Chương I Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 08/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/02/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2003 |
Ngày công báo: | 20/04/2003 | Số công báo: | Số 24 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định.
2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại.
3. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
4. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài.
5. Trọng tài viên là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này, được các bên chọn hoặc Trung tâm Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp.
6. Những người thân thích là những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
1. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài.
2. Khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thoả thuận của các bên.
Tranh chấp giữa các bên được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức hoặc tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh này.
Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất do các bên thoả thuận.
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.
Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for the arbitration organization and procedures for settling disputes arising from commercial activities as agreed upon by the involved parties.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Ordinance the following terms are construed as follows:
1. Arbitration is a mode of settling disputes that arise from commercial activities, which is agreed upon by the involved parties and carried out according to the proceeding order and procedures prescribed by this Ordinance.
2. Arbitration agreement is an agreement between the involved parties pledging to settle through arbitration disputes which may arise or have arisen in commercial activities.
3. Commercial activities means the performance of one or many trading acts by business people or organizations, including goods purchase and sale, service provision; distribution; trade representation and agency; consignment; renting and lease; hire purchase; construction; consultancy; technology; licensing; investment; financing; banking; insurance; exploration and exploitation; transport of goods and passengers by air, sea, rail, land , and other commercial acts as prescribed by law.
4. Disputes involving foreign elements are those arising from commercial activities with one participating party or all participating parties being foreigners, foreign legal persons, or those with the bases for establishing, changing or terminating disputed relationships arising abroad or with involved properties situated abroad.
5. Arbitrators are those who satisfy all conditions specified in Article 12 of this Ordinance, are selected by the involved parties or appointed by Arbitration Centers or competent courts to settle disputes.
6. Relatives are those who belong to the three inheritance ranks prescribed by the Civil Code.
7. Force majeure events are events occurring objectively, unforeseeably and irremediably though every possible necessary measure has been taken
Article 3.- Principles for dispute settlement through arbitration
1. Disputes shall be settled through arbitration if the involved parties reach an arbitration agreement before or after the disputes arise
2. When settling disputes, arbitrators must be independent, objective and impartial, comply with law and respect the involved parties’ agreement.
Article 4.- Forms of dispute settlement through arbitration
Disputes between the involved parties shall be settled at the Arbitration Council organized by the Arbitration Centers or at the Arbitration Councils set up by the involved parties under the provisions of this Ordinance.
An Arbitration Council shall be composed of three arbitrators or a sole arbitrator as, agreed upon by the involved parties.
Article 5.- Jurisdiction to settle disputes in cases where there is arbitration agreement
For cases of dispute where there is arbitration agreement, if one party initiates a lawsuit at a court, the court must refuse to handle them, unless such arbitration agreement is invalid.
Article 6.- Effect of arbitral awards
Arbitral awards shall be final and binding on all the involved parties, except where they are cancelled by courts under the provisions of this Ordinance.
Article 7.- Principles for application of laws to settling disputes
1. For disputes between Vietnamese parties, the Arbitration Councils shall apply Vietnamese laws to settling them.
2. For disputes involving foreign elements, the Arbitration Councils shall apply the laws selected by the involved parties. The selection and application of foreign laws must not contravene the fundamental principles of Vietnamese law.
Where the involved parties fail to select laws for settling their disputes, the Arbitration Councils shall make decision.
Article 8.- Application of international agreements
If an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Ordinance, the provisions of such international agreement shall apply.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
Điều 14. Điều kiện thành lập Trung tâm Trọng tài
Điều 16. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài
Điều 18. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài
Điều 58. Lệ phí toà án liên quan đến trọng tài