence prevention and combat shall be equipped with tools in conformity with his/her conditions and local financial capacity to carry out domestic violence prevention and combat tasks.
Article 41. Expenditures on inter-sectoral and preliminary and final operations
1. Expenditures on meetings and conferences for the implementation of tasks, preliminary and final reviews, and professional training in domestic violence prevention and combat:
a) Expenditures on allowances for delegates: Up to 100.000 per person per session;
b) Expenditures on thematic report development: Up to 8.000.000 VND per report;
c) Expenditures on preliminary report development: Up to 10.000.000 VND per report;
d) Expenditures on final report development: Up to 12.000.000 VND per report;
dd) Expenditures on the writing of written discussions and proceedings of preliminary and final conferences: Up to 2.000.000 VND per paper;
e) Expenditures on stationery, printing of documents, and other relevant expenditures shall comply with the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on expenditures on conferences.
2. Expenditures on inspection and supervision of working programs and plans; organization of regional and inter-regional activities of exchanging experiences in domestic violence prevention and combat shall comply with the regulations of the Minister of Finance of Vietnam on fees and expenditures on conferences.
1. This Decree comes into force as of December 25, 2023.
2. Decree No. 08/2009/ND-CP dated February 4, 2009 of the Government of Vietnam expires as of the effective date of this Decree.
Article 43. Transitional provision
1. Facilities providing domestic violence prevention and combat counseling and support for domestic violence victims established under domestic violence prevention and combat laws before the effective date of this Decree may continue to operate without performing the procedure for establishment registration and registration of operational contents and scope.
2. Facilities providing domestic violence prevention and combat counseling and support for domestic violence victims established under domestic violence prevention and combat laws before the effective date of this Decree when making any changes to their information after the effective date of this Decree shall comply with this Decree.
3. Facilities of domestic violence prevention and combat established under regulations other than domestic violence prevention and combat laws shall carry out the registration procedure of this Decree within 18 months from the effective date of this Decree.
Island districts without commune-level authorities shall carry out tasks of entitlements prescribed by domestic violence prevention and combat laws for commune-level authorities performed by district-level authorities within such island districts.
Article 45. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall:
a) Organize and instruct the implementation of this Decree;
b) Review, research, develop, amend, and supplement legislative documents and relevant documents concerning domestic violence prevention and combat;
c) Develop plans to implement inter-sectoral cooperation in domestic violence prevention and combat;
d) Consolidate domestic violence prevention and combat models in communities;
dd) Develop and operate a Hotline;
e) Provide advanced training in knowledge and skills in preventing and combating domestic violence for lecturers, reporters, and counselors at the national and provincial levels;
g) Organize private mobilization and receive resources for domestic violence prevention and combat;
h) Promptly provide commendations within its jurisdiction or request competent authorities to commend collectives and individuals in domestic violence prevention and combat.
2. The Ministry of Finance of Vietnam shall balance and allocate the state budget for domestic violence prevention and combat according to state budget laws.
3. The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam shall:
a) Take charge and complete law policies on social support for domestic violence victims; persons participating in domestic violence prevention and combat;
b) Integrate tasks of domestic violence prevention and combat as prescribed by laws into the prevention and combat against gender-based violence and child violence in the domestic environment;
c) Integrate the receipt and handling of notifications and denunciations of domestic violence against children in the operations of the National Hotline for the Protection of Children.
4. The Ministry of Public Security of Vietnam shall take charge, review, and complete the law on handling of violations of domestic violence prevention and combat laws.
5. The Ministry of Information and Communications of Vietnam shall take charge of issuing short phone numbers with 3 digits to be used as the hotline, provide guidelines on the operations of the hotline, and ensure cyber information safety and security concerning domestic violence prevention and combat.
6. The People’s Committees of provinces shall:
a) Carry out local implementation based on the functions and tasks assigned in the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence and this Decree;
b) Issue programs, plans, projects, and schemes for domestic violence prevention and combat; allocate resources for the implementation of tasks of domestic violence prevention and combat;
c) Direct People’s Committees of districts and communes to prioritize resources for the implementation of tasks of domestic violence prevention and combat in their areas and the development of trusted addresses in communities;
d) Develop staff of population collaborators participating in domestic violence prevention and combat; organize advanced training and updates on knowledge and skills in preventing and combating domestic violence for reporters and counselors under their management;
dd) Create favorable conditions for other facilities participating in domestic violence prevention and combat and facilities providing domestic violence prevention and combat support services to operate in their areas;
e) Promptly provide commendations within their jurisdiction or request competent authorities to commend collectives and individuals in domestic violence prevention and combat.
g) Take responsibility for local domestic violence prevention and combat (applicable to Presidents of Provincial People's Committees).
Ministers, Directors of ministerial agencies, Directors of Government’s affiliates, Presidents of the People’s Committees of provinces shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn
Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng
Điều 5. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi
Điều 15. Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc
Điều 20. Hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc