Chương I Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 144/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 18/01/2022 | Số công báo: | Từ số 93 đến số 94 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 6.000.000 đồng nếu làm giả thẻ Căn cước công dân
Đây là nội dung tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
d) Trục xuất.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
b) Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);
c) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
đ) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;
e) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;
g) Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
h) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;
i) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;
k) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;
l) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;
m) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
n) Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
o) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;
p) Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;
q) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
r) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;
s) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản kiểm định;
t) Buộc xin lỗi công khai;
u) Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;
v) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree specifies administrative violations, penalties, fines, remedial measures imposed against each administrative violations, persons having the power to issue offence notices, impose penalties and specific fines.
2. Other the Government’s Decrees on administrative penalties for violations against relevant regulations shall apply to other administrative violations that are directly related to social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control that are not provided for in this Decree.
1. Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals that commit administrative penalties for violations against regulations on social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control within the territory, inland waterways, territorial sea, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam; on airplanes with Vietnamese nationality and ships with Vietnamese flags.
2. Vietnamese citizens and organizations that commit the violations specified in this Decree outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam may also incur administrative penalties specified in this Decree.
3. Authorities and persons imposing administrative penalties for violations against regulations on social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control, relevant organizations and individuals.
Article 3. Administrative penalties and remedial measures
1. Primary administrative penalties for violations against regulations on social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control include:
a) Warnings;
b) Fines.
2. Depending on the nature and extent of the violation, the organizations and individuals that commit violations against regulations on social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control may have to incur one or some of the following additional penalties:
a) Suspension of the license or practicing certificate;
b) Suspension of operation;
c) Confiscation of exhibits or vehicles used for commission of the administrative violations (hereinafter referred to as "exhibits and means of administrative violations");
d) Deportation.
3. In addition to the remedial measures specified in Points a, c, e and I Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations, organizations and individuals that commits the administrative violations specified in this Decree may also have to implement one or some of the following remedial measures:
a) Mandatory return of the illegally appropriated property;
b) Mandatory return of the certificates relevant to weapons, combat gears and firecrackers; certificates of security and order; certificates of security operation; certificates of seal registration; licenses to transport goods with fire hazards/explosion hazards; fire safety approvals; practicing certificates, certificates of eligibility to provide fire prevention and firefighting services; certificates of inspection of fire safety and firefighting equipment that are falsified ((hereinafter referred to as "licenses, practicing certificates, certificates of registration");
c) Mandatory return of the ID card;
d) Mandatory return of the seal, the certificate of seal registration;
dd) Mandatory destruction of documents that are illegally sealed;
e) Mandatory withdrawal, return of documents, fliers, articles, pictures serving commission of the administrative violations;
g) Mandatory withdrawal, return of classified documents and items;
h) Mandatory removal of classified documents;
i) Mandatory reservation, placement, arrangement of goods with fire hazards/explosion hazards as per regulations; reduction of quantity, volume, categories of the goods with fire hazards/explosion hazards as per regulations; or relocation of goods with fire hazards/explosion hazards to a specific warehouse or location as per regulations.
k) Mandatory ventilation;
l) Mandatory installation and maintenance of anti-static devices or systems as per regulations;
m) Mandatory installation of devices for detecting and responding to leakage of substances/goods with fire hazards/explosion hazards;
n) Mandatory installation of electric devices or systems serving fire prevention, firefighting and rescue;
o) Mandatory installation of the lightning protection system or rectification of error or repair of damage to the lightning protection system;
p) Mandatory implementation of fire separation solutions as prescribed by law;
q) Mandatory update of the fire prevention and firefighting database as per regulations;
r) Mandatory maintenance of continuous operation of incident communication devices;
s) Mandatory withdrawal of the fire safety and firefighting equipment or the inspection record;
t) Mandatory public apology;
u) Mandatory fulfillment of contribution/nurturing obligations;
v) Mandatory payment of the entire medical examination and treatment cost.
4. Procedures for return of a falsified license or certificate:
a) The competent person shall issue a decision; the violator shall return the falsified license or certificate in accordance with Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 85 of the Law on Handling of Administrative Violations;
b) The decision issuer mentioned in Point a of this Clause shall send a written notification to the issuer of the license or certificate.
Article 4. Maximum fines, organizations incurring administrative penalties
1. The maximum fine for a domestic violence-related offence shall be 30.000.000 VND if imposed upon an individual, 60.000.000 VND if imposed upon an organization; the maximum fine for an offence against regulations on social security and order shall be 40.000.000 VND if imposed upon an individual, 80.000.000 VND if imposed upon an organization; the maximum fine for an offence against regulations on fire prevention, firefighting and rescue shall be 50.000.000 VND if imposed upon an individual, 100.000.000 VND if imposed upon an organization; the maximum fine for an offence against regulations on social evils shall be 75.000.000 VND if imposed upon an individual, 150.000.000 VND if imposed upon an organization.
2. The fines specified in Chapter II of this Decree are imposed upon administrative violations committed by individuals. The fine imposed upon an organization for the same violation shall be twice the fine imposed upon an individual.
3. The organizations mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article include:
a) Business organizations established under the Law on Enterprises, including: sole proprietorships, joint stock companies, limited liability companies, partnerships and dependent units of enterprises;
b)Business organizations established under the Law on Cooperatives, including: cooperatives, cooperative unions;
c) Social organizations, socio-political organizations, social-professional organizations;
d) Public service providers;
d) State agencies that commit violations that are not their state management tasks;
e) Artels.
4. Households, household businesses that commit violations specified in this Decree shall incur the same penalties as individuals.
Article 5. Prescriptive period
1. Prescriptive period for imposition of administrative penalties for violations against regulations on social safety, security, order; social evils, fire prevention and firefighting; rescue; domestic violence prevention and control is 01 year.
2. Determination of prescriptive period:
a) If the administrative violation has ended, the prescriptive period begins when the violation ends;
b) For an ongoing administrative violation, the prescriptive period begins when it is discovered by a competent person;
c) In case an administrative penalty is imposed under a notice sent by a competent person, the prescriptive period will be the same as that prescribed in Clause 1 of this Article, Point a and Point b of this Clause by the date of issuance of the decision on penalty imposition.
Article 6. Procedures for imposition of penalties for violations that are also provided for in the Criminal Code
Upon discovery of the violations specified in Point d Clause 1, Point c Clause 2, Point b Clause 3, Points b and c Clause 4, Points a and d Clause 5 Article 7; Points b and c Clause 4 Article 9; Point a Clause 3, Points a and b Clause 4 Article 10; Point c Clause 2, Clause 5 Article 11; Point c Clause 3, Points b, dd and e Clause 5 Article 12; Point e Clause 3, Points a and b Clause 4 Article 13; Points a, b, c and dd Clause 1, Points c, d and e Clause 2 Article 15; Point a Clause 3 Article 16; Point a Clause 4, Point c Clause 6 and Point a Clause 7 Article 18; Point dd Clause 2, Clause 4 Article 19; Clause 3 Article 21; Clause 2, Clause 3, Points b, c, d, dd and e Clause 5 Article 23; Point c Clause 4 Article 26; Clause 2, Points b and d Clause 4, Points a and d Clause 5 Article 28; Clause 4 Article 32; Point c Clause 5 Article 34; Point a Clause 2 Article 50; Point a Clause 4 Article 51; Clause 1 Article 52 and Clause 1 Article 53 of this Decree, the competent person who is handling the case shall transfer the case file to a criminal proceeding authority for criminal prosecution in accordance with Clauses 1, 2 and 4 Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations.
In case the criminal proceeding authority issues a decision to not initiate criminal prosecution; a decision to cancel the decision on criminal charge; a decision to suspend criminal investigation; a decision to suspend the case; or a decision to cancel the decision on criminal charge and return the case file, the case file shall be transferred to the person having the power to impose administrative penalties specified in Clause 3 Article 62 and Article 63 of the Law on Handling of Administrative Violations for imposition of administrative penalties in accordance with this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 6. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Điều 72. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
Điều 74. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra