Chương VII Luật trọng tài thương mại 2010: Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Số hiệu: | 54/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
Điều 48. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Điều 49. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 50. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
a) Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
b) Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyết định để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Điều 52. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Điều 53. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Hội đồng trọng tài.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Kèm theo đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu phải cung cấp cho Hội đồng trọng tài chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Theo quyết định của Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Hội đồng trọng tài ấn định tương ứng với giá trị thiệt hại có thể phát sinh do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra để bảo vệ lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng do Hội đồng trọng tài quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, ngay sau khi bên yêu cầu đã thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này thì Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu, Hội đồng trọng tài thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho bên yêu cầu biết.
5. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
b) Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
c) Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
a) Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
b) Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyết định để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
1. Sau khi nộp đơn khởi kiện, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, một bên có quyền làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi người yêu cầu thực hiện biện pháp bảo đảm. Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
3. Một bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc phân công Thẩm phán xem xét giải quyết đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Chapter VII
INTERIM URGENT MEASURES
Article 48. Right to request application of interim urgent measures
1. The disputing parties may request the arbitration council or a court to apply interim urgent measures under this Law and relevant laws, unless otherwise agreed by the parties.
2. A request for a court to apply interim urgent measures shall not be regarded as rejection to the arbitration agreement or waiver of the right to dispute settlement by arbitration.
Article 49. The arbitration council's competence to apply interim urgent measures
1. At the request of one of the parties, the arbitration council may apply one or more interim urgent measures to the disputing parties.
2. Interim urgent measures include:
a/ Prohibiting any change in the status of assets under dispute;
b/ Prohibiting or forcing any disputing party to commit one or more certain acts to prevent acts which adversely affect the process of arbitral proceedings;
c/ Distraining assets under dispute;
d/ Requesting preservation, storage, sale or disposal of any asset of one disputing party or all disputing parties;
e/ Requesting temporary money payment between the parties;
f/ Prohibiting transfer of the rights to assets under dispute.
3. During the dispute settlement, if one party has requested a court to apply one or more interim urgent measures specified in Clause 2 of this Article but later requests the arbitration council to apply such measures, the arbitration council shall refuse such application.
4. Before applying interim urgent measures, the arbitration council may force the party that requests such application to perform the financial security obligation.
5. The arbitration council which applies other interim urgent measures or those in excess of the requester's request for application of interim urgent measures, thus causing damage to the requester, the party to which these measures are applied or a third person, the damage sufferer may sue for compensation under the civil procedure law.
Article 50. Procedures for the arbitration council to apply interim urgent measures
1. The requester for application of interim urgent measures shall send a written request to the arbitration council.
2. A written request for application of interim urgent measures must contain:
a/ Date of making:
b/ Name and address of the requester;
c/ Name and address of the party to whom/ which interim urgent measures are to be applied:
d/ Summary of the circumstances of the dispute;
e/ Reason for the application of interim urgent measures;
f/ Interim urgent measures to be applied and specific requirements.
In addition to the request, the requester shall provide the arbitration council with evidence to prove the necessity to apply such interim urgent measures.
3. As decided by the arbitration council, the requester shall deposit a sum of money, precious metal, gemstone or valuable papers of a value set by the arbitration council equivalent to the amount of the loss which could be caused by improper application of interim urgent measures in order to protect the requester's interests. Such a sum of money, precious metal, gemstone or valuable papers shall be deposited in a blocked account at a bank decided by the arbitration council.
4. Within 3 working days after receiving a request, immediately after the requester has provided the security specified in Clause 3 of this Article, the arbitration council shall consider and decide to apply interim urgent measures. In case of refusal, the arbitration council shall issue a written notice clearly stating the reason to the requester.
5. The enforcement of the arbitration council's decision to apply interim urgent measures complies with the law on enforcement of civil judgments.
Article 51. The arbitration council's jurisdiction and procedures for changing. supplementing or canceling interim urgent measures
1. At the request of one party, the arbitration council may change, supplement or cancel interim urgent measures at any lime during the dispute settlement.
2. Procedures for changing or supplementing interim urgent measures comply with Article 50 of this Law.
3. The arbitration council may cancel the applied interim urgent measures in the following cases:
a/ The requester for application of interim urgent measures requests cancellation of such measures;
b/ The party subject to the enforcement of the decision to apply interim urgent measures has handed over its assets or another person has implemented the obligation security measure towards the requester;
c/ The obligation of the obliged party terminates under law.
4. Procedures for canceling interim urgent measures are specified as follows:
a/ The requester files a request for such cancellation with the arbitration council;
b/ The arbitration council considers and decides to cancel interim urgent measures and considers and decides to allow the requester to receive back the security assets specified in Clause 3, Article 50 of this Law. unless the requester has to compensate for a wrongful request causing damage to the party to which interim urgent measures are applied, or to a third person.
A decision to cancel interim urgent measures shall immediately be sent to the disputing parties and the civil judgment enforcement agency.
Article 52. Responsibilities of requesters for application of interim urgent measures
A requester for application of interim urgent measures shall take responsibility for his/her request. He/she shall compensate for his/her wrongful request causing damage to the other party or a third person.
Article 53. The court's jurisdiction, order and procedures for applying, changing or canceling interim urgent measures
1. After filing a petition, if its lawful rights and interests arc infringed or in a direct danger of infringement, the filing party may file a request with a competent court to apply one or more interim urgent measures.
2. Within 3 working days after receiving such request, the president of the competent court shall assign a judge to consider and deal with the request. Within 3 working days after being assigned, such judge shall consider and decide to apply or not to apply interim urgent measures. The judge shall decide to apply interim urgent measures immediately after the requester takes the security measure. In case of refusal, the judge shall issue a written notice clearly stating the reason to the requester.
3. A party may request a court to change, supplement or cancel interim urgent measures. The assignment of a judge to consider and deal with such request complies with Clause 2 of this Article.
4. The order and procedures for applying, changing, adding or canceling a court's interim urgent measures and inspecting law observance during the application of these measures comply with the Civil Procedure Code.
5. During the dispute settlement, if one party has requested the arbitration council to apply one or several interim urgent measures but later requests in writing a court to apply these measures, the court shall refuse such request and return the request. unless such request falls beyond the arbitration council's jurisdiction.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 15. Quản lý nhà nước về Trọng tài
Điều 25. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
Điều 26. Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Điều 27. Tư cách pháp nhân và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài
Điều 29. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài
Điều 50. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài
Điều 79. Hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Điều 80. Áp dụng Luật đối với các Trung tâm trọng tài được thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài
Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
Điều 41. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Điều 42. Thay đổi Trọng tài viên
Điều 46. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ
Điều 47. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng
Điều 62. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
Điều 71. Toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài