1. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Một tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

- Các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai đúng không?
Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai đúng không?

2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai?

2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Các nguyên tắc được áp dụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010:

- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

2.2. Nguyên tắc “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Khoản 4 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”.

Như vậy, khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thì quá trình giải quyết sẽ được tiến hành một cách không công khai. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận khác như là yêu cầu giải quyết tranh chấp một cách công khai đúng theo quy định pháp luật thì tranh chấp sẽ được tiến hành giải quyết một cách công khai.

3. Ý ngĩa của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai.

Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không công khai mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng như:

- Bảo mật thông tin: Các bên có thể giữ kín thông tin nhạy cảm, bảo vệ quyền lợi thương mại và danh tiếng của mình, tránh rò rỉ thông tin ra ngoài.

- Giảm áp lực từ công chúng: Việc không công khai giúp các bên tránh được sự chú ý từ truyền thông và công chúng, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung vào việc giải quyết vấn đề.

- Thúc đẩy thỏa thuận: Khi quá trình giải quyết diễn ra trong không khí kín đáo, các bên có thể dễ dàng hơn trong việc thương lượng và đạt được thỏa thuận hòa bình.

- Tính linh hoạt: Trọng tài không công khai cho phép các bên thiết lập quy trình và thủ tục linh hoạt hơn, phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của tranh chấp.

Giảm căng thẳng và xung đột: Một môi trường kín đáo có thể làm giảm sự đối đầu giữa các bên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp chung.

Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến những hạn chế của phương thức này, như thiếu tính minh bạch, thiếu sự giám sát công khai có thể dẫn đến việc các bên lạm dụng quyền lực hoặc không tuân thủ quy trình hợp lý có thể ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào hệ thống trọng tài. Bên cạnh đó nếu quyết định không được công nhận rộng rãi, việc thực thi phán quyết có thể gặp khó khăn hơn. Các quyết định trong trọng tài không công khai không tạo ra tiền lệ pháp lý, điều này có thể hạn chế khả năng tham khảo cho các vụ tranh chấp tương tự trong tương lai. Dù không công khai, nhưng trọng tài thường tốn kém hơn so với phương thức giải quyết tranh chấp khác, như hòa giải hoặc xét xử công khai.

Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai đúng không?
Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai đúng không?

4. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có thể được chọn do yêu cầu một bên không?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cụ thể như sau:

"Điều 11. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác."

Theo đó, địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận, trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Có thể ủy quyền cho người khác ký và nộp đơn khởi kiện thay mình không?

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Trọng tài thương mại là gì? Các trường hợp thỏa thuận trọng tài thương mại vô hiệu