Chương III Nghị định 76/2023/NĐ-CP: Cấm tiếp xúc theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
Số hiệu: | 76/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 01/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2023 |
Ngày công báo: | 18/11/2023 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.
2. Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Việc đề nghị cấm tiếp xúc được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử.
2. Đối với khoản 2 Điều 15 Nghị định này áp dụng đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị không áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này ban hành quyết định cấm tiếp xúc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo đề nghị quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 15 Nghị định này theo Mẫu số 07 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không ban hành quyết định thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 08 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời gian cấm tiếp xúc không quá 03 ngày cho mỗi lần quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
1. Người không thuộc trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định này được xác định là vi phạm quyết định cấm tiếp xúc khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đến gần người bị bạo lực gia đình trong phạm vi 100m mà không có tường ngăn hoặc vách ngăn bảo đảm an toàn;
b) Không đến gần người bị bạo lực nhưng sử dụng điện thoại, thư điện tử hoặc phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình với người không được tiếp xúc.
2. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1, điểm a và điểm b khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc để đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Đơn đề nghị được gửi theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Trong thời gian 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo Mẫu số 11 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không hủy bỏ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người bị bạo lực gia đình bị chết;
b) Khi người có hành vi bạo lực gia đình bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi có căn cứ xác định quyết định cấm tiếp xúc không đúng.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình, người được phân công giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
1. Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở cho người bị bạo lực gia đình trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trường hợp người bị bạo lực gia đình không lựa chọn được chỗ ở hoặc chỗ ở không đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
PROTECTIVE ORDERS DECIDED BY PRESIDENTS OF PEOPLE'S COMMITTEES OF COMMUNES
Article 14. Principles of protective orders
1. To ensure the benefits of domestic violence victims who are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, people who are unable to take care of themselves, or patients in treatment.
2. To adequately notify domestic violence victims of their rights and obligations before issuing protective orders.
Article 15. Cases subject to protective orders
1. The domestic violence victim or his/her guardian or legal representative requests the President of the People's Committee of the commune where domestic violence acts occur to issue a protective order if the domestic violence acts are deemed to damage or threaten the health or life of the domestic violence victim.
2. A competent authority, organization, or individual requests the President of the People’s Committee of the commune where domestic violence acts occur to issue a protective order if the domestic violence acts are deemed to damage or threaten the health or life of the domestic violence victim. The request must be agreed on by the domestic violence victim or his/her guardian or legal representative.
3. The President of the People's Committee of the commune shall issue a protective order according to Point b Clause 1 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
Article 16. Methods and applications for protective orders
1. Applications for protective orders shall be submitted in person, through postal services, or electronic means.
2. Regarding Clause 2 Article 15 of this Decree, the application shall be made following Form No. 06 of the Appendix enclosed with this Decree. Applications are not required regarding cases prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 15 of this Decree.
1. The President of the People’s Committee of the commune shall, based on Article 15 and Article 16 of this Decree, issue protective orders. The President of the People’s Committee of the commune shall issue protective orders according to requests prescribed in Clause 1 or Clause 2 Article 15 of this Decree following Form No. 07 of the Appendix enclosed with this Decree. In case of declining to issue protective orders, provide answers and explanations in writing. The President of the People’s Committee of the commune that issues protective orders himself/herself shall follow Form No. 08 of the Appendix enclosed with this Decree.
2. For each protective order, the validity period shall be no more than 3 days.
Article 18. Contact during protective orders
1. A perpetrator under a protective order may only have contact with the domestic violence victim in the following cases:
a) There is a wedding or funeral in the family;
b) A relative has an accident or illness requiring care;
c) Remedy for natural disasters, fire, or epidemics is required.
2. When in need of having contact with the domestic violence victim in cases specified in Clause 1 of this Article, the perpetrator under a protective order shall send written notification following Form No. 09 of the Appendix enclosed with this Decree to the concerned supervisor of the protective order compliance. Contact shall only be made after the perpetrator has submitted the mentioned notification and the supervisor has signed such notification. The time of contact shall be no more than 4 hours.
3. The supervisor shall immediately inform the President of the People's Committee of the commune, who issued the protective order, of the incident for the provision of protective measures for the domestic violence victim.
Article 19. Violations of protective orders
1. A perpetrator is considered to violate the protective in the following cases:
a) Coming close to the domestic violence victim within 100m without any wall or partition for safety assurance;
b) Using mobile phones, emails, or other equipment to commit domestic violence acts to the person protected by the protective order.
2. Perpetrators violating protective orders shall be subject to custodial measures according to administrative procedures for preventing domestic violence prescribed by administrative violation handling laws.
Article 20. Cancellation of protective orders
1. The cancellation of a protective order according to Point a and Point b Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violation shall be carried out according to the following procedures:
a) Competent authorities, organizations, and individuals prescribed in Point a Clause 1 and Point a and Point b Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall submit applications to Presidents of People’s Committees of communes who issued protective orders to request the cancellation of such orders following Form No. 10 of the Appendix enclosed with this Decree. Applications shall be submitted by the methods prescribed in Clause 1 Article 16 of this Decree;
b) Within 12 hours after receiving an application, the concerned President of the People’s Committee of the commune who issued the protective order shall cancel the order following Form No. 11 of the Appendix enclosed with this decree. In case of refusal, provide answers and explanations in writing.
2. The President of the People’s Committee of the commune shall cancel the protective order under Point c Clause 4 Article 25 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence when:
a) The violence victim dies;
b) The perpetrator dies or is incapacitated;
c) There are grounds to determine that the protective order is inappropriate.
3. A decision on the cancellation of a protective order comes into force right after its signing and shall be sent to the concerned perpetrator, domestic violence victim, Head of the Public Security Force of the commune, ward, or commune-level town, head of the village, head of the sub-quarter where the victim resides, protective order supervisor, and the competent authority, organization, or individual requesting the cancellation.
Article 21. Rights to choose accommodation during protective orders
1. A domestic violence victim or his/her guardian or legal representative may select accommodation during the implementation of a protective order of the President of the People’s Committee of the commune.
2. If the domestic violence victim cannot decide the accommodation or the accommodation fails to meet the requirements prescribed in Point a Clause 1 Article 19 of this Decree, Article 28 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall prevail.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn
Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng
Điều 5. Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi
Điều 15. Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc
Điều 20. Hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc