Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
Số hiệu: | 08/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/02/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2003 |
Ngày công báo: | 20/04/2003 | Số công báo: | Số 24 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại.
3. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.
5. Trọng tài viên là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này, được các bên chọn hoặc Trung tâm Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp.
6. Những người thân thích là những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
1. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài.
2. Khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thoả thuận của các bên.
Tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh này.
Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất do các bên thoả thuận.
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.
Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1.Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản.
2. Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;
3. Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung;
5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài.
1. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây có thể làm Trọng tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;
c) Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.
2. Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích không được làm Trọng tài viên.
3.Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức đang công tác tại Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm Trọng tài viên.
1. Trọng tài viên có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết vụ tranh chấp;
b) Độc lập trong việc giải quyết vụ tranh chấp;
c) Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp;
d) Hưởng thù lao.
2. Trọng tài viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này;
b) Vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp;
c) Từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của Pháp lệnh này;
d) Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết;
đ) Không được nhận hối lộ hoặc có hành vi khác vi phạm đạo đức Trọng tài viên.
1. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, Trung tâm Trọng tài được thành lập tại một số địa phương theo quy định của Chính phủ.
2. Khi có ít nhất năm sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này đề nghị và được Hội Luật gia Việt Nam giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài.
3. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung sau đây:
a) Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài;
b) Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên;
c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam.
4. Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên;
c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
d) Địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài.
5. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài và phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; trong trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, Trung tâm Trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp), nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này mà Trung tâm Trọng tài không đăng ký thì giấy phép bị thu hồi.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm Trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
2. Trung tâm Trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
1. Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm.
3. Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên.
Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử.
Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Trung tâm Trọng tài có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài, nhưng không được trái với những quy định của Pháp lệnh này;
2. Mời những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này làm Trọng tài viên của Trung tâm;
3. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này;
4. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các Hội đồng Trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp;
5. Thu phí trọng tài, trả thù lao cho Trọng tài viên theo Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
6. Tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của Trọng tài viên;
7. Báo cáo định kỳ hoạt động của Trung tâm Trọng tài với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động;
8. Xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài khi Trọng tài viên vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp lệnh này và Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
9. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
10. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động của Trung tâm Trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài.
2. Khi chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải nộp lại Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài của Pháp lệnh này.
1. Để giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài.
Đơn kiện gửi Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của các bên;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Các yêu cầu của nguyên đơn;
đ) Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu;
e) Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài mà nguyên đơn chọn.
2. Để giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi cho bị đơn; nội dung đơn kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. Bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
4. Tố tụng trọng tài bắt đầu khi Trung tâm Trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập.
5. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định đó của pháp luật.
2. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài là hai năm, kể từ ngày xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng.
1. Nguyên đơn phải nộp tạm ứng phí trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giải quyết vụ tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài thì Ban điều hành Trung tâm Trọng tài ấn định phí trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm.
3. Trong trường hợp giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập thì phí trọng tài do Hội đồng Trọng tài ấn định.
4. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp; nếu không có thoả thuận thì Hội đồng Trọng tài quyết định, nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết.
1. Đối với vụ tranh chấp mà các bên đã chọn Trung tâm Trọng tài để giải quyết, nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo của nguyên đơn do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải gửi cho Trung tâm Trọng tài bản tự bảo vệ.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, nếu không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 của Pháp lệnh này, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên Trọng tài viên mà mình chọn.
2. Bản tự bảo vệ phải gồm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn. Ngoài nội dung quy định tại điểm này, nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ.
3. Theo yêu cầu của bị đơn, thời hạn bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ kèm theo chứng cứ có thể dài hơn ba mươi ngày, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
1. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện, Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Nếu các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung tâm Trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài và báo cho Trung tâm Trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho bị đơn.
2. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu chọn Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho các bị đơn.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này phải chọn Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn, theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.
4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất của Trung tâm Trọng tài giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên thì theo yêu cầu của một bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên.
Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài.
1. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên.
2. Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn không chọn được Trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú của một trong các bị đơn chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông báo cho các bên.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hai Trọng viên được chọn hoặc được Toà án chỉ định, các Trọng tài viên này phải thống nhất chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên thứ ba. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên.
4. Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Tòa án chỉ định có thể là Trọng tài viên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam.
5. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên.
Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài.
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó;
b) Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ.
2. Từ khi được chọn hoặc được chỉ định và trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình.
3. Sau khi đã chọn Trọng tài viên, các bên mới phát hiện được Trọng tài viên do mình chọn thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì có quyền yêu cầu Trọng tài viên này từ chối giải quyết vụ tranh chấp.
4. Việc thay đổi Trọng tài viên do các Trọng tài viên khác trong Hội đồng Trọng tài quyết định. Trong trường hợp không quyết định được hoặc nếu hai Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp thì việc thay đổi Trọng tài viên được quy định như sau:
a) Đối với vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quyết định;
b) Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng Trọng tài được các bên thành lập giải quyết thì theo yêu cầu của nguyên đơn, Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán xem xét quyết định. Quyết định của Toà án là chung thẩm.
5. Trong quá trình tố tụng trọng tài, nếu có Trọng tài viên không thể tiếp tục tham gia thì việc thay đổi Trọng tài viên tuỳ theo Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài thành lập hay do các bên thành lập mà thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Trong trường hợp cần thiết, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, Hội đồng Trọng tài mới thành lập có thể xem xét lại những vấn đề đã xem xét tại các phiên họp giải quyết tranh chấp trước.
Nguyên đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài.
1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn.
2. Đơn kiện lại phải được gửi cho Hội đồng Trọng tài, đồng thời được gửi cho nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của Hội đồng Trọng tài giải quyết đơn kiện của nguyên đơn.
Nguyên đơn phải có bản trả lời đơn kiện lại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại. Bản trả lời phải được gửi cho bị đơn và Hội đồng Trọng tài.
3. Thủ tục kiện lại được tiến hành như thủ tục giải quyết đơn kiện của nguyên đơn và do Hội đồng Trọng tài giải quyết cùng một lúc.
1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng Trọng tài.
Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của người viết đơn;
c) Nội dung yêu cầu.
Đơn yêu cầu phải kèm theo các bản sao đơn kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng Trọng tài. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là chung thẩm.
Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, nhưng không tính thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều này.
1. Sau khi được chọn hoặc được chỉ định, các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ; xác minh sự việc nếu thấy cần thiết.
2. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên.
1. Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
2. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ; mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định.
Trong quá trình Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, thì các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:
1. Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ;
2. Kê biên tài sản tranh chấp;
3. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
4. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;
5. Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;
6. Phong toả tài khoản tại ngân hàng.
1. Bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh này phải làm đơn gửi đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi kèm theo bản sao đơn kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 20 và bản sao thoả thuận trọng tài theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
Tuỳ theo yêu cầu áp dụng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu phải cung cấp cho Toà án bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần được bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định trọng tài không thể thực hiện được.
3. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do Toà án ấn định, nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của bị đơn và ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có yêu cầu. Các khoản tiền này được gửi giữ tại ngân hàng nơi có trụ sở của Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
4. Sau khi nhận được đơn yêu cầu và những tài liệu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Chánh án Toà án cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải kiểm tra tính chính xác của những tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, có thể ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh này. Trong trường hợp áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 33 của Pháp lệnh này thì tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có giá trị không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho Hội đồng Trọng tài, các bên tranh chấp và Viện Kiểm sát cùng cấp.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
6. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị, bị đơn có quyền yêu cầu Chánh án Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xem xét, giải quyết việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Viện Kiểm sát hoặc yêu cầu của bị đơn, Chánh án Toà án phải có quyết định và trả lời cho Viện Kiểm sát hoặc bị đơn.
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể làm đơn yêu cầu thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi không còn phù hợp hoặc không còn cần thiết.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao cho một Thẩm phán xem xét, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định này phải được gửi ngay cho Hội đồng Trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại số tiền bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 34 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh này.
Bên yêu cầp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình.
Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia, cho người thứ ba thì phải bồi thường.
1. Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng.
2. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trương hợp hoà giải thành thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được các bên và các Trọng tài viên ký. Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh này.
1. Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thoả thuận khác.
2. Giấy triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận khác.
3. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp.
Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Nguyên đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng Trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh này.
Bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
2. Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt.
1. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp.
2. Hội đồng Trọng tài phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp.
Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp.
1. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Hội đồng Trọng tài lập, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.
2. Các bên có quyền tìm hiểu nội dung biên bản, yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu sửa chữa, bổ sung của các bên, Hội đồng Trọng tài phải ghi vào biên bản.
1. Quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định trọng tài; trong trường hợp việc giải quyết vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức thì quyết định trọng tài phải có tên Trung tâm Trọng tài;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
c) Họ, tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất;
d) Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;
đ) Cơ sở để ra quyết định trọng tài;
e) Quyết định về vụ tranh chấp; quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác;
g) Thời hạn thi hành quyết định trọng tài;
h) Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.
2. Trường hợp có Trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài phải ghi việc này trong quyết định trọng tài và nêu rõ lý do.
3. Các bên có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài không đưa các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định về vụ tranh chấp vào quyết định trọng tài.
4. Quyết định trọng tài có hiệu lực kể từ ngày công bố.
1. Quyết định trọng tài có thể được công bố ngay tại phiên họp cuối cùng hoặc sau đó, nhưng chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Toàn văn quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên ngay sau ngày công bố.
2. Theo yêu cầu của các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập cấp cho bên có yêu cầu bản sao quyết định trọng tài.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in hoặc những lỗi kỹ thuật khác. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng Trọng tài tiến hành sửa chữa và phải thông báo cho bên kia.
2. Quyết định sửa chữa là một phần của quyết định trọng tài và phải được Hội đồng Trọng tài ký.
Hội đồng Trọng tài đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn rút đơn kiện hoặc được coi là đã rút đơn kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp;
2. Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết vụ tranh chấp.
1. Đối với việc giải quyết vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức, hồ sơ, quyết định trọng tài, biên bản hoà giải được lưu trữ tại Trung tâm Trọng tài.
2. Đối với việc giải quyết vụ tranh chấp tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày công bố quyết định trọng tài hoặc biên bản hoà giải, Hội đồng Trọng tài phải gửi quyết định trọng tài, biên bản hoà giải kèm theo hồ sơ giải quyết vụ tranh chấp cho Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài hoặc lập biên bản hoà giải để lưu trữ.
1. Vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài theo thoả thuận của các bên, có thể giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập được áp dụng các quy tắc tố tụng khác, nếu các bên có thoả thuận.
3. Trọng tài viên do các bên chọn hoặc do Toà án chỉ định có thể là Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về trọng tài nước đó.
4. Trong trường hợp một bên hoặc các bên yêu cầu Toà án nước ngoài chỉ định Trọng tài viên thì Toà án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên là Toà án được xác định theo quy định của pháp luật nước đó.
5. Các bên có quyền thoả thuận lựa chọn pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh này, tập quán thương mại quốc tế để giải quyết vụ tranh chấp.
6. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài; nếu không thoả thuận được thì Hội đồng Trọng tài quyết định, nhưng phải bảo đảm thuận tiện cho các bên trong việc giải quyết.
7. Các bên có quyền thoả thuận về sử dụng ngôn ngữ trong tố tụng trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận thì ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
1. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu huỷ quyết định trọng tài;
c) Lý do yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
3. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà.
3. Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh này để ra quyết định.
5. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của những người được triệu tập, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài; đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi bản sao quyết định cho các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập và Viện kiểm sát cùng cấp.
6. Trong trường hợp Hội đồng xét xử huỷ quyết định trọng tài, nếu không có thoả thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án.
7. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh này.
Toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không có thoả thuận trọng tài;
2. Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này;
3. Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này;
4. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ;
5. Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này;
6. Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh này, các bên có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị. Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải gửi cho Toà án đã ra quyết định. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án thông báo ngay cho bên kháng cáo nộp lệ phí kháng cáo.
2. Trong trường hợp có bên không có mặt tại phiên toà sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho bên vắng mặt; nếu kháng cáo quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng, thì thời hạn được tính từ ngày không còn sự kiện bất khả kháng.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ phí kháng cáo, Toà án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ lên Toà án nhân dân tối cao.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị, Toà án nhân dân tối cao phải mở phiên toà xem xét, quyết định. Nếu cần phải yêu cầu người kháng cáo, kháng nghị giải thích những nội dung kháng cáo, kháng nghị thì thời hạn mở phiên toà được kéo dài thêm nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo, kháng nghị.
Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên toà.
2. Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa do Toà án nhân dân tối cao chỉ định.
Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp bên không kháng cáo yêu cầu Toà án xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
Sau khi xem xét đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, tài liệu kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của các bên được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; đình chỉ việc xét kháng cáo trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị, bên kháng cáo rút kháng cáo hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
2. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.
3.Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Lệ phí về yêu cầu Toà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, kháng cáo quyết định của Toà án và những lệ phí khác do Chính phủ quy định.
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài.
2. Hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài.
3. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
4. Tổ chức, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ Trọng tài viên; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài.
5. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trọng tài.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trọng tài.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trọng tài.
3. Bộ Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam trong việc quản lý nhà nước về trọng tài.
1. Các Trung tâm Trọng tài được thành lập trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực không phải làm thủ tục thành lập lại. Các Trung tâm này phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ, Quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với quy định của Pháp lệnh này trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực. Hết thời hạn này mà các Trung tâm không sửa đổi, bổ sung Điều lệ và Quy tắc tố tụng thì phải chấm dứt hoạt động.
2. Các thoả thuận trọng tài được ký kết trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm ký thoả thuận trọng tài.
3. Các quyết định trọng tài của các Trung tâm Trọng tài được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ, các quyết định trọng tài của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 114/TTg ngày 16 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ nếu chưa thi hành thì được thi hành theo quy định tại Điều 6 và Điều 57 của Pháp lệnh này.
1. Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003:
a) Nghị định số 116/CP ngày 5 tháng 9 năm1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế;
b) Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam;
c) Quyết định số 114/TTg ngày 16 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 08/2003/PL-UBTVQH |
Hanoi, February 25, 2003 |
ON COMMERCIAL ARBITRATION
(No. 08/2003/PL-UBTVQH of February 25, 2003)
In order to contribute to settling disputes arising from commercial activities, ensure the rights to business freedom, protect the rights and legitimate interests of the involved parties, and develop the market economy along the socialist orientation;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under the Xth National Assembly’s Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 at its 10th session;
Pursuant to the XIth National Assembly’s Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 at its second session on the law- and ordinance-making programs for the 11th term (2002-2007) and for 2003;
This Ordinance provides for commercial arbitration,
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for the arbitration organization and procedures for settling disputes arising from commercial activities as agreed upon by the involved parties.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Ordinance the following terms are construed as follows:
1. Arbitration is a mode of settling disputes that arise from commercial activities, which is agreed upon by the involved parties and carried out according to the proceeding order and procedures prescribed by this Ordinance.
2. Arbitration agreement is an agreement between the involved parties pledging to settle through arbitration disputes which may arise or have arisen in commercial activities.
3. Commercial activities means the performance of one or many trading acts by business people or organizations, including goods purchase and sale, service provision; distribution; trade representation and agency; consignment; renting and lease; hire purchase; construction; consultancy; technology; licensing; investment; financing; banking; insurance; exploration and exploitation; transport of goods and passengers by air, sea, rail, land , and other commercial acts as prescribed by law.
4. Disputes involving foreign elements are those arising from commercial activities with one participating party or all participating parties being foreigners, foreign legal persons, or those with the bases for establishing, changing or terminating disputed relationships arising abroad or with involved properties situated abroad.
5. Arbitrators are those who satisfy all conditions specified in Article 12 of this Ordinance, are selected by the involved parties or appointed by Arbitration Centers or competent courts to settle disputes.
6. Relatives are those who belong to the three inheritance ranks prescribed by the Civil Code.
7. Force majeure events are events occurring objectively, unforeseeably and irremediably though every possible necessary measure has been taken
Article 3.- Principles for dispute settlement through arbitration
1. Disputes shall be settled through arbitration if the involved parties reach an arbitration agreement before or after the disputes arise
2. When settling disputes, arbitrators must be independent, objective and impartial, comply with law and respect the involved parties’ agreement.
Article 4.- Forms of dispute settlement through arbitration
Disputes between the involved parties shall be settled at the Arbitration Council organized by the Arbitration Centers or at the Arbitration Councils set up by the involved parties under the provisions of this Ordinance.
An Arbitration Council shall be composed of three arbitrators or a sole arbitrator as, agreed upon by the involved parties.
Article 5.- Jurisdiction to settle disputes in cases where there is arbitration agreement
For cases of dispute where there is arbitration agreement, if one party initiates a lawsuit at a court, the court must refuse to handle them, unless such arbitration agreement is invalid.
Article 6.- Effect of arbitral awards
Arbitral awards shall be final and binding on all the involved parties, except where they are cancelled by courts under the provisions of this Ordinance.
Article 7.- Principles for application of laws to settling disputes
1. For disputes between Vietnamese parties, the Arbitration Councils shall apply Vietnamese laws to settling them.
2. For disputes involving foreign elements, the Arbitration Councils shall apply the laws selected by the involved parties. The selection and application of foreign laws must not contravene the fundamental principles of Vietnamese law.
Where the involved parties fail to select laws for settling their disputes, the Arbitration Councils shall make decision.
Article 8.- Application of international agreements
If an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Ordinance, the provisions of such international agreement shall apply.
Article 9.- Forms of arbitration agreement
1. The arbitration agreements must be made in writing. Arbitration agreements reached through mails, telegrams, telex, fax, electronic mails or other written forms clearly expressing the wills of the involved parties to settle their disputes through arbitration shall be regarded as written arbitration agreements.
2. Arbitration agreement may be an arbitration clause in contracts or a separate agreement.
Article 10.- Invalid arbitration agreements
Arbitration agreements shall be invalid in the following cases, where:
1. Disputes arise not from commercial activities specified in Clause 3, Article 2 of this Ordinance;
2. The signers of the arbitration agreement are not competent to sign according to the law provisions;
3. One signer of the arbitration agreement does not have full civil act capacity;
4. The arbitration agreement fails to specify or specifies unclearly the disputed objects, or the arbitration institution competent to settle the dispute, but later the involved parties have no additional agreement;
5. The arbitration agreement has not been made under the provisions of Article 9 of this Ordinance;
6. The signers of the arbitration agreement are cheated, intimidated and request the arbitration agreement to be declared invalid; the statute of limitations for making such requests is six months as from the date of signing of the arbitration agreement but must be prior to the date on which the Arbitration Council holds the first meeting to settle the dispute under the provisions of Article 30 of this Ordinance.
Article 11.- Relationship between the arbitration clause and contracts
The arbitration clause exists independently from contracts. The modification, extension, cancellation or invalidity of contracts shall not affect the effect of the arbitration clause.
1. Vietnamese citizens may act as arbitrators if they fully satisfy the following conditions:
a/ Having full civil act capacity;
b/ Having good moral quality, being honest, impartial and objective;
c/ Possessing university diplomas and having worked in the branches of their study majors for five years or more.
2. Those who are under administrative probation, examined for penal liability or have been convicted but not yet enjoyed remission of criminal records shall be prohibited to act as arbitrators.
3. Judges, prosecutors, investigators, executioners and public employees working at the People’s Courts, People’s Procuracies, investigating agencies and judgment-executing agencies shall not be allowed to act as arbitrators.
Article 13.- Rights and obligations of arbitrators
1. Arbitrators shall have the following rights:
a/ To accept or refuse to settle disputes;
b/ To work independently in the settlement of disputes;
c/ To refuse to supply information related to disputes;
d/ To enjoy remuneration.
2. Arbitrators shall have the following obligations:
a/ To comply with the provisions of this Ordinance;
b/ To be impartial and objective in the settlement of disputes;
c/ To refuse to settle disputes in the cases specified in Clause 1, Article 27 of this Ordinance;
d/ To keep secret the contents of the disputes they have settled;
e/ Not to take bribes or commit other acts in breach of arbitrators’ ethics.
Article 14.- Conditions for setting up Arbitration Centers
1. On the basis of the socio-economic development situation in localities, Arbitration Centers shall be set up in a number of localities under the Government’s regulations.
2. The Minister of Justice shall consider and decide to license the setting up of an Arbitration Center when it is so requested by at least five founders who are fully qualified to act as arbitrators under the provisions of Article 12 of this Ordinance and recommended by Vietnam Lawyers’ Association.
3. A dossier of application for setting up an Arbitration Center includes:
a/ The application for setting up an Arbitration Center;
b/ Full names, addresses and professions of the founders;
c/ The Arbitration Center’s charter;
d/ Written recommendation of Vietnam Lawyers’ Association.
4. The application for setting up an Arbitration Center contains the following details:
a/ The date on which the application is made;
b/ Full names, addresses and professions of the founders;
c/ The operation fields of the Arbitration Center;
d/ The expected location of the head office of the Arbitration Center.
5. Within 45 days after receiving valid dossiers, the Minister of Justice shall grant licenses to set up Arbitration Centers and approve their charters; in case of refusal, he/she must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
6. Within 30 days after receiving the establishment licenses, the Arbitration Centers must register their operation at the Justice Services of the provinces or centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial Justice Services) where they are headquartered. Past this time limit, if the Arbitration Centers fail to make such registration, their licenses shall be withdrawn.
The Government shall prescribe the order and procedures for registration of operation of the Arbitration Centers.
Article 15.- Publication on newspapers of the setting up of Arbitration Centers
1. Within 30 days after being granted the operation registration papers, the Arbitration Centers must publicize on central daily newspapers or local newspapers of the localities where they have made operation registration for three consecutive issues the following major contents:
a/ The names and addresses of the head offices of the Arbitration Centers;
b/ The operation fields of the Arbitration Centers;
c/ The operation registration papers’ serial numbers, the granting agencies, and the dates of issuance ;
d/ The time of commencement of operation of the Arbitration Centers.
2. The Arbitration Centers must post up at their head-offices the contents specified in Clause 1 of this Article and the lists of arbitrators.
Article 16.- Legal status and organizational structure of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers are non-governmental organizations, having the legal status, own seals and accounts.
2. Arbitration Centers may set up branches and representative offices.
3. Arbitration Centers shall have executive boards and arbitrators.
The executive board of an Arbitration Center shall be composed of a president, one or several vice-presidents, and possibly a general secretary appointed by the president.
Those who are invited by the Arbitration Centers to act as arbitrators must satisfy all conditions specified in Article 12 of this Ordinance.
Article 17.- Tasks and powers of Arbitration Centers
The Arbitration Centers shall have the following tasks and powers:
1. To formulate their charters and proceeding rules, which, however, must not be contrary to the provisions of this Ordinance;
2. To invite fully qualified persons as defined in Article 12 of this Ordinance to act as their arbitrators;
3. To appoint arbitrators for setting up Arbitration Councils under the provisions of this Ordinance;
4. To provide administrative and office services for Arbitration Councils to settle disputes;
5. To collect arbitration charges, pay remuneration to arbitrators according to their charters;
6. To draw experiences, foster arbitrators to raise their dispute-settling capabilities and skills;
7. To report periodically on their operation to the Ministry of Justice, Vietnam Lawyers’ Association and the provincial Justice Services of the localities where they have made operation registration;
8. To remove the names of arbitrators from the lists of their arbitrators when such arbitrators seriously violate the provisions of this Ordinance and their charters;
9. To archive dossiers, supply copies of the arbitral awards at the requests of the involved parties or competent Sate bodies;
10. Other tasks and powers as prescribed by law.
Article 18.- Termination of operation of Arbitration Centers
1. The Arbitration Centers shall terminate their operation in the following cases:
a/ The cases specified in their charters;
b/ Having their establishment licenses withdrawn.
2. Upon termination of their operation, the Arbitration Centers must return their establishment licenses to the license-granting agencies.
3. The Government shall specify the order and procedures of termination of operation of the Arbitration Centers.
Article 19.- The right to select forms of dispute settlement in the settlement of disputes arbitration
The involved parties shall have the right to select Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by themselves for settling their disputes according to the arbitral proceeding provisions of this Ordinance.
1. In order to settle disputes at an Arbitration Center, the claimants must send claims to the Arbitration Center.
Such a claim shall include the following principal contents:
a/ The date on which the claim is made;
b/ The names and addresses of the involved parties;
c/ Summarized contents of the dispute;
d/ The claimant’s requests;
e/ The property value requested by the claimant;
f/ The arbitrator at the Arbitration Center, who is selected by the claimant.
2. In order to settle disputes at the Arbitration Centers set up by the involved parties, the claimants must make claims and send them to the respondents; The contents of such a claim shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.
3. The claimants must enclose their claims with the originals or copies of the arbitration agreements, the originals or copies of documents and evidences. Copies must be duly notarized.
4. For disputes to be settled at the Arbitration Centers set up by the involved parties, the arbitral proceedings shall commence from the time when the Arbitration Centers receive claims of the claimants or when the respondents receive claims from the claimants.
5. Within five working days after receiving the claims, the Arbitration Centers must send to the respondents the copies thereof and documents prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 21.- Statute of limitations for initiating dispute settlement through arbitration
1. For disputes for which the statute of limitations is prescribed by law, such law provisions shall apply.
2. For disputes for which the statute of limitations is not prescribed by law, the statute of limitations for initiating the settlement thereof through arbitration shall be two years as from the date the disputes occur, except for cases of force majeure events. The duration not included in the statute of limitations shall be counted from the date such an event occurs to the date it disappears.
Article 22.- Arbitration charges
1. The claimants must pay an advance of arbitration charge, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
2. In case of settlement of disputes at the Arbitration Centers, the executive boards of the Arbitration Centers shall determine arbitration charges according to the Centers’ charters.
3. In case of settlement of disputes at the Arbitration Councils set up by the involved parties, the arbitration charges shall be determined by the Arbitration Councils.
4. The losers must pay arbitration charges, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
Article 23.- Places of arbitration
The involved parties may agree upon the places for dispute settlement, if they have no such agreement, the Arbitration Councils shall decide but must ensure convenience for the involved parties in the settlement.
Article 24.- Self-defense statements
1. For disputes to be settled by the Arbitration Centers selected by the involved parties, the respondents must send their self-defense statements to the Arbitration Centers within 30 days after receiving the claimants’ claims and enclosed documents sent from the Arbitration Centers, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
For disputes to be settled at the Arbitration Councils set up by the involved parties, the respondents must send their self-defense statements to the claimants and the names of the arbitrators selected by themselves within 30 days after receiving the claimants’ claims and enclosed documents specified in Clauses 2 and 3, Article 20 of this Ordinance, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
2. A self-defense statement must contain the following principal contents:
a/ The date on which the statement is written;
b/ The name and address of the respondent;
c/ Self-defense arguments and evidences, including rejection of part or the whole of the claimant’s claim. Apart from the contents specified at this Point, if the respondents hold that the disputes do not fall under the settling jurisdiction of the arbitration, there is no arbitration agreement or the arbitration agreement is invalid, they may point it out in their self-defense statements.
3. At the respondents’ requests, the time limit for the respondents to send their self-defense statements enclosed with evidences may be longer than 30 days but must be before the date when the Arbitration Councils meet under the provisions of Article 30 of this Ordinance.
Article 25.- Setting up of Arbitration Councils at the Arbitration Centers
1. Unless otherwise agreed upon by the involved parties, within five working days after receiving the claims, the Arbitration Centers must send to the respondents the copies thereof, the names of the arbitrators selected by the claimants and enclosed documents together with the lists of arbitrators of the Arbitration Centers. Unless otherwise agreed upon by the involved parties, within 30 days after receiving the claims and enclosed documents sent by the Arbitration Centers, the respondents must select arbitrators from the lists of arbitrators of the Arbitration Centers. and inform the Arbitration Centers thereof or to request the presidents of the Arbitration Centers to appoint arbitrators for them. Past this time limit, if the respondents fail to select arbitrators or to request the presidents of the Arbitration Centers to appoint arbitrators, the presidents of the Arbitration Centers shall appoint arbitrators on the lists of arbitrators of their Arbitration Centers for the respondents within seven working days as from the expiry of the time limit prescribed in this Clause.
2. Where a dispute involves many respondents, the respondents must reach agreement on selecting one arbitrator within 30 days after receiving the Arbitration Center’s request to select an arbitrator. Past this time limit, if the respondents fail to select an arbitrator, the president of the Arbitration Center shall appoint an arbitrator from the list of arbitrators of his/her Arbitration Center for the respondents within seven working days after receiving the request.
3. Within 15 days after two arbitrators are selected by the involved parties or appointed by the president of the Arbitration Center, these arbitrators must select the third arbitrator from the list of arbitrators of the Arbitration Center as chairman of the Arbitration Council. Past this time limit, if the two selected or appointed arbitrators fail to select the third arbitrator, the president of the Arbitration Center shall appoint the third arbitrator from the list of arbitrators of his/her Arbitration Center as chairman of the Arbitration Council within seven working days after the expiry of the time limit.
4. Where the involved parties agree that their dispute shall be settled by a sole arbitrator of the Arbitration Center but fail to select such an arbitrator, the president of the Arbitration Center shall appoint the sole arbitrator for them within 15 days after receiving their request and notify them thereof.
The sole arbitrator shall act as an Arbitration Council. The sole arbitrator’s awards shall be as effective as those of an Arbitration Council.
Article 26.- Arbitration Councils set up by the involved parties
1. Unless otherwise agreed upon by the involved parties, within 30 days after the date on which the claimants send their claims to the respondents, the latter must select arbitrators and notify the claimants thereof. Past this time limit, if the respondents fail to notify the claimants of the names of the selected arbitrators, the claimants may request the courts of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level courts) where the respondents are headquartered or reside to appoint arbitrators for the respondents. Within seven working days after receiving such written requests, the chief judges of the courts shall assign one judge to appoint arbitrators for the respondents and notify the involved parties thereof.
2. Where a dispute involves many respondents, the respondents must reach agreement on selecting one arbitrator within 30 days after receiving the claimants’ claims and enclosed documents. Past this time limit, if the respondents fail to select an arbitrator, the claimants may request the provincial-level court of the locality where one of the respondents is headquartered or resides to appoint an arbitrator for the respondents. Within seven working days after receiving such written request, the chief judge of the court shall assign one judge to appoint an arbitrator at the request of the claimant and notify the involved parties thereof.
3. Within 15 days after two arbitrators are selected by the involved parties or appointed by the court, these arbitrators must reach agreement on selecting the third arbitrator as chairman of the Arbitration Council. Past this time limit, if the two selected or appointed arbitrators fail to select the third arbitrator, the involved parties may request the provincial court of the locality where the respondent is headquartered or resides to appoint the third arbitrator. Within seven working days after receiving such written request, the chief judge of the court shall assign one judge to appoint the third arbitrator as chairman of the Arbitration Council and notify the involved parties thereof.
4. Arbitrators selected by the involved parties or by courts may be those on or not on the lists of arbitrators of Vietnam’s Arbitration Centers.
5. Where the involved parties agree that their disputes shall be settled by a sole arbitrator but fail to select such an arbitrator, at the request of one party, the chief judge of the provincial court of the locality where the respondent is headquartered or resides shall assign one judge to select the sole arbitrator for the involved parties within 15 days after receiving such request, then notify the involved parties thereof.
The sole arbitrator shall act as an Arbitration Council. The sole arbitrator’s awards shall be as effective as those of an Arbitration Council.
Article 27.- Replacement of arbitrators
1. Arbitrators must refuse to settle disputes or the involved parties may request change of arbitrators to settle their disputes in the following cases:
a/ Arbitrators are relatives of either party or representatives of such party;
b/ Arbitrators have their interests in the dispute.
c/ There are explicit grounds that arbitrators are not impartial nor objective while performing their duties.
2. From the time of being selected or appointed and during the process of arbitral proceedings, the arbitrators must notify in a public and timely manner any matters that may cause doubts over their impartiality and objectivity.
3. After having selected their arbitrators, should the involved parties discover that their selected arbitrators fall into one of the cases specified in Clause 1 of this Article, they may request such arbitrators to refuse to settle disputes.
4. Replacement of arbitrators shall be decided by the other arbitrators in the Arbitration Councils. Where a decision cannot be made or if both arbitrators refuse or the sole arbitrator refuses to settle the dispute, the change of arbitrator shall be effected as follows:
a/ For disputes to be settled by Arbitration Centers, the presidents of the Arbitration Centers shall decide;
b/ For disputes to be settled by Arbitration Councils set up by the involved parties, at the claimants’ requests, the chief judges of the provincial-level courts of the localities where the respondents are headquartered or reside shall assign one judge to consider and made decision. The courts’ decisions are final ones.
5. During the process of arbitral proceedings, if an arbitrator cannot continue his/her participation, the replacement of such arbitrator shall comply with the provisions of Clause 4 of this Article, depending on whether the Arbitration Council is set up by the Arbitration Center or by the involved parties
6. In case of necessity, after consulting the involved parties, the newly-set up Arbitration Councils may review matters already considered in the previous dispute settlement meetings.
Article 28.- Amendment, supplementation or withdrawal of claims
Claimants may amend, supplement or withdraw their claims before the Arbitration Councils issue arbitral awards.
1. The respondents may file counter-claims against the claimants on matters related to the latter’s demands.
2. Counter-claims must be sent to the Arbitration Councils and concurrently to the claimants before the date when the Arbitration Councils open meetings to settle the claimants’ claims.
The claimants must issue written statements in reply to the counter-claims within 30 days after receiving such counter-claims. Such written statements must be sent to the respondents and the Arbitration Councils.
3. The counter-claim procedures shall be the same as those for settling the claimants’ claims and simultaneously settled by the Arbitration Councils.
Article 30.- Examination of arbitration agreements, Arbitration Councils’ jurisdiction to settle disputes
1. Before considering the dispute’s details, if any party lodges a written complaint that the Arbitration Council has no jurisdiction to settle the dispute; the dispute has no arbitration agreement or the arbitration agreement is invalid, the Arbitration Council must consider the written complaint and make decision in the presence of the involved parties, unless otherwise requested by the involved parties. If the complainants, though having been summoned properly, are absent without plausible reasons, they shall be deemed to have withdrawn their complaints. The Arbitration Councils shall continue to consider and settle the dispute.
2. In case of disagreement with the Arbitration Council’s decision on the content mentioned in Clause 1 of this Article, within five working days after receiving the Arbitration Council’s decision, the involved parties may request the provincial-level court of the locality where the Arbitration Council has made such decision to review such decision. The requesting party must notify concurrently the Arbitration Council thereof.
Such a written request must contain the following principal contents:
a/ The date on which the request is made;
b/ The name and address of the requester;
c/ The request’ contents.
The written requests must be enclosed with copies of the claim, arbitration agreement and the Arbitration Council’s decision. Copies must be duly notarized.
Within five working days after receiving the written requests, the chief judge of the court shall assign one judge to consider and settle them. Within 10 days after being assigned the task, the judge must consider and make decision. The court decisions are final ones.
In cases where the courts decide that the disputes do not fall under the jurisdiction of the Arbitration Councils, the disputes have no arbitration agreement or the arbitration agreements are invalid, the Arbitration Councils shall issue decisions to stop the settlement of the disputes. Unless otherwise agreed upon, the involved parties may bring their disputes to court. The statute of limitations for initiating lawsuits at court shall comply with the provisions in Article 21 of this Ordinance, excluding the duration between the date when the claimants lodge their claims at the Arbitration Councils and the date when the courts issue decisions under the provisions of this Article.
Article 31.- Examination of dossiers and verification of facts
1. After being selected or appointed, the arbitrators must examine dossiers and verify facts if deeming it necessary.
2. The Arbitration Councils may meet the involved parties to hear their opinions. At the request of one party or all parties involved or on their own initiative, the Arbitration Councils may inquire into the facts from a third person either in the presence of the involved parties or after notifying them thereof.
Article 32.- Gathering of evidences
1. The involved parties shall be obliged to provide evidences proving the facts presented by themselves. The Arbitration Councils may request the involved parties to supply evidences related to their disputes.
2. In case of necessity, the Arbitration Councils may gather evidences by themselves; invite expertise at the request of one party or all parties involved, and must notify them thereof. The expertise requestor must pay an advance of the expertise charge; where all the involved parties invite expertise, they shall all pay an advance of the expertise charge.
Article 33.- The right to request the application of interim urgent measures
While the Arbitration Councils are settling disputes, if their rights and legitimate interests are infringed upon or in danger of being directly infringed upon, the concerned parties may file their written requests at the provincial-level courts of the localities where the Arbitration Councils are receiving and handling the disputes to apply one or a number of the following interim urgent measures:
1. To safely protect evidences in case they are being destroyed or in danger of being destroyed;
2. To inventory the disputed properties;
3. To ban the transfer of the disputed properties
4. To ban any change in the present conditions of the disputed properties;
5. To inventory and seal up the properties at their storing places;
6. To blockade bank accounts.
Article 34.- Procedures for application of interim urgent measures
1. The requesters of the application of interim urgent measures specified in Article 33 of this Ordinance must send written requests to the provincial-level courts of the localities where the Arbitration Councils which are handling the disputes are based.
2. A written request for the application of interim urgent measures must be enclosed with copies of the claim with full contents as prescribed in Article 20 and the arbitration agreement as prescribed in Article 9 of this Ordinance. These copies must be duly notarized.
Depending on the requested types of interim urgent measures, the requesters must supply to the courts concrete evidences in need of safe protection, evidences that the respondents are dispersing or hiding properties, which may render the enforcement of arbitral awards impossible.
3. The requesters of the application of interim urgent measures must deposit security money amounts required by the courts, which, however, must not exceed the property obligation the obligees have to fulfill in order to protect the legitimate interests of the respondents and prevent any abuse of interim urgent measures by the requesters. These money amounts shall be deposited at the banks in the places where the courts which have decided on the application of interim urgent measures are headquartered.
4. After receiving the written requests and documents specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the chief judges of the provincial-level courts defined in Clause 1 of this Article shall assign one judge to consider and settle them. Within five working days after being assigned such task, the judge must check the accuracy of the documents prescribed in Clause 2 of this Article, and within the scope of the claimants’ requests, may decide to apply one or several interim urgent measures specified in Article 33 of this Ordinance. In case of application of one or several measures specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6, Article 33 of this Ordinance, the properties to which the interim urgent measures are applied must have a value not exceeding the property obligations that the obligees have to fulfill.
5. The decisions on the application of interim urgent measures must be immediately sent to the Arbitration Councils, the disputing parties and the Procuracies of the same level.
The decisions on the application of interim urgent measures shall be executed promptly and in accordance with the law provisions on execution of civil judgments.
6. Within three working days after receiving the decisions on the application of interim urgent measures, the chairmen of the Procuracies of the same level shall be entitled to protest and the respondents shall be entitled to request the chief judges of the courts which have issued such decisions to consider and change, cancel or keep such measures. Within three working days after receiving the protests of the Procuracies or the requests of the respondents, the chief judges of the courts must have decisions and issue replies thereon to the Procuracies or the respondents.
Article 35.- Alteration or cancellation of interim urgent measures
The requesters of the application of interim urgent measures may requests in writing the alteration or cancellation of the applied interim urgent measures when they are no longer appropriate or necessary.
Within three working days after receiving the written requests for alteration or cancellation of interim urgent measures, the chief judges of the provincial courts which have decided on the application of the interim urgent measures shall assign one judge to consider and decide on the alteration or cancellation of the applied interim urgent measures. Such decisions must be immediately sent to the Arbitration Councils, the disputing parties and the Procuracies of the same level.
In case of cancellation of interim urgent measures, the judge must consider and decide to allow the requesters of the application of such measures to receive back the security money specified in Clause 3, Article 34 of this Ordinance, except for the case specified in Article 36 of this Ordinance.
Article 36.- Responsibilities of the requesters of the application of interim urgent measures
The requesters of the application of interim urgent measures shall bear responsibility for their requests.
In cases where the requesters of the application of interim urgent measures are wrong and cause damage to the other party or a third party, they must pay compensations therefor.
1. During the process of arbitral proceedings, the involved parties may conciliate on their own. In case of successful conciliation, the Arbitration Councils shall, at the involved parties’ requests, stop the proceedings.
2. The involved parties may request the Arbitration Councils to act as conciliator. In case of successful conciliation, the involved parties may request the Arbitration Councils to make records on and issue decisions recognizing the successful conciliation. The successful conciliation records must be signed by the involved parties as well as arbitrators. The Arbitration Councils’ decisions recognizing the successful conciliation shall be final ones and implemented under the provisions of Article 57 of this Ordinance.
Article 38.- Meetings to settle disputes
1. The time for opening meetings to settle disputes shall be decided by the chairmen of the Arbitration Councils, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
2. Summons shall be sent to the involved parties to attend a dispute-settling meeting no later than 30 days before the opening date of the meeting, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
3. Dispute-settling meetings shall not be conducted publicly. If it is so consented by the involved parties, the Arbitration Councils may permit other persons to attend the meetings.
Article 39.- Attendance of dispute-settling meetings
The involved parties may directly attend or authorize their representatives to attend dispute-settling meetings. They may invite witnesses and lawyers to protect their rights and legitimate interests.
Article 40.- Absence of the involved parties
1. If the claimants, though having been summoned to attend dispute-settling meetings, fail to attend the meetings without plausible reasons or leave the meetings without the Arbitration Councils’ consent, they shall be deemed as having withdrawn their claims. In this case, the Arbitration Councils shall continue settling the disputes if the respondents so request or lodge counter-claims under the provisions of Article 29 of this Ordinance.
If the respondents, though having been summoned to attend dispute-settling meetings, fail to attend the meetings without plausible reasons or leave the meetings without the Arbitration Councils’ consent, the Arbitration Councils shall continue settling the disputes on the basis of available documents and evidences.
2. The Arbitration Councils may base themselves on the dossiers to settle disputes without the presence of the involved parties if it is so requested by the involved parties.
Article 41.- Postponement of dispute-settling meetings
1. If they have plausible reasons, the involved parties may request the Arbitration Councils to postpone the dispute-settling meetings.
2. The Arbitration Councils must postpone the dispute-settling meetings if they deem that there are not enough grounds for settling disputes.
Article 42.- Principles for issuing arbitral awards
The Arbitration Councils’ arbitral awards shall be made on the majority principle, except where disputes are settled by the sole arbitrator. The minority opinions shall be recorded in the meetings’ minutes.
Article 43.- Minutes of dispute-settling meetings
1. The minutes of dispute-settling meetings shall be made by the Arbitration Councils and signed by their chairmen.
2. The involved parties may see the minutes’ contents, ask for amendments and/or supplements thereto. If the Arbitration Councils reject the requests for amendments and/or supplements, they must record such in the minutes.
1. An arbitral award must contain the following principal contents:
a/ The date and place of issuance of the arbitral award; for disputes settled by the Arbitration Centers, the arbitral awards must contain the names of the Arbitration Centers;
b/ The names and addresses of the claimant and respondent;
c/ The full names of arbitrators or the sole arbitrator;
d/ Summary of the claim and disputed issues;
e/ Bases for issuing the arbitral award;
f/ Decision on the dispute; decision on the arbitration charge and other expenses;
g/ The time limit for enforcement of the arbitral award;
h/ Signatures of the arbitrators or the sole arbitrator.
2. In cases where an arbitrator refuses to sign the arbitral award, the chairman of the Arbitration Council must record such in the arbitral award, clearly stating the reason therefor.
3. The involved parties may request the Arbitration Councils not to include the disputed matters, bases of decisions on the disputes into the arbitral awards.
4. The arbitral awards come into force as from the date of their announcement.
Article 45.- Announcement of arbitral awards
1. The arbitral awards may be announced right at the final meetings or afterwards but no later than 60 days after the end of the final meeting. The full texts of the arbitral awards must be sent to the involved parties right after the date of their announcement.
2. At the involved parties’ requests, the Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by the involved parties shall issue to the requesting parties copies of the arbitral awards.
Article 46.- Correction of arbitral awards
1. Within 15 days after receiving the arbitral awards, any involved party may request the Arbitration Council to correct computing, typing, printing or other technical errors. Within 30 days after receiving such request, the Arbitration Council shall correct errors and notify the other party thereof.
2. Correction decisions shall constitute part of the arbitral awards and must be signed by the Arbitration Councils.
Article 47.- Stoppage of dispute settlement
The Arbitration Councils shall stop the dispute settlement in the following cases:
1. The claimants withdraw their claims or are deemed as having withdrawn their claims under the provisions of Clause 1, Article 40 of this Ordinance, unless the respondents request the Arbitration Councils to continue settling the disputes;
2. The involved parties agree upon the termination of the dispute settlement.
Article 48.- Archival of arbitration dossiers
1. For disputes the settlement of which is organized by the Arbitration Centers, arbitration dossiers, arbitral awards and/or conciliation written records shall be archived at the Arbitration Centers
2. For disputes settled at the Arbitration Councils set up by the involved parties, within 15 days after the arbitral awards or conciliation records are announced, the Arbitration Councils must send the arbitral awards or conciliation records together with the dispute settlement dossiers to the provincial-level courts of the localities where they have issued the arbitral awards or made the conciliation records, for archival.
Article 49.- Settlement of disputes involving foreign elements by arbitration
1. Under the agreement of the involved parties, the disputes involving foreign elements may be settled at the Arbitration Councils organized by the Arbitration Centers or at the Arbitration Councils set up by the involved parties under the provisions of this Ordinance.
2. The Arbitration Councils organized by the Arbitration Centers or set up by the involved parties may apply other proceeding rules, if it is so agreed upon by the involved parties.
3. Arbitrators selected by the involved parties or appointed by courts may be those on or not on the lists of arbitrators of Vietnam’s Arbitration Centers or foreign arbitrators according to their countries’ law provisions on arbitration.
4. Where one party or all parties involved request foreign courts to appoint arbitrators, the courts competent to appoint arbitrators shall be those determined under the law provisions of such foreign countries.
5. The involved parties may agree on selecting laws under the provisions of Clause 2, Article 7 of this Ordinance and/or international commercial practices for settling their disputes.
6. The involved parties may agree on the places for settling their disputes, either in Vietnam or in a foreign country; if they fail to reach such agreement, the Arbitration Councils shall decide on such places but must ensure convenience for the involved parties in the settlement.
7. The involved parties may agree on the language(s) to be used in arbitral proceedings, if they have no agreement thereon, the language used in arbitral proceedings shall be Vietnamese.
CANCELLATION OF ARBITRAL AWARDS, ENFORCEMENT OF ARBITRAL AWARDS
Article 50.- The right to request the cancellation of arbitral awards
Within 30 days after receiving an arbitral award, if any party disagrees with such award, it may lodge a written request at the provincial-level court of the locality where the Arbitration Council issues such award, for cancellation thereof.
Where due to a force majeure event, such a written request is filed late, the duration when the force majeure event occurs shall not be included in the time limit for requesting the cancellation of arbitral awards.
Article 51.- Written requests for the cancellation of arbitral awards
1. A written request for the cancellation of an arbitral award must contain the following principal contents:
a/ The date on which the written request is made;
b/ The name and address of the requester of the cancellation of the arbitral award;
c/ The reasons for making the written request for cancellation of the arbitral award.
2. A written request must be enclosed with the following papers:
a/ The original or a duly notarized copy of the arbitral award;
b/ The original or a duly notarized copy of the arbitration agreement.
3. If papers enclosed with the written requests are in foreign languages, they must be translated into Vietnamese and their Vietnamese translations be duly notarized.
Article 52.- Handling of dossiers
1. After receiving the full papers specified in Article 51 of this Ordinance, the courts shall immediately notify the requesters to pay a fee.
The courts shall handle the dossiers as from the date the requesters pay the fee.
2. The courts may request the request filers to further explain matters still unclear in their written requests for the cancellation of the arbitral awards.
Article 53.- Courts considering written requests for the cancellation of arbitral awards
1. After handling the written requests for cancellation of the arbitral awards, the courts notify such to the Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by the involved parties, the disputing parties and the Procuracies of the same level. For disputes the settlement of which has been organized by the Arbitration Centers, within seven working days after receiving the courts’ notices, the Arbitration Centers must transfer the dossiers to the courts.
2. Within 30 days from the date of handling the dossiers, the chief judges of the courts shall appoint a Trial Council composed of three judges, one of whom shall act as chief judge, and must open court sessions to consider the written requests for the cancellation of the arbitral awards.
The courts must transfer the dossiers to the Procuracies of the same level within seven working days before opening court sessions.
3. A court session shall be held in the presence of the involved parties and their lawyers (if any), and prosecutors of the Procuracies of the same level. If any of the parties asks the court to consider the request in his/her absentia, or, though having been summoned properly, is absent without plausible reasons or leaves the court session without the Trial Council’s consent, the Trial Council shall still continue considering the written request for the cancellation of the arbitral award.
4. While considering the written requests, the Trial Councils shall not review the disputes’ contents but only check the papers under the provisions of Article 51 of this Ordinance, compare the arbitral awards with the provisions of Article 54 of this Ordinance in order to make decisions.
5. After examining the written requests and enclosed papers, evidences (if any), hearing the opinions of the summoned people and the prosecutors, the Trial Councils shall deliberate and make decision by majority.
The Trial Councils may issue decisions to cancel or not to cancel the arbitral awards, or stop considering the written requests, if the requesters for the cancellation of the arbitral awards withdraw their written requests or are absent without plausible reasons though having been properly summoned, or leave the court sessions without the Trial Councils’ consent.
Within 15 days after making decisions, the courts must send copies of their decisions to the involved parties, the Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by the involved parties and the Procuracies of the same level.
6. If the Trial Councils cancel the arbitral awards, unless otherwise agreed upon, the involved parties may bring their disputes to court for settlement.
7. If the Trial Councils do not cancel the arbitral awards, such arbitral awards shall be enforced under the provisions of Article 57 of this Ordinance.
Article 54.- Bases for cancellation of arbitral awards
The courts shall issue decisions to cancel the arbitral awards if the requesters are able to prove that the Arbitration Councils have issued such arbitral awards in one of the following cases:
1. There is no arbitration agreement;
2. The arbitration agreement is invalid under the provisions of Article 10 of this Ordinance;
3. The Arbitration Council’s composition and/or arbitral proceedings fail to comply with the involved parties’ agreements under the provisions of this Ordinance.
4. The dispute does not fall under the jurisdiction of the Arbitration Council; if part of the arbitral award does not fall under the jurisdiction of the Arbitration Council, such part shall be cancelled;
5. The requester is able to prove that during the process of settling the dispute an arbitrator(s) has breached the arbitrators’ obligations specified in Clause 2, Article 13 of this Ordinance.
6. The arbitral award runs counter to the public interests of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 55.- Appeals and protests against court decisions
1. Within 15 days after the Courts issue decisions under the provisions of Article 53 of this Ordinance, the involved parties may lodge their appeals. the Procuracies of the same level or the Supreme People’s Court may issue protests against such decisions. The time limit for protests of the Procuracies of the same level and protests of the Supreme People’s Court is 15 days and 30 days respectively, counting from the date the Courts issue decisions.
Written appeals and protest decisions must clearly state the reasons and requirements for the appeals or protests and must be sent to the Courts which have issued the decisions in question. After receiving the written appeals, the Courts shall immediately notify the appellants to pay an appeal fee.
2. If any party is absent at the first-instance court session, the time limit for appeals specified in Clause 1 of this Article shall be counted from the date the copy of the decision is handed to the absentee; if an appeal is made late due to a force majeure event, the time limit shall be counted from the date such force majeure event no longer exists.
Within 15 days after receiving the protest decisions or written appeals and the appeal fee payment from the appellants, the courts which have issued the decisions must transfer the dossiers to the Supreme People’s Court.
Article 56.- Consideration of appeals and protests
1. Within 30 days after receiving the dossiers of appeals or protest decisions, the Supreme People’s Court must open court sessions to consider and make decision. If it is necessary to ask the appellants or protestors to explain their appeals’ or protests’ contents, the time limit for opening such court sessions may be prolonged but must not exceed 60 days after the date of receipt of the appeal or protest dossiers.
The Court must transfer dossiers to the Procuracy of the same level within 7 working days before opening court sessions.
2. A Council for consideration of appeals and/or protests shall be composed of three judges, with one of whom acting as chief judge under the appointment by the Supreme People’s Court.
A court session shall be held in the presence of the disputing parties, their lawyers (if any), and prosecutors of the Procuracy of the same level.
If the non-appellant party requests the Court to try in its absentia ,or is absent though having been summoned properly, without plausible reasons, or leaves the court session without the Trial Council’s consent, the Trial Council shall still hold the trial.
After examining the written appeals and/or protest decisions, enclosed documents and evidences (if any), and hearing the opinions of the summoned parties and the prosecutors, the Trial Councils shall deliberate and make decisions by majority.
The Trial Councils may keep intact, revise partially or wholly the decisions of the first-instance courts, stop the consideration of appeals if the Procuracies withdraw their protest decisions, the appellants withdraw their appeals, or are absent though having been summoned properly, without plausible reasons, or leave the court sessions without the Trial Councils’ consent.
The Supreme People’s Court’s decisions are final ones and have implementation effect.
Article 57.- Enforcement of arbitral awards
1. Past 30 days from the end of the time limit for enforcement of the arbitral awards, if any party fails to execute such award voluntarily or requests the cancellation thereof under the provisions of Article 50 of this Ordinance, the party in favor of whom the arbitral award is enforced may make a written request to the provincial-level judgment-executing agency of the locality where the party which is bound to execute the arbitral award is headquartered, resides or has its property, to enforce the arbitral award.
2. If one of the parties requests a court to cancel the arbitral award, the arbitral award shall be enforced as from the date the court’s decision not to cancel the arbitral award takes effect.
3. The order, procedures and time limit for enforcement of arbitral awards shall comply with the law provisions on execution of civil judgments.
Article 58.- Court fees related to arbitration
Fees for requesting the courts to appoint arbitrators, apply interim urgent measures, requesting the cancellation of arbitral awards and appeals against court decisions and other fees shall be stipulated by the Government.
STATE MANAGEMENT OVER ARBITRATION
Article 59.- Contents of State management over arbitration
1. Promulgating legal documents on arbitration.
2. Guiding the implementation of legal documents on arbitration.
3. Granting and withdrawing establishment licenses and operation registration papers of Arbitration Centers.
4. Organizing and guiding the training, fostering and building of a contingent of arbitrators; undertaking international cooperation in the field of arbitration.
5. Supervising and settling complaints, denunciations, and handling violations of the arbitration legislation.
Article 60.- State management bodies in charge of arbitration
1. The Government shall perform the unified State management over arbitration.
2. The Ministry of Justice shall be responsible to the Government for performing the State management over arbitration.
3. The Ministry of Justice shall coordinate with Vietnam Lawyers’ Association in performing the State management over arbitration.
Article 61.- Application of the Ordinance to arbitration organizations set up before the effective date of this Ordinance
1. The Arbitration Centers set up before the effective date of this Ordinance are not required to carry out re-establishment procedures. They must amend and supplement their charters and arbitral proceeding rules to make them compliant with this Ordinance within 12 months from the effective date of this Ordinance. Past this time limit, if failing to amend and supplement their charters and arbitral proceeding rules, they must terminate their operation.
2. The arbitration agreements signed before the effective date of this Ordinance shall comply with the law provisions effective at the time they are signed.
3. Arbitral awards of the Arbitration Centers set up and operating under the Government’s Decree No. 116/CP of September 5, 1994, arbitral awards of Vietnam International Arbitration Center set up and operating under the Prime Minister’s Decision No. 204/TTg of April 28, 1993 and Decision No. 114/TTg of February 16, 1996, if not yet enforced, shall be enforced under the provisions of Articles 6 and 57 of this Ordinance.
Article 62.- Implementation effect
1. This Ordinance shall take effect as from July 1, 2003.
2. The following legal documents are no longer effective as from July 1, 2003:
a/ The Government’s Decree No. 116/CP of September 5, 1994 on organization and operation of Economic Arbitration;
b/ The Prime Minister’s Decision No. 204/TTg of April 28, 1993 on organization of Vietnam International Arbitration Center.
c/ The Prime Minister’s Decision No. 114/TTg of February 16, 1996 on expanding Vietnam International Arbitration Center’s scope of jurisdiction to settle disputes.
Article 63.- Implementation provision
The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, detail and guide the implementation of this Ordinance.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
Điều 14. Điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài
Điều 16. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài
Điều 18. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài
Điều 58. Lệ phí toà án liên quan đến trọng tài