Luật trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12
Số hiệu: | 54/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 54/2010/QH12 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Trọng tài thương mại.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.
6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
8. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
9. Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài
1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
a) Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó.
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn;
b) Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
c) Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
d) Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập;
đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
e) Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng;
g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 8. Xác định Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
2. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
Điều 9. Thương lượng, hoà giải trong tố tụng trọng tài
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Điều 10. Ngôn ngữ
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng
tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 11. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Điều 12. Gửi thông báo và trình tự gửi thông báo
Nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy định như sau:
1. Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài;
2. Các thông báo, tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo;
3. Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này;
4. Các thông báo, tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
5. Thời hạn nhận thông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhận thông báo, tài liệu. Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
Điều 13. Mất quyền phản đối
Trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 15. Quản lý nhà nước về Trọng tài
1. Quản lý nhà nước về Trọng tài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
b) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Công bố danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên;
đ) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về Trọng tài;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Trọng tài.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài.
4. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và quy định tại Luật này.
Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
3. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.
6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
8. Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó.
9. Quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.
10. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
11. Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
12. Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
a) Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó.
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn;
b) Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
c) Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
d) Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập;
đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
e) Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng;
g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
2. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài là Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng.
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng
tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định.
1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.
Nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài được quy định như sau:
1. Các bản giải trình, văn thư giao dịch và tài liệu khác của mỗi bên phải được gửi tới Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài với số bản đủ để mỗi thành viên trong Hội đồng trọng tài có một bản, bên kia một bản và một bản lưu tại Trung tâm trọng tài;
2. Các thông báo, tài liệu mà Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi cho các bên được gửi đến địa chỉ của các bên hoặc gửi cho đại diện của các bên theo đúng địa chỉ do các bên thông báo;
3. Các thông báo, tài liệu có thể được Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, telegram, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này;
4. Các thông báo, tài liệu do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài gửi được coi là đã nhận được vào ngày mà các bên hoặc đại diện của các bên đã nhận hoặc được coi là đã nhận nếu thông báo, tài liệu đó đã được gửi phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
5. Thời hạn nhận thông báo, tài liệu được tính kể từ ngày tiếp theo ngày được coi là đã nhận thông báo, tài liệu. Nếu ngày tiếp theo là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu đã được nhận thì thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là ngày lễ hoặc ngày nghỉ theo quy định của nước, vùng lãnh thổ nơi mà thông báo, tài liệu được nhận thì ngày hết hạn sẽ là cuối ngày làm việc đầu tiên tiếp theo.
Trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án.
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1. Quản lý nhà nước về Trọng tài bao gồm các nội dung sau đây:
a) Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về Trọng tài;
b) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
c) Công bố danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam;
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Trọng tài; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng Trọng tài viên;
đ) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về Trọng tài;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các hoạt động quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Trọng tài.
3. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Trọng tài.
4. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ và quy định tại Luật này.
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Điều 17. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều 19. Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
TRỌNG TÀI VIÊN
Điều 20. Tiêu chuẩn Trọng tài viên
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Điều 22. Hiệp hội trọng tài
Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trong phạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp.
1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài trong phạm vi cả nước. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp.
TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Điều 23. Chức năng của Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Điều 24. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký.
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.
Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
5. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
7. Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
1. Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động và trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này nếu Trung tâm trọng tài không đăng ký thì giấy phép không còn giá trị.
Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đăng ký.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
2. Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
1. Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.
Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
5. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên.
1. Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật này.
2. Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.
3. Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.
4. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật này.
5. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.
7. Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.
8. Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
9. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
11. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Hoạt động của Trung tâm trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
2. Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động và trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài.
KHỞI KIỆN
Điều 30. Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Điều 31. Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài
1. Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
2. Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
Điều 33. Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Điều 34. Phí trọng tài
1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Điều 35. Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
2. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
4. Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
5. Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Điều 36. Đơn kiện lại của bị đơn
1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.
4. Việc giải quyết đơn kiện lại do Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn thực hiện theo quy định của Luật này về trình tự, thủ tục giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Điều 37. Rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ
1. Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại.
2. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.
Điều 38. Thương lượng trong tố tụng trọng tài
Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
1. Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
2. Trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:
a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
c) Phí hành chính;
d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
2. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
4. Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ.
5. Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội đồng trọng tài và bị đơn.
4. Việc giải quyết đơn kiện lại do Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn thực hiện theo quy định của Luật này về trình tự, thủ tục giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn.
1. Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại.
2. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ. Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.
Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
Điều 39. Thành phần Hội đồng trọng tài
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Điều 40. Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.
Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
4. Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
5. Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật này.
7. Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài trước đó.
Điều 43. Xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.
3. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
4. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
5. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
Điều 44. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
1. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 của Luật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.
2. Đơn khiếu nại phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên và địa chỉ của bên khiếu nại;
c) Nội dung yêu cầu.
3. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài. Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và được chứng thực hợp lệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng.
5. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.
6. Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Điều 45. Thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.
Điều 46. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ
1. Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp.
2. Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.
3. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp. Phí giám định, định giá do bên yêu cầu giám định, định giá tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
4. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Chi phí chuyên gia do bên yêu cầu tham vấn tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
5. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp. Văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung vụ việc đang giải quyết tại Trọng tài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiến hành việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết đồng thời có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
2. Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làm chứng của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệu tập người làm chứng.
Quyết định triệu tập người làm chứng phải ghi rõ tên Hội đồng trọng tài yêu cầu triệu tập người làm chứng; nội dung vụ tranh chấp; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài.
Tòa án phải gửi ngay quyết định này cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyết định của Tòa án.
Chi phí cho người làm chứng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thoả thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;
b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.
2. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu Hội đồng trọng tài chưa được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định. Nếu Hội đồng trọng tài đã được thành lập, việc thay đổi Trọng tài viên do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
4. Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.
5. Quyết định của Chủ tịch Trung tâm trọng tài hoặc của Toà án trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trong trường hợp Trọng tài viên vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp hoặc bị thay đổi thì việc chọn, chỉ định Trọng tài viên thay thế được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật này.
7. Sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng trọng tài mới được thành lập có thể xem xét lại những vấn đề đã được đưa ra tại các phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài trước đó.
1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.
3. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
4. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
5. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
1. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định tại Điều 43 của Luật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đồng trọng tài.
2. Đơn khiếu nại phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên và địa chỉ của bên khiếu nại;
c) Nội dung yêu cầu.
3. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng trọng tài. Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt và được chứng thực hợp lệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh án Toà án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là cuối cùng.
5. Trong khi Tòa án giải quyết đơn khiếu nại, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp.
6. Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án được xác định theo quy định của pháp luật. Thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.
1. Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp.
2. Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.
3. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp. Phí giám định, định giá do bên yêu cầu giám định, định giá tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
4. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Chi phí chuyên gia do bên yêu cầu tham vấn tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
5. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp. Văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung vụ việc đang giải quyết tại Trọng tài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiến hành việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết đồng thời có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
2. Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làm chứng của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệu tập người làm chứng.
Quyết định triệu tập người làm chứng phải ghi rõ tên Hội đồng trọng tài yêu cầu triệu tập người làm chứng; nội dung vụ tranh chấp; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài.
Tòa án phải gửi ngay quyết định này cho Hội đồng trọng tài, người làm chứng đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thi hành quyết định của Tòa án.
Chi phí cho người làm chứng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Điều 48. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Điều 49. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 50. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
a) Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
b) Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyết định để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Điều 52. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Điều 53. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
a) Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
b) Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyết định để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Điều 55. Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Điều 56. Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.
Điều 57. Hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 58. Hoà giải, công nhận hòa giải thành
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Điều 59. Đình chỉ giải quyết tranh chấp
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Điều 60. Nguyên tắc ra phán quyết
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài
1. Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
e) Kết quả giải quyết tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành phán quyết;
h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tài viên.
2. Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
3. Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
4. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 62. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
2. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
a) Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành;
b) Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có;
c) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Bên yêu cầu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
4. Nội dung đăng ký phán quyết Trọng tài:
a) Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;
b) Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;
c) Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
d) Phán quyết được đăng ký;
đ) Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
Điều 63. Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngay cho các bên.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phán quyết bổ sung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.
Điều 64. Lưu trữ hồ sơ
1. Trung tâm trọng tài có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp đã thụ lý. Hồ sơ vụ tranh chấp do Trọng tài vụ việc giải quyết được các bên hoặc các Trọng tài viên lưu trữ.
2. Hồ sơ trọng tài được lưu trữ trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra phán quyết trọng tài hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
1. Phán quyết trọng tài phải được lập bằng văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên, địa chỉ của Trọng tài viên;
d) Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Căn cứ để ra phán quyết, trừ khi các bên có thoả thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết;
e) Kết quả giải quyết tranh chấp;
g) Thời hạn thi hành phán quyết;
h) Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí khác có liên quan;
i) Chữ ký của Trọng tài viên.
2. Khi có Trọng tài viên không ký tên vào phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn có hiệu lực.
3. Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
4. Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán quyết trọng tài.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
2. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
a) Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành;
b) Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có;
c) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Bên yêu cầu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
4. Nội dung đăng ký phán quyết Trọng tài:
a) Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;
b) Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;
c) Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
d) Phán quyết được đăng ký;
đ) Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Trường hợp Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài có thể chủ động sửa những lỗi quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo ngay cho các bên.
4. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phán quyết bổ sung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.
1. Trung tâm trọng tài có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ vụ tranh chấp đã thụ lý. Hồ sơ vụ tranh chấp do Trọng tài vụ việc giải quyết được các bên hoặc các Trọng tài viên lưu trữ.
2. Hồ sơ trọng tài được lưu trữ trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra phán quyết trọng tài hoặc quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Điều 65. Tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Điều 66. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài
1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Điều 67. Thi hành phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
HUỶ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Điều 70. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
5. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.
7. Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
8. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
9. Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
10. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Điều 72. Lệ phí toà án liên quan đến Trọng tài
Lệ phí về yêu cầu Toà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài và những lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí toà án.
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
1. Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu;
c) Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
5. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát cùng cấp.
7. Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
8. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
9. Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
10. Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Lệ phí về yêu cầu Toà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài và những lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí toà án.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 73. Điều kiện hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Điều 74. Hình thức hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
Điều 75. Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù lao cho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Điều 77. Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
7. Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Điều 79. Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Việc thành lập, đăng ký, hoạt động và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh);
2. Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
4. Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
7. Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
9. Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
10. Trả thù lao cho Trọng tài viên.
11. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
12. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
13. Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
14. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
15. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
1. Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
7. Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
8. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
10. Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Việc thành lập, đăng ký, hoạt động và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, đăng ký và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 80. Áp dụng Luật đối với các Trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực
Các Trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục thành lập lại. Các Trung tâm trọng tài phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hết thời hạn nêu trên mà các Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và phải chấm dứt hoạt động.
Điều 81. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Các thỏa thuận trọng tài được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.
Điều 82. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhànước.
Các Trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực không phải làm thủ tục thành lập lại. Các Trung tâm trọng tài phải sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Hết thời hạn nêu trên mà các Trung tâm trọng tài không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài thì bị thu hồi Giấy phép thành lập và phải chấm dứt hoạt động.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Các thỏa thuận trọng tài được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Phú Trọng |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 54/2010/QH12 |
Hanoi, June 17, 2010 |
Pursuant to 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Commercial Arbitration.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for the jurisdiction of commercial arbitration, forms of arbitration, arbitration institutions and arbitrators; arbitration order and procedures; rights, obligations and responsibilities of parties in arbitral proceedings; courts’ jurisdiction over arbitral activities; organization and operation of foreign arbitrations in Vietnam, and enforcement of arbitral awards.
Article 2. Arbitration's jurisdiction to settle disputes
1. Disputes among parties which arise from commercial activities.
2. Disputes among parties at least one of whom conducts commercial activities.
3. Other disputes among parties which are stipulated by law to be settled by arbitration.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Commercial arbitration means a mode of dispute settlement agreed by the parties and to be conducted under this Law.
2. Arbitration agreement means an agreement between the parties to settle by arbitration a dispute which may arise or has arisen.
3. Disputing parties means Vietnamese and foreign individuals, agencies or organizations that participate in arbitral proceedings in the capacity as plaintiffs and defendants.
4. Dispute involving foreign elements means a dispute arising in commercial relationships or other legal relationships involving foreign elements as defined in the Civil Code.
5. Arbitrator means a person selected by the parties or designated by an arbitration center or a court to settle a dispute under this Law.
6. Institutional arbitration means a form of dispute settlement at an arbitration center under this Law and rules of proceedings of such arbitration center.
7. Ad hoc arbitration means a form of dispute settlement under this Law and the order and procedures agreed by the parties.
8. Venue for dispute settlement means a place in which an arbitration council settles disputes which is selected as agreed by the parties or as decided by the arbitration council if the parties have no such agreement. If a venue for dispute settlement is within the Vietnamese territory, the award must be regarded as having been pronounced in Vietnam regardless of the place in which the arbitration council holds a meeting to issue such award.
9. Arbitral decision means a decision of the arbitration council issued during the process of dispute settlement.
10. Arbitral award means a decision of the arbitration council settling the entire dispute and terminating the arbitral proceedings.
11. Foreign arbitration means an arbitration formed under a foreign law on arbitration and selected as agreed by the parties to settle a dispute outside or within the Vietnamese territory.
12. Foreign arbitral award means an award pronounced by a foreign arbitration outside or within the Vietnamese territory which is selected as agreed by the parties to settle their disputes.
Article 4. Principles of dispute settlement by arbitration
1. Arbitrators must respect the parties agreement if such agreement neither breaches prohibitions nor contravenes social ethics.
2. Arbitrators must be independent, objective and impartial and shall observe law.
3. Disputing parties are equal in their rights and obligations. The arbitration council shall create conditions for disputing parties to exercise their rights and fulfill their obligations.
4. Dispute settlement by arbitration shall be conducted in private, unless otherwise agreed by the parties.
5. Arbitral awards are final.
Article 5. Conditions for dispute settlement by arbitration
1. A dispute shall be settled by arbitration if the parties have an arbitration agreement. An arbitration agreement may be made either before or after a dispute arises.
2. When one of the parties being an individual to an arbitration agreement dies or loses his/her act capacity, such arbitration agreement remains valid for his/her heir or representative at law. unless otherwise agreed by the parties.
3. When one of the parties being an institution to an arbitration agreement has to terminate its operation, goes bankrupt, or is dissolved, consolidated, merged, divided, split up or reorganized, such arbitration agreement remains valid for an institution that takes over the rights and obligations of the institution to such arbitration agreement, unless otherwise agreed by the parties.
Article 6. Courts' refusal to accept cases in which there is an arbitration agreement
In case the disputing parties have reached an arbitration agreement but one party initiates a lawsuit at a court, the court shall refuse to accept the case, unless the arbitration agreement is invalid or unrealizable.
Article 7. Identification of courts which have competence over arbitral activities
1. In case the parties have agreed to select a specific court, the competent court is the selected court.
2. In case the parties have no agreement to select a court, the court's competence shall be determined as follows:
a/ For the designation of arbitrators to form an ad hoc arbitration council, the competent court is the court in the place in which the defendant resides if the defendant is an individual or the place in which the defendant has its head office if the defendant is an institution. If there arc many defendants, the competent court is the court in the place in which one of these defendants resides or has its head office.
If the defendant resides or has its head office in a foreign country, the competent court is the court in the place in which the plaintiff resides or has its head office;
b/ For the change of an arbitrator of an ad hoc arbitration council, the competent court is the court in the place in which the arbitration council settles the dispute:
c/ For a request to settle a complaint about the arbitration council's decision that the arbitration agreement was invalid or unrealizable or about the arbitration council's jurisdiction, the competent court is the court in the place in which the arbitration council issued such decision;
d/ For a request for the court to collect evidence, the competent court is the court in the place in which exists evidence to be collected;
e/ For a request for the court to apply interim urgent measures, the competent court is the court in the place in which such measures need to be applied;
f/ For summoning a witness, the competent court is the court in the place in which the witness resides;
g/ For a request to cancel an arbitral award or register an ad hoc arbitral award, the competent court is the court in the place in which the arbitration council pronounced such arbitral award.
3. Courts with competence over arbitral activities specified in Clauses 1 and 2 of this Article are people's courts of provinces or centrally run cities.
Article 8. Identification of judgment enforcement agencies competent to enforce arbitral awards or decisions of arbitration councils on the application of interim urgent measures
1. Civil judgment enforcement agencies competent to enforce arbitral awards are civil judgment enforcement agencies of provinces or centrally run cities in which arbitration councils issue the awards.
2. Civil judgment enforcement agencies competent to enforce decisions of arbitration councils on the application of interim urgent measures are civil judgment enforcement agencies of provinces or centrally run cities in which the interim urgent measures need to be applied.
Article 9. Negotiation and conciliation during arbitral proceedings
During arbitral proceedings, the parties may freely negotiate and agree with each other on the settlement of their dispute or request an arbitration council to conduct conciliation for the parties to reach agreement on the settlement of their dispute.
1. For disputes involving no foreign element, the language to be used in arbitral proceedings is Vietnamese, except disputes to which at least one party is a foreign-invested enterprise. When a disputing party cannot use Vietnamese, it may use an interpreter.
2. For disputes involving foreign elements or disputes to which at least one party is a foreign-invested enterprise, the parties shall reach agreement on the language to be used in arbitral proceedings. If they have no such agreement, the arbitration council shall decide on the language to be used in arbitral proceedings.
Article 11. Venues for dispute settlement by arbitration
1. The parties may reach agreement on venues for dispute settlement. If no agreement is made, the arbitration council shall decide on such venue. A venue for dispute settlement may be within or outside the Vietnamese territory.
2. Unless otherwise agreed by the parties, the arbitration council may hold a meeting at a venue regarded as appropriate for its members to exchange opinions, for taking witnesses' statements, consulting experts or for assessing goods, assets or other documents.
Article 12. Sending of notices and order of sending
Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, the mode and order of sending notices in arbitral proceedings arc specified as follows:
1. Each party's written explanations, correspondence papers and other documents shall be sent to the arbitration center or arbitration council in sufficient copies so that every member of the arbitration council and the other party has one copy, and one copy is preserved at the arbitration center;
2. Notices and documents to be sent by the arbitration center or arbitration council to the parties shall be sent to the addresses or to their representatives at the correct addresses notified by the parties;
3. Notices and documents may be sent by the arbitration center or arbitration council directly, in registered or ordinary mails, by fax. telex, telegram, email, or other modes which acknowledge such sending;
4. Notices and documents sent by the arbitration center or arbitration council will be regarded as having been received on the date the parties or their representatives receive them or if such notices and documents have been sent under Clause 2 of this Article:
5. The time limit for receiving notices and documents shall be counted from the date following the date such notices and documents are regarded as having been received. If the following date falls on a holiday or day off under regulations of the country or territory in which the notices and documents have been received. this time limit shall be counted from the subsequent first working day. If the last day of this time limit falls on a holiday or day off under regulations of such country or territory, the time of expiration is the end of the subsequent first working day.
Article 13. Loss of the right to protest
A party that detects to have a violation of this Law or the arbitration agreement but continues to conduct arbitral proceedings and does not protest the violation within the time limit set by this Law will lose its right to protest at the arbitration or court.
Article 14. Applicable laws for dispute settlement
1. For a dispute involving no foreign element, the arbitration council shall apply Vietnamese law for settling the dispute.
2. For a dispute involving foreign elements. the arbitration council shall apply the law selected by the parties. If the parties have no agreement on the applicable law, the arbitration council shall decide to apply a law it sees the most appropriate.
3. When the Vietnamese law or law selected by the parties contains no specific provisions concerning the dispute, the arbitration council may apply international practices for settling the dispute, provided such application or consequence of such application does not contravene the fundamental principles of Vietnamese law.
Article 15. State management of arbitration
1. State management of arbitration covers:
a/ Promulgating, and guiding the implementation of, legal documents on arbitration;
b/ Granting and revoking establishment licenses and operation registration papers of arbitration centers; or branches and representative offices of foreign arbitration institutions in Vietnam;
c/ Announcing lists of arbitrators of arbitration institutions operating in Vietnam;
d/ Propagating and disseminating the arbitration law; entering into international cooperation on arbitration; and guiding the training and retraining of arbitrators:
c/ Examining, inspecting, and handling violations of the arbitration law;
f/ Settling complaints and denunciations related to the activities specified at Points b, c. d and e of this Clause.
2. The Government shall perform the unified state management of arbitration.
3. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for performing the state management of arbitration.
4. Provincial-level Justice Departments shall assist the Ministry of Justice in performing several tasks under the Government's regulations and this Law.
Article 16. Forms of arbitration agreement
1. An arbitration agreement may be made in the form of an arbitral clause in a contract or in the form of a separate agreement.
2. An arbitration agreement must be in writing. The following forms of agreement may also be regarded as written form:
a/ Agreement made through communication between the parties by telegram, fax, telex, email or other forms provided for by law;
b/ Agreement made through exchange of written information between the parties;
c/ Agreement recorded in writing by a lawyer, notary public or competent institution at the request of the parties:
d/ In their transactions, the parties make reference to a document such as a contract, document, company charter or other similar documents which contains an arbitration agreement;
e/ Agreement made through exchange of petitions and self-defense statements which reflect the existence of an agreement proposed by a party and not denied by the other party.
Article 17. Consumer right to select dispute settlement modes
For disputes between goods or service providers and customers, though an arbitral clause has been included in general conditions on goods and service provision drafted by goods or service providers, consumers may select arbitration or a court to settle these disputes. Goods or service providers may initiate lawsuits at arbitration only if so consented by consumers.
Article 18. Invalid arbitration agreements
1. Disputes arise in the domains falling beyond the arbitration's jurisdiction defined in Article 2 of this Law.
2. The arbitration agreement maker has no competence defined by law.
3. The arbitration agreement maker has no civil act capacity under the Civil Code.
4. The form of the arbitration agreement is incompliant with Article 16 of this Law.
5. A party is deceived, intimidated or compelled in the course of making the arbitration agreement and requests a declaration that such arbitration agreement is invalid.
6. The arbitration agreement breaches prohibitions specified by law.
Article 19. Independence of arbitration agreement
An arbitration agreement is entirely independent from the contract. Any modification, extension, cancellation, invalidation or nonperformance of the contract will not invalidate the arbitration agreement.
Article 20. Criteria of arbitrators
1. A person who satisfies all the following criteria may act as arbitrator:
a/ Having the full civil act capacity under the Civil Code;
b/ Possessing a university degree and having at least 5 years* work experience in the trained discipline:
c/ In special cases, an expert who has high professional qualifications and much practical experience, though not satisfying the requirement specified at Point b of this Clause, may also be selected as arbitrator.
2. Persons who satisfy all the conditions specified in Clause 1 of this Article but fall into either of the following cases may not act as arbitrators:
a/ Incumbent judges, procurators, investigators, enforcement officers or civil servants of peoples courts, peoples procuracies, investigative agencies or judgment enforcement agencies:
b/ The accused, defendants, persons serving criminal sentences or having served the sentences but having their criminal records not yet remitted.
3. Arbitration centers may set criteria for their arbitrators which are higher than those specified in Clause 1 of this Article.
Article 21. Rights and obligations of arbitrators
1. To accept or refuse to settle disputes.
2. To be independent in dispute settlement.
3. To refuse to provide dispute-related information.
4. To enjoy remuneration.
5. To keep secret the circumstances of disputes they settle, unless they have to provide information to competent state agencies under law.
6. To ensure impartial, fast and prompt settlement of disputes.
7. To adhere to the rules of professional ethics.
Article 22. The arbitration association
The arbitration association is a socio-professional organization of arbitrators and arbitration centers nationwide. The establishment and operation of the arbitration association comply with the law on professional associations.
Article 23. Functions of arbitration centers Arbitration centers have the function to organize and coordinate the settlement of disputes by institutional arbitration and assist arbitrators in administrative, office and other affairs during arbitral proceedings.
Article 24. Conditions and procedures for the establishment of arbitration centers
1. An arbitration center may be established when at least 5 founding members being Vietnamese citizens who satisfy all the criteria of arbitrators specified in Article 20 of this Law request such establishment and this center is granted an establishment license by the Minister of Justice.
2. A dossier of request for establishment of an arbitration center comprises:
a/ A written request;
b/ Draft charter of the arbitration center, made according to a form issued by the Ministry of Justice:
c/ List of founding members and enclosed papers evidencing their eligibility under Article 20 of this Law.
3. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the Minister of Justice shall grant an arbitration center establishment license and approve the arbitration center's charter. In case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 25. Registration of the operation of arbitration centers
Within 30 days after receiving its establishment license, an arbitration center shall register its operation at the provincial-level Justice Department of the locality in which it has its head office. Past this time limit, if the arbitration center fails to register its operation, its license will no longer be valid.
The provincial-level Justice Department shall grant an operation registration paper for an arbitration center within 15 days after receiving a written request for registration.
Article 26. Announcement of the establishment of arbitration centers
1. Within 30 days after obtaining its operation registration paper, an arbitration center shall publish in 3 consecutive issues of a central daily or a local daily of the locality in which it registers its operation the following principal details:
a/ Name and address of its head office;
b/ Its operations;
c/ Serial number of the operation registration paper, issuer and date of issuance;
d/ Time of commencing its operation.
2. An arbitration center shall post up at its head office the details specified in Clause 1 of this Article and the list of its arbitrators.
Article 27. Legal entity status and structure of arbitration centers
1. Arbitration centers have the legal entity status and their own seals and bank accounts.
2. Arbitration centers operate for not-for-profit purposes.
3. Arbitration centers may set up their branches and representative offices at home and abroad.
4. An arbitration center has the Executive Board and Secretariat. The structure and apparatus of an arbitration center shall be prescribed in its charter.
The Executive Board of an arbitration center is composed of the chairman, vice chairman (chairmen) and may also include a secretary general appointed by the chairman. The chairman is an arbitrator.
5. An arbitration center has a list of arbitrators.
Article 28. Rights and obligations of arbitration centers
1. To draft their charter and rules of proceedings which must be in accordance with this Law.
2. To set out criteria for arbitrators and processes of selection and listing arbitrators and deleting names of arbitrators from their lists of arbitrators.
3. To send their lists of arbitrators and modifications to these lists to the Ministry of Justice for announcement.
4. To designate arbitrators for forming arbitration councils in the cases specified in this Law.
5. To provide arbitration services, conduct conciliation and apply other modes of settling commercial disputes under law.
6. To provide administrative, office and other services for dispute settlement.
7. To collect arbitration charges and other lawful amounts related to arbitral operations.
8. To pay remuneration and other expenses to arbitrators.
9. To train arbitrators for raising their dispute settlement qualifications and skills.
10. To annually report on their operation to provincial-level Justice Departments of localities in which they register their operation.
11. To preserve dossiers and provide copies of arbitral decisions at the request of disputing parties or competent state agencies.
Article 29. Termination of the operation of arbitration centers
1. An arbitration center shall terminate its operation:
a/ In the cases specified in its charter;
b/ Upon revocation of its establishment license or operation registration paper.
2. The Government shall detail cases subject to revocation of establishment licenses or operation registration papers and the order and procedures for terminating the operation of arbitration centers.
Article 30. Petitions and enclosed documents
1. When a dispute is settled at an arbitration center, the plaintiff shall file a petition with the arbitration center. When a dispute is settled by ad hoc arbitration, the plaintiff shall make a petition and send it to the defendant.
2. A petition contains:
a/ Date of its making;
b/ Names and addresses of the parties; names and addresses of witnesses, if any;
c/ Summary of the circumstances of the dispute:
d/ Grounds and evidence for initiating the lawsuit, if any:
e/ Specific requirements of the plaintiff and the value of the dispute:
f/ Name and address of the person whom the plaintiff selects as arbitrator or requests to be designated as arbitrator.
3. Enclosed with the petition shall be the arbitration agreement and the originals or copies of relevant documents.
Article 31. Time of commencing arbitral proceedings
1. When a dispute is settled by an arbitration center, unless otherwise agreed by the parties, the time of commencing arbitral proceedings is the time the arbitration center receives the plaintiff's petition.
2. When a dispute is settled by ad hoc arbitration, unless otherwise agreed by the parties, the time of commencing arbitral proceedings is the time the defendant receives the plaintiff's petition.
Article 32. Notification of petitions
Unless otherwise agreed by the parties or provided by the rules of proceedings of an arbitration center, within 10 days after receiving the plaintiff's petition, enclosed documents and arbitration charge receipt, the arbitration center shall send to the defendant copies of the petition and documents specified in Clause 3. Article 30 of this Law.
Article 33. Statute of limitations for initiating a lawsuit for dispute settlement by arbitration
Unless otherwise provided by discrete laws, the statute of limitations according to arbitral procedures is 2 years from the time of infringement of lawful rights and interests.
Article 34. Arbitration charge
1. Arbitration charge is a revenue from the provision of services for dispute settlement by arbitration. The arbitration charge covers:
a/ Remuneration and travel and other expenses for arbitrators:
b/ Charge for expert consultation and other assistance at the request of the arbitration council: c/Administrative charge;
d/ Charge for designation of the arbitration centers ad hoc arbitrators at the request of the disputing parties:
e/ Charge for use of other services provided by the arbitration center.
2. The arbitration charge shall be set by the arbitration center. When a dispute is settled by ad hoc arbitration, the arbitration charge shall be set by the arbitration council.
3. The losing party shall bear the arbitration charge, unless otherwise agreed by the parties or provided by the rules of arbitral proceedings or allocated by the arbitration council.
Article 35. Self-defense statements and the sending thereof
1. A self-defense statement contains:
a/ Date of making;
b/ Name and address of the defendant;
c/ Grounds and evidence, if any. for self-defense;
d/ Name and address of the person whom the defendant selects as arbitrator or requests for designation as arbitrator.
2. For a dispute to be settled at an arbitration center, unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, within 30 days after receiving a petition and enclosed documents, the defendant shall send to the arbitration center a self-defense statement. At the request of one party or all parties, this time limit may be extended by the arbitration center based on the particular circumstances of the case.
3. For a dispute to be settled by ad hoc arbitration, unless otherwise agreed by the parties, within 30 days after receiving the plaintiff's petition and enclosed documents, the defendant shall send to the plaintiff and arbitrator the self-defense statement and name and address of the person whom the defendant selects as arbitrator.
4. When the defendant assumes that the dispute falls beyond the jurisdiction of arbitration, or there is no arbitration agreement, or the arbitration agreement is invalid or unrealizable, the defendant shall clearly indicate such in the self-defense statement.
5. If the defendant fails to submit the self-defense statement under Clauses 2 and 3 of this Article, the dispute settlement will still proceed.
Article 36. Defendants' counter-claims
1. The defendant may counter-claim the plaintiff on matters related to their dispute.
2. The defendant's counter-claim shall be sent to the arbitration center. When a dispute is settled by ad hoc arbitration, such counter-claim shall be sent to the arbitration council and plaintiff. The counter-claim shall be submitted simultaneously with a self-defense statement.
3. Within 30 days after receiving a counter claim, the plaintiff shall send the self-defense statement to the arbitration center. When a dispute is settled by ad hoc arbitration, the plaintiff shall send the self-defense statement to the arbitration council and defendant.
4. The arbitration council that settles the plaintiff's petition shall settle a counter-claim according to the order and procedures for settling plaintiffs' petitions under this Law.
Article 37. Withdrawal of petitions or counter-claims; modification and supplementation of petitions, counter-claims or self-defense statements
1. Before the arbitration council makes an arbitral award, the parties may withdraw their petition or counter-claim.
2. In the course of arbitral proceedings, the parties may modify and supplement their petition, counter-claim or self-defense statement. The arbitration council has the right to reject such modification and supplementation if seeing that it may be abused to obstruct or delay the making of an arbitral award or falls beyond the scope of the arbitration agreement applicable to the dispute.
Article 38. Negotiation in arbitral proceedings
From the lime of commencing arbitral proceedings, the parties may themselves negotiate and agree to terminate the dispute settlement.
When the parties agree to terminate the dispute settlement, they may request chairman of the arbitration center to issue a decision suspending the dispute settlement.
Article 39. Composition of an arbitration council
1. An arbitration council may be composed of one or more arbitrators as agreed by the parties.
2. When the parties fail to reach agreement on the number of arbitrators, an arbitration council shall be composed of three arbitrators.
Article 40. Formation of an arbitration council at an arbitration center
Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, the formation of an arbitration council is specified as follows:
1. Within 30 days after receiving a petition and request for selecting an arbitrator sent by the arbitration center, the defendant shall select an arbitrator and notify such to the arbitration center or request the arbitration center's chairman to designate an arbitrator; otherwise, within 7 days after the expiration of the time limit specified in this Clause, the arbitration center's chairman shall designate an arbitrator for the defendant;
2. For a dispute involving many defendants, within 30 days after receiving a petition sent by the arbitration center, the defendants shall agree to select an arbitrator or to request designation of an arbitrator. If the defendants cannot select an arbitrator, within 7 days after the expiration of the time limit specified in this Clause, the arbitration center's chairman shall designate an arbitrator for the defendants;
3. Within 15 days after being selected by the parties or designated by the arbitration center's chairman, the arbitrators shall elect another arbitrator as the chairman of the arbitration council. Past this time limit, if this election cannot take place, within 7 days the arbitration center's chairman shall designate the chairman of the arbitration council:
4. When the parties agree that their dispute shall be settled by a sole arbitrator but fail to select such arbitrator within 30 days after the defendant receives a petition, the arbitration center's chairman shall, at the request of one party or all parties and within 15 days after receiving such request, designate a sole arbitrator.
Article 41. Formation of ad hoc arbitration councils
Unless otherwise agreed by the parties, the formation of an ad hoc arbitration council is specified as follows:
1. Within 30 days after receiving the plaintiff's petition, the defendant shall select an arbitrator and notify the selection to the plaintiff. Past this lime limit, if the defendant fails to notify the plaintiff of the name of the selected arbitrator and the parties do not otherwise agree on designation of an arbitrator, the plaintiff may request a competent court to designate an arbitrator for the defendant;
2. For a dispute involving many defendants, these defendants shall agree to select an arbitrator within 30 days after receiving the plaintiff's petition and enclosed documents. Past this time limit, if the defendants cannot select an arbitrator and the parties do not otherwise agree on designation of an arbitrator, one party or all parties may request a competent court to designate an arbitrator for the defendants;
3. Within 15 days after being selected by the parties or designated by the court, the arbitrators shall elect another arbitrator as the chairman of the arbitration council. When the arbitration council's chairman cannot be elected and the parties do not otherwise agree, they may request a competent court to designate the chairman of the arbitration council;
4. When the parties agree that their dispute shall be settled by a sole arbitrator but fail to select such arbitrator within 30 days after the defendant receives a petition, if the parties do not agree to request an arbitration center to designate an arbitrator, the competent court shall, at the request of one party or all parties, designate a sole arbitrator.
5. Within 7 days after receiving the parties' request under Clause 1, 2, 3 or 4 of this Article, the president of the competent court shall assign a judge to designate an arbitrator and notify such to the parties.
Article 42. Change of arbitrators
1, An arbitrator shall refuse to settle a dispute and the parties may request change of an arbitrator to settle the dispute in the following cases:
a/ The arbitrator is a relative or representative of one party:
b/ The arbitrator has an interest related to the dispute;
c/ There is a clear ground to conclude that the arbitrator is neither impartial nor objective;
d/ The arbitrator was a conciliator, representative or lawyer of one party before the dispute is brought to arbitration for settlement. unless such is consented in writing by the parties.
2. After being selected or designated, the arbitrator shall notify in writing the arbitration center or arbitration council and parties of the circumstances which may affect his/her objectivity or impartiality.
3. For a dispute to be settled at an arbitration center, pending the formation of an arbitration council, the arbitration center's chairman shall decide on the change of an arbitrator. If the arbitration council has been formed, such change shall be decided by other members of the arbitration council. When these members cannot make decision or if the arbitrators or the sole arbitrator refuse(s) to settle the dispute, the arbitration center's chairman shall decide on change of the arbitrator.
4. For a dispute to be settled by an ad hoc arbitration council, change of an arbitrator shall be decided by other members of the arbitration council. When these members cannot make decision or if the arbitrators or the sole arbitrator refuse(s) to settle the dispute, within 15 days after receiving a request from the arbitrator(s) and one disputing party or all disputing parties, the president of the competent court shall assign a judge to decide on change of the arbitrator.
5. The decision of the arbitration center's chairman or court in the cases specified in Clauses 3 and 4 of this Article is final.
6. When the arbitrator cannot continue participating in the settlement of a dispute due to force majeure circumstances or objective obstacles or is changed, the selection or designation of a new arbitrator comply with the order and procedures specified in this Law.
7. After consulting the parties, the newly formed arbitration council may re-consider the matters presented at the former arbitration council's previous dispute settlement meetings.
Article 43. Consideration of invalid or unrealizable arbitration agreements, jurisdiction of an arbitration council
1. Before considering the circumstances of a dispute, the arbitration council shall consider the validity of the arbitration agreement and whether such agreement can be realized, and consider its jurisdiction. If the dispute falls within its jurisdiction, the arbitration council shall settle it under this Law. If the dispute falls beyond its jurisdiction or the arbitration agreement is invalid or unrealizable, the arbitration council shall decide to terminate the dispute settlement and immediately notify the parties thereof.
2. In the course of dispute settlement, if detecting that the arbitration council acts ultra vires, the parties may lodge a complaint with the arbitration council. The arbitration council shall consider and decide on this issue.
3. When the parties agree to have their dispute settled by a specific arbitration center, but such center has terminated its operation without any other arbitration institution succeeding it. the parties may agree to select another arbitration center: otherwise, they may bring their dispute to court for settlement.
4. When the parties agree to select an ad hoc arbitrator but at the time their dispute arises, the arbitrator cannot conduct the settlement of the dispute due to force majeure circumstances or objectives obstacles, the parties may agree to select another arbitrator in replacement; otherwise, they may bring their dispute to court for settlement.
5. When the parties have an arbitration agreement but fail to indicate the form of arbitration or cannot identify a specific arbitration institution, if a dispute arises, the parties shall agree again on the form of arbitration or a specific arbitration institution to settle the dispute. If no agreement can be reached, the form of arbitration or an arbitration institution to settle the dispute shall be selected at the plaintiff's request.
Article 44. Complaints and settlement of complaints about an arbitration council's decision on the non-existence, invalidation or unrealizableness of an arbitration agreement, and jurisdiction of the arbitration council
1. If disagreeing with any decision of the arbitration council specified in Article 43 of this Law. within 5 working days after receiving this decision, the parties may file a request with a competent court to re-consider such decision. The complainant shall concurrently notify such complaint to the arbitration council.
2. A complaint must contain:
a/ Date of making;
b/ Name and address of the complainant;
c/ Details of the request.
3. A complaint shall be enclosed with copies of the petition, arbitration agreement and arbitration council's decision. Enclosed papers in a foreign language shall be translated into Vietnamese and their translations be legally certified.
4. Within 5 working days after receiving a complaint, the president of the competent court shall assign a judge to consider and settle the complaint. Within 10 working days after being assigned, such judge shall consider the complaint and make a decision. The court's decision is final.
5. While the court is processing the complaint, the arbitration council may continue the dispute settlement.
6. When the court decides that the dispute falls beyond the arbitration council's jurisdiction, or there is no arbitration agreement or the arbitration agreement is invalid or unrealizable, the arbitration council shall decide to terminate the dispute settlement. Unless otherwise agreed by the parties, they may bring the dispute to a court within the statute of limitations specified by law. The period from the date the plaintiff initiates a lawsuit at arbitration to the date the court decides to accept the dispute is not included in the statute of limitations for initiating a lawsuit.
Article 45. The arbitration council's jurisdiction to verify matters
In the course of dispute settlement, an arbitration council may meet or exchange with one party in the presence of the other party in appropriate forms to clarify matters related to the dispute. The arbitration council may itself or at the request of one party or all parties study a matter from a third person in the presence of the parties or after notifying such to the parties.
Article 46. The arbitration council's jurisdiction to collect evidence
1. The parties have the right and obligation to provide evidence to the arbitration council to prove matters related to their dispute.
2. At the request of one party or all parties, the arbitration council may request witnesses to provide information and documents relating to the dispute settlement.
3. The arbitration council may itself or at the request of one party or all parties request an appraisal and valuation of assets in the dispute as a basis for settling the dispute. Appraisal and valuation expenses shall be advanced by the appraisal and valuation requester or allocated by the arbitration council.
4. The arbitration council may itself or at the request of one party or all parties consult experts. Expert expenses shall be advanced by the consultation requester or allocated by the arbitration council.
5. If the arbitration council, one party or all parties have applied necessary measures to collect evidence but cannot itself/themselves collect evidence, they may propose in writing the competent court to request agencies, organizations and individuals to provide legible, audible or visible documents or other objects related to the dispute. Such a proposal must clearly indicate the circumstances of the dispute, evidence to be collected, reasons for the failure to collect evidence, names and addresses of agencies, organizations and individuals that manage and preserve such evidence.
6. Within 7 working days after receiving a proposal for evidence collection, the president of the competent court shall assign a judge to consider and deal with this proposal. Within 5 working days after being assigned, such judge shall request in writing agencies, organizations and individuals that are managing and preserving evidence to provide it for the court and send such proposal to the same-level procuracy for the latter to perform its functions and tasks under law.
Agencies, organizations and individuals that are managing and preserving the evidence shall fully and promptly provide such evidence at the court's request within 15 days after receiving the request.
Within 5 working days after receiving the evidence provided by agencies, organizations and individuals, the court shall notify such to the arbitration council and requester for delivery and receipt of evidence.
Past this time limit, if agencies, organizations and individuals fail to provide the evidence as requested, the court shall immediately notify such to the arbitration council and requester and. at the same time, request in writing competent agencies or organizations to handle the failure under law.
Article 47. The arbitration council's jurisdiction to summon witnesses
1. At the request of one party or all parties and when necessary, the arbitration council may request witnesses to appear at meetings to settle the dispute. Witness expenses shall be borne by the requester for such summon or allocated by the arbitration council.
2. If a witness, though having been properly summoned by the arbitration council, fails to attend the meeting without a plausible reason and his/her absence obstructs the dispute settlement, the arbitration council shall request in writing the competent court to decide to summon the witness to attend the arbitration council's meeting. Such request must clearly indicate the circumstances of the dispute; name and address of the witness; reason for summoning; and time and place for the witness to attend the meeting.
3. Within 7 working days after receiving the arbitration council's written request to summon the witness, the president of the competent court shall assign a judge to consider and deal with such request. Within 5 working days after being assigned, such judge shall issue a decision to summon the witness.
A witness-summoning decision must clearly indicate the name of the arbitration council requesting such summoning; circumstances of the dispute; name and address of the witness; and time and place for the witness lo attend the meeting.
The court shall immediately send this decision to the arbitration council, the witness, and concurrently lo the same-level procuracy for the latter to perform its functions and tasks under law.
The witness shall strictly observe the court's decision.
Witness expenses comply with Clause 1 of this Article.
Article 48. Right to request application of interim urgent measures
1. The disputing parties may request the arbitration council or a court to apply interim urgent measures under this Law and relevant laws, unless otherwise agreed by the parties.
2. A request for a court to apply interim urgent measures shall not be regarded as rejection to the arbitration agreement or waiver of the right to dispute settlement by arbitration.
Article 49. The arbitration council's competence to apply interim urgent measures
1. At the request of one of the parties, the arbitration council may apply one or more interim urgent measures to the disputing parties.
2. Interim urgent measures include:
a/ Prohibiting any change in the status of assets under dispute;
b/ Prohibiting or forcing any disputing party to commit one or more certain acts to prevent acts which adversely affect the process of arbitral proceedings;
c/ Distraining assets under dispute;
d/ Requesting preservation, storage, sale or disposal of any asset of one disputing party or all disputing parties;
e/ Requesting temporary money payment between the parties;
f/ Prohibiting transfer of the rights to assets under dispute.
3. During the dispute settlement, if one party has requested a court to apply one or more interim urgent measures specified in Clause 2 of this Article but later requests the arbitration council to apply such measures, the arbitration council shall refuse such application.
4. Before applying interim urgent measures, the arbitration council may force the party that requests such application to perform the financial security obligation.
5. The arbitration council which applies other interim urgent measures or those in excess of the requester's request for application of interim urgent measures, thus causing damage to the requester, the party to which these measures are applied or a third person, the damage sufferer may sue for compensation under the civil procedure law.
Article 50. Procedures for the arbitration council to apply interim urgent measures
1. The requester for application of interim urgent measures shall send a written request to the arbitration council.
2. A written request for application of interim urgent measures must contain:
a/ Date of making:
b/ Name and address of the requester;
c/ Name and address of the party to whom/ which interim urgent measures are to be applied:
d/ Summary of the circumstances of the dispute;
e/ Reason for the application of interim urgent measures;
f/ Interim urgent measures to be applied and specific requirements.
In addition to the request, the requester shall provide the arbitration council with evidence to prove the necessity to apply such interim urgent measures.
3. As decided by the arbitration council, the requester shall deposit a sum of money, precious metal, gemstone or valuable papers of a value set by the arbitration council equivalent to the amount of the loss which could be caused by improper application of interim urgent measures in order to protect the requester's interests. Such a sum of money, precious metal, gemstone or valuable papers shall be deposited in a blocked account at a bank decided by the arbitration council.
4. Within 3 working days after receiving a request, immediately after the requester has provided the security specified in Clause 3 of this Article, the arbitration council shall consider and decide to apply interim urgent measures. In case of refusal, the arbitration council shall issue a written notice clearly stating the reason to the requester.
5. The enforcement of the arbitration council's decision to apply interim urgent measures complies with the law on enforcement of civil judgments.
Article 51. The arbitration council's jurisdiction and procedures for changing. supplementing or canceling interim urgent measures
1. At the request of one party, the arbitration council may change, supplement or cancel interim urgent measures at any lime during the dispute settlement.
2. Procedures for changing or supplementing interim urgent measures comply with Article 50 of this Law.
3. The arbitration council may cancel the applied interim urgent measures in the following cases:
a/ The requester for application of interim urgent measures requests cancellation of such measures;
b/ The party subject to the enforcement of the decision to apply interim urgent measures has handed over its assets or another person has implemented the obligation security measure towards the requester;
c/ The obligation of the obliged party terminates under law.
4. Procedures for canceling interim urgent measures are specified as follows:
a/ The requester files a request for such cancellation with the arbitration council;
b/ The arbitration council considers and decides to cancel interim urgent measures and considers and decides to allow the requester to receive back the security assets specified in Clause 3, Article 50 of this Law. unless the requester has to compensate for a wrongful request causing damage to the party to which interim urgent measures are applied, or to a third person.
A decision to cancel interim urgent measures shall immediately be sent to the disputing parties and the civil judgment enforcement agency.
Article 52. Responsibilities of requesters for application of interim urgent measures
A requester for application of interim urgent measures shall take responsibility for his/her request. He/she shall compensate for his/her wrongful request causing damage to the other party or a third person.
Article 53. The court's jurisdiction, order and procedures for applying, changing or canceling interim urgent measures
1. After filing a petition, if its lawful rights and interests arc infringed or in a direct danger of infringement, the filing party may file a request with a competent court to apply one or more interim urgent measures.
2. Within 3 working days after receiving such request, the president of the competent court shall assign a judge to consider and deal with the request. Within 3 working days after being assigned, such judge shall consider and decide to apply or not to apply interim urgent measures. The judge shall decide to apply interim urgent measures immediately after the requester takes the security measure. In case of refusal, the judge shall issue a written notice clearly stating the reason to the requester.
3. A party may request a court to change, supplement or cancel interim urgent measures. The assignment of a judge to consider and deal with such request complies with Clause 2 of this Article.
4. The order and procedures for applying, changing, adding or canceling a court's interim urgent measures and inspecting law observance during the application of these measures comply with the Civil Procedure Code.
5. During the dispute settlement, if one party has requested the arbitration council to apply one or several interim urgent measures but later requests in writing a court to apply these measures, the court shall refuse such request and return the request. unless such request falls beyond the arbitration council's jurisdiction.
Article 54. Preparation for dispute settlement meetings
1. Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, the arbitration council shall decide on the time and venue for holding dispute settlement meetings.
2. Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, summons to a meeting shall be sent to the parties at least 30 days before the meeting starts.
Article 55. Composition and procedures of a dispute settlement meeting
1. A dispute settlement meeting shall be held in private, unless otherwise agreed by the parties.
2. The parties may personally, or authorize their representatives to. attend dispute settlement meetings and may invite witnesses and persons to protect their lawful rights and interests.
3. When agreed by the parties, the arbitration council may allow others to attend dispute settlement meetings.
4. The order and procedures for holding dispute settlement meetings shall be specified in the arbitration center's rules of arbitral proceedings or agreed by the parties in case of ad hoc arbitration.
Article 56. Absence of the parties
1. The plaintiff who has properly been summoned to attend a dispute settlement meeting but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the arbitration council's approval will be regarded as having withdrawn his/her petition. In this case, the arbitration council shall proceed with the dispute settlement if the plaintiff so requests or files a counter-claim.
2. In case the defendant who has properly been summoned to attend a dispute settlement meeting but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the arbitration councils approval, the arbitration council shall still proceed with the dispute settlement based on available documents and evidence.
3. At the request of the parties, the arbitration council may base itself on the dossiers to hold a dispute settlement meeting without the parties' presence.
Article 57. Postponement of a dispute settlement meeting
When having a plausible reason, one party or all parties may request the arbitration council to postpone a dispute settlement meeting. Such a request must be made in writing clearly stating the reason and enclosed with evidence and shall be sent to the arbitration council at least 7 working days before a meeting starts. If the arbitration council receives no request within this time limit, the postponement requester shall bear all expenses, if any. The arbitration council shall consider and decide to accept or not to accept a meeting postponement request and promptly notify such to the parties.
The arbitration council shall decide on the postponement duration.
Article 58. Conciliation and recognition of successful conciliation
At the request of the parties, the arbitration council shall conduct conciliation for the parties to reach agreement on the settlement of their dispute. If such an agreement can be reached, the arbitration council shall make a record of successful conciliation and have it signed by the parties and certified by the arbitrators. The arbitration council shall issue a decision recognizing the parties" agreement. This decision is final and as valid as an arbitral award.
Article 59. Termination of dispute settlement
1. Settlement of a dispute shall be terminated in the following cases:
a/ The individual plaintiff or defendant is dead without any heir of his/her rights and obligations:
b/ The institutional plaintiff or defendant has terminated its operation, gone bankrupt, or has been dissolved, consolidated, merged, divided, split up or reorganized without any agency or institution taking over its rights and obligations;
c/ The plaintiff withdraws his/her petition or is regarded as having withdrawn his/her petition under Clause 1. Article 56 of this Law. unless the defendant requests the settlement of the dispute to be continued;
d/ The parties agree to terminate the dispute settlement:
e/ A court has decided that the dispute falls beyond the arbitration council's jurisdiction, or there is no arbitration agreement, or the arbitration agreement is invalid or unrealizable under Clause 6, Article 44 of this Law.
2. The arbitration council shall issue a decision terminating the dispute settlement. If the arbitration council has not yet been formed, the arbitration center's chairman shall issue such decision.
3. When receiving a decision terminating the dispute settlement, the parties may not sue to request the arbitration to re-settle the dispute if there is no change in the plaintiff, defendant and legal relationships related to the dispute, except the cases specified at Point c and e. Clause 1 of this Article.
Article 60. Principles of issuance of awards
1. The arbitration council shall issue an arbitral award on the basis of majority vote.
2. In case a majority vote cannot be obtained, an arbitral award shall be issued based on the opinion of the arbitration council's chairman.
Article 61. Contents, form and validity of an arbitral award
1. An arbitral award must be in writing and contain the following principal details:
a/ Date and place of issuance;
b/ Names and addresses of the plaintiff and defendant;
c/ Name and address of the arbitrator;
d/ Summary of the circumstances of the petition and matters under dispute;
e/ Grounds for issuing the award, unless the parties agree that it is unnecessary to indicate these grounds;
f/ Results of the dispute settlement;
g/ Time limit for enforcement of the award;
h/ Allocation of arbitration and other relevant expenses;
i/ The arbitrator's signature.
2. When the arbitrator fails to sign the arbitral award, the arbitration council's chairman shall indicate such failure in the arbitral award and clearly state the reason. In this case, the arbitral award remains effective.
3. An arbitral award shall be issued right at a meeting or within 30 days after the end of the last meeting.
4. An arbitral award shall be sent to the parties immediately after the date of its issuance. The parties may request the arbitration center or ad hoc arbitration council to issue copies of the arbitral award.
5. An arbitral award is final and takes effect on the date of its signing.
Article 62. Registration of ad hoc arbitration's awards
1. At the request of one disputing party or all disputing parties, an award of ad hoc arbitration shall be registered at the court in the place in which the arbitration council issued the award before requesting a competent civil judgment enforcement agency to organize enforcement of such award. Registration or non-registration of an arbitral award does not affect the contents and legal validity of the award.
2. Within 1 year after an arbitral award is issued, the party requesting registration of an award of ad hoc arbitration shall file an application for such registration to the competent court defined in Clause 1 of this Article, enclosed with originals or true copies of the following documents:
a/ Arbitral award issued by the ad hoc arbitration council:
b/ Minutes of the ad hoc arbitration council's dispute settlement meeting, if any;
c/ Original or certified copy of the arbitration agreement.
The requester shall take responsibility for the truthfulness of the documents sent to the court.
3. Within 5 working days after receiving an application for award registration, the court president shall assign a judge to consider such application. Within 10 days after being assigned, such judge shall examine the truthfulness of the documents enclosed with the application and make registration. If identifying that the arbitral award is untrue, the judge shall refuse to make registration, return the application and enclosed documents and immediately notify such to the requester clearly slating the reason. Within 3 working days after receiving the court's notice, the requester may lodge a complaint with the court president about the refusal to make registration. Within 3 working days after receiving the complaint, the court president shall consider and issue a decision settling the complaint. The court president's dispute settlement decision is final.
4. Contents of registration of an arbitral award:
a/ Time and place of registration;
b/ Name of the court making registration;
c/ Name and address of the requester for registration;
d/ The registered award; e/ Signature of the competent person and seal of the court.
Article 63. Correction and explanation of awards; additional awards
1. Within 30 days after receiving an award, unless otherwise agreed by the parties, a party may request the arbitration council to correct obvious spelling errors or erroneous or incorrectly calculated data in the award but shall immediately notify the other party thereof. If the arbitration council considers this request reasonable, it shall correct the errors within 30 days after receiving the request.
2. Within 30 days after receiving an award, unless otherwise agreed by the parties, a party may request the arbitration council to explain details of the award but shall immediately notify the other party thereof. If the arbitration council considers this request reasonable, it shall give an explanation within 30 days after receiving the request. Such explanation constitutes part of the award.
3. Within 30 days after issuing an award, the arbitration council may on its own initiative correct errors specified in Clause 1 of this Article and shall immediately notify such to the parties.
4. Unless otherwise agreed by the parties, within 30 days after receiving an award, a party may request the arbitration council to issue an additional award for the requirements presented in the course of proceedings but not recorded in the award and shall immediately notify such to the other party. If the arbitration council considers such request reasonable, it shall issue an additional award within 45 days after receiving the request.
5. When necessary, the arbitration council may extend the time limits for correction or explanation of awards or issuance of additional awards specified in Clauses I. 2 and 4 of this Article.
Article 64. Preservation of dossiers
1. An arbitration center shall preserve dossiers of disputes it has accepted. Dossiers of disputes settled by ad hoc arbitration shall be preserved by the parties or arbitrators.
2. Arbitration dossiers shall be preserved for 5 years after the issuance of the arbitral award or decision terminating the dispute settlement by arbitration.
ENFORCEMENT OF ARBITRAL AWARDS
Article 65. Voluntary compliance with arbitral awards
The State encourages the parties to voluntarily comply with arbitral awards.
Article 66. Right to request compliance with arbitral awards
1. Past the lime limit for complying with an arbitral award, if the party to comply with the award fails to voluntarily comply with it and docs not request cancellation of the award under Article 69 of this Law. the party in favor of whom/which the arbitral award is issued may request in writing the competent civil judgment enforcement agency to enforce the award.
2. For ad hoc arbitration's awards, the creditor may request in writing the competent civil judgment enforcement agency to enforce the award after it is registered under Article 62 of this Law.
Article 67. Enforcement of arbitral awards
Arbitral awards shall be enforced under the law on enforcement of civil judgments.
CANCELLATION OF ARBITRAL AWARDS
Article 68. Grounds for cancellation of arbitral awards
1. The court shall consider the cancellation of an arbitral award at the request of one of the parties.
2. An arbitral award shall be cancelled in any of the following cases:
a/ There is no arbitration agreement or the arbitration agreement is invalid;
b/ The arbitration council's composition or procedures of arbitral proceedings is/arc incompliant with the parties' agreement or this Law:
c/ The dispute falls beyond the arbitration council's jurisdiction: when an arbitral award contains the details falling beyond the arbitration council's jurisdiction, such details shall be cancelled:
d/ The evidence provided by the parties on which the arbitration council bases to issue the award is counterfeit: an arbitrator receives money, assets or other material benefits from one disputing party, thus affecting the objectivity and impartiality of the award;
e/ The award contravenes the fundamental principles of Vietnamese law.
3. When the court considers request for cancellation of an arbitral award, the burden of proof shall be determined as follows:
a/ The requester for cancellation of an arbitral award in any of the cases specified at Points a, b. c and d. Clause 2 of this Article has the burden lo prove that the arbitration council has issued the award falling into any of these cases;
b/ For a request to cancel an arbitral award on the ground specified at Point e. Clause 2 of this Article, the court shall itself collect and verify evidence in order to decide to cancel or not to cancel the arbitral award.
Article 69. Right to request cancellation of arbitral awards
1. Within 30 days after receiving an arbitral award, if a party has sufficient grounds for evidencing that the arbitration council has issued the award falling into any of the cases specified in Clause 2, Article 68 of this Law. it may file a request with the competent court for cancellation of such award. Such request must be enclosed with documents and evidence proving that such request is grounded and lawful.
2. When a request is lodged beyond the set time limit due to force majeure circumstances, the period in which such circumstances exist will not be included in the time limit for requesting cancellation of an arbitral award.
Article 70. Written requests for cancellation of arbitral awards
1. A written request for cancellation of an arbitral award must contain:
a/ Dale of making;
b/ Name and address of the requester:
c/ Request and grounds for cancellation of the award.
2. A written request must be enclosed with the following papers:
a/ Original or certified copy of the arbitral award;
b/ Original or certified copy of the arbitration agreement.
Enclosed papers in a foreign language shall be translated into Vietnamese and such translations shall be legally certified.
Article 71. Examination by courts of written requests for cancellation of arbitral awards
1. After accepting a written request for cancellation of an arbitral award, the competent court shall immediately notify such to the arbitration center or arbitrators of the ad hoc arbitration council, the disputing parties and the procuracy of the same level.
2. Within 7 working days after accepting a written request, the court president shall designate an examination council which is composed of three judges, including one to act as the chair as assigned by the court president.
Within 30 days after being designated, the examination council shall hold a meeting to examine the written request for cancellation of an arbitral award. The court shall, within 7 working days before opening the meeting, transfer the dossier to the procuracy of the same level for study before attending this meeting. Upon the expiration of this lime limit, the procuracy shall return the dossier to the court for opening a meeting to examine the written request.
3. A meeting shall be conducted in the presence of the disputing parties and their lawyers, if any. and a procurator of the procuracy of the same level. If one of the parties is absent or has been properly summoned but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the council's consent, the council shall still examine the written request.
4. When examining the written request, the council shall base itself on Article 68 of this Law and enclosed documents to consider and make decision: it will not review the dispute already settled by the arbitration council. After examining the written request and enclosed documents and hearing opinions of the summoned persons, if any. and after the procurator presents the procuracy's opinions, the council shall discuss and make decision by majority vote.
5. The examination council may decide to cancel or not to cancel an arbitral award. When the requester withdraws the request or has been properly summoned but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the council's consent, the council shall decide to terminate the examination of such request.
6. Within 5 working days after issuing a decision, the court shall send it to the parties, the arbitration center or ad hoc arbitrator and the procuracy of the same level.
7. At the request of one of the parties and when appropriate, the examination council may suspend the examination and processing of a request for not more than 60 days in order to facilitate the arbitration council in correcting errors of the arbitral proceedings in its viewpoint in order to remove the grounds for canceling the arbitral award. The arbitration council shall notify the court of such correction. If the arbitration council fails to correct errors in the proceedings, the examination council shall continue examining the written request.
8. If the examination council issues a decision canceling the arbitral award, the parties may reach new agreement to bring their dispute to arbitration or any of them may initiate a lawsuit at court. If the examination council does not cancel the arbitral award, such award shall be enforced.
9. In all cases, the time for dispute settlement at arbitration and for carrying out procedures to cancel an arbitral award at court will not be included in the statute of limitations for initiating a lawsuit.
10. The courts decision is final and effective for enforcement.
Article 72. Court fees related to arbitration
Fees for requesting a court to designate an arbitrator or apply interim urgent measures, requesting cancellation of arbitral awards or registering arbitral awards, and other fees comply with the law on legal costs and court fees.
ORGANIZATION AND OPERATION OF FOREIGN ARBITRATIONS IN VIETNAM
Article 73. Conditions for foreign arbitration institutions to operate in Vietnam
Foreign arbitration institutions which are lawfully established and operating overseas and respect the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam may operate in Vietnam under this Law.
Article 74. Forms of operation of foreign arbitration institutions in Vietnam
Foreign arbitration institutions may operate in Vietnam as:
1. Branch of the foreign arbitration institution (below referred to as branch): or.
2. Representative office of the foreign arbitration institution (below referred to as representative office).
1. Branch is a dependent unit of a foreign arbitration institution and may be established and carry out arbitration activities in Vietnam under this Law.
2. Foreign arbitration institutions and their branches shall take responsibility before Vietnamese law for the operation of these branches.
3. A foreign arbitration institution shall appoint an arbitrator to act as head of its branch. This head is an authorized representative of the foreign arbitration institution in Vietnam.
Article 76. Rights and obligations of branches
1. To rent working offices, hire and purchase facilities and tools necessary for the operation of the branches.
2. To recruit Vietnamese and foreign employees under Vietnamese law.
3. To open Vietnam-dong and foreign-currency accounts at banks licensed to operate in Vietnam for their operation.
4. To remit their incomes abroad under Vietnamese law.
5. To have a seal bearing the name of the branch under Vietnamese law.
6. To designate arbitrators for forming arbitration councils as authorized by the foreign arbitration institution.
7. To provide arbitration services, conduct conciliation and apply other modes of settling commercial disputes under law.
8. To provide administrative, clerical and other services for dispute settlement of foreign arbitration councils.
9. To collect arbitration charges and other lawful amounts.
10. To pay remuneration to arbitrators.
11. To organize retraining courses for arbitrators to raise their dispute settlement qualifications and skills.
12. To preserve dossiers and provide copies of arbitral decisions at the request of the disputing parties or competent Vietnamese state agencies.
13. To operate in the domains stated in their establishment licenses or operation registration papers.
14. To observe Vietnamese law concerning their operation.
15. To annually report on their operation to provincial-level Justice Departments of localities in which they are registered for operation.
Article 77. Representative offices
1. Representative office is a dependent unit of a foreign arbitration institution and may be established and seek and promote arbitration operation opportunities in Vietnam under this Law.
2. Foreign arbitration institutions shall take responsibility before Vietnamese law for the operation of their representative offices.
Article 78. Rights and obligations of representative offices
1. To seek and promote arbitration operation opportunities of their arbitration institutions in Vietnam.
2. To rent working offices and hire and purchase facilities and tools necessary for their operation.
3. To recruit Vietnamese and foreign employees under Vietnamese law.
4. To open foreign-currency and Vietnam-dong accounts at banks licensed to operate in Vietnam and use these accounts only for their operation.
5. To have a seal bearing the name of the representative office under Vietnamese law.
6. To operate for the purposes, scope and duration stated in their establishment licenses.
7. To refrain from carrying out arbitration operations in Vietnam.
8. To conduct only arbitration operation promotion and advertising activities under Vietnamese law.
9. To observe Vietnamese laws concerning their operation.
10. To annually report on their operation to provincial-level Justice Departments of localities in which they are registered for operation.
Article 79. Operation of branches and representative offices
The establishment, registration, operation, and termination of the operation of branches and representative offices comply with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. The Government shall detail procedures for the establishment, registration, and termination of operation of branches and representative offices.
Article 80. Application of the Law to arbitration centers established before the effective date of this Law
Arbitration centers established before the effective date of this Law are not required to carry out procedures for re-establishment. Arbitration centers shall modify their charters and rules of arbitral proceedings to comply with this Law within 12 months after it takes effect. Past this time limit, arbitration centers that fail to modify their charters or rules will have their establishment licenses revoked and shall terminate their operation.
1. This Law takes effect on January 1, 2011.
2. Ordinance No. 03/2003/PL-UBTVQH11 on Commercial Arbitration ceases to be effective on the effective date of this Law.
3. Arbitration agreements concluded before the effective date of this Law shall be implemented under regulations effective at the time of their conclusion.
Article 82. Implementation detailing and guidance
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, detail and guide the Law's articles and clauses assigned to them; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 17, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 15. Quản lý nhà nước về Trọng tài
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
Điều 50. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
Điều 79. Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Điều 80. Áp dụng Luật đối với các Trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài
Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
Điều 46. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ
Điều 47. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng
Điều 62. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài