Chương VI Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003: Huỷ quyết định trọng tài, thi hành quyết định trọng tài
Số hiệu: | 08/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/02/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2003 |
Ngày công báo: | 20/04/2003 | Số công báo: | Số 24 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
1. Đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu huỷ quyết định trọng tài;
c) Lý do yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
b) Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
3. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, Toà án phải thông báo cho Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Toà án.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, trước ngày mở phiên toà.
3. Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài.
4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh này để ra quyết định.
5. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của những người được triệu tập, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ quyết định trọng tài; đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải gửi bản sao quyết định cho các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập và Viện kiểm sát cùng cấp.
6. Trong trường hợp Hội đồng xét xử huỷ quyết định trọng tài, nếu không có thoả thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án.
7. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh này.
Toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không có thoả thuận trọng tài;
2. Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này;
3. Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này;
4. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ;
5. Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này;
6. Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh này, các bên có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.
Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị. Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải gửi cho Toà án đã ra quyết định. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Toà án thông báo ngay cho bên kháng cáo nộp lệ phí kháng cáo.
2. Trong trường hợp có bên không có mặt tại phiên toà sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho bên vắng mặt; nếu kháng cáo quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng, thì thời hạn được tính từ ngày không còn sự kiện bất khả kháng.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ phí kháng cáo, Toà án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ lên Toà án nhân dân tối cao.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị, Toà án nhân dân tối cao phải mở phiên toà xem xét, quyết định. Nếu cần phải yêu cầu người kháng cáo, kháng nghị giải thích những nội dung kháng cáo, kháng nghị thì thời hạn mở phiên toà được kéo dài thêm nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo, kháng nghị.
Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên toà.
2. Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa do Toà án nhân dân tối cao chỉ định.
Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp bên không kháng cáo yêu cầu Toà án xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
Sau khi xem xét đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, tài liệu kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của các bên được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; đình chỉ việc xét kháng cáo trong trường hợp Viện kiểm sát rút quyết định kháng nghị, bên kháng cáo rút kháng cáo hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.
Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu huỷ theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.
2. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực.
3.Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Lệ phí về yêu cầu Toà án chỉ định Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, kháng cáo quyết định của Toà án và những lệ phí khác do Chính phủ quy định.
CANCELLATION OF ARBITRAL AWARDS, ENFORCEMENT OF ARBITRAL AWARDS
Article 50.- The right to request the cancellation of arbitral awards
Within 30 days after receiving an arbitral award, if any party disagrees with such award, it may lodge a written request at the provincial-level court of the locality where the Arbitration Council issues such award, for cancellation thereof.
Where due to a force majeure event, such a written request is filed late, the duration when the force majeure event occurs shall not be included in the time limit for requesting the cancellation of arbitral awards.
Article 51.- Written requests for the cancellation of arbitral awards
1. A written request for the cancellation of an arbitral award must contain the following principal contents:
a/ The date on which the written request is made;
b/ The name and address of the requester of the cancellation of the arbitral award;
c/ The reasons for making the written request for cancellation of the arbitral award.
2. A written request must be enclosed with the following papers:
a/ The original or a duly notarized copy of the arbitral award;
b/ The original or a duly notarized copy of the arbitration agreement.
3. If papers enclosed with the written requests are in foreign languages, they must be translated into Vietnamese and their Vietnamese translations be duly notarized.
Article 52.- Handling of dossiers
1. After receiving the full papers specified in Article 51 of this Ordinance, the courts shall immediately notify the requesters to pay a fee.
The courts shall handle the dossiers as from the date the requesters pay the fee.
2. The courts may request the request filers to further explain matters still unclear in their written requests for the cancellation of the arbitral awards.
Article 53.- Courts considering written requests for the cancellation of arbitral awards
1. After handling the written requests for cancellation of the arbitral awards, the courts notify such to the Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by the involved parties, the disputing parties and the Procuracies of the same level. For disputes the settlement of which has been organized by the Arbitration Centers, within seven working days after receiving the courts’ notices, the Arbitration Centers must transfer the dossiers to the courts.
2. Within 30 days from the date of handling the dossiers, the chief judges of the courts shall appoint a Trial Council composed of three judges, one of whom shall act as chief judge, and must open court sessions to consider the written requests for the cancellation of the arbitral awards.
The courts must transfer the dossiers to the Procuracies of the same level within seven working days before opening court sessions.
3. A court session shall be held in the presence of the involved parties and their lawyers (if any), and prosecutors of the Procuracies of the same level. If any of the parties asks the court to consider the request in his/her absentia, or, though having been summoned properly, is absent without plausible reasons or leaves the court session without the Trial Council’s consent, the Trial Council shall still continue considering the written request for the cancellation of the arbitral award.
4. While considering the written requests, the Trial Councils shall not review the disputes’ contents but only check the papers under the provisions of Article 51 of this Ordinance, compare the arbitral awards with the provisions of Article 54 of this Ordinance in order to make decisions.
5. After examining the written requests and enclosed papers, evidences (if any), hearing the opinions of the summoned people and the prosecutors, the Trial Councils shall deliberate and make decision by majority.
The Trial Councils may issue decisions to cancel or not to cancel the arbitral awards, or stop considering the written requests, if the requesters for the cancellation of the arbitral awards withdraw their written requests or are absent without plausible reasons though having been properly summoned, or leave the court sessions without the Trial Councils’ consent.
Within 15 days after making decisions, the courts must send copies of their decisions to the involved parties, the Arbitration Centers or Arbitration Councils set up by the involved parties and the Procuracies of the same level.
6. If the Trial Councils cancel the arbitral awards, unless otherwise agreed upon, the involved parties may bring their disputes to court for settlement.
7. If the Trial Councils do not cancel the arbitral awards, such arbitral awards shall be enforced under the provisions of Article 57 of this Ordinance.
Article 54.- Bases for cancellation of arbitral awards
The courts shall issue decisions to cancel the arbitral awards if the requesters are able to prove that the Arbitration Councils have issued such arbitral awards in one of the following cases:
1. There is no arbitration agreement;
2. The arbitration agreement is invalid under the provisions of Article 10 of this Ordinance;
3. The Arbitration Council’s composition and/or arbitral proceedings fail to comply with the involved parties’ agreements under the provisions of this Ordinance.
4. The dispute does not fall under the jurisdiction of the Arbitration Council; if part of the arbitral award does not fall under the jurisdiction of the Arbitration Council, such part shall be cancelled;
5. The requester is able to prove that during the process of settling the dispute an arbitrator(s) has breached the arbitrators’ obligations specified in Clause 2, Article 13 of this Ordinance.
6. The arbitral award runs counter to the public interests of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 55.- Appeals and protests against court decisions
1. Within 15 days after the Courts issue decisions under the provisions of Article 53 of this Ordinance, the involved parties may lodge their appeals. the Procuracies of the same level or the Supreme People’s Court may issue protests against such decisions. The time limit for protests of the Procuracies of the same level and protests of the Supreme People’s Court is 15 days and 30 days respectively, counting from the date the Courts issue decisions.
Written appeals and protest decisions must clearly state the reasons and requirements for the appeals or protests and must be sent to the Courts which have issued the decisions in question. After receiving the written appeals, the Courts shall immediately notify the appellants to pay an appeal fee.
2. If any party is absent at the first-instance court session, the time limit for appeals specified in Clause 1 of this Article shall be counted from the date the copy of the decision is handed to the absentee; if an appeal is made late due to a force majeure event, the time limit shall be counted from the date such force majeure event no longer exists.
Within 15 days after receiving the protest decisions or written appeals and the appeal fee payment from the appellants, the courts which have issued the decisions must transfer the dossiers to the Supreme People’s Court.
Article 56.- Consideration of appeals and protests
1. Within 30 days after receiving the dossiers of appeals or protest decisions, the Supreme People’s Court must open court sessions to consider and make decision. If it is necessary to ask the appellants or protestors to explain their appeals’ or protests’ contents, the time limit for opening such court sessions may be prolonged but must not exceed 60 days after the date of receipt of the appeal or protest dossiers.
The Court must transfer dossiers to the Procuracy of the same level within 7 working days before opening court sessions.
2. A Council for consideration of appeals and/or protests shall be composed of three judges, with one of whom acting as chief judge under the appointment by the Supreme People’s Court.
A court session shall be held in the presence of the disputing parties, their lawyers (if any), and prosecutors of the Procuracy of the same level.
If the non-appellant party requests the Court to try in its absentia ,or is absent though having been summoned properly, without plausible reasons, or leaves the court session without the Trial Council’s consent, the Trial Council shall still hold the trial.
After examining the written appeals and/or protest decisions, enclosed documents and evidences (if any), and hearing the opinions of the summoned parties and the prosecutors, the Trial Councils shall deliberate and make decisions by majority.
The Trial Councils may keep intact, revise partially or wholly the decisions of the first-instance courts, stop the consideration of appeals if the Procuracies withdraw their protest decisions, the appellants withdraw their appeals, or are absent though having been summoned properly, without plausible reasons, or leave the court sessions without the Trial Councils’ consent.
The Supreme People’s Court’s decisions are final ones and have implementation effect.
Article 57.- Enforcement of arbitral awards
1. Past 30 days from the end of the time limit for enforcement of the arbitral awards, if any party fails to execute such award voluntarily or requests the cancellation thereof under the provisions of Article 50 of this Ordinance, the party in favor of whom the arbitral award is enforced may make a written request to the provincial-level judgment-executing agency of the locality where the party which is bound to execute the arbitral award is headquartered, resides or has its property, to enforce the arbitral award.
2. If one of the parties requests a court to cancel the arbitral award, the arbitral award shall be enforced as from the date the court’s decision not to cancel the arbitral award takes effect.
3. The order, procedures and time limit for enforcement of arbitral awards shall comply with the law provisions on execution of civil judgments.
Article 58.- Court fees related to arbitration
Fees for requesting the courts to appoint arbitrators, apply interim urgent measures, requesting the cancellation of arbitral awards and appeals against court decisions and other fees shall be stipulated by the Government.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực