Chương IV Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003: Trung tâm trọng tài
Số hiệu: | 08/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/02/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2003 |
Ngày công báo: | 20/04/2003 | Số công báo: | Số 24 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, Trung tâm Trọng tài được thành lập tại một số địa phương theo quy định của Chính phủ.
2. Khi có ít nhất năm sáng lập viên có đủ điều kiện làm Trọng tài viên theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này đề nghị và được Hội Luật gia Việt Nam giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài.
3. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung sau đây:
a) Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài;
b) Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên;
c) Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
d) Văn bản giới thiệu của Hội Luật gia Việt Nam.
4. Đơn xin phép thành lập Trung tâm Trọng tài gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên;
c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
d) Địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài.
5. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài và phê chuẩn Điều lệ của Trung tâm Trọng tài; trong trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, Trung tâm Trọng tài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tư pháp), nơi Trung tâm Trọng tài đặt trụ sở. Hết thời hạn này mà Trung tâm Trọng tài không đăng ký thì giấy phép bị thu hồi.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm Trọng tài;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Trọng tài;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
2. Trung tâm Trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
1. Trung tâm Trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm.
3. Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên.
Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử.
Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
Trung tâm Trọng tài có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng Điều lệ và Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài, nhưng không được trái với những quy định của Pháp lệnh này;
2. Mời những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này làm Trọng tài viên của Trung tâm;
3. Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng Trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này;
4. Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng cho các Hội đồng Trọng tài giải quyết các vụ tranh chấp;
5. Thu phí trọng tài, trả thù lao cho Trọng tài viên theo Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
6. Tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của Trọng tài viên;
7. Báo cáo định kỳ hoạt động của Trung tâm Trọng tài với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Sở Tư pháp nơi Trung tâm Trọng tài đăng ký hoạt động;
8. Xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài khi Trọng tài viên vi phạm nghiêm trọng các quy định của Pháp lệnh này và Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
9. Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
10. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động của Trung tâm Trọng tài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại Điều lệ của Trung tâm Trọng tài;
b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài.
2. Khi chấm dứt hoạt động, Trung tâm Trọng tài phải nộp lại Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài cho cơ quan đã cấp giấy phép.
3. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm Trọng tài.
Article 14.- Conditions for setting up Arbitration Centers
1. On the basis of the socio-economic development situation in localities, Arbitration Centers shall be set up in a number of localities under the Government’s regulations.
2. The Minister of Justice shall consider and decide to license the setting up of an Arbitration Center when it is so requested by at least five founders who are fully qualified to act as arbitrators under the provisions of Article 12 of this Ordinance and recommended by Vietnam Lawyers’ Association.
3. A dossier of application for setting up an Arbitration Center includes:
a/ The application for setting up an Arbitration Center;
b/ Full names, addresses and professions of the founders;
c/ The Arbitration Center’s charter;
d/ Written recommendation of Vietnam Lawyers’ Association.
4. The application for setting up an Arbitration Center contains the following details:
a/ The date on which the application is made;
b/ Full names, addresses and professions of the founders;
c/ The operation fields of the Arbitration Center;
d/ The expected location of the head office of the Arbitration Center.
5. Within 45 days after receiving valid dossiers, the Minister of Justice shall grant licenses to set up Arbitration Centers and approve their charters; in case of refusal, he/she must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
6. Within 30 days after receiving the establishment licenses, the Arbitration Centers must register their operation at the Justice Services of the provinces or centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial Justice Services) where they are headquartered. Past this time limit, if the Arbitration Centers fail to make such registration, their licenses shall be withdrawn.
The Government shall prescribe the order and procedures for registration of operation of the Arbitration Centers.
Article 15.- Publication on newspapers of the setting up of Arbitration Centers
1. Within 30 days after being granted the operation registration papers, the Arbitration Centers must publicize on central daily newspapers or local newspapers of the localities where they have made operation registration for three consecutive issues the following major contents:
a/ The names and addresses of the head offices of the Arbitration Centers;
b/ The operation fields of the Arbitration Centers;
c/ The operation registration papers’ serial numbers, the granting agencies, and the dates of issuance ;
d/ The time of commencement of operation of the Arbitration Centers.
2. The Arbitration Centers must post up at their head-offices the contents specified in Clause 1 of this Article and the lists of arbitrators.
Article 16.- Legal status and organizational structure of Arbitration Centers
1. Arbitration Centers are non-governmental organizations, having the legal status, own seals and accounts.
2. Arbitration Centers may set up branches and representative offices.
3. Arbitration Centers shall have executive boards and arbitrators.
The executive board of an Arbitration Center shall be composed of a president, one or several vice-presidents, and possibly a general secretary appointed by the president.
Those who are invited by the Arbitration Centers to act as arbitrators must satisfy all conditions specified in Article 12 of this Ordinance.
Article 17.- Tasks and powers of Arbitration Centers
The Arbitration Centers shall have the following tasks and powers:
1. To formulate their charters and proceeding rules, which, however, must not be contrary to the provisions of this Ordinance;
2. To invite fully qualified persons as defined in Article 12 of this Ordinance to act as their arbitrators;
3. To appoint arbitrators for setting up Arbitration Councils under the provisions of this Ordinance;
4. To provide administrative and office services for Arbitration Councils to settle disputes;
5. To collect arbitration charges, pay remuneration to arbitrators according to their charters;
6. To draw experiences, foster arbitrators to raise their dispute-settling capabilities and skills;
7. To report periodically on their operation to the Ministry of Justice, Vietnam Lawyers’ Association and the provincial Justice Services of the localities where they have made operation registration;
8. To remove the names of arbitrators from the lists of their arbitrators when such arbitrators seriously violate the provisions of this Ordinance and their charters;
9. To archive dossiers, supply copies of the arbitral awards at the requests of the involved parties or competent Sate bodies;
10. Other tasks and powers as prescribed by law.
Article 18.- Termination of operation of Arbitration Centers
1. The Arbitration Centers shall terminate their operation in the following cases:
a/ The cases specified in their charters;
b/ Having their establishment licenses withdrawn.
2. Upon termination of their operation, the Arbitration Centers must return their establishment licenses to the license-granting agencies.
3. The Government shall specify the order and procedures of termination of operation of the Arbitration Centers.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực