Chương IV Bộ luật Dân sự 2015: Pháp nhân
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của pháp nhân;
b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ, nếu có;
đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
2. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.
1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều lệ;
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Chi phí giải thể pháp nhân;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.
Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. An organization shall be recognized as a juridical person if it meets all of the following conditions:
a) It is legally established as prescribed in this Code and relevant laws;
b) It has an organizational structure prescribed in Article 83 of this Code;
c) It has property independent from other natural and juridical persons and bears liability by recourse to its property;
d) It participates independently in legal relations in its own name.
2. Every natural or juridical person has the right to establish a juridical person, otherwise provided for by law.
Article 75. Commercial juridical persons
1. Commercial juridical person means a juridical person whose primary purpose is seeking profits and its profits shall be distributed to its members.
2. Commercial juridical persons include enterprises and other business entities.
3. The establishment, operation and termination of commercial juridical person shall comply with regulations of this Code, Law on enterprises and other relevant laws.
Article 76. Non-commercial juridical persons
1. Non-commercial juridical person means a juridical person whose primary purpose is not seeking profits and its possible profits may not distributed to its members.
2. Commercial juridical persons include regulatory agencies, people's armed units, political organizations, socio-political organizations, political-socio-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, social funds, charitable funds, social enterprises and other non-commercial organizations.
3. The establishment, operation and termination of non-commercial juridical persons shall comply with regulations of this Code, laws on organizational structure of the state and other relevant laws.
Article 77. Charters of juridical persons
1. A juridical person must have a charter if it is required by law.
2. A charter of a juridical person must contain the following primary contents:
a) Name of juridical person;
b) Purpose and scope of its operation;
c) Head office; branches or representative offices (if any);
d) Charter capital (if any);
dd) Legal representative;
e) Organizational structure, the procedures for nomination, election, appointment, discharge from office and dismissal; duties and powers of the positions in the managing body and other bodies;
g) Membership requirements, if the judicial person has members;
h) Rights and obligations of the members, if the judicial person has members;
i) Procedures for ratifying decisions of the judicial person; rules for internal settlement of disputes;
k) Procedures for amending and supplementing the charter;
l) Conditions for consolidation, acquisition, total division, partial division or dissolution the juridical person.
Article 78. Names of judicial persons
1. Each judicial person’s name must be in Vietnamese.
2. The name of a judicial person must clarify its type of organization and distinguish it from other judicial persons in the same field of activities.
3. Each juridical person must use its own name in civil transactions.
4. The name of a juridical person shall be recognized and protected by law.
Article 79. Head offices of judicial persons
1. The head-office of a juridical person is the place where its executive body is located.
Any change of the judicial person’s head office must be announced.
2. The contact address of a juridical person shall be the address of its head-office. The juridical person may select another place as its contact address.
Article 80. Nationality of judicial persons
Each juridical person established in accordance with Vietnamese law shall be a Vietnamese juridical person.
Article 81. Property of judicial persons
Property of a juridical person includes contributed capital of its owners, founders, members and other kinds of property that the juridical person has established its ownership as prescribed in this Code or relevant laws.
Article 82. Establishment and registration of juridical persons
1. A juridical person may be established on the initiative of an individual or another juridical person, or under a decision of a regulatory agency.
2. Registration of juridical person includes registration of establishment, modification to registration and other registration as prescribed by law.
3. The registration of juridical person must be announced.
Article 83. Organizational structure of juridical persons
1. Each juridical person must have an executive body. The organization, duties and powers of the executive body of a juridical person shall be stipulated in its charter or establishment decision.
2. Each juridical person may have other bodies as decided itself or as prescribed by law.
Article 84. Branches and representative offices of juridical persons
1. Each branch and/or representative office is an affiliate other than a juridical person.
2. Each branch shall perform all or part of the functions of the juridical person.
3. Each representative office shall perform its duties as authorized by the in accordance with within the authorized scope and for the juridical person's interests.
4. The establishment or termination of a branch or a representative office of a juridical person must be registered as prescribed by law and announced.
5. The head of each branch or representative office shall perform his/her duties as authorized by the juridical person within the authorized scope and for the authorized duration.
6. A juridical person shall have civil rights and obligations arising from civil transactions established and performed by its representative offices and/or branches.
Article 85. Representatives of juridical persons
The representative of a juridical person may be a legal representative or an authorized representative. The representative of a juridical person must comply with regulations on representation in Chapter IX of this Part.
Article 86. Legal personality of juridical persons
1. The legal personality of a juridical person is its capability to have civil rights and civil obligations.
The legal personality of a juridical person shall not be restricted, unless otherwise provided for in this Code or relevant laws.
2. The legal personality of a juridical person arises from it is established or authorized to establish by a competent authority; if a juridical person is required to register of operation, its legal personality shall arise from the time in which its name is included in a register book.
3. Legal personality of a juridical person terminates from the time of termination of such juridical person.
Article 87. Civil liability of juridical persons
1. Each juridical person must bear civil liability for the civil rights and obligations established and performed in the name of the juridical person by its representative.
The juridical person shall bear the civil liability for obligations assumed by its founder or founder’s representative to establish and/or register the juridical person, unless otherwise agreed or prescribed by law.
2. Each juridical person must bear civil liability by recourse to its property; shall not bear civil liability for its members with respect to civil obligations established and performed by such members not in the name of the juridical person, unless otherwise prescribed by law.
3. A member of a juridical person shall not bear civil liability of the juridical person for the civil obligations established and performed by such juridical person, unless otherwise prescribed by law.
Article 88. Consolidation of juridical persons
1. Juridical persons may consolidate into a new juridical person.
2. After consolidation, the former juridical persons shall cease to exist from the time of establishment of the new juridical person; the civil rights and obligations of the former juridical persons shall be transferred to the new juridical person.
Article 89. Acquisition of juridical persons
1. A juridical person (hereinafter referred to as acquired juridical person) may be merged into another juridical person (hereinafter referred to as acquiring juridical person).
2. After acquisition, the acquired juridical person shall cease to exist; the civil rights and obligations of the acquired juridical person shall be transferred to the acquiring juridical person.
Article 90. Total division of juridical persons
1. A juridical person may be totally divided to multiple juridical persons.
2. After total division, the transferor juridical person shall cease to exist; the civil rights and obligations of the transferor juridical person shall be transferred to new juridical persons.
Article 91. Partial division of juridical persons
1. A juridical person may be partially divided to multiple juridical persons.
2. After partial division, the transferor juridical person and transferee juridical persons shall perform their civil rights and obligations in accordance with their own operation objectives.
Article 92. Conversion of forms of juridical persons
1. The form of a juridical person may be converted into another form.
2. After conversion of form, the converting juridical person shall cease to exist from the time of establishment of the converted juridical person, the civil rights and obligations of the converting juridical person shall be transferred to the converted juridical person.
Article 93. Dissolution of juridical persons
1. A juridical person shall be dissolved in any of the following cases:
a) In accordance with the provisions of its charter;
b) Pursuant to a decision of a competent authority;
c) Upon expiry of its term of operation as provided in its charter or in the decision of the competent authority;
d) Other cases as prescribed by law.
2. Prior to dissolution, a juridical person must fulfill all of its property obligations.
Article 94. Settlement of property of dissolved juridical persons
1. The property of a dissolved juridical person shall be settled according to the following order:
a) Dissolution expenses of the juridical person;
b) Unpaid salaries, severance pay, social insurance, health insurance for employees as prescribed by law, other benefits of employees according to collective bargaining agreement and signed employment contracts;
c) Tax debts and other debts.
2. After all debts and dissolution costs are paid, the remaining value shall be received by the juridical person’s owner, capital contributors, except for the case prescribed in Clause 3 of this Article or otherwise prescribed by law.
3. In case a dissolved social fund or charity fund has paid fully dissolution expenses and other debts prescribed in Clause 1 of this Article, the remaining property shall be transferred to another fund with the same purpose.
If there is no fund with the same purpose that receives the property or the above fund is dissolved because of its violation against to prohibition of law or contrary to social ethics, its property shall vest in the State.
Article 95. Bankruptcy of juridical persons
The bankruptcy of each juridical person shall comply with regulations of law on bankruptcy.
Article 96. Termination of juridical persons
1. A juridical person shall terminate in any of the following cases:
a) Consolidation, acquisition, total division, conversion of legal, or dissolution prescribed in Articles 88, 89, 90, 92 and 93 of this Code;
b) Declaration of bankruptcy in accordance with law on bankruptcy.
2. A legal person shall terminate from the time its name is removed from the juridical person registry or as from the time stated in a decision of competent authority.
3. When a juridical person terminates, its property shall be resolved in accordance with this Code and relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực