Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Số hiệu: | 110/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/09/2013 | Ngày hiệu lực: | 11/11/2013 |
Ngày công báo: | 09/10/2013 | Số công báo: | Từ số 643 đến số 644 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Vi phạm hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/09/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Không xử phạt kết hôn đồng giới
Từ 11/11/2013, theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP, kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ không bị xử phạt, hiện tại mức phạt từ 100 – 500 nghìn đồng.
Nghị định 110 cũng tăng mức phạt tiền từ 500 nghìn lên 03 triệu đồng đối với các hành vi sau:
- Đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ;
- Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ;
- Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài ra, cũng sẽ phạt tiền đến 20 triệu đồng nếu lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách về dân số, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: Luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại;
b) Hành chính tư pháp, bao gồm: Chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Hôn nhân và gia đình;
d) Thi hành án dân sự;
đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến các lĩnh vực quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản;
d) Cơ quan Trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị trực thuộc của các tổ chức này thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác không phải là cơ quan nhà nước vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.
1. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khác áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này, bao gồm:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản;
b) Hủy bỏ giấy tờ giả;
c) Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định của pháp luật;
d) Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng không đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này mà người có thẩm quyền xử phạt không có thẩm quyền hủy bỏ thì kiến nghị người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ.
1. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V và VI của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại Khoản 2 Điều này; trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 15, 18, 21, 22, 29, 44, 51, 58, 59, 60, 62 và 63 của Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng;
b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không thực hiện việc đăng ký hành nghề với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp chuyển Đoàn luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên;
b) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ hai tổ chức hành nghề luật sư trở lên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa;
b) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam khi giấy phép hành nghề đã hết hạn;
d) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam để hành nghề luật sư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Luật sư hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư; chưa được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
b) Luật sư nước ngoài hoạt động không đúng hình thức, phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc sử dụng giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của người khác để hành nghề luật sư;
d) Sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa giả.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa;
b) Mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng; nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
đ) Hành nghề luật sư khi không có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư;
e) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trong trường hợp không đủ điều kiện hành nghề.
6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng bằng văn bản hoặc ký hợp đồng thiếu một trong các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Luật luật sư;
b) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
c) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;
d) Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật.
Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4, các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 5, Điểm a và Điểm b Khoản 6 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình tổ chức hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) người tập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm;
c) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
d) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
d) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký;
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư;
e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình;
g) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài;
h) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết;
c) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư;
d) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;
đ) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư;
g) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và h Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này,
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và g Khoản 4, Khoản 5, Điểm b Khoản 6 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội hoặc kết quả đại hội của Đoàn luật sư;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư và không trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động theo định kỳ hàng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm, trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Phân công người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm để thực hiện tư vấn pháp luật;
c) Cử người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tư vấn pháp luật;
d) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
đ) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
b) Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật của trung tâm hoạt động tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
c) Không đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền;
d) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức không có chức năng tư vấn pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao mà trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật để thu lợi cho riêng mình;
d) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật;
đ) Sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật giả.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Cố ý tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Không phải là tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật.
Tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật, chứng chỉ hành nghề luật sư từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, các Điểm b, c, d và đ Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm d và Điểm đ Khoản 3, Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm b, c và đ Khoản 3, Điểm a và Điểm e Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng;
c) Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ, không giao giấy nhận lưu giữ cho người lập di chúc khi nhận lưu giữ di chúc;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng;
b) Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
c) Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bản công chứng lý do người lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa;
d) Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trường hợp không có sự thỏa thuận của những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật về việc không phân chia di sản đó;
đ) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật mà người yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà người yêu cầu công chứng không có di chúc;
e) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhưng người yêu cầu công chứng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
g) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không xác định rõ người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật;
h) Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định;
i) Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trường hợp người thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế.Bổ sung
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của người yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;
c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận;
d) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng trừ trường hợp do pháp luật quy định;
đ) Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng;
b) Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi;
c) Cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng;
d) Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng;
đ) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch;
e) Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ công chứng viên giả;
b) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả thẻ công chứng viên;
b) Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa người có thẩm quyền công chứng.
6. Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên 12 tháng đối với hành vi công chứng trước vào hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó.
Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động;
c) Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
b) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;
c) Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động;
b) Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng;
d) Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được với người lập di chúc;
đ) Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.Bổ sung
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu kèm theo văn bản yêu cầu giám định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện giám định đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Thực hiện giám định khi không đủ điều kiện giám định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
c) Tiết lộ kết quả giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
g) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bản giám định;
h) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
i) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định của mình để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác;
c) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;
d) Cố ý kết luận giám định sai sự thật;
đ) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
e) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;
g) Giám định trong trường hợp phải từ chối giám định;
h) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 3, Điểm đ và Điểm e Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Không phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định của văn phòng mình để thực hiện giám định;
c) Không bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định mà vẫn thực hiện giám định;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Tiếp nhận và tổ chức việc giám định trong trường hợp phải từ chối giám định;
e) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Không lập biên bản hoặc ghi biên bản không đầy đủ chi tiết diễn biến của phiên đấu giá; không ghi kết quả cuộc bán đấu giá vào sổ đăng ký bán đấu giá tài sản.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá;
c) Người làm việc cho tổ chức bán đấu giá tài sản, thành viên hội đồng bán đấu giá, người giúp việc cho hội đồng bán đấu giá tham gia hoặc cho phép người không được tham gia đấu giá tài sản mà tham gia cuộc bán đấu giá;
d) Cản trở, gây khó khăn đối với người tham gia đấu giá trong quá trình bán đấu giá tài sản;
đ) Điều hành cuộc bán đấu giá không đúng trình tự;
e) Chống đối, cản trở việc niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản;
g) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá;
h) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá để điều hành cuộc bán đấu giá.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá giả;
b) Không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc bán đấu giá trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả chứng chỉ hành nghề đấu giá.
6. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 06 tháng đến 09 tháng đối với đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá do tổ chức không có chức năng bán đấu giá thực hiện.
7. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá 12 tháng đối với đấu giá viên có một trong các hành vi sau:
a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ sai sự thật;
b) Thông đồng, dìm giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản là người không được tham gia đấu giá tài sản;
c) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Khoản 6, Khoản 7 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp người mua được tài sản là người có hành vi gian lận;
b) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh đóng trụ sở.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu phí, tiền đặt trước, chi phí dịch vụ bán đấu giá, các khoản tiền khác không đúng quy định;
b) Không bảo quản tài sản bán đấu giá đúng quy định khi được giao;
c) Bán đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật tài sản này phải được giám định;
d) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo, không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu;
đ) Không đăng ký danh sách đấu giá viên, không đăng ký việc thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết, thông báo bán đấu giá tài sản, xem tài sản bán đấu giá;
b) Không niêm yết; không thông báo việc bán đấu giá tài sản; không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản bán đấu giá;
c) Không trưng bày tài sản bán đấu giá, hạn chế việc xem tài sản bán đấu giá, hồ sơ tài sản bán đấu giá trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản;
d) Không ban hành nội quy, quy chế bán đấu giá tài sản;
đ) Cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản;
e) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình;
g) Cấp thẻ đấu giá viên cho người không đủ tiêu chuẩn, người không làm việc tại tổ chức mình;
h) Thẩm định giá và bán đấu giá đối với cùng một tài sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản khi không có chức năng bán đấu giá tài sản.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, các Điểm b, đ và h Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của trung tâm trọng tài, trưởng chi nhánh của trung tâm trọng tài; trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
b) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở của trung tâm trọng tài, chi nhánh trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài;
d) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập của chi nhánh của trung tâm trọng tài, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
đ) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động;
e) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần quy định khi thành lập trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
g) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ danh sách trọng tài viên và các nội dung chủ yếu về trung tâm trọng tài;
h) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng thời hạn việc thay đổi nội dung giấy phép thành lập.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng nội dung giấy phép thành lập trung tâm trọng tài; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; điều lệ của trung tâm trọng tài;
b) Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động;
c) Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động;
d) Không xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài hoặc nội dung quy tắc tố tụng của trung tâm trái quy định của pháp luật về trọng tài;
đ) Không lưu trữ hồ sơ trọng tài hoặc lưu trữ không đúng quy định tại Điều 64 của Luật trọng tài thương mại;
e) Không cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Không xóa tên trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài khi trọng tài viên không còn đủ tiêu chuẩn làm trọng tài viên;
h) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động;
i) Hoạt động theo điều lệ sửa đổi, bổ sung khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động giả;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập, hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà trọng tài viên giải quyết dẫn đến thiệt hại cho các bên tham gia tố tụng;
b) Đòi hỏi khách hàng đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí trọng tài;
c) Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên mà hoạt động trọng tài;
d) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung của bản chính để chứng thực bản sao; nội dung bản dịch để chứng thực chữ ký người dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Sử dụng giấy tờ giả là bản sao có chứng thực; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Làm giả bản sao có chứng thực.Bổ sung
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ thủ tục chứng thực chữ ký người dịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người dịch sử dụng giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ giả để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người dịch có một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để đủ điều kiện chứng thực chữ ký người dịch;
b) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao dịch thuật đã thỏa thuận;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cố ý khai không đúng sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, trụ sở, người đứng đầu;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động;
b) Khai không đúng sự thật trong tờ khai đăng ký hoạt động;
c) Cung cấp giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở không đúng sự thật;
d) Thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, người đứng đầu hoặc nội dung hoạt động mà không có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động;
b) Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả;
c) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
d) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao theo quy định khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy đăng ký hoạt động;
b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hoạt động trong trường hợp không còn đủ điều kiện hoạt động.
6. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để trục lợi.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả hoặc làm chứng sai sự thật cho người khác để làm thủ tục đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Cố ý không đăng ký khai tử cho người chết để trục lợi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký giám hộ;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký giám hộ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con;
c) Ép buộc người khác nhận cha, mẹ, con.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm chứng sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
b) Sử dụng giấy tờ, tài liệu có nội dung không đúng sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch;
d) Nhờ người làm chứng không đúng sự thật để thay đổi, cải chính hộ tịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả về hộ tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục về quốc tịch;
d) Sử dụng giấy tờ giả về quốc tịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục về quốc tịch.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy hoại giấy tờ về quốc tịch;
b) Làm giả giấy tờ về quốc tịch.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2, Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;
b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp;
c) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả phiếu lý lịch tư pháp;
b) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều này.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truyền đạt sai lệch nội dung pháp luật được phổ biến;
b) Lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao để trục lợi.
Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không xin phép; không đúng chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không gửi báo cáo sau khi tổ chức hội nghị, hội thảo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ quy định về trình cơ quan có thẩm quyền khi sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án hợp tác làm thay đổi mục tiêu của chương trình, dự án hợp tác đó;
b) Không theo dõi, đánh giá chương trình, dự án trong quá trình thực hiện;
c) Ký kết các thỏa thuận hợp tác không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật khi không có văn bản ký kết hoặc có văn bản ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp luật;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật mà không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Cảnh cáo đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo đối với hành vi không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đã được cấp trong trường hợp phải nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
b) Sử dụng thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc lợi dụng tư cách người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật trợ giúp pháp lý.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
d) Sử dụng các giấy tờ giả để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý giả;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đủ điều kiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý; làm giả thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3, các điểm a, b và c Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và d Khoản 3, Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc báo cáo, thống kê; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu;
b) Không thực hiện việc thông báo theo quy định khi chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
b) Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý khi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã bị thu hồi hoặc hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý đã bị chấm dứt;
đ) Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp không đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
e) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang thực hiện đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trái pháp luật;
b) Sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý giả.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đúng thời hạn quy định đối với các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Sử dụng giấy chứng nhận giả, văn bản cung cấp thông tin giả, đơn yêu cầu có chứng nhận giả.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;
b) Làm giả giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thông tin về giao dịch bảo đảm bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục đăng ký giám hộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để trục lợi;
b) Lợi dụng việc đăng ký giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho, nhận con nuôi;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;
b) Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
c) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
d) Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật;
d) Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b và Điểm d Khoản 3, các điểm b, c và d Khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc chấm dứt hoạt động;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý hoặc sử dụng không đúng các loại sổ sách, biểu mẫu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi người đứng đầu khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
b) Sử dụng giấy phép hoạt động giả của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
c) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;
d) Cho tổ chức khác sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc sử dụng giấy phép của văn phòng con nuôi nước ngoài khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc giấy phép đã hết hạn;
b) Hoạt động khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
c) Làm giả giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
6. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 24 tháng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam vi phạm nguyên tắc hoạt động phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Điểm c và Điểm d Khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4, Điểm c Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các điểm b, c và d Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên;
c) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
b) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền nộp đơn của những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không kịp thời tài liệu do pháp luật quy định theo yêu cầu của Tòa án nhân dân;
b) Không sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu hoặc quá hạn trong việc sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có hành vi không xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu trong thời hạn quy định.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nộp đơn có hành vi gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không tham gia hoặc không cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn yêu cầu của Tòa án nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán:
a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;
b) Nhận tài sản từ hợp đồng chuyển nhượng;
c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
d) Vay tiền;
đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà có một trong các hành vi sau:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;
c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thực hiện việc kiểm kê tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Tòa án nhân dân và không xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn quy định..
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà vẫn thực hiện việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, trừ trường hợp việc thanh toán được thẩm phán phụ trách tiến hành phá sản đồng ý bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án nhân dân áp dụng thủ tục thanh lý mà thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm bù trừ hoặc thanh toán các khoản doanh nghiệp, hợp tác xã vay của tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các khoản đã thanh toán hoặc bù trừ không đúng quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không thông báo công khai cho nhân viên và người lao động của mình biết sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên, người lao động có hành vi tẩu tán, chuyển nhượng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi được thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã đã nhận được quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tài sản đã bị tẩu tán, chuyển nhượng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo nghị quyết của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất và không nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhưng không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này chỉ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 và 70 của Nghị định này lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của mình;
b) Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;
c) Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này;
d) Công chức, viên chức Sở Tư pháp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
đ) Thẩm tra viên, thư ký, chuyên viên cơ quan Thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương V của Nghị định này;
e) Công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của mình;
g) Công chức Tòa án nhân dân các cấp lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này;
h) Công chức, viên chức cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này;
i) Công chức, viên chức các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp, tổ chức giám định lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định này;
k) Công chức, viên chức Phòng công chứng lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này;
l) Công chức, viên chức Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Mục 5 Chương III của Nghị định này;
m) Công chức, viên chức Trung tâm trợ giúp pháp lý lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này.
1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Ngoài thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, thanh tra viên Bộ Tư pháp có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương V của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này.Bổ sung
4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền:
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này.
3. Chấp hành viên thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền:
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có quyền:
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương V của Nghị định này
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp;
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương VI của Nghị định này.
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 66; Điểm b và Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 của Điều 67; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 của Điều 68; Khoản 2 Điều 69; Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 của Điều 70 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với hành vi vi phạm của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra:
a) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 67 của Nghị định này;
b) Thanh tra viên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Bộ Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự theo thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 67 của Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự:
a) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 68 của Nghị định này;
b) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 68 của Nghị định này;
c) Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 68 của Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 68 của Nghị định này;
đ) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương V theo thẩm quyền quy định tại Khoản 5 Điều 68 của Nghị định này.
4. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài xử phạt đối với các hành vi quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
5. Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương VI của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 của Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 11 năm 2013 và thay thế Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 110/2013/ND-CP |
Hanoi, September 24, 2013 |
REGULATION ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF JUDICIAL ASSISTANCE, JUDICIAL ADMINISTRATION, MARRIAGE AND FAMILY, CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT, ENTERPRISE AND COOPERATIVE BANKRUPTCY
Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on handling of administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to Civil Code dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Marriage and Family dated June 9, 2000;
Pursuant to Bankruptcy Law dated June 15, 2004;
Pursuant to the Law on Legal Aid dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on notarization dated November 29, 2006;
Pursuant to the Law on Vietnamese nationality dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on civil judgment enforcements dated November 14, 2008;
Pursuant to the Law on judicial record dated June 17, 2009;
Pursuant to the Law on Adoption dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Commercial Arbitration dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Judicial Expertise dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on legal dissemination and education dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Lawyers dated June 29, 2006 and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers dated November 20, 2012;
Pursuant to Decree No. 158/2005/ND-CP dated December 27, 2005 of the Government on the registration and management of civil status; Decree No. 06/2012/ND-CP dated February 02, 2012 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decrees on civil status, marriage and family and certification;
Pursuant to Decree No. 77/2008/ND-CP dated July 16, 2008 of the Government on legal consultation; Decree No. 05/2012/ND-CP dated February 02, 2012 of the Government amending and supplementing a number of articles of the Decree on registration of secured transactions, legal aid, lawyers and legal consultation;
Pursuant to Decree No. 78/2008/ND-CP dated July 17, 2008 of the Government on management of cooperation with foreign countries on law;
Pursuant to Decree No. 17/2010/ND-CP dated March 4, 2010 of the Government on property auction;
Pursuant to Decree No. 83/2010/ND-CP dated July 23, 2010 of the Government on registration of secured transactions;
Pursuant to Decree No. 24/2013/ND-CP dated March 28, 2013 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family involving marriage and family relation with foreign elements;
At the proposal of Minister of Justice;
The Government issues Decree stipulating the sanction of administrative violations in the field of judicial assistance, judicial administration, marriage and family, civil judgment enforcements, Enterprise and cooperative bankruptcy,
Article 1. Scope of adjustment
1. This Decree stipulates the acts of administrative violations; forms, level of sanction, remedial measures for each act of administrative violation; authority to make violation record, sanctioning authority, specific fine level for each title for acts of administrative violation in the following areas:
a) Judicial assistance, including: Lawyer, legal consultation, notarization, judicial expertise, property auction and commercial arbitration;
b) Judicial administration, including: Certification, civil status, nationality; judicial record, legal dissemination and education; international cooperation, registration of secured transactions;
c) Marriage and family;
d) Civil judgment enforcement;
dd) Enterprise and cooperative bankruptcy.
2. Acts of administrative violation in other state management fields relating to the fields specified at Points a, b, c, Article and dd, Clause 1 of this Article not prescribed in this Decree shall apply the provisions in the Decrees stipulating the sanction of administrative violation in those fields for sanction.
Article 2. Subjects sanctioned
1. Individuals and organizations committing administrative violation in the field specified in Clause 1, Article 1 of this Decree.
2. Organizations are subjects which have been sanctioned under the provisions of this Decree including:
a) Notarization organization; lawyer’s occupational – social organization; lawyer practicing organization; foreign lawyer practicing organization in Vietnam; legal consultation center; judicial expertise office; professional auction organization; arbitration center; foreign arbitration organization in Vietnam;
b) Center of marriage and family consultation and assistance involving foreign elements; foreign adoption office; legal aid organization;
c) Enterprises and cooperatives conducting bankruptcy procedures;
d) Central agencies of social organization, occupational – social organization and attached units of these organizations performing international cooperation on law with governmental agencies, inter-governmental international organization and foreign non-governmental organizations;
dd) State agencies having acts of violation which are not under the state management duties assigned.
e) Other organizations which are not state agencies have committed administrative violation in the fields specified in Clause 1, Article 1 of this Decree.
1. In addition to the remedial measures specified in Article 28 of the Law on handling of administrative violation, this Decree also specifies other additional remedial measures for acts of violation prescribed in Chapter II, III, IV, V and VI of this Decree, including:
a) Invalidating result of property auction;
b) Destroying false papers;
c) Coercively revoking the improper payments or offsets inconsistently with law;
d) Coercively revoking property scattered and hidden and transferred inconsistently with law.
2. For remedial measures specified at Point a and b, Clause 1 of this Article but the person having authority to sanction does not have authority to cancel, then the person or agency with authority to cancel shall be proposed.
Article 4. Regulation on fine level for organizations and individuals
1. The fine level specified in Chapter II, III, IV, V and VI of this Decree shall apply for individual’s acts of administrative violation, except as otherwise provided in Clause 2 of this Article; in case the organizations having acts of administrative violation as individuals, the fine level is twice as much as that for individuals.
2. The fine level specified in Articles 7, 8, 9, 15, 18, 21, 22, 29, 44, 51, 58, 59, 60, 62 and 63 of this Decree shall apply for organizations.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF JUDICIAL ASSISTANCE
SECTION 1. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN LAWYER’S ACTIVITIES
Article 5. Acts of violation on dossier for issuance of lawyer practicing certificate; registration certifcate for lawyer practice, lawyer practicing permit in Vietnam; dossier for issuance of operation registration certificate of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization; dossier for issuance of branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law company and branch of foreign law company in Vietnam
1. A caution or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for issuance of lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice, lawyer practicing permit in Vietnam.
b) Modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for issuance of operation registration certificate of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization; branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law company and branch of foreign law company in Vietnam.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false documents in dossier for issuance of lawyer practicing certificate, registration certficate for lawyer practice and lawyer practicing permit in Vietnam;
b) Using false documents in the dossier for issuance of operation registration certificate, change of content of operation registration of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization; branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law company and branch of foreign law company in Vietnam.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Falsifying documents in the dossier for issuance of lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice and lawyer practicing permit in Vietnam;
b) Falsifying documents in the dossier for issuance of operation registration certificate, change of content of operation registration of lawyer practicing organization; branch of lawyer practicing organization; branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law company and branch of foreign law company in Vietnam.
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified in Clause 2 and 3 of this Article.
Article 6. Acts of violation of regulation on lawyer practicing operation
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to inform clients of the rights, obligations and responsibilities of his/her profession in the performance of legal services to clients;
b) Lawyer practicing as individual fails to register his/her practice with the competent authority in case of change of bar association.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Lawyer practicing as individual providing legal services for other agencies, organizations and individuals in addition to agencies and organizations with which he/she has signed labor contract, unless otherwise required by the state agency or involved in the proceedings in criminal case as required by the procedure conducting agency and performing legal aid as assigned by the bar association in which the lawyer is a member.
b) Establishing or participating in establishment from two lawyer practicing organizations or more.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing and falsifying the content of lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice, lawyer practicing permit in Vietnam, certificate of participation in the proceedings, counsel certificate;.
b) Lawyer practicing as an individual without registration of practice at the competent authority, unless otherwise specified at Point b, Clause 1 of this Article;
c) Foreign lawyer is still practicing in Vietnam when his/her certificate of practice has expired.
d) Letting other person use lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice or lawyer practicing permit in Vietnam for lawyer practice.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Lawyer performs practice before having been issued with registration certificate for lawyer practice and lawyer practicing permit in Vietnam;
b) Foreign lawyer practicing in improper form and scope of practice prescribed for foreign lawyer in Vietnam;
c) Using lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice or lawyer practicing permit in Vietnam of other persons to perform the lawyer practice;
d) Using false lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice, lawyer practicing permit in Vietnam, certificate of participation in proceedings and counsel certificate.
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice, lawyer practicing permit in Vietnam, certificate of participation in proceedings and counsel certificate.
b) Impersonating lawyer to practice law in any form;
c) Deliberately delaying and extending time or causing difficult, hinder the operation of state agencies;
d) Harassing or deceiving customers, receiving, requiring any other amount or material benefits in addition to remuneration and costs agreed in the legal service contract;
dd) Performing lawyer practice without lawyer practicing certificate or joining bar association;
e) Foreign lawyer practicing in Vietnam in the absence of practicing conditions.
6. Depriving the right to use lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice or lawyer practicing permit in Vietnam from 06 to 12 months for one of the following acts:
a) Performing legal service without a written contract signing or with contract signing but lack of one of the content specified in Clause 2, Article 26 of the Law on Lawyers;
b) Providing legal services for clients with conflicting interests in the same case.
c) Intentionally providing false documents and exhibits;
d) Inciting customers to making false declarations or inciting customers to make complaints and denunciations in contradiction with the law;
dd) Disclosing information about cases or clients known while practicing, unless otherwise agreed by clients in writing or prescribed by law;
e) Establishing illegal contacts and relations with the procedure conducting person, person involved in procedures, cadres and other public servants to contravene regulations of law.
7. Additional sanctions:
Depriving the right to use lawyer practicing certificate, registration certificate for lawyer practice or lawyer practicing permit in Vietnam from 01 to 3 months for acts specified in Clause 2, Point d, Clause 3 of this Article.
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point d, Clause 4, Point a, Clause 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Clause 4, Points a, b, d, dd và e, Clause 5, Point a and b, Clause 6 of this Article.
Article 7. Acts of violation of regulation on organization of lawyer practice and foreign lawyer practice in Vietnam
1. A caution or a fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent authority of establishing the lawyer practicing office abroad or terminating operation of lawyer practicing office abroad;
b) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent authority of operation registration, modification of content of operation registration, suspension of operation, self-termination of operation, consolidation, merger and transformation of form of practice organization;
c) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent authority of suspension, continuity of operation or self-termination of operation of branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm, branch of foreign firm in Vietnam;
d) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent authority of hiring foreign lawyer;
dd) Failing to make a report or make timely report on operation organization to the competent authority;
e) Failing to announce or announce proper content, time limit, number of time and form of announcement as prescribed for the content of operation registration, content of modification of operation of lawyer practicing organization.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to register the modification of content of operation registration in a timely manner with the state competent authority;
b) Assigning a lawyer to guide more than 03 (three) legal apprentices in the same point of time;
c) Having no signboard or using signboard not in conformity with the contents of operation;
d) Failing to prepare, manage and use of types of book and form on lawyer organization and operation;
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying the content of branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam;
b) Modifying, erasing or falsifying the content of operation registration certificate of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization, branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam;
c) Allowing person who are not lawyer of their organization to perform legal practice in the name of their organization.
d) Failing to operate in proper field of practice specified in operation registration certificate of lawyer practicing organization, branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of law firm in Vietnam or operate at proper head office registered;
dd) Failing to appoint lawyer of their organization to participate in the procedure as assigned by the bar association;
e) Failing to buy professional liability insurance for lawyers of their organization;
g) Foreign lawyer practicing organization in Vietnam operates without ensuring at least 02 (two) foreign lawyers who are present and perform practice in Vietnam from 183 days or more in 12 consecutive months, including branch manager and Director of foreign law firm;
h) Allowing other organization to use operation registration certificate, establishment permit, and operation registration certificate of branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam for lawyer operation.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false operation registration certificate of lawyer practicing organization and branch of lawyer practicing organization; false establishment permit of branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam;
b) Collecting money or other material benefits in addition to the remuneration and costs agreed in the legal services contract which has been signed;
c) Using the other organization’s operation registration certificate for lawyer operation, establishment permit of branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm, branch of foreign law firm in Vietnam for lawyer operation;
d) Providing legal services at transaction office of lawyer practicing organization;
dd) Modifying content of operation of lawyer practicing organization before being issued with operation registration certificate; modifying content of operation of branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm, branch of foreign law firm in Vietnam without a written approval of competent state authority.
e) Branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam have committed regulations on scope of practice specified in Article 70 of Law on Lawyers;
g) Operating without being issued with operation registration certificate.
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for acts of forging operation registration certificate of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization; branch establishment permit of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam;
6. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to register with the competent authority on the operation of lawyer practicing organization, branch of lawyer practicing organization, branch of foreign lawyer practicing organization, foreign law firm and branch of foreign law firm in Vietnam;
b) Operating in the name of lawyer practicing organization without being a lawyer practicing organization.
7. Additional sanctions:
Depriving the right to use opration registration certificate and establishment permit from 01 to 03 months for acts specified at Point c, d and h, Clause 2, Point d, Clause 4, Point a, Clause 6 of this Article.
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point a, Clause 4 and 5 of this Article.
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point a, b, c and g, Clause 4 and 5, Point b, Clause 6 of this Article.
Article 8. Act of violation of lawyer’s occupational – social organization
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to report to the competent authority on the general meeting organization plan or result of general meeting of bar association;
b) Failing to report or report in a timely manner to the competent state authority on organization and operation of lawyer’s occupational – social organization.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for acts of failing to assign the lawyer practicing organization to appoint lawyer and failing to directly appoint lawyer to practice as an individual participating in the procedure as required by the procedure conducting agency.
SECTION 2. ACT OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORM OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURE IN LEGAL CONSULTATION OPERATION
Article 9. Acts of violation of regulation on legal consultation center
1. A caution or a fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for acts of failing to post the remuneration of legal consultation at the head office.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to report or report in a timely manner to the competent state authority on organization and operation annually or when required; failing to formulate, manage and use types of book and form;
b) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent authority upon modification of registered content or termination of operation of legal consultation center; change of center director, branch manager, legal consutant, lawyer; opening or terminating operation of branch of legal consultation center.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Having no signboard or using signboard not in conformity with the contents of operation;
b) Assigning person who are not legal consultant, legal consultation collaborator of legal consultation center and lawyer practicing as an individual under labor contract for the center to perform legal consultation;
c) Appointing person who are not legal consultant, legal consultation collaborator of legal consultation center and lawyer practicing as an individual under labor contract for the center to participate in the procedure to counsel, represent, protect the rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals requesting legal consultation;
d) Modifying, erasing and falsifying the contents of operation registration certificate;
dd) Performing legal consultation without being issued with operation registration certificate;
4. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Operating in improper scope of practice specified in the operation registration certificate;
b) Allowing person who are not legal consultant of the center to operate legal consultation in the name of their organization;
c) Failing to register operation of legal consultation center and branch of legal consultation center at the competent authority.
d) Using false operation registration certificate
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
6. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on organization as follows:
7. Additional sanctions:
Depriving the right to use the operation registration certificate from 01 to 03 months for the acts specified at Point c, Clause 3, Point a and b, Clause 4 of this Article.
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point Article, Clause 4 and 5 of this Article;
b) Coercively surrender the illegal benefits obtained by acts specified at Point dd, Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article;
Article 10. Acts of violation of regulation on legal consultation
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying content of documents issued by the competent authority in dossier for issuance of legal consultant card.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for acts of using false documents in dossier for issuance of legal consultant card.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing and falsifying the content of legal consultant card;
b) Requiring money or other material benefits in addition to the remuneration collected by legal consultation center;
c) Taking advantage of name of legal consultation center, legal consultant, lawyer, legal consultation collaborator to perform legal consultation for their own benefit;
d) Forging documents in dossier for issuance of legal consultant;
dd) Using false legal consultant card;
4. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging legal consultant card;
b) Inciting individuals, organizations requiring legal consultation to provide false information and documents against competent state authority;
c) Inciting individuals, organizations requiring legal consultation to make complaints and denunciation or initiate a lawsuit against the law;
d) Deliberately giving legal advice to parties with conflicting interests in the same case.;
dd) Disclosing information about cases or clients known while practicing, unless otherwise agreed by clients in writing or prescribed by law;
e) Not being legal consultant but still performing legal consultation in the name of legal consultant;
5. Additional sanctions:
Depriving the right to use legal consultant card or lawyer practicing certificate from 01 to 03 months for acts specified at Point c, Clause 3, Points b, c, Article and dd, Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified in Clause 2, Point Article and dd, Clause 3, Point a, Clause of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, c and dd, Clause 3, Points a and e, Clause 4 of this Article.
SECTION 3. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORM OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN NOTARIZATION ACTIVITIES
Article 11. Acts of violation of regulation on dossier and procedures for appointment of notary public, issuance of notary public card; dossier for establishment and operation registration, request for modification of contents of operation registration of notary office.
1. A caution or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in dossier for issuance of appointing notary public and issuance of notary public card;
b) Modifying, erasing or falsifying the content of documents and materials issued by the competent authority in the dossier for establishment, operation registration and modification of content of operation registration of notary office.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false documents in the dossier for appointment of notary public;
b) Using false documents in dossier for establishment, operation registration, and modification of content of operation registration of notary office.
c) Failing to confirm the right time to perform legal work, the time and result of apprenticeship of notary public to propose the appointment of notary public.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging documents in dossier for proposing notary public;
b) Forging documents in dossier for establishment, operation registration, and modification of content of operation registration of notary office.
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified at Point a and b, Clause 2 and 3 of this Article.
Article 12. Acts of violation of regulation on notarization of contract and transaction
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Being fraudulent, dishonest upon request for notarization or witness;
b) Modifying, erasing or falsifying the contents of papers for contract or transaction to be notarized;
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for acts of using false documents for contract or transaction to be notarized;
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of forging documents or impersonating the subject for the contract or transaction to be notatized.
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified in Clause 2 and 3 of this Article.
Article 13. Acts of violation of regulation of notary public on testament custody; notarization of contract of real estate mortgage, testament, written agreement of division of heritage property, written declaration and receipt of heritage property and written rejection of heritage property
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to seal the testament in the presence of the testator, failing to record the custody and deliver custody certificate to the testator upon testament custody.
b) Failing to post or properly post the location, time limit and content of the written agreement of division of heritage property and written declaration and receipt of heritage property.
2. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Notarizing contract of real estate mortgage inconsistenly with the law on notarization;
b) Notarizing testament in case the testator does not request the notarization himself/herself; the testator is suffering from mental illness or other diseases without awareness and control of his/her acts or there are grounds that the making of testament has can not be aware of and make all his acts or has signs of deception, intimidation or coercion;
c) Notarizing testament without specifying in the notarized document the reason why the testator has not fully introduced documents as prescribed in case the testator’s life is threatened;
d) Notarizing the written declaration and receipt of heritage property in case where there is no agreement between persons receving heritage as prescribed by law property upon undivided heritage property;
dd) Notarizing the written agreement of division of heritage property and written declaration and receipt of heritage property in case of inheritance as prescribed by law but the person requesting notarization has no documents to prove the relationship between the testator and inheritor under the testament that the testator has left no testament.
e) Notarizing the written agreement of division of heritage property and written declaration and receipt of heritage property in case the heritage property is the land use right but the person requesting notarization has no document to prove his/her land use right and property ownership of the person leaving that heritage property;
g) Notarizing the written agreement of division of heritage property and written declaration and receipt of heritage property without identifying that the person leaving the heritage property is the one having land use right, property ownership and that persons requesting notarization are the ones receiving the heritage property or there are grounds that the leaving and enjoying of heritage property are not in accorfance with law.
h) Notarizing the written agreement of division of heritage property and written declaration and receipt of heritage property without posting the written agreement of division of heritage property
i) Notarizing the written rejection of heritage property in case of inheritor’s rejection in order to perform his/her property obligation for other persons. Notarizing the rejection of heritage property which has exceeded 06 month from the date of inheritance opening.
Article 14. Act of violation of regulation on notary public
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Notarization is done outside the practicing notarization organization’s office inconsistently with the provisions of Article 39 of the Law on Notarization;
b) Notarization has not been done within the prescribed time limit;
c) Fixing technical errors of notarized documents improperly
d) Harassing, making things difficult for the person requesting the notarization;
dd) Refusing to notarize contract or transaction without grounds.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Disclosing the notarized contents without the consent in writing of the notarization requester unless otherwise provided by law;
b) Notarizing contract or transaction without signature of notarization requester and of notary public on each page of contract or transaction;
c) Receiving or requiring any amount of money, and other material benefits from the notarization requester in addition to notary fees as prescribed by law, specified notary remuneration and agreed costs;
d) Failing to witness the notarization requester to sign on the notarized document unless otherwise specified by law;
dd) The notary’s testimony of the in the notarized document has missed contents as prescribed in Article 5 of the Law on Notary.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Notarizing beyond powers as prescribed in Article 37 of the Law on Notary;
b) Notarizing relating to the property and interests of himself/herself or spouse, natural parents, parents in law, adoptive parents, natural children, adopted children, daughter-in-law, son-in-law, paternal grandparents, maternal grandparents, siblings, spouse’s siblings, nephew or niece as child of son or daughter, adopted child;
c) Permitting other persons to use his/her notary public card to perform notary practice;
d) Notarizing the modification, supplementation or annulment of contract and transaction inconsistently with provisions in Article 44 of the Law on Notary;
dd) Notarizing contracts or transactions in case there is no ground to determine the use rights and private ownership of property while participating in the transaction;
e) Notarizing contract and transaction with illegal contents and in contradiction with social morality;
g) Modifying, erasing and falsifying contents of notary public card.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false notary public card;
b) Using false notary public card of other persons for notary practice;
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging notary public card;
b) Individual has no authorized notarization but operating in the name of authorized notary.
6. Depriving the right to use notary public card for 12 months for acts of prior notarization in contract or transaction when the parties of the contract or transaction have not been identified yet.
7. Additional sanctions:
Depriving the right to use notary public card from 01 to 03 months for acts specified in Clause 3 of this Article.
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point a, Clause 4, Point a, Clause 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained by acts specified at Point c, Clause 2, 4 and 5 of this Article.
Article 15. Acts of violation of regulation on operation of notarization organization
1. A caution or a fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to post working schedule notarization procedures, notarization fees and remuneration, rule to receive the notarization requesters at the head office of notarization organization;
b) Failing to publish or publish properly and complete content, duration and number of times as prescribed on content of operation registration;
c) Failing to prepare, manage and use of types of book and form as prescribed by law;
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to store or store notarized dossiers improperly;
b) Having no signboard or using signboard inconsistently with prescribed form;
c) Operating inconsistently with the registered content of operation.
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying the contents of establishment decision on notary office and operation registration certificate;
b) The notary office has not bought professional liability insurance for its organization’s notaries.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to register operation or registering in a timely manner with the competent state agency
b) Failing to inform or inform in a timely manner of the change in content of operation registration;
c) Opening branch, representative office, establishment and other transaction locations in addition to the head office of notarization organization,
d) Failing to agree upon the transferring testament to the other notarization organization to keep it before it is dissolved or terminated its operation in contradiction with the law; failing to return the testament and fee of testament custody in case of failing to agree with the testator.
dd) Using false establishment decision on notary office and operation certificate;
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for acts of forging the establishment decision on notary office and operation certificate;
6. A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 shall be imposed on agencies or organizations that have no authorized notarization but operate in the name of agencies or organizations that have no authorized notarization.
7. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point dd, Clause 4, 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Points dd, Clause 4, 5 and 6 of this Article.
SECTION 4. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORM OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN JUDICIAL EXPERTISE
Article 16. Acts of violation of regulation on person requesting judicial expertise
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for acts of modifying, erasing or falsifying contents of papers or materials attached to the written expertise request.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for the acts of failing to provide full and correct information and materials related to the subject to be inspected at the request of individuals or organization performing the expertise.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for for one of the acts as follows:
a) Forging or falsifying the subject to be inspected;
b) Inciting or forcing judicial expert to give false conclusion of judicial expertise.
Article 17. Acts of violation of regulation on judicial expert; dossier for establishment; dossier for operation of judicial expertise office
1. A caution or a fine of between VND 500,000 to 1,000,000 for acts of modifying, erasing or falsifying the content of documents issued by the competent authority in the dossier for establishment or dossier for registration of judicial expertise office.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to perform timely inspection as required without plausible reason;
b) Failing to record the entire process of expertise in writing;
c) Performing expertise in case of ineligibility for expertise;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Fraudulently exchanging or falsifying the subject to be inspected;
b) Failing to store samples and materials related to the inspected case;
c) Disclosing the result of expertise to other persons without consent in writing from expertise requestor or solicitor;
d) Failing to formulate or keep expertise dossier;
dd) Failing to perform expertise in accordance with the inspected contents;
e) Failing to comply with the expertise process or professional regulation during the expertise;
g) Modifying, erasing or falsifying the contents of expertise documents;
h) Using false documents in the dossier for appointment of expert;
i) Using false documents in the dossier for establishment or dossier for operation registration of judicial expertise office.
4. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Taking advantage of their expertise in order to make a profit;
b) Disclosing secret of investigation they know when participating in criminal proceedings as a judicial expert; disclosing information secret they know when performing the expertise for other cases;
c) Denying the result of expertise without plausible reason;
d) Deliberately giving false conclusion;
dd) Forging documents in dossier for appointment of expert;
e) Forging documents in dossier for establishment, operation registration of judicial expertise office;
g) Performing expertise in case of required expertise refusal;
h) Failing to honestly record the result of during the expertise.
5. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point h and i, Clause 3, Point dd and e, Clause 4 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point a, Clause 4 of this Article.
Article 18. Acts of violation of regulation on judicial expertise office
1. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying the content of operation registration certificate;
b) Failing to assign the person with professional capacity consistent with the content of expertise of their office to perform the expertise;
c) Performing the expertise but failing to ensure the equipment, means and other conditions necessary for the expertise.
d) Failing to formulate or keep expertise dossier;
dd) Receiving and organizing the expertise in case of required expertise refusal;
e) Using false operation registration certificate;
2. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of forging operation registration certificate.
3. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point e, Clause 1, 2 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Points dd và e, Clause 1 and 2 of, Point a of this Article.
SECTION 5. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORM OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN PROPERTY AUCTION.
Article 19. Acts of violation of regulation on auctioneers and other persons related to the auction activities
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for issuance of auction practicing certificate.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false documents in dossier for issuance of auction practicing certificate;
b) Failing to make a record or record details of auction session; failing to record the result of auction in the book of property auction registration;
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging documents in the dossier for issuance of auction practicing certificate;
b) Modifying, erasing or falsifying the content of auction practicing certificate;
c) Person working for property auction organization, members of auction council, assistant of auction council participating or permitting person who is not permitted to participating in property auction but in auction;
d) Obstructing or making it difficult for auction participants during the property auction process;
dd) Failing to run the auction in order;
e) Resisting or obstructing the listing and announcement of property auction;
g) Using the another persons’ auction practicing certificate to run the auction;
h) Permitting another person to use their auction practicing certificate to run the auction.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false auction practicing certificate;
b) Not being the auctioneer but running the auction unless otherwise prescribed by law;
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for acts of forging the auction practicing certificate.
6. Depriving the right to use the auction practicing certificate from 06 to 09 months against the aunctioneer running the auction which is performed by an organization having no function of auction.
7. Depriving the right to use the auction practicing certificate from 06 to 09 months against the aunctioneer who has one of the following acts:
a) Preparing fraudulent list of person registering to buy the auctioned property, preparing fraudulent or untruthful dossier;
b) Colluding or lowering price by tricks in property auction.
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point a, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4 or 5 of this Article;
b) Annulling the result of property auction for acts specified at Point c, Clause 3 of this Article in case the person who buys property is not permitted for participating in property auction;
c) Annulling the result of property auction against the acts specified at Point g, Clause 3, Point b, Clause 4, 6 and 7 of this Article;
d) Coercively surrendering the illegal benefits obtained by acts specified at Point a, Clause 4, 5 of this Article;
Article 20. Acts of violation of regulation on property auction participants
1. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for fraudulent acts on property participation conditions.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of colluding or lowering price by tricks during the auction.
3. Remedial measures:
a) Annulling the result of property auction against acts specified in Clause 1 of this Article in case the person who may buy property is fraudulent person;
b) Annulling the result of property auction against acts specified in Clause 1 of this Article.
Article 21. Acts of violation of regulation on property auction organization
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for acts of failing to inform or inform in a timely manner of the issuance of business registration certificate of property auction service to the competent state authority where the enterprise or branch has its head office.
2. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Collecting fees, advanced money, cost of auction services and other amounts improperly;
b) Failing to preserve the auctioned properly upon handover;
c) Auctioning property which has not been inspected as prescribed;
d) Failing to comply with the reporting regime, prepare, manage or use books or forms improperly;
dd) Failing to register list of auctioneers; failing to register the change or supplementation of list of auctioneers;
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to comply with the provisions on the listing and announcement of property auction or look at the aunctioned property;
b) Failing to list or announce the property auction; failing to organize so that the auction participants may look at the aunctioned property;
c) Failing to display the aunctioned property, limit the look at aunctioned property, documents of aunctioned property before the opening day of property auction;
d) Failing to issue rules and regulations on property auction;
dd) Appointing person who are not the aunctioneer to run the property asset;
e) Permitting the other individuals or organizations to conduct the property auction under their own name;
g) Issuing the auctioneer card to the person who is ineligible or does not work at their organizations;
h) Making evaluation and auction for the same property;
4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for acts of conducting the property auction without function of property auction.
5. Remedial measures:
a) Annulling the result of property auction for the acts specified at Point c, Clause 2, Points b, dd and h, Clause 3 and 4 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained by acts specified at Point a, Clause 2 of this Article.
SECTION 6. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN COMMERCIAL ARBITRATION
Article 22. Acts of violation of regulation on arbitration center and foreign arbitration organization in Vietnam
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent state authority of the change of legal representative of arbitration center, manager of branch of arbitration center; manager of brach or manager of representative office of foreign arbitration organization;
b) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent state authority of the change of location of head office of arbitration center, branch of arbitration center; brach of foreign arbitration organization, representative office of foreign arbitration organization;
c) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent state authority of the change of list of arbitrator of arbitration center, branch of foreign arbitration organization;
d) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent state authority of the establishment of branch of arbitration center, representative office of foreign arbitration organization;
dd) Failing to inform in writing or inform in a timely manner to the competent state authority of the termination of operation and completion of procedures for termination of operation;
e) Failing to publish or publish properly and complete content, duration and number of times as prescribed upon the establishment of arbitration center or branch of foreign arbitration organization in Vietnam;
g) Failing to list or list the full list of arbitrator and significant contents on arbitration center;
h) Failing to comply with the reporting regime, prepare, manage or use books or forms improperly;
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for failing to register the change in content of establishment license at the competent state authority;
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Performing the operation inconsistently with the content of establishment permit of arbitration cernter, branch or representative office of foreign arbitration organization; charter of arbitration center;
b) Performing the operation before being issued with the operation registration certificate;
c) Permitting other organization to use its operation registration certificate;
d) Failing to form rules of proceedings of arbitration center or the contents of procedural rules of the center are in contradiction with the regulations of law on arbitration;
dd) Failing to keep arbitration documents or keep properly as prescribed in Article 64 of the Law on commercial arbitration;
e) Failing to provide copy of arbitration decision at the request of disputing parties or competent state authority;
g) Failing to delete arbitrator in the list of arbitrator of arbitration center when the arbitrator is no longer qualified as an arbitrator;
h) Modifying, erasing or falsifying the contents of establishment certificate and operation registration certificate;
i) Operating under the modified or supplemented charter without approval from the competent state authority;
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false establishment certificate and operation registration certificate;
b) Using the other organization’s operation registration certificate;
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of forging the establishment certificate and operation registration certificate;
6. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point a, Clause 4 and 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained by acts specified at Point b, Clause 3, 4 and 5 of this Article.
Article 23. Acts of violation of regulation on arbitrator; dossier for establishment registration; dossier for issuance of registration certificate of arbitration center and foreign arbitration organization in Vietnam.
1. A caution or a fine of between 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for establishment registration, dossier for issuance of registration certificate of arbitration center and foreign arbitration organization in Vietnam.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Disclosing confidential information related to the content of dispute settled down by the arbitrator but leading to damage to the parties involved in the proceedings;
b) Requiring customers to give money or other material benefits in addition to the costs of arbitration;
c) Working as arbitrator without eligibility for arbitrator;
d) Using false documents in dossier for establishment, dossier for operation registration, dossier for modification of content of establishment certificate, operation registration certificate of arbitration center and branch of foreign arbitration organization;
3. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for forging documents in dossier for establishment, dossier for operation registration, dossier for modification of establishment permit, operation registration certificate of arbitration center, branch of foreign arbitration organization.
4. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point d, Clause 2 and 3 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Points dd, Clause 4, 5 and 6 of this Article.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF JUDICIAL ADMINISTRATION
SECTION 1. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF CERTIFICATION
Article 24. Acts of violation of regulation on certification of copy from the original, certification of signature
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying, erasing or falsifying contents of the original for certification of copy; contents of translation for certification of translator’s signature.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false documents for certification procedures;
b) Using false documents as certified copy; forging the certifier’s signature;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging the documents for certification procedures;
b) Forging the certified copy;
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified in Clause 2 and 3 of this Article;
Article 25. Acts of violation of regulation on certification of contract or transaction
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for act of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for certification of contract or transaction.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for acts of using false documents for certification of contract or transaction.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging documents or impersonating the subject for the contract or transaction to be notatized.
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified in Clause 2 and 3 of this Article;
Article 26. Acts of violation of regulation on certification of translator’s signature
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying, erasing or falsifying the contents of diploma or foreign language certificate for complete procedures for certification of translator’s signature.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on the translator who uses false papers, diploma or foreign language certificate to qualify the certification of translator’s signature.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on the translator with one of the acts as follows:
a) Forging papers, diploma or foreign language certificate to qualify the certification of translator’s signature.
b) Requiring money or other material benefits in addition to the translation remuneration as agreed;
c) Performing mistranslation in order to make a profit;
4. Remedial measures:
a) Destroying false papers for the acts specified in Clause 2, Point a, Clause 3 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, c, Clause 3 of this Article.
SECTION 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN MANAGEMENT OF CIVIL STATUS, NATIONALITY AND JUDICIAL RECORD.
Article 27. Acts of violation of regulation on birth registration
1. A caution shall be imposed on the person responsible for birth registration of children but failing to register it within the prescribed time limit;
2. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for birth registration procedures;
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Giving false witness to the birth;
b) Deliberately giving false declaration of contents of birth registration;
c) Using false documents for birth registration procedures;
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging documents for birth registration procedures;
5. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified in Point c, Clause 3 and 4 of this Article;
Article 28. Act of violation of regulation on marriage registration and marriage brokerage
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for marriage procedures;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Lending papers to other persons for marriage procedures; using other persons’ papers for marriage procedures;
b) Using false papers for marriage procedures;
c) Making incorrect commitment of the marital status for marriage procedures.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for marriage procedures;
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Taking advantage of the marriage for the purpose of entry and exit; naturalized as Vietnamese citizen or foreign national;
b) Taking advantage of the marriage in order to enjoy preferential policies of the state or to perform other self-seeking purposes.
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of illegal marriage brokerage.
6. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point b, Clause 2, 3 of this Article.
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified in Clause 4 and 5 of this Article.
Article 29. Acts of violation of regulation on organization and operation of center of marriage and family consultation and assistance involving foreign elements
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to inform the competent state authority upon change of the name, the head office and the head;
b) Modifying, erasing or falsifying contents of papers issued by the competent authority in the dossier for registration of change in operation contents;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or falsifying content of operation registration certificate;
b) Failing to comply with the reporting regime, prepare, manage or use books or forms improperly;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using false documents in dossier for registration of change in operation contents;
b) Giving false declaration in operation registration form;
c) Providing documents evidencing the location of head office untruthfully;;
d) Changing the name, location of head office, head or operation contents without written proposal of the comptent authority;
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Performing marriage and family consultation and assistance involving foreign elements without completing the procedures for operation registration;
b) Using false operation registration certificate;
c) Operating beyond the scope and contents specified in operation registration certificate;
d) Requiring money or other material benefits in addition to the remuneration as prescribed upon marriage and family consultation and assistance involving foreign elements;
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging the operation registration certificate;
b) Center of marriage and family consultation and assistance involving foreign elements still operates in case it is no longer eligible for operation;
6. Depriving the right to use the operation registration certificate from 06 to 12 months for acts of marriage and family consultation and assistance involving foreign elements for profits;
7. Additional sanctions:
Depriving the right to use the operation registration certificate from 06 to 12 months for acts specified in Clause 3, Point c and Article, Clause 4 of this Article;
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for acts specified at Point a, Clause 3, Point b, Clause 4, Point a, Clause 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Points a, b and Article, Clause 4, 5 and 6 of this Article.
Article 30. Acts of violation of regulations on issuance of certificate of marital status
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for the issuance of certificate of marital status.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using other persons’ papers for the issuance of certificate of marital status;
b) Making false commitment to the marital status for the issuance of certificate of marital status;
c) Using false papers for the issuance of certificate of marital status;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for the issuance of certificate of marital status;
4. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified at Point c, Clause 2 and 3 of this Article.
Article 31. Violation of regulations on registration of death
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for registration of death.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of using of false documents or false testimony to other persons for registration of death.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for registration of death.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Death registration for living person;
b) Deliberately failing to register death for the dead for profit.
5. Remedial measures:
a) Destroying false papers for the acts specified in Clause 2 and 3 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, Clause 4 of this Article.
Article 32. Acts of violation of regulations on guardianship registration
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for guardianship registration;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using other person’s papers for guardianship registration;
b) Using false papers for guardianship registration;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for guardianship registration;
4. Remedial measures:
Destroying false paper for the acts specified at Point b, Clause 2 and 3 of this Article.
Article 33. Acts of violation of regulations on reclamation of parents and children
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for reclamation of parents and children.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using other person’s papers for reclamation of parents and children.
b) Using false papers for reclamation of parents and children.
c) Forcing other persons to reclaim parents and children.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for reclamation of parents and children.
4. Remedial measures:
Destroying papers for the acts specified at Point b, Clause 2 and 3 of this Article;
Article 34. Acts of violation of regulations on change or correction of civil status
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for change or correction of civil status;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of false testimony about change or correction of civil status.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using other person’s papers for change or correction of civil status.
b) Using papers and documents with untrue contents for change or correction of civil status.
c) Using false papers for change or correction of civil status;
d) Having false witness for change or correction of civil status;
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for atcs of forging papers for change or correction of civil status;
5. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified at Point C, Clause 3 and 4 of this Article.
Article 35. Acts of violation of regulations on ethnicity and gender redefinition
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority for the ethnicity and gender redefinition;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using other person’s papers for the ethnicity and gender redefinition;
b) Using false papers for the ethnicity and gender redefinition;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for the ethnicity and gender redefinition;
4. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified at Point b, Clause 2 and 3 of this Article;
Article 36. Acts of violation on management and use of civil status documents
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of civil status documents;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of using false civil status documents;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging civil status documents;
b) Damaging civil status documents;
4. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified in Clause 2, Point a, Clause 3 of this Article.
Article 37. Acts of violation of regulation on nationality management
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for naturalization, restoration or renunciation of nationality; dossier for retention of Vietnamese nationality, dossier for certification of Vietnamese nationality and dossier for certification of Vietnamese native.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Intentionally giving false declaration in dossier for naturalization, restoration or renunciation of nationality; dossier for retention of Vietnamese nationality, dossier for certification of Vietnamese nationality and dossier for certification of Vietnamese native.
b) Modifying, erasing or falsifying the contents of nationality documents;
c) Using false papers for nationality procedures;
d) Using false nationality papers;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers for nationality procedures;
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Damaging nationality papers;
b) Forging nationality papers;
5. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified at Point c, Article, Clause 2 and 3, Point b, Clause 4 of this Article.
Article 38. Acts of violation on regulations on management, using and exploration of database of judicial record; issuance of judicial record certificate; using judicial record certificate
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of using false papers to request the issuance of judicial record certificate;
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Illegally exploring or using, falsifying or damaging judicial record in paper and data of electronic judicial record;
b) Modifying, erasing or falsifying the contents of judicial record certificate;
c) Using false judicial record certificate;
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging judicial record certificate;
b) Using the other person’s judicial record certificate;
4. Remedial measures:
Destroying false papers for acts specified in Clause 1, Point c, Clause 2, Point a, Clause 3 of this Article.
SECTION 3. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN LEGAL DISSEMINATION AND EDUCATION AND INTERNATIONAL EDUCATION
Article 39. Acts of violation of regulations on legal dissemination and education
A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for acts of obstructing the implementation of the right to be informed, to know and learn the law; obstructing the legal dissemination and education of agencies, organizations and individuals.
Article 40. Acts of violation of regulations on obligation of legal reporter and legal propagator
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one the acts as follows:
a) Erroneously conveying the disseminated legal contents;
b) Abusing the name of legal reporter or propagator to perform activities beyond their assigned tasks in order to make a profit.
2. Additional sanctions:
Depriving the right to use legal reporter card from 01 to 03 months for acts specified at Point b, Clause 1 of this Article.
3. Remedial measures:
Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, c and dd, Clause 3, Points a and e, Clause 4 of this Article.
Article 41. Acts of violation of regulation on legal international cooperation
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of failing to make report or make true report on the international cooperation on law.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of organizing international conferences or seminars without permission, inconsistent with the program or plan approved by the competent authority; failing to send report after organization of conferences or seminars.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one the acts as follows:
a) Failing to comply with regulations on submission to the competent authority upon modification or supplementation of program or project changing the target of that program or cooperation project;
b) Failing to monitor or assess the program or project during implementation;
c) Signing cooperation agreements beyond the power and improper order and procedures;
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one the acts as follows:
a) Implementing or permitting the implementation of program, plan or cooperation project with foreign countries on law without signed document or with signed document but without legal effect.
b) Suspending, temporarily suspending or canceling program, plan or cooperation project with foreign countries on law without decision of the competent authority;
SECTION 4. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN LEGAL AID
Article 42. Acts of violation of regulations on legal aid beneficiary
1. A caution shall be imposed for the acts of intentionally providing untrue information or documents on legal aid.
2. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the content of documents issued by the competent authority in order to be eligible for legal aid.
3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of using false papers to be eligible for legal aid.
4. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for the acts of forging papers to be eligible for legal aid.
5. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified in Clause 3 and 4 of this Article.
Article 43. Acts of violation of regulations on legal aid performer
1. A caution shall be imposed for the acts of failing to return the legal aid performer issued in case of return it.
2. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the content of documents to be eligible for legal aid.
3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Using or lending the legal aid collaborator card to make a profit;
b) Using the legal aid collaborator card or abusing the capacity as legal aid performer to make a profit;
c) Violating honor, dignity, rights and legitimate interests of legal aid beneficiaries, discriminating legal aid beneficiaries;
d) Receiving or requiring money or other benefits from the legal aid beneficiaries;
dd) Denying or failing to continue legal aid to the legal aid beneficiaries without reason;
e) Failing to deny or continuing legal aid for cases specified in Article 45 of the Law on legal aid
4. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for one of these acts as follows:
a) Disclosing information and confidentiality of legal aid cases and legal aid beneficiaries, except that the legal aid beneficiaries agree in writing or unless otherwise prescribed by law;
b) Deliberately providing false information and documents about the legal aid cases affecting time and resolution quality of legal aid cases;
c) Inciting legal aid beneficiaries to provide false information and documents for the state competent agencies; inciting the legal aid beneficiaries to make complaints, denunciation or initiate lawsuits against the law;
d) Using false papers to be eligible for being the legal aid performers; using false legal aid collaborator card;
dd) Performing legal aid without having enough eligibility of legal aid performers
5. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of forging papers to be eligible for legal aid performers; forging the legal aid helper or legal aid collaborator card;
6. Additional sanctions:
Depriving the right to use the legal aid collaborator card from 01 to 03 months for the acts specified at Point a, Clause 3, Points a, b and c, Clause 4 of this Article;
7. Remedial measures:
a) Destroying false papers for the acts specified at Point Article, Clause 4 and 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point a, b and d, Clause 3 and 5 of this Article.
Article 44. Acts of violation of regulation on organization of legal aid
1. A cauton or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to comply with the reporting regime, prepare, manage or use books or forms improperly;
b) Failing to inform as prescribed when terminating participation in legal aid;
2. A fine of between 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Modifying, erasing or changing the content of legal aid participation registration or legal aid participation registration certificate;
b) Denying legal aid in contradiction with the law;
c) Performing legal aid inconsistently with registered contents;
d) Performing legal aid when the legal aid participation registration certificate is revoked or the legal aid participation activities have been terminated;
dd) Performing legal aid in case of failing to register legal aid participation;
e) Failing to transfer legal aid cases being performed to the state legal aid center at locality where the legal aid participation is registered in case of termination of legal aid participation;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Establishing legal aid performance organization in contradiction with the law;
b) Using false legal aid participation registration certificate;
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of forging the legal aid participation registration certificate;
5. Additional sanctions:
Depriving the right to use the legal aid participation registration certificate from 01 to 03 months for the acts specified at Point c, Clause 2 of this Article;
6. Remedial measure:
Destroying false papers for the acts specified at Point b, Clause 3 and 4 of this Article.
SECTION 5. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN REGISTRATION OF SECURED SANCTION
Article 45. Acts of violation of regulation on registration of secured sanction
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of failing to register within the prescribed time limit for secured transactions with required registration.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of certificates or written provision of information issued by the registration agency or application with certification of registration agency;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging signature of the person having the right to request the registration in application or written notification;
b) Using false papers in dossier for secured transaction;
c) Using false certificate, written provision of information or application with false certification;
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging papers in dossier for secured transaction registration;
b) Forging certificate or written provision of information;
5. Remedial measures:
Destroying false papers for the acts specified in Clause 3 and 4 of this Article;
Article 46. Acts of violation of regulation on information exploration in database on secured transaction
A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of illegal exploration or use, falsification or damage of information on secured transaction in paper or electronic data;
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN MARRIAGE AND FAMILY
Article 47. Acts of child betrothal or organization of child betrothal
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of organization of marriage for persons who are under marriageable age;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of deliberately illegally maintaining conjugal relationship despite of the Court’s decision to coercively terminate that relationship;
Article 48. Acts of violation of regulation on prohibition of marriage, monogamy; violation of regulation on divorce
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Being married but still getting married to another person, being single but getting married to a person known as married person.
b) Being married but living as husband and wife with another person;
c) Being single but living as husband and wife with another person known as married person;
d) Getting married between people with relatives within three generations
dd) Getting married between adoptive parents with adopted children;
e) Getting married to person who used to be adoptive parents, husband’s father to daughter-in-law, wife’s mother to son-in-law, stepfather to wife’s own child, stepmother to husband’s own child
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of taking advantage of divorce to vioate the policy or law on population or to avoid the property obligations.
Article 49. Acts of violation on guardianship
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of evasion and failure of guardianship obligation after registration of guardianship procedures.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Taking advantage of guardianship registration to make profit;
b) Taking advantage of guardianship registration for exual abuse or labor exploitation.
3. Remedial measures:
Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified in Clause 2of this Article.
Article 50. Acts of violation of regulation on adpopted child
1. A caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent state agency for adoption procedures
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Carrying out the adoption when the competent state authority has a written refusal of adoption;
b) Using false papers to perform adoption procedures;
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Giving fraudulent declation for adoption registration;
b) Forging papers for adoption procedures;
c) Taking advantage of adoption to violate the law on population;
d) Taking advantage of adoption as adopted child of wounded soldier, people with meritorious services to the Revolution and people from ethnic minorities to enjoy the state’s preferential regime or policies.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Seducing, bribing, coercing or threatening to have the consent of the person entitled to consent to the adoption;
b) Taking advantage of adoption or introduction of child for aoption to make a profit, except for cases specified at Point Article, Clause 3 of this Article;
c) Illegally performing the brokerage of adoption;
d) Taking advantage of adoption to exploit the labor;
5. Remedial measures:
a) Destroying false papers for the acts specified at Point b, Clause 2, Point b, Clause 3 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, Clause 2, Point b, Article, Clause 3, Points b, c and d, Clause 4 of this Article.
Article 51. Acts of violation of regulations on foreign adoption office in Vietnam
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of modifying, erasing or falsifying the contents of papers issued by the competent authority in the dossier for issuance of operation permit of foreign adoption office in Vietnam.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to inform in writing to the competent authority within the prescribed time limit of the termination of operation;
b) Failing to comply with the reporting regime, prepare, manage or use books or forms improperly;
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Changing the head without permission of the competent authority;
b) Using false papers in the dossier for issuance of operation permit of foreign adoption office in Vietnam.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Forging papers in the dossier for issuance of operation permit of foreign adoption office in Vietnam.
b) Using false operation permit of foreign adoption office in Vietnam.
c) Illegally introducing children to be adopted children;
d) Permitting other organizations to use the operation permit of foreign adoption office in Vietnam or using the operation permit of another foreign adoption office.
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Operating without being issued with the operation permit of another foreign adoption office in Vietnam or upon the expiration of permit;
b) Operating without eligibility prescribed by law for adoption with foreign elements in Vietnam;
c) Forging the operation permit of foreign adoption office in Vietnam;
6. Depriving the right to use the operation permit for 24 months against the foreign adoption office in Vietnam which has violated the non-profit operation principle in the field of adoption with foreign elements.
7. Aditional sanctions:
Depriving the right to use the operation permit of the foreign adoption office in Vietnam from 01 to 03 months for the acts specified in Clause 3, Point c and Article, Clause 4 of this Article;
8. Remedial measures:
a) Destroying false papers for the acts specified at Point b, Clause 3, Point a and b, Clause 4, Point c, Clause 5 of this Article;
b) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to performing acts specified at Point b, c and d, Clause 4 and 5 of this Article.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT
Article 52. Acts of violation of regulations in the field of civil judgment enforcement
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of receiving notice or summons for the second time from the person having jurisdiction of judgment enforcement but failing to come to the venue without plausible reason.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of failing to provide information and deliver documents related to treated property for judgment enforcement as required by the person having jurisdiction of judgment enforcement without plausible reason.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to perform the required work; failing to stop terminating prohibited work under the judgment or decision;
b) Delaying the judgment enforcement obligation in case of having conditions to execute the judgment;
c) Failing to comply with the commitment agreed under the decision on agreement recognition of the People’s Court;
d) Providing false evidences to civil judgment enforcement agencies.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Damaging property so as not to fulfill the judgment enforcement obligations or evade the property distraint;
b) Destroying the seal of property distraint;
c) Failing to abide by the decision of the person having jurisdiction of judgment enforcement on the deducted income.
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Dispersing property so as not to perform the judgment enforcement obligation or evade the property distraint;
b) Illegally using, consuming, transferring, fraudulently exchanging, hiding or changing the state of distrained property;
c) Destroying the distrained property;
d) Failing to abide by the decision of the person having jurisdiction of judgment enforcement on collection of judgment performer’s money being kept by a third person;
dd) Deliberately failing to carry out the decision to apply provisional urgent measures of the People's Court or the judgment or decision to be enforced immediately.
6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to abide by the decision of the person having jurisdiction of judgment enforcement on deducted account or revocation of valuable papers of the judgment performer;
b) Failing to to abide by the decision of the person having jurisdiction of judgment enforcement on the collection of money collection from the business activities of judgment performer, on the collection of money being kept by the judgment performer;
7. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for failing to freeze the account of the judgment performer under the decision of person having jurisdiction of judgment enforcement
8. Remedial measures:
Coercively restoring the initial condition which has been changed for the acts specified at Point a, Clause 4, Point a and b, Clause 5 of this Article.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORMS OF SANCTION AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF ENTERPRISE AND COOPERATIVE BANKRUPTCY
Article 53. Obstructing, causing difficulties in the implementation of the application submission right
A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shal be imposed for the acts of obstructing the application submission right of the persons having the right to submit application for opening bankruptcy procedures against the enterprises and cooperatives that fall into the bankruptcy.
Article 54. Acts of violation of regulations on application submission obligation
A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of enterprise owner or enterprise or cooperative’s legal representative due to failing to submit application for opening the bankruptcy proceedings in the prescribed time limit.
Article 55. Acts of violation of regulations on obligation of document provision and paper presentation
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on the applicant for opening the bankruptcy procedures with one of the following acts:
a) Failing to provide or completely and in a timely manner provide documents prescribed by law on the requirement of People’s Court;
b) Failing to modify application and supplement documents or there is no time left for modification or supplementation of documents on the requirement of People’s Court;
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on shall be imposed for the acts of enterprise owner or enterprise or cooperative’s legal representative of failing to present papers and documents within the prescribed time limit.
Article 56. Acts of violation of responsibility of the applicant for opening bankruptcy procedures.
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of the applicant for opening bankruptcy procedures due to non-objectiveness, adversely affecting the honor, reputation and business operations of enterprises and cooperatives.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on the applicant who has fraudulent acts in requesting the bankruptcy procedures, adversely affecting the honor, reputation and business operations of enterprises and cooperatives.
Article 57. Acts of violation of regulation on operation of enterprise and cooperative upon decision on bankptcy procedures
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of enterprise owner or enterprise or cooperative’s legal representative of failing to participate or appoint participant in property management and disposal group within the prescribed time limit of the People’s Court.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on the enterprise or cooperative after receiving the decision on opening the bankptcy procedures but having one of the following acts without the judge’s written consent:
a) Pledging, mortgaging, transferring, selling, donating and leasing property;
b) Receiving property from transfer contract;
c) Terminating the implementation of valid contract;
d) Borrowing money;
dd) Selling or converting shares or transferring property ownership;
e) Paying debts newly arising from business operation of enterprises or cooperatives, paying salary to employees in enterprises or cooperatives.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on the enterprises or cooperatives that have one of the following acts after receiving the decision on opening the bankruptcy procedures:
a) Hiding or dispersing property;
b) Paying unsecured debts;
c) Abandoning or reducing debt claims;
d) Converting unsecured debts into secured debt by enterprises’ properties;
4. Remedial measures:
Coercively restoring the initial condition which has been changed for the acts specified in Clause 2 and 3 of this Article.
Article 58. Acts of violation of regulations on time limit and obligations of property inventory
A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on the enterprises or cooperatives that fall into bankruptcy without making an inventory based on the detailed list submitted to the People's Court and determining the value of such property in the prescribed time limit.
Article 59. Acts of violation of regulations on obligation of credit organization where enterprises or cooperatives are subject to liquidation procedures with accounts.
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on credit organizations where enterprises or cooperatives have their accounts from the date of receipt of the decision of the People's Court applying the liquidation procedures but still make payment of debts of such enterprises or cooperatives, except where payment is agreed in writing by the judge in charge of conducting bankruptcy;
2. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on credit organizations where enterprises or cooperatives have their accounts from the date of receipt of the decision of the People's Court applying the liquidation procedures but still perform any any act aimed at clearing or payment of enterprises or cooperatives’ loan from credit organizations.
3. Remedial measures:
Coercively recovering payments made or cleared improperly for the acts specified in Clause 1 and 2 of this Article;
Article 60. Acts of violation of regulations on informed bankruptcy
A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on enterprises or cooperatives that fall into bankruptcy without public notice to their employees and laborers after receipt of decision on opening the bankruptcy procedures of the People's Court.
Article 61. Acts of violation of regulations on employees and laborers’ obligations related to bankruptcy procedures
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on employees and laborers who have acts of concealing the enterprises or cooperatives’ property after being informed that the enterprises or cooperatives have received the decision on opening the bankruptcy procedures.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on employees and laborers who have acts of dispersing or transferring the enterprises or cooperatives’ property after being informed that the enterprises or cooperatives have received the decision on opening the bankruptcy procedures.
3. Remedial measures:
Coercively recovering the property dispersed or transferred for the acts specified in Clause 2 of this Article;
Article 62. Acts of violation of regulations on condition for application of business operation recovery procedures
A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on enterprises or cooperatives that fall into bankruptcy without preparing the plan for business operation recovery under the resolution of the first meeting of creditors and submitting to the competent People's Court within the prescribed time limit.
Article 63. Acts of violation of regulations on monitoring the implementation of plan for business operation recovery
A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on enterprises or cooperatives that fall into bankruptcy without submitting report on implementation of plan for business operation recovery to the competent People's Court within the prescribed time limit.
Article 64. Acts of violation of regulation on participation in creditor meeting
A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of enterprises or cooperatives’ owners or enterprises or cooperatives’ legal representatives, state-run enterprises’ owners, joint-stock company shareholders, partners of partnership companies that fall into bankruptcy and submit application for opening the bankruptcy procedures but do not participate in the meeting of creditors and authorize the others to join creditors' meeting without plausible reason.
COMPETENCE IN RECORD MAKING AND ADMINISTRATIVE SANCTION
Article 65. Competence in making record of administrative sanction
1. The person having competence in making record specified in this Article only makes record of administrative violation for acts under duty and assigned tasks in the prescribed form and is responsible for the record making.
2. The following persons who are on duty and perform tasks shall have the competence in making record of administrative violation:
a) Persons having competence in sanctioning administrative violation specified in Articles 66, 67, 68, 69 and 70 of this Decree shall make record of administrative violation for the acts in the fields under their sanctioning competence;
b) Communal-level judicial or civil status officials shall make record of administrative violation for the acts specified in Articles 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 47, 48, 49 and 50 of this Decree;
c) District-level judicial officials shall make record of administrative violation for the acts specified in Section 1, Chapter III, Articles 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 and 40, Section 5, Chapter III, Articles 47, 48, 49 and 50 of this Decree;
d) Officials of Service of Justice shall make record of administrative violation for the acts specified in Chapter II, Section 1, 2, Article 39 and 40, Section 4 and 5, Chapter III and IV of this Decree and acts of administrative violations in the other fields of state management related to the legal assistance, judicial administration, marriage and family;
dd) Investigator, clerk and specialist of the civil judgment enforcement agencies shall make a record of administrative violation for the acts specified in Chapter V of this Decree;
e) Officials of units under the Ministry of Justice have the function of state management of judicial assistance, judicial administration, marriage and family, civil judgment enforcement, making record of administrative violation for the acts specified in Chapters II, III, IV and V of this Decree and administrative violations in other fields of state management related to their state management;
g) Officials of People's Court at all levels shall make record of administrative violation for the acts specified in Chapter VI of this Decree;
h) Officials and officers of diplomatic missions, consular offices and other agencies are authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam overseas shall make record of administrative violation for the acts specified in Section 1 and 2, Chapter III of this Decree;
i) Officials and officers of Ministries, Ministerial-level agencies and Services professionally managing the judicial expertise and inspection organizations shall make record of administrative violation for the acts specified in Section 4, Chapter II of this Decree;
k) Officials and officers of Notary Office shall make record of administrative violation for the acts specified in Article 12 of this Decree;
l) Officials and officers of transaction and property registration Center and agency with competence in registration of secured transaction by use right of land and property attached to land, airplanes and boats shall make record of administrative violation for the acts specified in Section 5, Chapter III of this Decree;
m) Officials and officers of legal aid Center shall make record of administrative violation for the acts specified in Article 42 of this Decree.
Article 66. Competence in sanction of administrative violation of Chairman of People’s Committee at all levels
1. Chairman of communal-level People’s Committee has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 3,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family.
2. Chairman of district-level People’s Committee has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 15,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family.
c) Depriving the right to use the district-level legal reporter with definite time;
d) Applying remedial measures specified in Section 1, Chapter III, Articles 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 and 40, Section 5, Chapter III, Articles 47, 48, 49 and 50 of this Decree.
3. Chairman of provincial-level People’s Committee has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 30,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family; up to VND 50,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial assistance;
c) Depriving the right to use operation registration certificate, permit, practice certificate, legal consultant card, notary card, legal aid collaborator, legal aid participation registration certificate, legal reporter card at all levels with a definite time;
d) Applying the remedial measures specified in Chapter II, Section 1 and 2, Article 39 and 40, Section 4 and 5, Chapter III and IV of this Decree.
Article 67. Competence in sanction of administrative violation of the judicial Inspectorate;
1. Judicial inspectors who are on duty have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 300,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family; up to VND 500,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial assistance;
c) In addition to the competence specified at Point a and b of this Clause, the inspector of Ministry of Justice has the right to impose a fine up to VND 400,000 for the acts of administrative violation in the civil judgment enforcement and apply remedial measures to restore the initial conditions specified in Chapter V of this Decree.
2. Chief Inspector of the Service of Justice, Head of the specialized inspection team of Service of Justice have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 15,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family; up to VND 25,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial assistance;
c) Depriving the right to use operation registration certificate, permit, practice certificate, legal consultant card, notary card, legal aid collaborator, legal aid participation registration certificate, legal reporter card at all levels with a definite time;
d) Applying the remedial measures specified in Chapter II, Section 1 and 2, Article 39 and 40, Section 4 and 5, Chapter III and IV of this Decree.
3. Head of specialized inspection team of Ministry of Justice has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 21,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family; up to VND 28,000,000 for the acts of administrative violation in the field of civil judgment enforcement; up to VND 35,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial assistance;
c) Depriving the right to use operation registration certificate, permit, practice certificate, legal consultant card, notary card, legal aid collaborator, legal aid participation registration certificate, legal reporter card at all levels with a definite time;
d) Applying the remedial measures specified in Chapter II, III and IV of this Decree.
4. Chief Inspector of the Ministry of Justice has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 30,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial administration, marriage and family; up to VND 40,000,000 for the acts of administrative violation in the field of civil judgment enforcement; up to VND 50,000,000 for the acts of administrative violation in the field of judicial assistance;
c) Depriving the right to use operation registration certificate, permit, practice certificate, legal consultant card, notary card, legal aid collaborator, legal aid participation registration certificate, legal reporter card at all levels with a definite time;
d) Applying the remedial measures specified in Chapter II, III, IV and V of this Decree.
Article 68. Competence in sanction of administrative violation of civil judgment enforcement agencies.
1. Executors of civil judgment enforcement on duty have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 500,000.
2. Heads of civil judgment enforcement sub-department have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 2,500,000.
c) Applying remedial measures specified in Chapter V of this Decree.
3. Executors of civil judgment enforcement as leaders of property management and disposal team of bankruptcy cases have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
c) Applying remedial measures specified in Chapter VI of this Decree.
4. Director of civil judgment enforcement department and Head of military zone level judgment enforcement division have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 20,000,000;
c) Applying remedial measures specified in Chapter V of this Decree.
5. General Director of civil judgment enforcement department has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 40,000,000;
c) Confiscating material evidences and means of administrative violations;
d) Applying remedial measures specified in Chapter V of this Decree.
Article 69. Competence in saction of administrative violation of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam abroad
The heads of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam abroad have the right to:
1. Impose a caution;
2. Impose a fine up to VND 30,000,000 for the acts of administrative violation in judicial administration;
3. Applying remedial measures specified in Section 1 and 2, Chapter III of this Decree.
Article 70. Competence in sanction of administrative violation of People’s Court
Competence in sanction of administrative violation of People’s Court shall comply with the provisions of Article 48 of the Law on handling of administrative violations, as follows:
1. The judge assigned to handle bankruptcy cases has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
c) Applying remedial measures specified in Chapter VI of this Decree.
2. Tribunal President of district-level People’s Court and Head of specialized Court of provincial-level People’s Court have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 7,500,000;
3. Tribunal President of provincial-level People’s Court, Head of Court of Appeal of Supreme People’s Court and Head of specialized Court of Supreme People’s Court have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine up to VND 40,000,000;
c) Applying remedial measures specified in Chapter VI of this Decree.
Article 71. Competence in pecuniary sanction for acts of violation of organizations
Competence in pecuniary sanction of titles specified at Point b, Clause 1, Point b, Clause 2, Point b, Clause 3 of Article 66; Point b and c of Clause 1, Point b of Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of Article 67; Point b of Clause 1, 2, 3, 4 and 5 of Article 68; Clause 2 of Article 69, Point b of Clause 1, 2 and 3 of Article 70 of this Decree is the competence in pecuniary sanction against one act of administrative violation of individuals; for the acts of violation of organizations, the competence in pecuniary sanction against organizations is twice as much as that against individuals.
Article 72. Determination of competence in sanction of administrative violation
1. Competence in sanction of administrative violation of Chairman of People’s Committee at all levels:
a) Chairman of communal-level People’s Committee shall impose sanction against administrative violations specified in Articles 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 and 50 of this Decree and acts of administrative violations in other fields of state management related to the fields of judicial administration, marriage and family under the competence specified in Clause 1, Article 66 of this Decree;
b) Chairman of district-level People’s Committee shall impose sanction against administrative violations specified in Section 1, Chapter III of Articles 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 and 40, Section 5, Chapter III, Articles 47, 48, 49 and 50 of this Decree and acts of administrative violations in other fields of state management related to the fields of judicial administration, marriage and family under the competence specified in Clause 2, Article 66 of this Decree;
c) Chairman of provincial-level People’s Committee shall impose sanction against administrative violations specified in Chapter II, Section 1 and 2, Articles 39, 40, Section 4 and 5, Chapter III of this Decree and acts of administrative violations in other fields of state management related to the fields of judicial administration, marriage and family under the competence specified in Clause 3, Article 66 of this Decree;
2. Competence in sanction of administrative violation of inspector:
a) Inspector, head of specialized inspection team, Chief inspector of Service of Jusctice shall impose sanction against administrative violations specified in Chapter II; Section 1 and 2, Article 39 and 40, Section 4 and 5 of Chapter III and Chapter IV of this Decree and acts of administrative violations in other fields of state management related to the fields of judicial administration, marriage and family under the competence specified in Clause 1 and 2, Article 67 of this Decree;
b) Inspector, head of specialized inspection team, Chief inspector of Ministry of Jusctice shall impose sanction against administrative violations specified in Chapter II, III, IV and V of this Decree and acts of administrative violations in other fields of state management related to the fields of judicial administration, marriage and family under the competence specified in Clause 1, 3 and 4, Article 67 of this Decree;
3. Competence in sanction of administrative violation of civil judgment enforcement agencies:
a) Executors of civil judgment enforcement agencies have the competence in sanctioning acts specified in Chapter V under the competence specified in Clause 1, Article 68 of this Decree;
b) Heads of civil judgment enforcement sub-department have the competence in sanctioning acts specified in Chapter V under the competence specified in Clause 2, Article 68 of this Decree;
c) Executors of civil judgment enforcement agencies as leaders of property management and disposal team of bankruptcy cases shall impose sanction against acts specified in Chapter VI under the competence specified in Clause 3, Article 68 of this Decree;
d) Director of civil judgment enforcement department and Head of military zone level judgment enforcement division shall impose sanction against acts specified in Chapter V under the competence specified in Clause 4, Article 68 of this Decree;
dd) General Director of civil judgment enforcement department shall impose sanction against acts specified in Chapter V under the competence specified in Clause 5, Article 68 of this Decree;
4. The heads of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam abroad shall impose sanction against acts specified in Section 1 and 2, Chapter III of this Decree under the competence specified in Article 69 of this Decree;
5. The People’s Court at all levels shall impose sanction against acts specified in Chapter VI of this Decree under the competence specified in Article 70 of this Decree;
Article 73. Competence in sanction of administrative violation of other agencies
In addition to persons with competence in sanction specified in this Decree, the persons with competence in sanction of administrative violation of other agencies under the provisions of the Law on handling of administrative violation within their function and assigned tasks once detecting acts of administrative violation specified in this Decree within their fields or management area also have the right to impose sanctions.
1. This Decree takes effect on November 11, 2013 and supersedes Decree No. 60/2009/ND-CP dated July 23, 2009 of the Government stipulating the sanction of administrative violation in judicial area; the Decree No.87/2001/ND-CP dated November 21, 2001 of the Government on sanction of administrative violation in the field of marriage and family; Decree No. 10/2009/ND-CP dated February 06, 2009 of the Government stipulating the sanction of administrative violation during the implementation of bankruptcy procedures;
2. For acts of administrative violation in judical assistance, judicial administration, marriage and family, civil judgment enforcement, Enterprise and cooperative bankruptcy occurring before the effective date of this Decree and then detected or being considered or resolved shall apply the Government’s Decree on handling of administrative violation effective at the time of committing acts of violation for handling. In case the provisions on sanction of administrative violation are in individual or organization’s favour, the provisions of this Decree shall apply.
3. For decisions on sanction of administrative violation having been issued or implemented before the effective time of this Decree but the individuals or organizations that are imposed with sanction of administrative violation still make complaint, the provisions of the Ordinance on handling of administrative violation, Decree No. 60/2009/ND-CP dated July 23, 2009 of the Government stipulating sanction of administrative violation in the judicial area, Decree No. 87/2001/ND-CP dated November 21, 2001 of the Government on sanction of administrative violation in the marriage and family; Decree No. 10/2009/ND-CP dated February 06, 2009 of the Government stipulating the sanction of administrative violation during the implementation of bankruptcy procedures.
Article 75. Responsibility for implementation
1. Minister of Justice is responsible for implementation of this Decree;
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairman of People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |