Chương 6 Hiến pháp năm 1992: Quốc hội
Số hiệu: | 68-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Quang Đạo |
Ngày ban hành: | 15/04/1992 | Ngày hiệu lực: | 18/04/1992 |
Ngày công báo: | 30/04/1992 | Số công báo: | Số 8 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5- Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước;
6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
8- Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10- Quyết định đại xá;
11- Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
12- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14- Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường.
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
Thủ tục trình Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ các trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 7, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội quy định tại Điều 85 và sửa đổi Hiến pháp quy định tại Điều 147, thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội;
- Các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Các ủy viên.
Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
4- Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7- Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
8- Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
9- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
10- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Quốc hội bầu Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc, Chính phủ phải tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc.
Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Uỷ ban của Quốc hội quy định tại Điều 95.
Hội đồng dân tộc có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
Quốc hội bầu các Uỷ ban của Quốc hội.
Các Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban.
Mỗi Uỷ ban có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viên chức Nhà nước hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu và tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
The National Assembly is the highest representative organ of the people and the highest organ of State power of the Socialist Republic of Vietnam.
The National Assembly is the only organ with constitutional and legislative powers.
The National Assembly shall decide the fundamental domestic and foreign policies, the socio-economic tasks, the country's national-defence and security issues, the essential principles governing the organisation and activity of the State machinery, the social relations and the activities of the citizen.
The National Assembly shall exercise supreme control over all activities of the State.
The National Assembly has the following obligations and powers:
1. To make and amend the Constitution; to make and amend laws; to work out a programme for making laws and decree-laws;
2. To exercise supreme control over conformity to the Constitution, the law and the resolutions of the National Assembly, to examine the reports of the country's President, the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office for Supervision and Control;
3. To decide the country's plan for socio-economic development;
4. To decide the national financial and monetary policies; to decide the draft State budget and budgetary appropriations; to approve the accounts of the State budget; to establish, change, or abolish taxes;
5. To decide the nationalities policy of the State;
6. To regulate the organisation and activity of the National Assembly, the country's President, the Government, the People's Courts, the People's Office of Supervision and Control and the local administrations.
7. To elect, release from duty, remove from office the country's President and Vice-President, the Chairman of the National Assembly, the Vice-Chairmen and members of the Standing Committee of the National Assembly, the Prime Minister, the President of the Supreme People's Court, the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control; to sanction the proposals of the country's President on the establishment of the Council of National Defence and security; to sanction the proposals of the Prime Minister on the appointment, release from duty and removal from office of Deputy Prime Ministers, Cabinet Ministers and other members of the Government;
8. To set up or suppress government ministries and government organs of ministerial rank; to establish, merge, divide, or adjust the boundaries of provinces and cities under direct central rule; to set up or disband special administrative-economic units;
9. To abrogate all formal written documents issued by the country's President, the Standing Committee of the national Assembly, the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court, and the Supreme People's Office of Supervision and Control, that run counter to the Constitution, the law, and resolutions taken by the National Assembly;
10. To proclaim an amnesty;
11. To institute titles and ranks on the people's armed forces, in the diplomatic service and other State titles and ranks; to institute medals, badges and State honours and distinctions;
12. To decide issues of war and peace; to proclaim a state of emergency and other special measures aimed at ensuring national defence and security;
13. To decide fundamental policies in external relations; to ratify or annul international agreements that have been signed or participated in on the proposal of the country's President,
14. To hold a referendum.
The duration of each National Assembly is five years.
Two months before the end of its tenure, a new National Assembly shall have been elected. The electoral procedure and the number of members of the National Assembly shall be established by law.
In special cases, with the approval of at least two-thirds of its members, the National Assembly can either reduce or prolong its period of tenure.
The National Assembly shall hold two sessions each year, to be convened by its Standing Committee.
When so required by the country's President, the Prime Minister, or at least one-third of the total membership of the National Assembly, or in pursuance of its own decision, the Standing Committee may convene an extraordinary session of the National Assembly.
The first session of the newly-elected National Assembly shall be convened two months after its election at the latest; it shall be opened and presided over by the chairman of the outgoing Assembly until the election by the incoming Assembly of its chairman.
The country's President, the Standing Committee of the National Assembly, the Nationalities Council and Committees of the National Assembly, the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control, the Vietnam Fatherland Front and its member organisations may present draft laws to the National Assembly.
Members of the National Assembly may present motions concerning laws and draft laws to the National Assembly.
The procedure for the presentation to the National Assembly of draft laws and motions concerning laws shall be established by law.
Laws and resolutions of the National Assembly must be approved by more than half the total membership of the National Assembly; but decisions taken by the National Assembly to remove from office one of its members as stipulated in Article 7, to reduce or prolong its tenure as stipulated in Article 85 and to amend the Constitution as stipulated in Article 147 must be approved by at least two-thirds of its total membership.
Laws and resolutions of the National Assembly must be made public fifteen days after their adoption at the latest.
The National Assembly shall elect a Credentials Committee and base itself on the report of the Committee to confirm the capacity of its members.
The Standing Committee of the National Assembly is its permanent Committee.
It is composed of:
· the Chairman of the National Assembly,
· the Vice-Chairmen of the National Assembly;
· the members.
The membership of the Standing Committee shall be determined by the National Assembly. A member of the Standing Committee of the National Assembly cannot be at the same time a member of the Government.
The Standing Committee of each legislature shall fulfil its tasks and exercise its powers until the election by the new legislature of a new Standing Committee.
Following are the duties and powers of the Standing Committee of the National Assembly:
1. To call and preside over the election of the National Assembly,
2. To prepare for, to convene, and preside over the sessions of the National Assembly;
3. To interpret the Constitution, the law, and decree-laws;
4. To enact decree-laws on matters entrusted to it by the National Assembly;
5. To exercise supervision and control over the implementation of the Constitution, the law, the resolutions of the National Assembly, decree-laws, the resolutions of the Standing Committee of the National Assembly; over the activities of the Government, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control; to suspend the execution of the formal written orders of the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control, that contravene the Constitution, the law, the resolutions of the National Assembly; to report the matter to the National Assembly for it to decide the abrogation of such orders; to repeal the written orders of the Government, Prime Minister, the Supreme People's Court, the Supreme People's Office of Supervision and Control that are contrary to the decree-laws and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly;
6. To exercise supervision and control over, and to give guidance to the activities of the People's Councils; to annul wrong resolutions by the People's Councils of provinces and cities under direct central rule; to disband People's Councils of provinces and cities under direct central rule whenever such Councils cause serious harm to the interests of the people;
7. To direct, harmonise, and co-ordinate the activities of the Nationalities Council and the Committees of the National Assembly, to give guidance to, and to ensure good working conditions for, members of the National Assembly;
8. In the intervals between sessions of the National Assembly, to sanction proposals of the Prime Minister concerning the appointment, release from duty, and dismissal of a Deputy Prime Minister, Cabinet Minister, and other members of the Government, and to report such matters to the nearest session of the National Assembly;
9. In the intervals between sessions of the National Assembly, to proclaim the state of war in case of foreign aggression and report the matter to the National Assembly for its approval at its nearest session;
10. To proclaim general or partial mobilisation; to proclaim a state of emergency throughout the country or in a particular region;
11. To carry out the National Assembly's external relations;
12. To organise a referendum following decision by the National Assembly.
The Chairman of the National Assembly shall preside over its sessions; authenticate through his signature laws and resolutions of the National Assembly; give leadership to the activities of its Standing Committee; organise the carrying out of its external relations; maintain relationship with its members.
The Vice-Chairmen of the National Assembly shall assist the Chairman in the fulfilment of his duties as required by him.
The decree-laws and resolutions of the Standing Committee of the National Assembly must be approved by more that half of its membership. They must be made public fifteen days following their adoption at the latest, except in case they are presented by the country's President to the National Assembly for review.
The National Assembly shall elect a Nationalities Council comprising the Chairman, Vice-Chairmen, and members.
The Nationalities Council studies and makes proposals to the National Assembly on issues concerning the nationalities; supervises and controls the implementation of policies on nationalities, the execution of programmes and plans for socio-economic development of the highlands and regions inhabited by national minorities.
Prior to the promulgation of decisions related to nationalities policies, the Government must consult the Nationalities Council.
The Chairman of the Nationalities Council can sit in on meetings of the Standing Committee of the National Assembly and meetings of the Government at which are discussed ways of putting into effect policies on nationalities.
The Nationalities Council has also other duties and powers as assigned to the Committees of the National Assembly in Article 95.
A number of members of the Nationalities Council are in charge of special tasks.
The National Assembly shall elect its Committees.
The Committees of the National Assembly study and check draft laws, make proposals concerning laws, draft decree-laws and other drafts, and reports entrusted to them by the National Assembly or its Standing Committee; present to the National Assembly and its Standing Committee their views on legislative programmes; exercise supervision and control within the bounds determined by law; make proposals concerning issues within their fields of activity.
A number of members of each Committee are in charge of special tasks.
The Nationalities Council and the Committees of the National Assembly can require members of the Government, the President of the Supreme People's Court, the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control, and other State officials to report or supply documents on certain necessary matters. Those to whom such requests are made must satisfy them.
It is the responsibility of State organs to examine and answer the proposals made by the Nationalities Council and the Committees of the National Assembly.
The deputy to the National Assembly represents the will and aspirations of the people, not only of his constituency but of the whole country.
The deputy to the National Assembly must maintain close ties with the electors; submit himself to their control; collect and faithfully reflect their views and aspirations for the consideration of the National Assembly and the State organs concerned; maintain regular contacts with and make reports to the electors on his own activities and the National Assembly's; answer the requests and proposals of the electors; examine, activate and keep track of the way citizens' complaints and denunciations are dealt with, and give guidance and assistance to citizens seeking to exercise their rights.
The deputy to the National Assembly shall popularise and urge the people to implement the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.
The deputy to the National Assembly has the right to interpellate the country's President, the Chairman of the National Assembly, the Prime Minister, Cabinet Ministers and other members of the Government, the President of the Supreme People's Court, and the Head of the Supreme People's Office of Supervision and Control.
The interpellated officials must give an answer at the current session; in case an inquiry is needed the National Assembly may decide that the answer should be given to its Standing Committee or at one of its own subsequent sessions, or may allow the answer to be given in writing.
The deputy to the National Assembly has the right to request State organs, social organisations, economic bodies, and units of the armed forces to answer questions on matters with which he is concerned. The people in charge of those organs, organisations, bodies and units have the responsibility to answer questions put by the deputy within the time limit set by the law.
A member of the National Assembly cannot be arrested or prosecuted without the consent of the National Assembly and, in the intervals between its sessions, without the consent of its Standing Committee.
In case of a flagrant offence and the deputy is taken into temporary custody, the organ effecting his arrest must immediately report the facts to the National Assembly or its Standing Committee for it to examine them and take a decision.
The deputy to the National Assembly must devote the necessary time to his work.
It is the responsibility of the Standing Committee of the National Assembly, the Prime Minister, the Cabinet Ministers, the other members of the Government, and the other State organs to supply him with the material he requires and to create the necessary conditions for him to fulfil his duty.
The State shall ensure that he has the money necessary to his activities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực