Chương IX Bộ luật Dân sự 2015: Đại diện
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
b) Người được đại diện là cá nhân chết;
c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
REPRESENTATION
1. Representation means a person (hereinafter referred to as the representative) acting in the name and for the benefit of another person (hereinafter referred to as the principal) enters into and performs a civil transaction within the scope of representation.
2. Each natural or juridical person may enter into and/or perform civil transactions through a representative. A natural person may not allow another person to represent him/her; if the law provides for that they must personally enter into and perform such transaction.
3. The representative, if required by law, must have legal personality and/or legal capacity in accordance with the transactions that he/she enters into and performs.
Article 135. Basis for establishment of representation rights
Representation rights shall be established according to a power of attorney between a principal and a representative (hereinafter referred to as authorized representation); according to a decision of a competent authority, a charter of a juridical person or as prescribed by law (hereinafter referred to as legal representation).
Article 136. Legal representatives of natural persons
1. The father and/or mother with respect to a minor.
2. The guardian with respect to a ward. The guardian of a person with limited cognition and behavior control is a legal representative if appointed by a court.
3. The person appointed by a court in case where it is not able to determine the representative prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
4. The person appointed by a court with respect to a person with limited legal capacity.
Article 137. Legal representatives of juridical persons
1. Legal representatives of juridical persons include:
a) The person appointed by the juridical person according to its charter;
b) The person competent to represent as prescribed by law;
c) The person appointed by a court during the proceedings at the court.
2. Each juridical person may have multiple legal representatives and each representative is entitled to represent the juridical person as prescribed in Articles 140 and 141 of this Code.
Article 138. Authorized representatives
1. Each natural or juridical person may authorize another natural or juridical person to enter into and perform a civil transaction.
2. Members of a household, co-operative group or a non-juridical person may agree to authorize another natural or juridical person to enter into and perform a civil transaction related to their common property.
3. A person aged from fifteen years to below eighteen years may be an authorized representative, except where the law provides for that the civil transaction must be entered into and performed by a person who has reached eighteen years of age.
Article 139. Legal consequences of representative acts
1. A civil transaction entered into and performed with a third person by a representative in accordance with his/her scope of authorization shall give rise to rights and obligations of the principal.
2. The representative is entitled to enter into and/or perform necessary acts to attain the objectives of the authorization.
3. In case where a representative still enters into or performs a civil transaction although he/she knew or should know the establishment of authorization due to misunderstanding, deception, threat or compulsion, such civil transaction shall not give rise to rights and obligations of the principal, except for the case that the principal knew or should know such misunderstanding, deception, threat or compulsion without any objection.
Article 140. Term of representation
1. The term of representation shall be determined according to a power of attorney, a decision of a competent authority, and a charter of a juridical person or as prescribed by law.
2. If it fails to determine the term of representation prescribed in Clause 1 of this Article, the term of representation shall be determined as follows:
a) If the representation right is determined according to a specific civil transaction, the time limit for representation shall be determined until the time of termination of such civil transaction;
b) If the representation right is not determined according to a specific civil transaction, the term of representation is 1 year, from the time of arising representation right.
3. The authorized representation shall terminate in any of the following cases:
a) Upon an agreement;
b) Upon expiry of the term of authorization;
c) Upon completion of the authorized tasks;
d) The principal or the representative unilaterally revokes the authorization;
dd) The principal or the representative being natural person dies; the principal or the representative being juridical person ceases to exist;
e) The representative does not meet the conditions prescribed in Clause 3 Article 134 of this Code;
g) Upon another basis that causes the failure of the representation.
4. The legal representation shall terminate in any of the following cases:
a) The principal being natural person becomes an adult or has his/her legal capacity restored;
b) The principal being person dies;
c) The principal being juridical person ceases to exist;
d) Upon another basis as prescribed in this Code and relevant laws.
Article 141. Scope of representation
1. Each representative may only enter into and/or perform civil transactions within his/her scope of representation according to any of the following bases:
a) The decision of the competent authority;
b) The charter of the juridical person;
c) Contents of authorization;
d) Other regulations as prescribed by law.
2. If it fails to determine the specific scope authorization prescribed in Clause 1 of this Article, the legal representative has the right to enter into and perform all civil transactions in the interests of the principal, unless otherwise prescribed by law.
3. A natural or juridical person may represent multiple natural or juridical persons but he/she/it may not, on behalf of the principal, enter into and perform a civil transaction with him/her/it or with a third party that he/she/it also acts as a representative therefor, unless otherwise prescribed by law.
4. The representative must inform the parties of the scope of his/her representation.
Article 142. Consequences of civil transactions entered into and performed by unauthorized persons
1. A civil transaction entered into and performed by an unauthorized person representative shall not give rise to rights and obligations of the principal, except for any of the following cases:
a) The principal recognizes the transaction;
b) The principal knows it without any objection within an appropriate time limit;
c) It is the principal's fault that the other party does not know or is not able to know that the person entering into and performing the civil transaction therewith was unauthorized.
2. If a civil transaction entered into and performed by an unauthorized person does not give rise to rights and obligations with respect to the principal, the unauthorized person must fulfill the obligations to the person with which he/she transacted, unless such person knew or should have known that the representative was unauthorized.
3. A person having transacted with an unauthorized person has the right to terminate unilaterally the performance of or to terminate the civil transaction entered into and to demand compensation for any damage, except where such person knew or should have known that the representative was unauthorized or the case prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
4. If the unauthorized person and the other party in a civil transaction deliberately enter into and perform such transaction and thereby cause damage to the principal, they must jointly compensate for the damage.
Article 143. Consequences of civil transactions entered into and performed by representatives beyond scope of representation
1. A civil transaction entered into and performed by a representative beyond his or her scope of representation shall not give rise to rights and obligations of the principal with respect to that part of the transaction which exceeded the scope of representation, except for any of the following cases:
a) The principal gives consent;
b) The principal knows it without any objection within an appropriate time limit;
c) It is the principal's fault that the other party does not know or is not able to know that the person entering into and performing the civil transaction therewith was beyond his/her scope of representation.
2. If a civil transaction entered into and performed by a representative beyond his/her scope of representation does not give rise to rights and obligations of the principal with respect to that part of the transaction, the representative must fulfill the obligations owning to the person with which he/she transacted in respect of the part of transaction which is beyond the scope of representation, unless such person knew or should have known that the scope of representation was exceeded.
3. A person having transacted with such representative has the right to terminate unilaterally the performance of or to terminate the civil transaction with respect to that part which is beyond the scope of representation or with respect to the entire transaction and to demand compensation for any damage, except where such person knew or should have known that the scope of representation was exceeded or the case prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
4. Where a person and a representative enter into and perform a civil transaction deliberately beyond the scope of representation of the representative and thereby cause damage to the principal, they shall be jointly liable to compensate for the damage.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra