Chương III Bộ luật Dân sự 2015: Cá nhân
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
1. Cá nhân có quyền có quốc tịch.
2. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định.
3. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
1. Nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.
2. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
1. Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
2. Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
3. Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.
1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.
5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
NATURAL PERSONS
Section 1. LEGAL PERSONALITY AND LEGAL CAPACITY OF NATURAL PERSONS
Article 16. Legal personality of natural persons
1. The legal personality of a natural person is his/her capability to have civil rights and civil obligations.
2. All individuals shall have the same legal personality.
3. The legal personality of a natural person commences at birth and terminates at death.
Article 17. Contents of the legal personality of a natural person
1. Personal rights not associated with property, and personal rights associated with property.
2. Ownership rights, inheritance rights and other rights with respect to property.
3. Rights to participate in civil relations and to assume obligations arising out of such relations.
Article 18. No restrictions on the legal personality of natural persons
The legal personality of a natural person shall not be restricted, unless otherwise provided for by law.
Article 19. Legal capacity of natural persons
The legal capacity of a natural person is his/her capability to establish and exercise civil rights and perform civil obligations through his/her acts.
1. Adults are persons who are eighteen years of age or older.
2. Each adult shall have full legal capacity, except for the cases prescribed in Articles 22, 23 and 24 of this Code.
1. Minors are persons who are under eighteen years of age.
2. Civil transactions of each child under six years of age shall be established and performed by his/her legal representative.
3. Each person who is from six to under eighteen years of age must have the consent of his/her legal representative to enter in and perform civil transactions, except for civil transactions which are performed for the purpose of meeting the needs of daily life suitable for the age group.
4. Each person who is from fifteen to under eighteen years of age is entitled to enter in and perform civil transactions by himself/herself, except for civil transactions related to real estate, movables required registration and other civil transactions as prescribed by law that are subject to the consent of his/her legal representative.
Article 22. Lack of legal capacity
1. A court shall, based on the opinion of forensic-psychiatric examination by any authorized organization and at the request of a person with related rights or interests or a relevant agency or organization, issue a decision to declare a legally incapacitated person who as a result of his/her mental or other illnesses cannot realize or conduct his/her actions.
Where the basis on which a person has been declared incapacitated no longer exists, the court shall, at the request of such person or any person with related rights or interests, issue a decision to revoke the decision declaring the incapacitated person.
2. All civil transactions of a legally incapacitated person shall be established and performed by his/her legal representative.
Article 23. Persons with limited cognition or behavior control
1. A court shall, based on the opinion of forensic-psychiatric examination by any authorized organization and at the request of a person with related rights or interests or a relevant agency or organization, issue a decision to declare an adult with limited cognition or behavior control due to his/her physical or spiritual condition, and appoint a legal guardian and define rights and obligations of such guardian.
2. Where the basis on which a person has been declared limited cognition or behavior control no longer exists, the court shall, at the request of such person or any person with related rights or interests, issue a decision to revoke the decision declaring the person with limited cognition or behavior control.
Article 24. Persons with limited legal capacity
1. A court shall, at the request of a person with related rights or interests or a relevant agency or organization, issue a decision to declare a person with limited legal capacity after excessive drug consumption or other psychotropic substances, worsening material situation of the family.
The court shall appoint a legal representative of the person with limited legal capacity and the representation scope.
2. All civil transactions related to the property of a person with limited legal capacity declared by a court must obtain the consent of his/her legal representative, except for transactions to meet the needs of daily life.
3. Where the basis on which a person has been declared limited capacity of exercise no longer exists, the court shall, at the request of such person or any person with related rights or interests, issue a decision to revoke the decision declaring the incapacitated person.
1. Personal rights specified in this Code are civil rights inherent to each natural person, which cannot be transferred to other persons, unless otherwise provided for by other laws.
2. All civil relations relating to personal rights of a minor, a legally incapacitated persons, or a person with limited cognition or behavior control shall be established and performed with the consent of his/her legal representative as prescribed in this Code, other relevant laws or decisions of a court.
All civil relations relating to personal rights of a person declared missing or dead shall be established and performed with the consent of his/her spouse or adult children; or his/her parents if he/she has no spouse or child, unless otherwise provided for by this Code or other relevant laws.
Article 26. Right to have family and given names
1. Each natural person has right to have a family name and a given name (including a middle name, if any). The family and given names of a person shall be the family and given names in the birth certificate of such person.
2. The family name of a person shall be passed from his/her biological father's or mother’s as mutually agreed between the parents; if the parents fails to agree, the person’s family name shall be determined according to customary practices. If the father of such person is undetermined, his/her family name shall be passed from his/her natural mother’s.
If an abandoned child whose natural parents are unidentified is adopted, his/her family name shall be passed from his/her adoptive father’s or mother’s as mutually agreed between the parents. If the child has either an adoptive father or an adoptive mother, his/her family name shall be passed from such person’s.
If an abandoned child whose natural parents are unidentified and he/she has not been adopted but has been fostered by a foster establishment or a , his/her family name shall be determined at the request of the head of such foster family or at the request of the person registering the birth of the child.
Biological father and mother specified in this Code means a father and mother determined at the event of parturition; intended father and mother and the resulting child as prescribed in the Law on marriage and families.
3. The naming is restricted in case it violates lawful rights and interests of other people and contravenes basic principles of civil law prescribed in Article 3 of this Code.
The name of each Vietnamese citizen must be in Vietnamese or other ethnic minority languages of Vietnam and not include any figure or any symbol other than a letter.
4. Each natural person shall enter in and perform his/her civil rights and obligations following his/her family and given name.
5. A person may not use his/her code name or pen name to cause damage to the lawful rights and interests of other people.
Article 27. Right to change family names
1. An individual has the right to request a competent authority to recognize a change of a family name in any of the following cases:
a) Changing the family name of a natural child from biological father’s to biological mother's or vice versa;
b) Changing the family name of an adopted child from biological father’s or mother’s to adoptive father's or mother’s at the request of the adoptive parents;
c) If a person ceases to be an adopted child and such person or his/her biological father or mother request to reclaim the family name which is given by the biological father or mother;
d) Changing the family name of a person whose biological parents have been identified upon the request on that father or mother or such person;
dd) Changing the family name of a lost person who has discovered the origin of his/her bloodline;
e) Changing the family name of a person to his/her spouse’s in the marriage and family relations involving foreign elements in accordance with law of the country in which the foreign spouse is a citizen or retrieves his/her family name before the change;
g) Changing the family names of children upon the change of family names of their father’s or mother’s;
h) Other cases prescribed in by law on civil status affairs.
2. The changing of the family name of a person who is nine years of age or older shall be subject to the consent of such person.
3. The changing of a family name shall not change or terminate the civil rights and obligations which were established in the former family name.
Article 28. Right to change given names
1. An individual has the right to request a competent authority to recognize the change of a given name in any of the following cases:
a) Where it is so requested by the person who has a given name which causes confusion or has an adverse effect on his/her feelings or on his/her honor, legitimate rights and interests;
b) Where the adoptive father or mother of the person wishes to change the given name of their adopted child; of if a person ceases to be an adopted child and such person or his/her biological father or mother request to reclaim the given name which is given by the biological father or mother;
c) Changing the given name of a person whose biological parents have been identified upon the request on that father or mother or such person;
d) Changing the given name of a lost person who has discovered the origin of his/her bloodline;
dd) Change the given name of a person to his/her spouse’s in the marriage and family relations involving foreign elements in accordance with law of the country in which the foreign spouse is a citizen retrieves his/her family name before the change;
e) Changing of given name of a person whose gender identity is re-determined or a transgender person;
g) Other cases prescribed in by law on civil status affairs.
2. The changing of the given name of a person who is nine years of age or older shall be subject to the consent of such person.
3. The changing of a given name shall not change or terminate the civil rights and obligations which were established in the former given name.
Article 29. Right to indentify and re-identify ethnicity
1. Each individual has the right to identify and re-identify his/her ethnicity.
2. Each individual shall have his/her ethnicity identified at birth in accordance with the ethnicity of his/her biological father and mother. Where the biological father and mother belong to two different ethnic groups, the ethnicity of the child shall be passed from the father’s or mother’s as mutually agreed between the parents; if the parents fail to agree, the ethnicity of the child shall be identified in accordance with relevant customary practices; if the customary practices are different, the ethnicity of the child shall be identified in accordance with the customary practice of smaller ethnic minority.
If an abandoned child whose natural parents are unidentified is adopted, his/her ethnicity shall be passed from his/her adoptive father’s or mother’s as mutually agreed between the parents. If the child has either an adoptive father or an adoptive mother, his/her ethnicity shall be passed from such person’s.
If an abandoned child whose natural parents are unidentified and he/she has not been adopted but has been fostered by a foster establishment, his/her ethnicity shall be identified at the request of the head of such foster family or at the request of the person temporarily fostering the child at the time when the birth of the child is registered.
3. An individual has the right to request a competent authority to identify or re-identify the ethnicity in any of the following cases:
a) Re-identification of the ethnicity of the biological father or mother where they belong to two different ethnic groups;
b) Re-identification of the ethnicity of the biological father or mother where the adoptive child have their biological parents identified.
4. The re-identification of the ethnicity of a person who is from fifteen to eighteen years of age shall be subject to the consent of such person.
5. It is forbidden to abuse the ethnicity re-identification intended to profiteering or divisive, prejudicial to the unity of the ethnic groups of Vietnam.
Article 30. Right to declaration of birth and death
1. When an individual is born, he/she has the right to have his/her birth declared.
2. When an individual dies, he/she has the right to have his/her death declared.
3. If a newborn dies after 24 hours or later from the time of birth, his/her birth and death must be declared; if he/she dies under 24 hours from the time of birth, his/her birth and death are not required to be declared, unless his/her biological father or mother request.
4. The declaration of birth and death shall be prescribed in by law on civil status affairs.
Article 31. Right to nationality
1. Each individual has the right to nationality.
2. The identification, change, acquirement, renouncement, or assume of Vietnamese nationality shall be stipulated in the Law on Vietnamese nationality.
3. Rights of each non-nationality resident within Vietnam’s territory shall be guaranteed as prescribed by law.
Article 32. Rights of an individual with respect to his/her image
1. Each individual has rights with respect to his/her own image.
The use of an image of an individual must have his/her consent.
When an image of an individual is used for commercial purposes, that person is eligible for a remuneration, unless otherwise agreed.
2. The use of image for any of the following purposes needs not the consent of the image’s owner or his/her legal representative:
a) For national and public benefits;
b) For public activities, including conventions, seminars, sports activities, art shows and other public activities that do not infringe the honor, dignity or prestige of the image’s owner.
3. If the use of an image violates the regulation prescribed in this Article, the image’s owner has the right to request a court to issue a decision that compel the violator or relevant entities to revoke, destroy or terminate the use of the image, compensate for damage and adopt other measures as prescribed in law.
Article 33. Right to life, right to safety of life, health and body
1. Each individual has the right to life, the inviolable right to life and body, the right to health protection by law. No one shall be killed illegally.
2. When any person has a life threatening accident or illness, a person who discovers such situation must take such person or require suitable entities to a nearest health facility; the health facility must provide medical examination and treatment in accordance with law on medical examination and treatment.
3. The consent of a person is required for the anesthesia, surgery, amputation, transplant of his/her tissues or bodily organs; the application of new medical cures to that person; medical, pharmacy or scientific testing or any method of testing on a human body.
If the person is a minor, a legally incapacitated person, a person with limited cognition or behavior control or an unconscious patient, the consent of his/her father, mother, spouse, grown child or legal guardian is required; in cases where there is a threat to the life of the patient which cannot wait for the consent of the aforesaid persons, a decision of the head of the health facility is required.
4. A post-mortem operation shall be performed in any of the following cases:
a) The deceased person expressed consent prior to death;
b) In the absence of such consent, the consent of a parent, spouse, grown child or legal guardian of the deceased was obtained;
c) In necessary cases, pursuant to a decision of the head of the health facility or a competent authority as prescribed in law.
Article 34. Right to protection of honor, dignity and prestige
1. Honor, dignity and prestige of an individual is inviolable and protected by law.
2. Each individual has the right to request a court to reject any piece of information adversely affecting to his/her honor, dignity and/or prestige.
The honor, dignity and prestige of a deceased person shall be protected at the request of his/her spouse or grown children; or his/her parent if he/she has no spouse or child, unless otherwise prescribed by law.
3. If a piece of information adversely affecting to the honor, dignity and prestige of a person is posted on a mean of mass media, that piece of information shall be removed or rectified by that kind of mean. If that piece of information is kept by an agency, organization or individual, such entity is required to cancel it.
4. In case it is impossible to identify the person informing the information adversely affecting the honor, dignity and/or prestige of a person, the latter person has the right to request a court to declare that such piece of information is incorrect.
5. The person receiving the information adversely affected his/her honor, dignity and/or prestige both has the right to request rejection of such piece of information and has the right to require to informing person gives a public apology and rectification and compensation.
Article 35. Right to donate or receive human tissues and body organs and donate corpses
1. Each individual has the right to donate his/her tissues or body organs when he/she is alive or donate his/her tissues, body organs or corpse after his/her death for the purpose of medical treatment of other persons or medical, pharmacy or other scientific researches.
2. Each individual has the right to receive tissues and/or body organs of other persons for his/her medical treatment. Health facilities and juridical persons competent to scientific research have the right to receive human body organs and/or corpses for the purpose of medical treatment or medical, pharmacy or other scientific researches.
3. The donation or removal of human tissues and body organs and donation or removal of corpses must comply with statutory requirements and regulations of this Code, the Law on donation, removal and transplantation of human tissues and organs, and donation or removal of corpses and other relevant laws.
Article 36. Right to re-determine gender identity
1. An individual has the right to re-determine his/her gender identity.
The re-determination of the gender identity of a person is implemented where the gender of such person is subject to a congenital defect or has not yet been accurately formed and requires medical intervention in order to identify clearly the gender.
2. The re-determination of the gender identity of a person shall comply with regulations of law.
3. Each individual undergone re-determination of gender identity has the right and obligation to apply for change of civil status affairs as prescribed in law on civil status affairs and has the personal rights in conformity with the re-determined gender identity as prescribed in this Code and relevant laws.
The sex reassignment shall comply with regulations of law. Each surged transgender has the right and obligation to apply for change of civil status affairs as prescribed in law on civil status affairs and has the personal rights in conformity with the transformed gender as prescribed in this Code and relevant laws.
Article 38. Right to private life, personal secrets and family secrets
1. The private life, personal secrets and family secrets of a person are inviolable and protected by law.
2. The collection, preservation, use and publication of information about the private life of an individual must have the consent of that person; the collection, preservation, use and publication of information about the secrets of family must have the consent of all family’s members, unless otherwise prescribed by law.
3. The safety of mails, telephones, telegrams, other forms of electronic information of an individual shall be ensured and kept confidential.
The opening, control and keeping of mails, telephones, telegrams, other forms of electronic information of an individual may only be conducted in cases provided by law.
4. Contracting parties of a contract may not disclose information about each other's private life, personal secrets or family secrets that they know during the establishment and performance of the contract, unless otherwise agreed.
Article 39. Personal rights in marriage and families
1. Each individual has the right to marry or divorce, the right to equality between husband and wife, the right to acknowledge father, mother or child, the right to adopt children and be adopted in marriage relation, parent-children relation and relations between family’s members.
All children, of the same parents, regardless of their parents’ marriage status, have the same rights and obligations to their parents.
2. Each individual exercises his/her personal rights in marriage and families as prescribed in this Code, the Law on marriage and families and relevant laws.
Article 40. Place of residence of individuals
1. The place of residence of an individual is the place where such person usually lives.
2. In cases where it is impossible to determine an individual's place of residence as provided for in Clause 1 of this Article, his/her place of residence shall be the place where such person is currently living.
3. If a party, in a particular civil relation, changes his/her place of residence in association with his/her exercise of right or fulfillment of obligation, he/she must notify the other of the new place of residence.
Article 41. Place of residence of minors
1. The place of residence of a minor is the place of residence of his/her parents; if the parents have separate places of residence, the place of residence of the minor shall be the place of residence of the father or mother with whom the minor usually lives.
2. A minor may have a place of residence separate from the place of residence of his/her parents if so agreed by his/her parents or so provided for by law.
Article 42. Place of residence of wards
1. The place of residence of a ward is the place of residence of his/her guardian.
2. A ward may have a place of residence separate from the place of residence of his/her guardian if so agreed by the guardian or so provided for by law.
Article 43. Places of residence of husbands and wives
1. The place of residence of a husband and wife is the place where the husband and the wife usually live together.
2. A husband and a wife may have separate places of residence if they so agree upon.
Article 44. Places of residence of military personnel
1. The place of residence of a military personnel member currently performing his/her military service is the place at which his/her military personnel's unit is stationed.
2. The place of residence of a/an army officer, regular member of military personnel, defense worker or official is the place at which his/her unit is stationed, except in cases where he/she has a place of residence as specified in Clause 1 Article 40 of this Code.
Article 45. Place of residence of persons performing itinerant occupations
The place of residence of a person performing an itinerant occupation on a ship, boat or other means for itinerant work is the place of registration of such ship, boat or means, unless he/she has a place of residence specified in Clause 1 Article 40 of this Code.
1. Guardianship means an individual or organization (hereinafter referred collectively to as guardian) is required by law or appointed to take care of and protect legitimate rights and interests of a minor or a legally incapacitated person or a person with limited cognition and behavior control (hereinafter referred to as a ward).
2. When a person with limited cognition and behavior control is capable of expressing his/her will anytime when he/she requests the guardianship, his/her consent is required.
3. The guardianship must be registered at a competent authority as prescribed in law on civil status affairs.
Natural guardians must fulfill their obligations regardless of their registration of guardianship.
1. Wards include:
a) Minors who have lost their mothers and fathers, or whose parents are unidentifiable;
b) Minors whose parents are both incapacitated persons; parents have limited cognition or behavior control; parents have limited capacity of exercise; parents have their parental rights restricted by a court; and parents do not have the means to care for or educate such minor and the parents request the minor to be a ward;
c) Incapacitated persons;
d) Persons with limited cognition or behavior control.
2. A person may only be a ward of one guardian, except where the guardians are parents in charge of one child or grandparents in charge of one grandchild.
1. Each natural person or juridical person who meets all requirements prescribed in this Code is entitled to be a guardian.
2. If a person with full legal capacity chooses a guardian for him/her, such guardian shall be selected if the person needs the guardianship with the consent of the ward. The selection of guardian must be made in writing and notarized or certified.
3. Each natural or juridical person may be a guardian of multiple persons.
Article 49. Requirements for natural persons to be guardians
Each natural person who meets all of the following requirements may act as a guardian:
1. Having full legal capacity;
2. Having good ethics and necessary means to exercise rights and fulfill obligations of a guardian;
3. Not being a person facing a criminal prosecution or a person who has been convicted but his/her criminal record has been not expunged for a deliberate crime of violation of life, health, honor, dignity or property of another person;
4. Not being a person having parental rights to minor child restricted by a court.
Article 50. Requirements for juridical persons to be guardians
Each juridical person who meets all of the following requirements may act as a guardian:
1. Having civil legal personality in conformity with the guardianship;
2. Having necessary means to exercise rights and fulfill obligations of a guardian.
Article 51. Supervision of guardianship
1. The relatives of a ward shall have the responsibility to appoint a representative to supervise the guardianship in among the relatives or appoint another natural or juridical person to act as a guardianship supervisor.
The appointment of guardianship supervisor must have the consent of such person.
If the supervision relates to management of property of the ward, the supervisor must register it at the People’s Committee of commune where the ward resides.
Relatives of a ward means his/her spouse, parents and children; if there is no such person, relatives of the ward means his/her grandparents and biological siblings; if there is also no such person, relatives of the ward means his/her biological uncles and aunts.
2. If there is no relative of a ward or the relatives fails to appoint a guardianship supervisor as prescribed in Clause 1 of this Article, the People’s Committees of commune where the guardian resides shall appoint a natural or juridical person to supervise the guardianship. If there is a dispute over the appointment of guardianship supervisor, it shall be subject to a court's decision.
3. Each supervisor being natural person must have full legal capacity, each supervisor being juridical person must have legal personality in conformity with the supervision; the supervisor must have necessary means to conduct the supervision.
4. Each guardianship supervisor has the following rights and obligations:
a) Monitory and inspect the guardian in the guardianship;
b) Examine and offer opinions in writing in terms of establishment and performance of civil transactions prescribed in Article 59 of this Code.
c) Request a regulatory agency in charge of guardianship to change or terminate the guardianship or supervision of guardianship.
Article 52. Natural guardians of minors
A natural guardian of a minor prescribed in Points a and b Clause 1 Article 47 of this Code shall be determined as follows:
1. The eldest brother or sister shall be the guardian of the ward; if the eldest brother or sister fails to satisfy all requirements for acting as a guardian, the next eldest brother or sister shall be the guardian, unless otherwise agreed that another biological brother or sister shall be the guardian;
2. If there is no guardian prescribed in Clause 1 of this Article, the paternal grandfather, grandmother or the maternal grandfather, grandmother shall be the guardian; or those persons shall agree to appoint a person or some persons to be guardian(s);
3. If there is no guardian prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, a biological uncle or aunt of the ward shall be the guardian.
Article 53. Natural guardians of incapacitated persons
If there is no guardian prescribed in Clause 2 Article 48 of this Code, the natural guardian of a legally incapacitated person shall be determined as follows:
1. If a wife is a legally incapacitated person, her husband shall be the guardian; if a husband is a legally incapacitated person, her wife shall be the guardian;
2. If both parents are incapacitated persons or either of them is a legally incapacitated person and the other does not fully meet requirements to be a guardian, the eldest child shall be the guardian; if the eldest child does not fully meet the requirements to be a guardian, the next eldest child shall be the guardian;
3. If an adult being a legally incapacitated person has no spouse or child or such person has spouse or children but they do not fully meet the requirements to be a guardian, his/her father and/or mother shall be the guardian.
Article 54. Appointment of guardians
1. If a minor or a legally incapacitated person has no guardian as prescribed in Article 52 and 53 of this Code, the People’s Committee of commune where such person resides must appoint a guardian for the ward.
If there is a dispute between guardians prescribed in Article 52 and Article 53 of this Code in terms of guardians or appointment of guardians, a court shall appoint the guardian.
The expectation of a minor aged 6 years or older in terms of his/her guardian must be considered.
2. The appointment of a guardian must have the consent of such person.
3. The appointment of a guardian must be made in writing, specifying the reason for appointing the guardian, the specific rights and obligations of the guardian and the status of the ward's property.
4. Apart from the cases prescribed in Clause 2 Article 48 of this Code, the guardian of a person with limited cognition and behavior control shall be appointed among the guardians prescribed in Article 53 of this Code by a court. If there is no such person, the court shall appoint another natural or juridical person to be a guardian.
Article 55. Obligations of guardians with regard to wards under fifteen years of age
1. Take care of and educate the ward.
2. Represent the ward in civil transactions, except where it is provided for by law that wards under fifteen years of age can enter in and perform civil transactions by themselves.
3. Manage the property of the ward.
4. Protect legitimate rights and interests of the ward.
Article 56. Obligations of guardians with regard to wards from fifteen to eighteen years of age
1. Represent the ward in civil transactions, except where it is provided for by law that wards from fifteen to eighteen years of age can enter in and perform civil transactions by themselves.
2. Manage the property of the ward, unless otherwise prescribed by law.
3. Protect legitimate rights and interests of the ward.
Article 57. Obligations of guardians with regard to incapacitated persons or person with limited cognition and behavior control
1. The guardian of a legally incapacitated person shall have the following obligations:
a) Take care of and ensure the treatment of illness of the ward;
b) Represent the ward in civil transactions;
c) Manage the property of the ward;
d) Protect legitimate rights and interests of the ward.
2. The guardian of a person with limited cognition and behavior control shall have obligations specified in the decision of a court according to the obligations prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 58. Rights of guardians
1. The guardian of a minor or a legally incapacitated person shall have the following rights:
a) Use the property of the ward in order to take care of and pay for the needs of the ward;
b) Receive payment of all necessary expenditures on management of the property of the ward;
c) Represent the ward in the establishment and performance of civil transactions in order to protect legitimate rights and interests of the ward.
2. The guardian of a person with limited cognition and behavior control shall have rights specified in the decision of a court according to the rights prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 59. Management of property of wards
1. The guardian of a minor or a legally incapacitated person must manage the property of his/her ward as if it were his/her own property.
The sale, exchange, lease, lending, pledge, mortgage, deposit and other transactions involving the property of the ward, which has a high value, must have the consent of the guardianship supervisor.
The guardian must not donate the property of his/her ward to other persons. Unless the transaction is undertaken for the interests of the ward and the guardianship supervisor consents to the transaction, all civil transactions between the guardian and his/her ward in connection with the latter's property shall be void.
2. The guardian of a person with limited cognition and behavior control shall manage the property of the ward specified in the decision of a court according to guardianship scope prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 60. Replacement of guardians
1. A guardian may be replaced in any of the following cases:
a) The guardian no longer meets all of the requirements specified in Article 49 or 50 of this Code;
b) The guardian being a natural person dies or is declared by court limited cognition or behavior control, limited legal capacity, incapacitated, missing or the guardian being a juridical person cease to exist;
c) The guardian seriously violates a guardian's obligation;
d) The guardian proposes his/her replacement and another person agrees to assume the guardianship.
2. In case of replacing a natural guardian, the persons defined in Article 52 and Article 53 of this Code shall assume the role of a natural guardian; if there is no natural guardian, the appointment of a guardian shall comply with the provisions of Article 54 of this Code.
3. The procedures for replacing a guardian shall comply with law on civil status affairs.
Article 61. Transfer of guardianship
1. Upon replacement of a guardian, the person who formally conducted the guardianship must transfer the guardianship to the new replacement within fifteen days as from the date the new guardian is found.
2. The transfer of guardianship must be made in writing, specifying the reason for the transfer and the status of the ward's property at the time of transfer. The agency which appointed the guardian and the guardianship supervisor shall witness the transfer of the guardianship.
3. With regard to replacement of guardian prescribed in Clause 1 Article 60 of this Code, the agency which appointed the guardian shall make a record thereon, clearly stating the status of the ward's property and the rights and obligations which have arisen in the course of performing the guardianship for transfer to the new guardian with the witness of the guardianship supervisor.
Article 62. Termination of guardianship
1. A guardianship shall be terminated in any of the following cases:
a) The ward attains full legal capacity;
b) The ward dies;
c) The ward's father and/or mother have/has fully met the conditions to exercise his/her rights or fulfill his/her obligations;
d) The ward has been adopted.
2. The procedures for termination of guardianship shall comply with law on civil status affairs.
Article 63. Consequences of the termination of guardianship
1. When a ward attains full legal capacity, the guardian shall settle the property with the ward and transfer all rights and obligations arising from civil transactions concluded by the guardian on behalf of that ward within 15 days from the date of termination of guardianship.
2. If a ward dies, the guardian must settle up the property with the ward's heirs or transfer the property to the estate administrator of the ward, or transfer all rights and obligations arising from the civil transactions on behalf of the ward within three months as from the date on which the guardianship terminates; if the ward's heirs are unidentifiable upon the expiry of such time limit, the guardian shall continue to manage the property of the ward until the property has been settled in accordance with the provisions of law on inheritance and shall notify such to the People's Committee of the commune where the ward resides.
3. With regard to termination of guardianship prescribed in Point c and Point d Clause 1 Article 62 of this Code, the guardian shall settle up the property and transfer all rights and obligations arising from the civil transactions on behalf of the ward to the ward’s parent within 15 days from the date of termination of guardianship.
4. The settlement of property and transfer of rights and obligations prescribed in this Article must be made in writing under supervision of the guardianship supervisor.
Section 5. NOTICE OF SEARCH FOR PERSONS WHO ARE ABSENT FROM THEIR PLACES OF RESIDENCE, DECLARATION OF MISSING PERSONS AND DECLARATION OF DEATH
Article 64. Request for notice of search for persons who are absent from their places of residence and the management of their property
When a person has disappeared for six consecutive months or longer, any person with related rights or interests may request a court to issue a notice of search for the person absent from his/her place of residence under the provisions of civil procedure law and may request the court to apply measures for management of the property of the absent person in accordance with the provisions of Article 65 of this Code.
Article 65. Management of property of person absent from his/her place of residence
1. At the request of a person with related rights or interests, a court shall hand over the property of a person absent from his/her place of residence to one of the following persons for management:
a) With respect to property of which the management has been authorized to person by the absent person, such person shall continue to manage the property;
b) With respect to joint property, the remaining co-owner(s) shall manage the property;
c) The property being currently managed by the spouse’s absent person shall continue to be managed by such spouse; if that spouse dies or that spouse is legally incapacitated, has limited cognition or behavior control or has limited legal capacity, his/her adult children or parents shall manage the property.
2. If there is no person defined in Clause 1 of this Article, a court shall appoint a person among the relatives of the absent person to manage his/her property; if the absent person does not have any relative, the court shall appoint another person to manage the property.
Article 66. Obligations of persons managing property of person absent from his/her place of residence
1. Keep and preserve the property of the absent persons as if it were his/her own property.
2. Sell immediately any property being crops or other products being in danger of decay;
3. Perform the absent persons' obligations to pay maintenance their dependents and/or pay due debts or financial obligations with such persons' property under the court's decisions.
4. Return the property to the absent persons upon their return and to notify a court thereof; or compensate for any damage caused during the course of management of the property due to his/her fault.
Article 67. Rights of persons managing property of person absent from his/her place of residence
1. Manage the property of the absent persons.
2. Deduct a portion from the property of the absent person in order to perform the obligations of such person to pay maintenance to his/her dependents, due debts or financial obligations.
3. Receive payment of all necessary expenditures on management of the property of the absent person.
Article 68. Declaration of person missing
1. When a person has disappeared for two consecutive years or longer and there is no reliable information on whether such person is still alive or dead even though notification and search measures have been fully applied in accordance with the civil procedure law, a court may, at the request of a person with related rights or interests, declare such person is missing.
The two-year time limit shall commence from the date the last information on such person is obtained; if the date of the last information cannot be determined, this time limit shall commence from the first day of the month succeeding the month when the last information is received; if the date and month of the last information cannot be determined, this time limit shall commence from the first day of the year succeeding the year when the last information is received.
2. In cases where the wife or the husband of a person who has been declared missing files for a divorce, a court shall grant the divorce as prescribed in law on marriage and family.
3. The decision on declaration of a missing person issued by a court must be sent to the People’s Committees of commune where the missing person last resides for record as prescribed in law on civil status affairs.
Article 69. Management of property of persons declared missing
The person currently managing the property of a person absent from his/her place of residence as provided for in Article 65 of this Code shall continue to manage the property of such person when he/she is declared missing by a court and such person shall have the rights and obligations specified in Article 66 and Article 67 of this Code.
If a court has granted divorce to the wife or the husband of the person who has been declared missing, the property of the missing person shall be handed over to the adult children or to the parents of the missing person for management. If there is no such person, the property shall be handed over to a relative of the missing person for management; if there is no relative, the court shall appoint another person to manage the property.
Article 70. Annulment of decision declaring person missing
1. When a person who has been declared missing returns or when there is reliable information that such person is still alive, a court shall, at the request of such person or a person with related rights or interests, issue a decision on annulment of the decision declaring the person missing.
2. A person who has been declared missing shall, upon his/her return, be permitted to receive his/her property back from the person managing the property after paying the management expenses.
3. If the wife or the husband of a person who has been declared missing has been granted a divorce, the decision granting the divorce shall retain legal effect notwithstanding the return of the person who has been declared missing or the reliable information that such person is still alive.
4. The decision on annulment of a decision declaring a person missing issued by a court must be sent to the People’s Committees of commune where the missing person resides for record as prescribed in law on civil status affairs.
Article 71. Declaration of person dead
1. A person with related rights or interests may request a court to issue a decision declaring that a person is dead in any of the following cases:
a) After three years from the effective date of a court's decision declaring a person missing, there is still no reliable information that such person is alive;
b) The person has disappeared during a war and there is still no reliable information that such person is alive for five years from the end of the war;
c) The person met with an accident, catastrophe or a natural disaster and there is still no reliable information that such person is alive for two years from the end of such accident, catastrophe or natural disaster, unless otherwise provided for by law;
d) The person has been missing for five consecutive years or longer and there is no reliable information that such person is still alive; this time limit shall be calculated in accordance with Clause 1 Article 68 of this Code.
2. A court shall, according to the cases specified in Clause 1 of this Article, determine the date of death of a person declared dead.
3. The decision on declaration of a dead person issued by a court must be sent to the People’s Committees of commune where the dead person resides for record as prescribed in law on civil status affairs.
Article 72. Personal relations and property relations of persons declared dead by courts
1. When a decision of a court declaring that a person is dead becomes legally effective, all marriage and family relations and other personal relations of such person shall be resolved in the same manner as if the person were dead.
2. The property relations of a person who is declared dead by a Court shall be resolved in the same manners as if such person were dead; the property of such person shall be dealt with in accordance with the law on inheritance.
Article 73. Annulment of decision declaring person dead
1. When a person who has been declared dead returns or when there is reliable information that such person is still alive, a court shall, at the request of such person or a person with related rights or interests, issue a decision on annulment of the decision declaring the person dead.
2. The personal relations of the person who has been declared dead shall be restored when a court issues a decision on annulment of the decision which declared that such person was dead, except for the following cases:
a) If the wife or the husband of the person who has been declared dead was permitted by the Court for her or his divorce in accordance with the provisions of Clause 2 Article 68 of this Code, the decision granting the divorce shall remain legally effective;
b) If the wife or the husband of the person who has been declared dead has married to another person, such marriage shall remain legally effective.
3. A person who has been declared dead but is still alive shall have the right to claim his/her property from the persons who received that his/her inheritance and/or the value of the remaining property.
If the heir of a person whom a court has declared dead is aware that such person is still alive, but intentionally conceals such information for the purpose of enjoying the inheritance, he/she must return all of the property received, including any benefits and income derived; if any damage has been caused, he/she must also pay compensation therefor.
4. Property relations between spouses shall be dealt with in accordance with this Code and the Law on marriage and families.
5. The decision on annulment of a decision declaring a person dead issued by a court must be sent to the People’s Committees of commune where the dead person resides for record as prescribed in law on civil status affairs.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra