Chương II Nghị định 76/2023/NĐ-CP : Tiếp nhận, xử lí tin báo , tố giác về hành vi bạo lực gia đình
Số hiệu: | 76/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 01/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2023 |
Ngày công báo: | 18/11/2023 | Số công báo: | Từ số 1133 đến số 1134 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Tổng đài) sử dụng số điện thoại ngắn có ba (03) chữ số để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Tổng đài hoạt động 24 giờ tất cả các ngày để tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
3. Tổng đài thực hiện ghi âm tự động và chi trả phí viễn thông đối với tất cả các cuộc gọi đến, gọi đi.
4. Tổng đài được quảng bá số điện thoại theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Hướng dẫn người bị bạo lực gia đình tới cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để được bảo vệ, hỗ trợ.
3. Chuyển tin báo, tố giác tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
4. Cung cấp thông tin khi có đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, người trực tiếp báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
5. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu; thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
1. Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
2. Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
3. Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
1. Tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
b) Khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua tin nhắn, đơn, thư thì người tiếp nhận thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua địa chỉ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em;
b) Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ, bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để xác minh tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu.
4. Cơ quan Công an, Đồn Biên quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo kết quả việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
1. Thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác như sau:
a) Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm;
b) Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực;
c) Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình.
2. Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Thực hiện kiểm tra, đánh giá việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.
4. Cung cấp thông tin việc xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
1. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị bạo lực gia đình:
a) Được bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; chăm sóc, điều trị; trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình:
a) Bị áp dụng các biện pháp buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 1 Điều 22 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm chi trả chi phí: Thuê phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại, thuê luật sư, thuê người bảo vệ và các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho người bị bạo lực gia đình. Việc chi trả theo quy định của pháp luật về tài chính; trường hợp pháp luật về tài chính chưa quy định thì thực hiện theo hóa đơn, chứng từ thực tế;
c) Việc áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại điểm a khoản này thực hiện tương tự như áp dụng đối với người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi bạo lực gia đình hoặc bị bạo lực gia đình có quyền mời đại diện cơ quan, tổ chức mình đang làm việc hoặc người đại diện theo pháp luật cho mình tham gia quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, quản lý, giám sát việc thực hiện biện pháp đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Dịch vụ tư vấn tâm lý và kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình do các cơ sở quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 35 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.
2. Việc cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình cho người bị bạo lực gia đình thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình.
RECEIPT AND HANDLING OF NOTIFICATIONS AND DENUNCIATIONS OF DOMESTIC VIOLENCE
Article 7. National hotline for domestic violence prevention and combat
1. The national hotline for domestic violence prevention and combat (hereinafter referred to as “Hotline”) shall be in the form of a short phone number with 3 digits to receive and handle notifications and denunciations of domestic violence.
2. The Hotline shall be operated 24/7 to receive notifications and denunciations of domestic violence with the operational resources guaranteed by the State.
3. The Hotline shall automatically record and pay the telecommunications fees for every incoming and outgoing call.
4. The Hotline may advertise its phone number as prescribed by laws.
Article 8. Tasks of the Hotline
1. Receive notifications and denunciations of domestic violence from authorities, organizations, and individuals.
2. Instruct domestic violence victims to come to competent authorities, organizations, or individuals or concerned authorities, organizations, and individuals for protection and support.
3. Transfer the notifications or denunciations to People’s Committees of communes where domestic violence acts occur. If there are criminal signs, immediately inform competent authorities for settlement under criminal procedure laws.
4. Provide information at the request of competent state authorities or authorities, organizations, or individuals that directly provide notifications of denunciations of domestic violence.
5. Store, analyze, and summarize information and data, and prepare reports as prescribed by laws.
Article 9. Procedures for receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence via the Hotline
1. Domestic violence victims or authorities, organizations, and individuals detecting domestic violence acts shall immediately call the Hotline to notify and denounce domestic violence.
2. Receivers of notifications and denunciations of domestic violence via the Hotline shall record the information in writing following Form No. 03 of the Appendix enclosed with this Decree while providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence acts for the information providers.
3. After receiving notifications or denunciations of domestic violence, receivers prescribed in Clause 2 of this Article shall inform Presidents of the People's Committees of communes where the domestic violence acts occur for settlement under domestic violence prevention and combat laws.
4. Presidents of People’s Committees of communes receiving notifications as prescribed in Clause 3 of this Article shall handle the notifications and denunciations of domestic violence following Article 11 of this Decree. In case the victims in the notifications or denunciations of domestic violence are children, the handling shall comply with children laws.
Article 10. Procedures for receiving and handling notifications and denunciations of domestic violence via addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence
1. Procedures for receiving notifications and denunciations of domestic violence sent to addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence:
a) When receiving notifications and denunciations of domestic violence in person or via phone calls, receivers shall record the information in writing following Form No. 04 of the Appendix enclosed with this Decree while providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence acts for the information providers;
b) When receiving notifications and denunciations of domestic violence via messages, applications, or letters, receivers shall record the information in writing following Form No. 05 of the Appendix enclosed with this Decree.
2. Procedures for handling notifications and denunciations of domestic violence sent to addresses prescribed in Points a, b, c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence:
a) Public Security Authorities and Border Guard Stations receiving notifications or denunciations of domestic violence shall promptly prevent and handle domestic violence acts within their jurisdiction while reporting such incidents to Presidents of People’s Committees of communes where domestic violence acts occur. In case the victims in the notifications or denunciations of domestic violence are children, the handling shall comply with children laws;
b) Immediately after receiving notifications and denunciations of domestic violence, entities prescribed in Points c, d, and dd Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence shall notify Presidents of People's Committees of communes where domestic violence acts occur and prevent the acts and provide support and protection for the domestic violence victims within their capacity.
3. Authorities, organizations, and individuals receiving notifications and denunciations of domestic violence shall cooperate with state authorities and competent persons according to domestic violence prevention and combat laws in verifying notifications and denunciations upon requests.
4. Public Security Authorities and Border Guard Stations prescribed in Point a Clause 2 of this Article shall provide notifications of the handling results of notifications and denunciations of domestic violence upon requests from authorities, organizations, or individuals providing such notifications or denunciations.
Article 11. Responsibilities of Presidents of People’s Committees of communes where domestic violence acts occur in the handling of notifications and denunciations of domestic violence
1. Classify notifications and denunciations of domestic violence after receiving them as follows:
a) Immediately submit reports to competent authorities for handling according to criminal procedure laws in case notifications or denunciations of domestic violence have criminal signs;
b) Assign Public Security Forces of communes, wards, or commune-level towns to handle the concerned incidents if the domestic violence victims are children, pregnant women, women raising children under 36 months old, the elderly, disabled people, and people who are unable to take care of themselves or the domestic violence acts have caused or can potentially endanger the health and life of the victims;
c) Handle the incidents within their jurisdiction after receiving notifications or denunciations of domestic violence or reports on domestic violence from authorities and individuals prescribed in Points b, c, d, dd, and e Clause 1 Article 19 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence. While handling notifications and denunciations of domestic violence, Presidents of People’s Committees of communes shall, based on practical grounds and within their jurisdiction, invite the representatives of authorities, organizations, and individuals concerning the domestic violence victims to cooperate in protecting, supporting, and providing psychological counseling and skills in responding to domestic violence for the victims.
2. Cooperate with competent authorities and persons in handling notifications and denunciations of domestic violence regarding cases prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
3. Inspect and assess the handling of domestic violence acts.
4. Provide information on the handling of notifications and denunciations of domestic violence upon requests from competent state authorities or authorities, organizations, or individuals providing notifications or denunciations of domestic violence.
Article 12. Measures to prevent domestic violence acts and protect and support domestic violence victims regarding foreigners in Vietnam
1. Regulations applicable to foreigners in Vietnam who are domestic violence victims:
a) They shall be arranged to shelters and receive support for necessary needs, care, treatment, legal aid, psychological counseling, and skills in responding to domestic violence according to Points d, dd, and e Clause 1 Article 22 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence;
b) The application of Point a of this Clause to foreigners in Vietnam shall be carried out similarly to the application to Vietnamese unless otherwise prescribed by international treaties that Vietnam is a signatory.
2. Regulations applicable to foreigners in Vietnam who are perpetrators:
a) They shall be forced to end domestic violence acts, requested to present themselves to the Public Security Forces of communes, wards, or commune-level towns where domestic violence acts occur, banned from any contact with the victims, forced to take domestic violence education and control courses, criticized in the residential communities, and forced to carry out community services according to Points a, b, c, g, h, and I Clause 1 Article 22 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence;
b) They shall pay the fees for hiring interpreters from Vietnamese to foreign languages and vice versa, lawyers, guardians, and other fees prescribed in Point a Clause 1 of this Article for the domestic violence victims. The payment shall comply with finance laws; regarding cases unprescribed by finance laws, carry out the payment according to actual invoices and receipts;
c) The application of Point a of this Clause to foreigners in Vietnam shall be carried out similarly to the application to Vietnamese unless otherwise prescribed by international treaties that Vietnam is a signatory.
3. Foreigners in Vietnam who are domestic violence victims or perpetrators may invite the representatives of authorities or organizations they are working with or assign their legal representatives to participate in the implementation of measures prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
4. Persons competent to decide measures to prevent domestic violence acts and protect and support foreigners in Vietnam who are domestic violence victims shall monitor, manage, and supervise the implementation of measures applicable to foreigners in Vietnam prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
Article 13. Provision of psychological counseling services and skills in responding to domestic violence for domestic violence victims
1. Psychological counseling services and skills in responding to domestic violence shall be provided by facilities prescribed in Points b, c, d, and e Clause 2 Article 35 of the Law on Prevention and Combat against Domestic Violence.
2. The provision of psychological counseling services and skills in responding to domestic violence for domestic violence victims shall be carried out directly or indirectly.
3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall take charge, develop, and promulgate documents guiding the psychological counseling and skills in responding to domestic violence.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực