Chương VIII Luật trọng tài thương mại 2010: Phiên họp giải quyết tranh chấp
Số hiệu: | 54/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 17/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 54. Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Điều 55. Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Điều 56. Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.
Điều 57. Hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 58. Hoà giải, công nhận hòa giải thành
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Điều 59. Đình chỉ giải quyết tranh chấp
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
Chapter VIII
DISPUTE SETTLEMENT MEETINGS
Article 54. Preparation for dispute settlement meetings
1. Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, the arbitration council shall decide on the time and venue for holding dispute settlement meetings.
2. Unless otherwise agreed by the parties or provided by the arbitration center's rules of proceedings, summons to a meeting shall be sent to the parties at least 30 days before the meeting starts.
Article 55. Composition and procedures of a dispute settlement meeting
1. A dispute settlement meeting shall be held in private, unless otherwise agreed by the parties.
2. The parties may personally, or authorize their representatives to. attend dispute settlement meetings and may invite witnesses and persons to protect their lawful rights and interests.
3. When agreed by the parties, the arbitration council may allow others to attend dispute settlement meetings.
4. The order and procedures for holding dispute settlement meetings shall be specified in the arbitration center's rules of arbitral proceedings or agreed by the parties in case of ad hoc arbitration.
Article 56. Absence of the parties
1. The plaintiff who has properly been summoned to attend a dispute settlement meeting but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the arbitration council's approval will be regarded as having withdrawn his/her petition. In this case, the arbitration council shall proceed with the dispute settlement if the plaintiff so requests or files a counter-claim.
2. In case the defendant who has properly been summoned to attend a dispute settlement meeting but is absent without a plausible reason or leaves the meeting without the arbitration councils approval, the arbitration council shall still proceed with the dispute settlement based on available documents and evidence.
3. At the request of the parties, the arbitration council may base itself on the dossiers to hold a dispute settlement meeting without the parties' presence.
Article 57. Postponement of a dispute settlement meeting
When having a plausible reason, one party or all parties may request the arbitration council to postpone a dispute settlement meeting. Such a request must be made in writing clearly stating the reason and enclosed with evidence and shall be sent to the arbitration council at least 7 working days before a meeting starts. If the arbitration council receives no request within this time limit, the postponement requester shall bear all expenses, if any. The arbitration council shall consider and decide to accept or not to accept a meeting postponement request and promptly notify such to the parties.
The arbitration council shall decide on the postponement duration.
Article 58. Conciliation and recognition of successful conciliation
At the request of the parties, the arbitration council shall conduct conciliation for the parties to reach agreement on the settlement of their dispute. If such an agreement can be reached, the arbitration council shall make a record of successful conciliation and have it signed by the parties and certified by the arbitrators. The arbitration council shall issue a decision recognizing the parties" agreement. This decision is final and as valid as an arbitral award.
Article 59. Termination of dispute settlement
1. Settlement of a dispute shall be terminated in the following cases:
a/ The individual plaintiff or defendant is dead without any heir of his/her rights and obligations:
b/ The institutional plaintiff or defendant has terminated its operation, gone bankrupt, or has been dissolved, consolidated, merged, divided, split up or reorganized without any agency or institution taking over its rights and obligations;
c/ The plaintiff withdraws his/her petition or is regarded as having withdrawn his/her petition under Clause 1. Article 56 of this Law. unless the defendant requests the settlement of the dispute to be continued;
d/ The parties agree to terminate the dispute settlement:
e/ A court has decided that the dispute falls beyond the arbitration council's jurisdiction, or there is no arbitration agreement, or the arbitration agreement is invalid or unrealizable under Clause 6, Article 44 of this Law.
2. The arbitration council shall issue a decision terminating the dispute settlement. If the arbitration council has not yet been formed, the arbitration center's chairman shall issue such decision.
3. When receiving a decision terminating the dispute settlement, the parties may not sue to request the arbitration to re-settle the dispute if there is no change in the plaintiff, defendant and legal relationships related to the dispute, except the cases specified at Point c and e. Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực