Hiến pháp năm 1992 số 68-LCT/HĐNN8
Số hiệu: | 68-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Quang Đạo |
Ngày ban hành: | 15/04/1992 | Ngày hiệu lực: | 18/04/1992 |
Ngày công báo: | 30/04/1992 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới.
Văn học, nghệ thuật góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam.
Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng.
Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hoá, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh.
Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.
Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.
Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, công nhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cống hiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.
Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợp phát triển y tế Nhà nước với y tế nhân dân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ.
Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khoẻ của nhân dân.
Nhà nước và xã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao; quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục, thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.
Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.
Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp.
Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí.
Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.
Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm.
Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.
Gia đình là tế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.
Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định.
Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc.
Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5- Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước;
6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
8- Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10- Quyết định đại xá;
11- Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
12- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14- Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường.
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ các trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 7, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội quy định tại Điều 85 và sửa đổi Hiến pháp quy định tại Điều 147, thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội;
- Các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Các ủy viên.
Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
4- Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7- Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
8- Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
9- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
10- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc, Chính phủ phải tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc.
Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Uỷ ban của Quốc hội quy định tại Điều 95.
Hội đồng dân tộc có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
Quốc hội bầu các Uỷ ban của Quốc hội.
Các Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban.
Mỗi Uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viên chức Nhà nước hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu và tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;
3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;
6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
9- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định;
11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
12- Quyết định đặc xá.
Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên.
Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Hội đồng quốc phòng và an ninh động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;
5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên;
5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
6- Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Chính phủ ra nghị quyết, nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân.
Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt và các toà án khác, trừ trường hợp Quốc hội quy định khác khi thành lập Toà án đó.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Việc thành lập Uỷ ban kiểm sát, những vấn đề Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có quyền quyết định, những vấn đề quan trọng mà Uỷ ban kiểm sát phải thảo luận và quyết định theo đa số do luật định.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
|
Lê Quang Đạo (Đã ký) |
In the course of their millennia-old history, the Vietnamese people, working diligently, creatively, and fighting courageously to build their country and defend it, have forged a tradition of unity, humanity, uprightness, perseverance and indomitableness for their nation and have created Vietnamese civilization and culture.
Starting in 1930, under the leadership of the Communist Party of Vietnam formed and trained by President Ho Chi Minh, they waged a protracted revolutionary struggle full of hardships and sacrifices, resulting in the triumph of the August Revolution. On 2 September 1945, President Ho Chi Minh read the Declaration of Independence and the Democratic Republic of Vietnam came into existence. In the following decades, the people of all nationalities in our country conducted an uninterrupted struggle with the precious assistance of friends throughout the world, especially the socialist countries and the neighbouring countries, achieved resounding exploits, the most outstanding ones being the historic Dien Bien Phu and Ho Chi Minh campaigns, defeated the two wars of aggression by the colonialists and the imperialists, liberated the country, reunified the motherland, and brought to completion the people's national democratic revolution. On 2 July 1976, the National Assembly of reunified Vietnam decided to change the country's name to the Socialist Republic of Vietnam; the country entered a period of transition to socialism, strove for national construction, and unyieldingly defended its frontiers while fulfilling its internationalist duty.
In successive periods of resistance war and national construction, our country adopted the 1946, 1959, and 1980 Constitutions.
Starting in 1986, a comprehensive national renewal advocated by the 6th Congress of the Communist Party of Vietnam has achieved very important initial results. The National Assembly has decided to revise the 1980 Constitution in response to the requirements of the new situation and tasks.
This Constitution establishes our political regime, economic system, social and cultural institutions; it deals with our national defence and security, the fundamental rights and duties of the citizen, the structure and principles regarding the organization and activity of State organs; it institutionalizes the relationship between the Party as leader, the people as master, and the State as administrator.
In the light of Marxism-Leninism and Ho Chi Minh's thought, carrying into effect the Programme of national construction in the period of transition to socialism, the Vietnamese people vow to unite millions as one, uphold the spirit of self-reliance in building the country, carry out a foreign policy of independence, sovereignty, peace, friendship and cooperation with all nations, strictly abide by the Constitution, and win ever greater successes in their effort to renovate, build and defend their motherland.
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM, POLITICAL REGIME
The Socialist Republic of Vietnam is an independent and sovereign country enjoying unity and territorial integrity, including its mainland, Islands territorial waters and air space.
The Socialist Republic of Vietnam is a State of the people, from the people, for the people. All State power belongs to the people and is based on an alliance between the working class, the peasantry, and the intelligentsia.
The State guarantees and unceasingly promotes the people's mastery in all fields, and severely punishes all acts violating the interests of the motherland and the people; it strives to build a rich and strong country in which social justice prevails, and men have enough to eat and to wear, enjoy freedom, happiness, and all necessary conditions for complete development.
The Communist Party of Vietnam, the vanguard of the Vietnamese working class, the faithful representative of the rights and interests of the working class, the toiling people, and the whole nation, acting upon the Marxist-Leninist doctrine and Ho Chi Minh's thought, is the force leading the State and society.
All Party organisations operate within the framework of the Constitution and the law.
The Socialist Republic of Vietnam is the unified State of all nationalities living on the territory of Vietnam.
The State carries out a policy of equality, solidarity and mutual assistance among all nationalities, and forbids all acts of national discrimination and division.
Every nationality has the right to use its own language and system of writing, to preserve its national identity, and to promote its fine customs, habits, traditions and culture.
The State carries out a policy of comprehensive development and gradually raises the material and spiritual living conditions of the national minorities.
The people make use of State power through the agency of the National Assembly and the People's Councils, which represent the will and aspirations of the people, are elected by them and responsible to them.
Democratic centralism is the principle governing the organisation and activity of the National Assembly, the People's Councils, and all other State organs.
Elections to the National Assembly and the People's Councils are held in accordance with the principles of universal, equal, 'direct, and secret suffrage.
A member of the National Assembly shall be removed from office by the electors or the National Assembly, a member of a People's Council by the electors or the People's Council, when this member is no longer worthy of the confidence of the people.
All State organs, cadres and employees must show respect for the people, devotedly serve them, maintain close links with them, listen to their opinions and submit themselves to their control; all manifestations of bureaucratism, arrogance, arbitrariness and corruption shall be vigorously opposed.
The Vietnam Fatherland Front and its member organisations constitute the political base of people's power. The Front promotes the tradition of national solidarity, strengthens the people's unity of mind in political and spiritual matters, participates in the building and consolidation of people's power, works together with the State for the care and protection of the people's legitimate interests, encourages the people to exercise their right to mastery, ensures the strict observance of the Constitution and the law, and supervises the activity of State organs, elected representatives, and State officials and employees.
The State shall create favourable conditions for the effective functioning of the Fatherland Front and its component organisations.
The trade union, being the socio-political organisation of the working class and the toiling people, joins State organs, economic and social bodies in looking after and safeguarding the rights and interests of cadres, workers, employees and other labouring people; it participates in State administration and social management, in the control and supervision of the activity of State organs and economic bodies; educates cadres, workers, employees and other labouring people to work well for national construction and defence.
The citizen exercises his right to mastery at the grassroots by participating in State and social affairs; he is duty bound to help protect public property, legitimate civic rights and interests, maintain national security and social order, and organise public life.
The State exercises the administration of society by means of the law; it shall unceasingly strengthen socialist legality.
All State organs, economic and social bodies, units of the people's armed forces, and all citizens must seriously observe the Constitution and the law, strive to prevent and oppose all criminal behaviour and all violations of the Constitution and the law.
All infringements of Slate interests, of the rights and legitimate interests of collectives and individual citizens shall be dealt with in accordance with the law.
The Vietnamese motherland is sacred and inviolable.
All machinations and acts directed against the independence, sovereignty, unity, and territorial integrity of the motherland, against the construction and defence of the socialist Vietnamese motherland, shall be severely punished in accordance with the law.
The Socialist Republic of Vietnam carries out a policy of peace and friendship, seeks to expand its relations and cooperation with all countries in the world regardless of political and social regime on the basis of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other's internal affairs, equality, and mutual interest; it seeks to strengthen solidarity, friendship and cooperation with the socialist countries and neighbouring countries; it actively supports and participates in the common struggle of the peoples of the world for peace, national independence, democracy and social progress.
The State promotes a multi-component commodity economy functioning in accordance with market mechanisms under the management of the State and following a socialist orientation. The multi-component economic structure with various forms of organisation of production and trading is based on a system of ownership by the entire people, by collectives, and by private individuals, of which ownership by the entire people and by collectives constitutes the foundation.
The aim of the State's economic policy is to make the people rich and the country strong, satisfy to an ever greater extent the people's material and spiritual needs by releasing all productive potential, developing all latent possibilities of all components of the economy - the State sector, the collective sector, the private individual sector, the private capitalist sector, and the State capitalist sector in various forms - pushing on with the construction of material and technical bases, broadening economic, scientific, technical cooperation and expanding intercourse with world markets.
The land, forests, rivers and lakes, water supplies, wealth lying underground or coming from the sea, the continental shelf and the air, the funds and property invested by the State in enterprises and works in all branches and fields - the economy, culture, society, science, technology, external relations, national defence, security - and all other property determined by law as belonging to the State, come under ownership by the entire people.
The State manages all the land in accordance with the plan and the law, and guarantees that its use shall conform to the set objectives and yield effective results.
The State shall entrust land to organisations and private individuals for stable and lasting use.
These organisations and individuals are responsible for the protection, enrichment, rational exploitation and economical use of the land; they may transfer the right to use the land entrusted to them by the State, as determined by law.
The State sector shall he consolidated and developed, especially in key branches and areas, and play the leading role in the national economy.
The State-run enterprises enjoy autonomy in production and trading and shall guarantee that production and trading are to yield effective results.
The collective sector growing out of the pooling by citizens of funds and efforts for cooperative production and trading shall be organised in various forms following the principles of free consent, democracy, and mutual benefit.
The State shall create favourable conditions for consolidating and broadening the cooperatives and allowing them to operate efficiently.
In the private individual and private capitalist sectors people can adopt their own ways of organising production and trading; they can set up enterprises of unrestricted scope in fields of activity which are beneficial to the country and the people.
Encouragement shall be given to the development of the family economy.
Production and trading enterprises belonging to all components of the economy must fulfil all their obligations to the State; they are equal before the law; their capital and lawful property shall receive State protection.
Enterprises belonging to all components of the economy can enter into joint venture and partnership with individuals and economic organisations at home and abroad in accordance with the provisions of the law.
The lawful property of individuals and organisations shall not be nationalised.
In cases made absolutely necessary by reason of national defence, security and the national interest, the State can make a forcible purchase of or can requisition pieces of property of individuals or organisations against compensation, taking into account current market prices.
The formalities of the forcible purchase or requisition shall be determined by law.
The State manages and expands external economic relations, promotes economic ties of all kinds with all nations and all international organisations on the basis of the principles of respect for each other's independence and sovereignty, mutual advantage, and aiming at the protection and stimulation of domestic production.
The State encourages foreign organisations and individuals to invest funds and technologies in Vietnam in conformity with Vietnamese law and international law and usage; it guarantees the right to lawful ownership of funds, property and other interests by foreign organisations and individuals. Enterprises with foreign investments shall not be nationalised.
The State creates favourable conditions for Vietnamese residing abroad to invest in the country.
The State manages the national economy by means of laws, plans and policies; it makes a division of responsibilities and devolves authority to various departments and levels of the administration; the interests of individuals and collectives are brought into harmony with those of the State.
The State shall practise economy in all its economic, social and managerial activities.
All illegal production and trading activities, all acts wrecking the national economy and damaging the interests of the State, the rights and lawful interests of collectives and individual citizens shall be dealt with severely and equitably by the law.
The State shall enact policies protecting the rights and interests of the producers and the consumers.
State organs, units of the armed forces, economic and social bodies, and all individuals must abide by State regulations on the rational use of natural wealth and on environmental protection.
All acts likely to bring about exhaustion of natural wealth and to cause damage to the environment are strictly forbidden.
CULTURE, EDUCATION, SCIENCE, AND TECHNOLOGY
The State and society seek to preserve and develop Vietnamese culture, which shall be national, modern, and humanistic; it shall inherit and promote the values of the cultures of all nationalities in Vietnam, the thought, morality and style of Ho Chi Minh, the quintessence of human culture; all creative talent among the people shall be developed to the full.
The State undertakes the overall administration of cultural activities. The propagation of all reactionary and depraved thought and culture is forbidden; superstitions and harmful customs are to be eliminated.
The State shall create favourable conditions for the citizens to develop all-sidedly; it shall undertake civic education and urge people to live and work in accordance with the Constitution and the law, to set up families that are cultured and happy, marked by patriotism, love of socialism, a genuinely internationalist spirit, friendship and cooperation with all nations in the world.
Literature and art contribute to fostering the personality of and nurturing spiritual nobility and beauty in the Vietnamese man.
The State shall make investments for the promotion of culture, literature and art; it shall create favourable conditions for the people's enjoyment of valuable literary and artistic works; it shall give its patronage to creative talent in literature and the arts.
The State shall promote diversity in literary and artistic activity; it shall give encouragement to mass literary and artistic activities.
The State shall promote information work, the press, radio, television, cinema, publishing, libraries and other means of mass communication. Shall be strictly banned all activities in the fields of culture and information that are detrimental to national interests, and destructive of the personality, morals, and fine lifeway of the Vietnamese.
The State and society seek to preserve and develop the national cultural heritage; they take good care of preservation and museum work; they look after the repair and maintenance of, and seek to obtain the best effects from, historical vestiges, revolutionary relics, items of the national heritage, artistic works, and places with beautiful scenery.
All acts in infringing historical vestiges, revolutionary relics, art works and places with beautiful scenery are strictly forbidden.
Education and training are top-priority policies.
The State develops educational work with a view to heightening the people's spirit, training manpower, and fostering talent.
The aim of education is to form and nurture the personality, moral qualities, and abilities of the citizen; to train working people and equip them with skills, to imbue them with dynamism and creativeness, national pride, good morality, and the will to strive for national prosperity, so as to meet the need to build and defend the country.
The State undertakes the overall management of the national system of education with regard to the objectives, contents, plans, the standards required of teachers, the regulations governing examinations and competitions and the system of diplomas and certificates.
The State shall ensure the harmonious development of the educational system: pre-school education, general education, vocational training, college and post-graduate education; it shall enforce the generalisation of primary education, eliminate illiteracy; it shall develop various educational institutions: State-run schools, people-run schools, and others.
The State gives priority investment to education and encouragement to other investors.
Priority investment is reserved for educational work in the high- lands, in regions inhabited by national minorities and in regions encountering special difficulties.
Mass organisations, first of all the Ho Chi Minh Communist Youth Union, social organisations, economic bodies, the family and the school all bear responsibility for the education of the youth, teenagers and children.
Science and technology play a key role in the country's socio-economic development. The State works out and implements a national policy on science and technology; strives to build an advanced science and technology; sees to a well-coordinated development of all scientific branches with the aim of laying a scientific groundwork for the enactment of lines, policies and laws, renovating technologies, promoting productive forces, upgrading managerial skills, ensuring proper standards and rate of economic development, and contributing to national defence and security.
The State makes investment in and gives financial assistance to science through various channels, priority being reserved for vanguard sciences and technologies. It looks after the training and rational use of scientific and technical cadres particularly highly-qualified ones, skilled workers and artisans; it strives to create favourable conditions for creative work by scientists; devises many forms of organisation and activity for researchers, ties scientific research to the requirements of socio-economic development, ensures good coordination between scientific research and training on the one hand and production and trading on the other.
The State makes investment in, ensures the development of, and exercises unified management over the protection of the people's health; it mobilises and organises all social forces in the building and development of Vietnamese medicine following a far-sighted orientation; prevention shall be combined with treatment, traditional medicine and pharmacology with modern medicine and pharmacology, State health services with people's health services; the State shall see to the organisation of health insurance and create the necessary conditions for all citizens to enjoy health care.
Priority is given to the programme of health care for highlanders and national minorities.
It is strictly forbidden to private organisations and individuals to dispense medical treatment, to produce and trade in medicaments illegally, thereby damaging the people's health.
It is the responsibility of the State, society, the family and the citizen to ensure care and protection for mothers and children; to carry into effect the population programme and family planning.
The State and society shall develop a system of physical culture and sports that is national, scientific and popular.
The State exercises overall management for the development of physical culture and sports; it shall establish a regime of compulsory physical culture in the school; it shall give encouragement and assistance to various forms of physical culture and sports activity freely practised by the people; it shall create the necessary conditions for the unceasing expansion of mass activity in physical culture and sports; it shall pay attention to activities in professional sports and to the fostering of sports talent.
The State and society shall promote tourism; tourist activities shall be expanded at home and internationally.
The State shall expand international intercourse and cooperation in the fields of culture, information, literature, art, science, technology, education, health care, physical culture and sports.
DEFENCE OF THE SOCIALIST VIETNAMESE MOTHERLAND
The entire people shall endeavour to defend the socialist Vietnamese motherland and ensure national security.
The State shall consolidate and strengthen national defence by the entire people and the people's security, the people's armed forces being regarded as the core, and shall develop to the full the aggregate strength of the country to defend the national territory.
All State organs, economic bodies, social organisations and all citizens shall fulfil all their national defence and security obligations as laid down by the law.
All units of the people's armed forces must show absolute loyalty to the motherland and the people; their duty is to stand ready to fight to safeguard national independence and sovereignty, the country's unity and territorial integrity, national security and social order, to safeguard the socialist regime and the fruits of the revolution, and to join the entire people in national construction.
The State shall build a revolutionary people's army which shall be a well-trained regular army to be gradually modernised; it shall built up powerful reserves and self-defence militia by combining national construction with national defence, the strength of the people's armed forces with that of the entire people, the strength of the traditional unity against foreign aggression with that of the socialist regime.
The State shall build a revolutionary people's police which shall be a well-trained regular force to be gradually modernised; this police shall rely on the people and shall serve as the core of a popular movement to safeguard national security and social order, political stability and the citizen's freedoms and democratic rights, the lives and properly of the people and socialist property; it shall seek to prevent all crimes and shall fight against them.
The State shall develop to the full the people's patriotism and revolutionary heroism, educate the entire people in matters of national defence and security, enact a regime of military service and rear-area policies, build up the national-defence industry to ensure proper equipment for the armed forces. It shall harmonise national defence with the economy and vice versa, seek to ensure proper material and spiritual living conditions for officers and soldiers, national-defence workers and employees. It shall build powerful people's armed forces and unceasingly reinforce the country's national-defence potential
FUNDAMENTAL RIGHTS AND DUTIES OF THE CITIZEN
A citizen of the Socialist Republic or Vietnam is a person with Vietnamese nationality.
In the Socialist Republic of Vietnam human rights in the political, civic, economic, cultural and social fields are respected. They are embodied in the citizen's rights and are determined by the Constitution and the law.
The citizen's rights are inseparable from his duties.
The State guarantees the rights of the citizen; the citizen must fulfill his duties to the State and society.
The citizen's rights and duties are determined by the Constitution and the law.
All citizens are equal before the law.
The citizen has the right to participate in the administration of the State and management of society, the discussion of problems of the country and the region; he can send petitions to State organs and vote in referendums organised by the State.
The citizen, regardless of nationality, sex, social background, religious belief, cultural standard, occupation, time of residence, shall, upon reaching the age of eighteen, have the right to vote, and, upon reaching the age of twenty-one, have the right to stand for election to the National Assembly and the People's Councils in accordance with the provisions of the law.
The citizen has both the right and the duty to work.
The State and society shall work out plans to create ever more employment for the working people.
The State shall enact policies and establish regimes for the protection of labour.
The State shall establish working times, wage scales, regimes of rest and social insurance for State employees and wage-earners; it shall encourage and promote other forms of social insurance for the benefit of the working people.
The citizen enjoys freedom of enterprise as determined by law.
The citizen enjoys the right of ownership with regard to his lawful income, savings, housing, chattel, means of production funds and other possessions in enterprises or other economic organisations; with regard to land entrusted by the State for use, the matter is regulated by the provisions of Articles 17 and 18.
The State protects the citizen's right of lawful ownership and right of inheritance.
The citizen has both the right and the duty to receive training and instruction.
Primary education is compulsory and dispensed free of charge.
The citizen has the right to get general education and vocational training in various ways.
With regard to school students with special aptitudes the State and society shall create conditions for them to blossom out.
The State shall enact policies regarding tuition fees and scholarships.
The State and society shall create the necessary conditions for, handicapped children to acquire general knowledge and appropriate job training.
The citizen has the right to carry out scientific and technical research, make inventions and discoveries, initiate technical innovations, rationalise production, engage in literary and artistic creation and criticism, and participate in other cultural activities. The State protects copyright and industrial proprietorship.
The citizen is entitled to a regime of health protection.
The State shall establish a system of hospital fees, together with one of exemption from and reduction of such fees.
The citizen has the duty to observe all regulations on disease prevention and public hygiene.
It is strictly forbidden to produce, transport, deal in, store and use unlawfully opium and other narcotics. The State shall enact regulations on compulsory treatment of drug addiction and treatment of dangerous social diseases.
The citizen has the right to build dwelling-houses accord to zoning regulations and the law. The right of lessees and lessors are protected by the law.
Male and female citizens have equal rights in and fields - political, economic, cultural, social, and the family.
All acts of discrimination against women and all acts damaging women's dignity are strictly banned.
Men and women shall receive equal pay for equal work. Women workers shall enjoy a regime related to maternity. Women who are State employees and wage-earners shall enjoy paid pre- natal and post-natal leaves during which they shall receive all their wages and allowances as determined by law.
The State and society shall create all necessary conditions for women to raise their qualifications in all fields and fully play their roles in society, they shall see to the development of maternity homes, pediatric departments, creches and other social-welfare units so as to lighten house work and allow women to engage more actively in work and study, undergo medical treatment, enjoy periods of rest and fulfill their maternal duties.
The family is the cell of society.
The State protects marriage and the family.
Marriage shall conform to the principles of free consent, progressive union, monogamy and equality between husband and wife.
Parents have the responsibility to bring up their children into good citizens. Children and grandchildren have the duty to show respect to and look after their parents and grandparents.
The State and society shall recognize no discrimination among children.
Children enjoy protection, care and education by the family, the State and society.
The family, the State and society shall create favourable conditions for young people to study, work, relax, develop bodies and minds, and shall educate them in morality, national tradition, civic consciousness and the socialist ideal, for them to be in the van of creative Labour and national defense.
War invalids, sick soldiers, and the families of fallen soldiers and revolutionary martyrs shall enjoy preferential treatment in State policies. War invalids shall enjoy favourable conditions for their physical rehabilitation, shall be given employment suited to their state of health and assistance in securing stable living conditions.
Individuals and families credited with meritorious service to the country shall be given commendation and reward and shall be looked after.
Old people, infirm people and orphans without support shall receive State assistance.
The citizen shall enjoy freedom of movement and of residence within the country; he can freely travel abroad and return home from abroad in accordance with the provisions of the law.
The citizen shall enjoy freedom of opinion and speech, freedom of the press, the right to be informed, and the right to assemble, form associations and hold demonstrations in accordance with the provisions of the law.
The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow any religion or follow none. All religions are equal before the law.
The places of worship of all faiths and religions are protected by the law.
No one can violate freedom of belief and of religion; nor can anyone misuse beliefs and religions to contravene the law and State policies.
The citizen shall enjoy inviolability of the person and the protection of the law with regard to his life, health, honor and dignity.
No one can be arrested in the absence of a ruling by the People's Court, a ruling or sanction of the People's Office of Supervision and Control except in case of flagrant offenses. Taking a person into, or holding him in, custody must be done with full observance of the law.
It is strictly forbidden to use all forms of harassment and coercion, torture, violation of his honor and dignity, against a citizen.
No one shall be regarded as guilty and be subjected to punishment before the sentence of the Court has acquired full legal effect.
Any person who has been arrested, held in custody, prosecuted, brought to trial in violation of the law shall be entitled to damages for any material harm suffered and his reputation shall be rehabilitated. Anybody who contravenes the law in arresting, holding in custody, prosecuting, bringing to trial another person thereby causing him damage shall be dealt with severely.
The citizen is entitled to the inviolability of his domicile.
No one can enter the domicile of another person without his consent, except in cases authorized by the law.
Safety and secrecy are guaranteed to the citizen correspondence, telephone conversations and telegrams.
Domiciliary searches and the opening, control, and confiscation of a citizen's correspondence and telegrams can only be done by a competent authority in accordance with the provisions of the law.
The citizen has the right to lodge complaints and denunciations with the competent State authorities against the illegal doings of State organs, economic bodies, social organisations, units of the people's armed forces, or of any individual.
The complaints and denunciations must be examined and settled by the State authorities within the time laid down by the law.
All acts violating the interests of the State, the rights and legitimate interests of collectives and citizens shall be dealt with severely in time. The person who has suffered loss and injury shall be entitled to damages for any material harm suffered and his reputation rehabilitated.
It is strictly forbidden to take vengeance on the person making complaints and denunciations, or to misuse the right to make complaints and denunciations with the aim of slandering and causing harm to another person.
The State shall protect the legitimate interests of Vietnamese people residing abroad.
The State shall create the necessary conditions for Vietnamese residing abroad to maintain close ties with their families and native land and to contribute to national construction.
The citizen must show loyalty to his motherland.
To betray one's motherland is the most serious crime.
It is the sacred duty and the noble right of the citizen to defend his motherland.
The citizen must fulfill his military obligation and join in the all-people national defense.
The citizen has the duty to respect and protect the properly of the State and the public interest.
The citizen has the duty to obey the Constitution and the law, join in the safeguarding of national security and social order and the preserving of national secrets, and abide by the regulation public life.
The citizen has the duty to pay taxes and perform public-interest labour according to the provisions of the law.
Foreigners residing in Vietnam must obey the Constitution and law of Vietnam; they shall receive State protection with regard to their lives, possessions and legitimate interests in accordance with the provisions of Vietnamese law.
The Socialist Republic of Vietnam shall consider granting asylum to foreigners struggling for freedom, national independence, socialism, democracy and peace, or are harmed because of their scientific work
The National Assembly is the highest representative organ of the people and the highest organ of State power of the Socialist Republic of Vietnam.
The National Assembly is the only organ with constitutional and legislative powers.
The National Assembly shall decide the fundamental domestic and foreign policies, the socio-economic tasks, the country's national-defence and security issues, the essential principles governing the organisation and activity of the State machinery, the social relations and the activities of the citizen.
The National Assembly shall exercise supreme control over all activities of the State.
The National Assembly has the following obligations and powers:
1. To make and amend the Constitution; to make and amend laws; to work out a programme for making laws and decree-laws;
2. To exercise supreme control over conformity to the Constitution, the law and the resolutions of the National Assembly, to examine the reports of the country's President, the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office for Supervision and Control;
3. To decide the country's plan for socio-economic development;
4. To decide the national financial and monetary policies; to decide the draft State budget and budgetary appropriations; to approve the accounts of the State budget; to establish, change, or abolish taxes;
5. To decide the nationalities policy of the State;
6. To regulate the organisation and activity of the National Assembly, the country's President, the Government, the People's Courts, the People's Office of Supervision and Control and the local administrations.
7. To elect, release from duty, remove from office the country's President and Vice-President, the Chairman of the National Assembly, the Vice-Chairmen and members of the Standing Committee of the National Assembly, the Prime Minister, the President of the Supreme People's Court, the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control; to sanction the proposals of the country's President on the establishment of the Council of National Defence and security; to sanction the proposals of the Prime Minister on the appointment, release from duty and removal from office of Deputy Prime Ministers, Cabinet Ministers and other members of the Government;
8. To set up or suppress government ministries and government organs of ministerial rank; to establish, merge, divide, or adjust the boundaries of provinces and cities under direct central rule; to set up or disband special administrative-economic units;
9. To abrogate all formal written documents issued by the country's President, the Standing Committee of the national Assembly, the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court, and the Supreme People's Office of Supervision and Control, that run counter to the Constitution, the law, and resolutions taken by the National Assembly;
10. To proclaim an amnesty;
11. To institute titles and ranks on the people's armed forces, in the diplomatic service and other State titles and ranks; to institute medals, badges and State honours and distinctions;
12. To decide issues of war and peace; to proclaim a state of emergency and other special measures aimed at ensuring national defence and security;
13. To decide fundamental policies in external relations; to ratify or annul international agreements that have been signed or participated in on the proposal of the country's President,
14. To hold a referendum.
The duration of each National Assembly is five years.
Two months before the end of its tenure, a new National Assembly shall have been elected. The electoral procedure and the number of members of the National Assembly shall be established by law.
In special cases, with the approval of at least two-thirds of its members, the National Assembly can either reduce or prolong its period of tenure.
The National Assembly shall hold two sessions each year, to be convened by its Standing Committee.
When so required by the country's President, the Prime Minister, or at least one-third of the total membership of the National Assembly, or in pursuance of its own decision, the Standing Committee may convene an extraordinary session of the National Assembly.
The first session of the newly-elected National Assembly shall be convened two months after its election at the latest; it shall be opened and presided over by the chairman of the outgoing Assembly until the election by the incoming Assembly of its chairman.
The country's President, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationalities Council and Committees of the National Assembly, the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control, the Vietnam Fatherland Front and its member organisations may present draft laws to the National Assembly.
Members of the National Assembly may present motions concerning laws and draft laws to the National Assembly.
The procedure for the presentation to the National Assembly of draft laws and motions concerning laws shall be established by law.
Laws and resolutions of the National Assembly must be approved by more than half the total membership of the National Assembly; but decisions taken by the National Assembly to remove from office one of its members as stipulated in Article 7, to reduce or prolong its tenure as stipulated in Article 85 and to amend the Constitution as stipulated in Article 147 must be approved by at least two-thirds of its total membership.
Laws and resolutions of the National Assembly must be made public fifteen days after their adoption at the latest.
The National Assembly shall elect a Credentials Committee and base itself on the report of the Committee to confirm the capacity of its members.
The Standing Committee of the National Assembly is its permanent Committee.
It is composed of:
· the Chairman of the National Assembly,
· the Vice-Chairmen of the National Assembly;
· the members.
The membership of the Standing Committee shall be determined by the National Assembly. A member of the Standing Committee of the National Assembly cannot be at the same time a member of the Government.
The Standing Committee of each legislature shall fulfil its tasks and exercise its powers until the election by the new legislature of a new Standing Committee.
Following are the duties and powers of the Standing Committee of the National Assembly:
1. To call and preside over the election of the National Assembly,
2. To prepare for, to convene, and preside over the sessions of the National Assembly;
3. To interpret the Constitution, the law, and decree-laws;
4. To enact decree-laws on matters entrusted to it by the National Assembly;
5. To exercise supervision and control over the implementation of the Constitution, the law, the resolutions of the National Assembly, decree-laws, the resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; over the activities of the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control; to suspend the execution of the formal written orders of the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control, that contravene the Constitution, the law, the resolutions of the National Assembly; to report the matter to the National Assembly for it to decide the abrogation of such orders; to repeal the written orders of the Government, Prime Minister, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control that are contrary to the decree-laws and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly;
6. To exercise supervision and control over, and to give guidance to the activities of the People's Councils; to annul wrong resolutions by the People's Councils of provinces and cities under direct central rule; to disband People's Councils of provinces and cities under direct central rule whenever such Councils cause serious harm to the interests of the people;
7. To direct, harmonise, and co-ordinate the activities of the Nationalities Council and the Committees of the National Assembly, to give guidance to, and to ensure good working conditions for, members of the National Assembly;
8. In the intervals between sessions of the National Assembly, to sanction proposals of the Prime Minister concerning the appointment, release from duty, and dismissal of a Deputy Prime Minister, Cabinet Minister, and other members of the Government, and to report such matters to the nearest session of the National Assembly;
9. In the intervals between sessions of the National Assembly, to proclaim the state of war in case of foreign aggression and report the matter to the National Assembly for its approval at its nearest session;
10. To proclaim general or partial mobilisation; to proclaim a state of emergency throughout the country or in a particular region;
11. To carry out the National Assembly's external relations;
12. To organise a referendum following decision by the National Assembly.
The Chairman of the National Assembly shall preside over its sessions; authenticate through his signature laws and resolutions of the National Assembly; give leadership to the activities of its Standing Committee; organise the carrying out of its external relations; maintain relationship with its members.
The Vice-Chairmen of the National Assembly shall assist the Chairman in the fulfilment of his duties as required by him.
The decree-laws and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly must be approved by more that half of its membership. They must be made public fifteen days following their adoption at the latest, except in case they are presented by the country's President to the National Assembly for review.
The National Assembly shall elect a Nationalities Council comprising the Chairman, Vice-Chairmen, and members.
The Nationalities Council studies and makes proposals to the National Assembly on issues concerning the nationalities; supervises and controls the implementation of policies on nationalities, the execution of programmes and plans for socio-economic development of the highlands and regions inhabited by national minorities.
Prior to the promulgation of decisions related to nationalities policies, the Government must consult the Nationalities Council.
The Chairman of the Nationalities Council can sit in on meetings of the Standing Committee of the National Assembly and meetings of the Government at which are discussed ways of putting into effect policies on nationalities.
The Nationalities Council has also other duties and powers as assigned to the Committees of the National Assembly in Article 95.
A number of members of the Nationalities Council are in charge of special tasks.
The National Assembly shall elect its Committees.
The Committees of the National Assembly study and check draft laws, make proposals concerning laws, draft decree-laws and other drafts, and reports entrusted to them by the National Assembly or its Standing Committee; present to the National Assembly and its Standing Committee their views on legislative programmes; exercise supervision and control within the bounds determined by law; make proposals concerning issues within their fields of activity.
A number of members of each Committee are in charge of special tasks.
The Nationalities Council and the Committees of the National Assembly can require members of the Government, the President of the Supreme People's Court, the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control, and other State officials to report or supply documents on certain necessary matters. Those to whom such requests are made must satisfy them.
It is the responsibility of State organs to examine and answer the proposals made by the Nationalities Council and the Committees of the National Assembly.
The deputy to the National Assembly represents the will and aspirations of the people, not only of his constituency but of the whole country.
The deputy to the National Assembly must maintain close ties with the electors; submit himself to their control; collect and faithfully reflect their views and aspirations for the consideration of the National Assembly and the State organs concerned; maintain regular contacts with and make reports to the electors on his own activities and the National Assembly's; answer the requests and proposals of the electors; examine, activate and keep track of the way citizens' complaints and denunciations are dealt with, and give guidance and assistance to citizens seeking to exercise their rights.
The deputy to the National Assembly shall popularise and urge the people to implement the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
The deputy to the National Assembly has the right to interpellate the country's President, the Chairman of the National Assembly, the Prime Minister, Cabinet Ministers and other members of the Government, the President of the Supreme People's Court, and the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control.
The interpellated officials must give an answer at the current session; in case an inquiry is needed the National Assembly may decide that the answer should be given to its Standing Committee or at one of its own subsequent sessions, or may allow the answer to be given in writing.
The deputy to the National Assembly has the right to request State organs, social organisations, economic bodies, and units of the armed forces to answer questions on matters with which he is concerned. The people in charge of those organs, organisations, bodies and units have the responsibility to answer questions put by the deputy within the time limit set by the law.
A member of the National Assembly cannot be arrested or prosecuted without the consent of the National Assembly and, in the intervals between its sessions, without the consent of its Standing Committee.
In case of a flagrant offence and the deputy is taken into temporary custody, the organ effecting his arrest must immediately report the facts to the National Assembly or its Standing Committee for it to examine them and take a decision.
The deputy to the National Assembly must devote the necessary time to his work.
It is the responsibility of the Standing Committee of the National Assembly, the Prime Minister, the Cabinet Ministers, the other members of the Government, and the other State organs to supply him with the material he requires and to create the necessary conditions for him to fulfil his duty.
The State shall ensure that he has the money necessary to his activities.
The country's President is the Head of State and represents the Socialist Republic of Vietnam internally and externally.
The country's President shall be elected by the National Assembly from among its members.
He is responsible to the National Assembly for his work and reports to it.
His term of office follows that of the National Assembly. At the end of the latter's tenure he shall continue in office until a new President of the country is elected by the new legislature.
Following are the duties and powers of the country's President
1. To promulgate the Constitution, laws and decree-laws;
2. To have overall command of the armed forces and hold the office of Chairman of the National Defence and Security Council;
3. To propose to the National Assembly to elect, release from duty, remove from office, the Vice-President of the country, the Prime Minister, the President of the Supreme People's Court, the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control;
4. On the basis of resolutions of the National Assembly or its Standing Committee to appoint, release from duty, or dismiss the Deputy Prime Ministers, Cabinet Ministers and other members of the Government;
5. On the basis of resolutions of the National Assembly or its Standing Committee to proclaim a state of war; to proclaim an amnesty;
6. On the basis of resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, to order a general or partial mobilisation; to proclaim a state of emergency throughout the country or in a particular region;
7. To propose to the Standing Committee of the National Assembly to review its decree-laws and resolutions' on matters stipulated in Points 8 and 9, Article 91, within the space of ten days following their adoption; if those decree-laws and resolutions are again passed by the Standing Committee of the National Assembly with the country's President dissenting, the latter shall report the matter to the National Assembly for it to decide the issue at its nearest session;
8. To appoint, release from duty, dismiss the Vice-Presidents and judges of the Supreme People's Court, the Deputy Head and members of the Supreme People's Office of Supervision and Control;
9. To conifer titles and ranks on senior officers of the people's armed forces; diplomatic titles and ranks, and other State titles and ranks; to confer medals, badges and State honours and distinctions;
10. To appoint and recall Vietnam's ambassadors extraordinary and plenipotentiary, to receive foreign ambassadors extraordinary and plenipotentiary to negotiate and sign international agreements on behalf of the Socialist Republic of Vietnam with the Heads of other States; to approve or join international agreements, except in cases where a decision by the National Assembly is necessary;
11. To grant Vietnamese nationality, release from Vietnamese nationality, or deprive of Vietnamese nationality;
12. To grant pardons.
The National Defence and Security Council shall comprise the President, the Vice-President and the members.
The country's President shall propose a list of members of the National Defence and Security Council to the approval of the National Assembly. Members of the National Defence and Security Council shall not necessarily be members of the National Assembly.
The National Defence and Security Council shall mobilise all forces and potentialities of the country for national defence.
In case of war the National Assembly can entrust the National Defence and Security Council with special duties and powers.
The National Defence and Security Council shall operate as a collegium and take its decisions by a vote of the majority.
The country's President is entitled to attend sessions of the Standing Committee of the National Assembly.
Whenever he deems it necessary he can attend meetings of the Government.
The country's President shall issue orders and decisions for the accomplishment of his duties and the exercise of his powers.
The country's Vice-President shall be elected by the National Assembly from among its members.
He shall assist the President in the performance of his duties and may be delegated by him to perform certain tasks.
When the country's President is incapacitated for work over a long period of time, the Vice-President shall act as President.
In case of vacancy of the Presidency, the Vice-President shall be acting President until the election of a new President by the National Assembly.
The Government is the executive organ of the National Assembly, the highest organ of State administration of the Socialist Republic of Vietnam.
The Government shall carry out overall management of the work for the fulfillment of the political, economic, cultural, social, national-defense, security and external duties of the State; it shall ensure the effectiveness of the State apparatus from the center to the grassroots; it shall ensure respect for and implementation of the Constitution and the law; it shall promote the mastery of the people in national construction and defense; it shall ensure security and the improvement of the people's material and cultural living conditions.
The Government is accountable to the National Assembly and shall make its reports to the National Assembly, its Standing Committee, and the country's President.
The Government shall be composed of the Prime Minister, the Deputy Prime Ministers, the Cabinet Ministers, and other members. With the exception of the Prime Minister, its members are not necessarily members of the National Assembly.
The Prime Minister is accountable to the National Assembly and shall make his reports to the National Assembly, its Standing Committee, and the country's President.
The Deputy Prime Ministers shall assist the Prime Minister in the performance of his duties, as required by him. In the absence of the Prime Minister, one of his Deputies shall be delegated by him to direct the work of the government.
The Chairman of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Chairman of the Vietnam Federation of Labour and the heads of mass organisations shall be invited to attend the sessions of the Government when relevant problems come up for discussion.
Following are the duties and powers of the Government:
1. To direct the work of the ministries, the organs of ministerial rank and the organs of the Government, the People's Committees at all levels; to build and consolidate the unified system of the apparatus of State administration from the center to the grassroots; to guide and control the People's Councils in their implementation of the directives of superior organs of State administration; to create favourable conditions for the People's Councils to fulfill their duties and exercise their powers as laid down by law, to train, foster, dispose and use State officials and employees;
2. To ensure the implementation of the Constitution and the law in State organs, economic bodies, social organisations, units of the armed forces, and among the citizens; to organise and direct propaganda and educational work among the people concerning the Constitution and the law;
3. To present draft laws, decree-laws and other projects to the National Assembly and its Standing Committee;
4. To ensure the overall management of the building and development of the national economy; to carry into effect national financial and monetary policies; to manage and ensure the effective use of property in the ownership of the entire people; to promote the development of culture, education, health care, science and technology; to carry out the plan for socio-economic development and to give effect to the State budget;
5. To take measures to protect the rights and legitimate interests of the citizen, to create conditions for him to exercise his rights and fulfill his duties, to protect the property and interests of the State and society; to protect the environment;
6. To consolidate and strengthen national defense by the entire people and the people's security; to ensure national security and social order; to build the people's armed forces; to carry into effect general mobilisation, to proclaim the state of emergency and all other necessary measures to defend the country;
7. To organise and direct the conduct of State inventories and statistics; State inspection and control; to fight bureaucratism and corruption in the State machinery; to settle complaints and denunciations by citizens;
8. To ensure the overall management of the State's external relations; to sign, join, approve international agreements on behalf of the Government; to direct the implementation of international agreements subscribed to or joined by the Socialist Republic of Vietnam; to protect the interests of the State and the legitimate interests of Vietnamese citizens and organisations in foreign countries;
9. To implement social policies, nationalities policies, policies on religion;
10. To take decisions in the adjustment of the boundaries of administrative units below the level of the province and the city under direct central control;
11. To coordinate its efforts with those of the Vietnam Fatherland Front and all mass organisations in the fulfillment of their duties and exercise of their rights; to create conditions for their effective functioning.
The tenure of the Government is the same as that of the National Assembly. When the latter's tenure ends the Government shall continue in office until the new legislature establishes a new Government.
Following are the duties and powers of the Prime Minister:
1. To direct the work of the Government, the Government members, the People's Councils at all levels; to chair Cabinet meetings;
2. To propose to the National Assembly to set up or disband ministries and organs of ministerial rank; to present to the National Assembly or, when the latter is not in session, to its Standing Committee, for approval, proposals on the appointment, release from duty, or dismissal of Deputy Prime Ministers, Cabinet Ministers and other members of the Government;
3. To appoint, release from duty, or dismiss Vice-Ministers and officials of equal rank; approve the election, release from duty, secondment, and dismissal of Chairmen and Deputy Chairmen of People's Committees of provinces and cities under direct central rule;
4. To suspend or annul decisions, directives and circulars of Cabinet Ministers and other Government members, decisions and directives of People's Councils and Chairmen of People's Committees of provinces and cities under direct central rule that contravene the Constitution, the law, and other formal written documents of superior State organs;
5. To suspend the execution of resolutions of People's Councils of provinces and cities under direct central rule that contravene the Constitution, the law, and formal written orders of superior State organs; at the same time to propose to the Standing Committee of the National Assembly to annul them;
6. To make regular reports to the people through the mass media on major issues to be settled by the Government.
On the basis of the Constitution, the law, and the resolutions of the National Assembly, the decree-laws and resolutions of the latter's Standing Committee, the orders and decisions of the country's President, the Government shall issue resolutions and decrees, the Prime Minister shall issue decisions and directives and shall supervise the execution of those formal written orders.
Major issues within the jurisdiction of the Government shall undergo collegial discussion and decisions shall be taken in conformity with the will of the majority.
Cabinet Ministers and other Government members shall be responsible for State administration in the fields and branches under their respective authority throughout the country; they shall ensure the autonomy of grassroots units in production and trading according to the provisions of the law.
On the basis of the Constitution, the law, and the resolutions of the National Assembly, the decree-laws and resolutions of the latter's Standing Committee, the orders and decisions of the country's President, the written orders of the Government and the Prime Minister, the Cabinet Ministers, the other Government members, the heads of government organs shall issue decisions, directives and circulars and shall control the execution of these formal written instructions by all branches, regions and grass roots units.
Cabinet Ministers and the other Government members shall be responsible to the Prime Minister and the National Assembly for the fields and branches under their respective authority.
THE PEOPLE'S COUNCILS AND THE PEOPLE'S COMMITTEES
The administrative units of the Socialist Republic of Vietnam are distributed as follows:
The country is divided into provinces and cities under direct central rule;
The province is divided into districts, provincial cities, and towns; the city under direct central rule is divided into urban districts, rural districts, and towns;
The district is divided into communes and townlets; the provincial city and the town are divided into wards and communes; the urban district is divided into wards.
The establishment of People's Councils and People's Committees in administrative units is determined by law.
The People's Council is the local organ of State power; it represents the will, aspirations, and mastery of the people; it is elected by the local people and is accountable to them and to the superior State organs.
On the basis of the Constitution, the law, and the formal written orders of superior State organs the People's Council shall pass resolutions on measures for the serious implementation of the Constitution and the law at local level; on the plan for socio-economic development and the execution of the budget; on national defence and security at local level; on measures for stabilising and improving the people's living conditions, fulfilling all duties entrusted by the superior authorities and all obligations to the country as a whole.
The deputy to the People's Council represents the will and aspirations of the local people; he must maintain close lies with the electors, submit himself to their control, keep regular contact with them, regularly report to them on his activities and those of the People's Council, answer their requests and proposals; look into and activate the settlement of the people's complaints and denunciations.
It is the duty of the deputy to the People's Council to urge the people to abide by the law and State policies, the resolutions of the People's Council, and to encourage them to join in State administration.
The deputy to the People's Council has the right to interpellate the Chairman of the People's Council, the Chairman and other members of the People's Committee, the President of the People's Court, the Head of the People's Office of Supervision and Control, and the heads of organs under the People's Committee. The interpellated officials must answer this interpellation within the time determined by law.
The deputy to the People's Council has the right to make proposals to local State organs. The officials in charge of these organs have the responsibility to receive him, and to examine and settle the issues raised in his proposals.
The People's Committee elected by the People's Council is the latter's executive organ, the organ of local State administration. It is its responsibility to implement the Constitution, the law, the formal written orders of superior State organs and the resolutions of the People's Council.
Within the bounds of its duties and powers the People's Committee shall issue decisions and directives and supervise their execution.
The Chairman of the People's Committee shall give leadership and operational guidance to the activities of the People's Committee.
When deciding major local matters, the People's Committee shall undertake collegial discussion and its decisions must conform to the will of the majority.
The Chairman of the People's Committee can suspend or annul the wrong decisions of organs under the People's Committees and People's Councils of a lower rank; it can suspend wrong resolutions of People's Councils of a lower rank and at the same time propose to the People's Council at his own level to annul such resolutions.
The Chairman of the Vietnam Fatherland Front and the heads of mass organisations in the locality shall be invited to attend sessions of the People's Council and to attend meetings of the People's Committee at the same level when relevant problems are discussed.
The People's Council and the People's Committee shall make regular reports on the local situation in all fields to the Fatherland Front and the mass organisations; shall listen to their opinions and proposals on local power building and socio-economic development; shall cooperate with them in urging the people to work together with the State for the implementation of socio-economic, national-defence, and security tasks in the locality.
THE PEOPLE'S COURT / OFFICE OF SUPERVISION AND CONTROL
It is the duty of the People's Court and the People's Office of Supervision and Control to, within the bounds of their functions, safeguard socialist legality, the socialist regime and the people's mastery, the property of the State and the collectives, the lives, property, freedom, honour and dignity of the citizen.
Constitution Chapter Eleven
THE PEOPLE'S COURT
The Supreme People's Court, the local People's Courts, the Military Tribunals and the other tribunals established by law are the judicial organs of the Socialist Republic of Vietnam.
Under special circumstances, the National Assembly may decide to set up a Special Tribunal.
At the grassroots appropriate popular organisations shall be set up to deal with minor offences and disputes among the people according to the provisions of the law.
The tenure of the President of the Supreme People's Court shall be the same as that of the National Assembly.
The regime of the appointment, release from duty, dismissal, and the tenure of office of the judges; the system of election and the tenure of office of people's assessors in People's Courts at every level shall be determined by law.
Trials before People's Courts with the participation of people's assessors and before Military Tribunals with the participation of military assessors shall be conducted in conformity with the provisions of the law. During a trial the assessors shall be on an equal footing with the judges.
During a trial the judges and assessors are independent and shall only obey the law.
The People's Courts shall hold their hearings in public, except in cases determined by law.
The People's Courts shall try their cases collegially and their decisions shall be in conformity with the will of the majority.
The right of the defendant to be defended is guaranteed. The defendant can either conduct his own defence or ask someone else to do it.
An organisation of barristers shall be set up to help the defendant and other parties in a law case to defend their rights and legitimate interests and contribute to the safeguarding of socialist legality.
The People's Courts shall guarantee that citizens of the Socialist Republic of Vietnam who are members of various nationalities can use their own respective languages and systems of writing in court.
The Supreme People's Court is the highest judicial organ of the Socialist Republic of Vietnam.
It supervises and directs the Judicial work of Special People's Courts and Military Tribunals.
It supervises and directs the judicial work of Special Tribunals and other tribunals, unless otherwise prescribed by the National Assembly at the establishment of such Tribunals.
The President of the Supreme People's Court is responsible and makes his reports to the National Assembly and, when the latter is not in session, to its Standing Committee and to the country's President.
The President of the local People's Court is responsible to and makes his reports to the People's Council.
The sentences and decisions of the People's Court which have acquired legal effect must be respected by State organs, economic bodies, social organisations, people's armed units and all citizens; they must be seriously implemented by the individuals and organs concerned.
THE PEOPLE'S OFFICE OF SUPERVISION AND CONTROL
The Supreme People's Office of Supervision and Control supervises and controls obedience to the law by Ministries, organs of ministerial rank, other organs under the government, local organs of power, economic bodies, social organisations, people's armed units and citizens; it exercises the right to initiate public prosecution, ensures a serious and uniform implementation of the law.
The local Offices of Supervision and Control and the Military Offices of Supervision and Control supervise and control obedience to the law and exercise the right to initiate public prosecution within the bounds of their responsibilities as prescribed by law.
The People's Office of Supervision and Control is directed by its Head. The Heads of inferior Offices are subject to the leadership of the Heads of superior Offices. The Heads of local Offices of Supervision and Control and the Heads of Military Offices of Supervision and Control are subject to the overall leadership of the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control.
The setting up of the Committee of Supervision and Control, the problems to be settled by the Head of the People's Office of Supervision and Control, the major issues to be discussed and settled by the Committee of Supervision and Control in conformity with the will of the majority, are to be prescribed by law.
The tenure of the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control is the same as that of the National Assembly.
The Heads, Deputy Heads and members of the local People's Offices of Supervision and Control and of Military Offices of Supervision and Control in military zones and areas shall be appointed, released from duty, or dismissed by the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control.
The Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control shall be responsible and shall make his reports to the National Assembly and, when the latter is not in session, to its Standing Committee and to the country's President.
The Heads of the local People's Offices of Supervision and Control are responsible for reporting to the People's Councils on the situation in law enforcement in the respective localities, and shall answer the interpellations of the deputies to the People's Councils.
NATIONAL FLAG, ANTHEM, CAPITAL, AND NATIONAL DAY
The national flag of the Socialist Republic of Vietnam is rectangular in shape, its width being equal to two-thirds of its length; in the middle of a red background is a five-pointed gold star.
The national emblem of the Socialist Republic of Vietnam is circular in shape; in the middle of a red background is a five-pointed gold star framed by rice ears below which is half a cog wheel and the inscription: Socialist Republic of Vietnam.
The national anthem of the Socialist Republic of Vietnam is the music and words of the March to the Front.
The capital of the Socialist Republic of Vietnam is Ha Noi
The day of the Declaration of Independence, the Second of September 1945, is the National Day.
Constitution Chapter Twelve: Effect of the Constitution and Amendments
The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam is the fundamental law of the State and has the highest legal effect.
All other legal documents must conform to the Constitution.
The National Assembly alone shall have the right to amend the Constitution. An amendment to the Constitution must be approved by at least two-thirds of its total membership.
This Constitution was unanimously approved by the 8th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 11th session sitting of 15 April 1992 at 11.45 a.m.