Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 số 35/2009/QH12
Số hiệu: | 35/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 18/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 08/08/2009 | Số công báo: | Từ số 373 đến số 374 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
2. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này.
1. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Trong quá trình khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Toà án giải quyết việc bồi thường.
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này là 02 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính đã xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và có thiệt hại thực tế mà việc bồi thường chưa được giải quyết thì thời hiệu yêu cầu bồi thường được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:
a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
a) Do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
2. Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
2. Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
3. Tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách là bị đơn trong trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường;
4. Thực hiện việc chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường;
5. Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
8. Báo cáo việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người bị thiệt hại có quyền sau đây:
a) Yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự theo quy định của Luật này;
b) Được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án giải quyết và thông báo việc giải quyết bồi thường;
c) Khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường;
b) Chứng minh về thiệt hại thực tế đã xảy ra.
1. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án;
b) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án;
b) Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng;
c) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Hàng năm, thống kê, tổng kết việc thực hiện bồi thường; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác bồi thường khi có yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, báo cáo Bộ Tư pháp về công tác bồi thường của bộ, ngành, địa phương mình.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về việc sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước về bồi thường.
4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác bồi thường và phối hợp với Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, thông báo cho Bộ Tư pháp về công tác bồi thường của ngành mình.
5. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường.
2. Thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường.
4. Không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;
7. Áp dụng thủ tục hải quan;
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:
a) Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
b) Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;
c) Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ thì cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
d) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
đ) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
1. Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
2. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ.
3. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
2. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
2. Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng.
Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;
c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
5. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
c) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
d) Mức bồi thường;
đ) Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường;
e) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của Luật này mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi thường.
Trường hợp người bị thiệt hại chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể khởi kiện đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản này.
2. Người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật.
1. Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường là Toà án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính mà người khởi kiện cho rằng, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thực hiện việc giải quyết bồi thường. Trong trường hợp này, đơn khởi kiện còn phải có các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
b) Nội dung yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được áp dụng theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nếu có yêu cầu bồi thường thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
c) Mức bồi thường;
d) Hình thức bồi thường.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường được thực hiện theo quy định của Luật này.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
6. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được bồi thường.
1. Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án hoặc Toà án quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đã bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 26 của Luật này.
4. Người bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của họ chưa cấu thành tội phạm.
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự là cơ quan được quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này. Trường hợp cơ quan này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc có sự uỷ thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại đã phát sinh trong các giai đoạn tố tụng trước đó.
Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra quyết định tạm giữ người nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội.
Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
3. Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4. Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
5. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
6. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
1. Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
d) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
2. Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
3. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
4. Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương (sau đây gọi chung là Toà có thẩm quyền) xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật này có trách nhiệm bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Trường hợp Toà án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Luật này.
1. Khi nhận được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 30 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can;
b) Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 31 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;
c) Người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 28 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại do Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;
b) Người bị thiệt hại do Toà án ra bản án, quyết định quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:
a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. e) Hoãn thi hành án;
g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;
2. Giam người quá thời hạn phải thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của Toà án;
3. Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
4. Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đặc xá, quyết định đại xá.
1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự là trại giam, trại tạm giam, cơ quan quản lý nhà tạm giữ, cơ quan công an có thẩm quyền và Toà án ra quyết định thi hành án.
2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
3. Trường hợp cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan đó tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường hoặc có sự uỷ quyền, uỷ thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 38 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40 của Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 39 của Luật này, người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị giam quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Toà án quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan quản lý nhà tạm giữ đã thực hiện việc giam quá thời hạn đó;
b) Người bị thiệt hại do không được thực hiện quyết định hoãn thi hành hình phạt tù, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, giảm án tù, đặc xá, đại xá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan công an có thẩm quyền;
c) Thân nhân của người bị thiệt hại do quyết định thi hành án tử hình quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án có thẩm quyền ra quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
4. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải quyết bồi thường.
1. Cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
2. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
3. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu).
1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu.
4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
5. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này.
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
4. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
1. Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai.
3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
4. Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự.
1. Trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
2. Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.
Hàng năm, căn cứ thực tế bồi thường của năm trước, cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị cùng cấp lập dự toán kinh phí bồi thường để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu chi trả tiền bồi thường.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
2. Hồ sơ đề nghị bồi thường gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ, cụ thể về người được bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc bồi thường;
b) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
c) Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại.
4. Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại.
5. Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bồi thường lập quyết toán kinh phí đã chi trả bồi thường, tổng hợp chung trong quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm: a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ; b) Mức độ thiệt hại đã gây ra;
c) Điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ.
2. Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả; cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thống nhất xác định mức hoàn trả cho từng cá nhân có nghĩa vụ hoàn trả.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra thiệt hại thì Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với từng người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật này phải ban hành quyết định hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả.
2. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người có nghĩa vụ hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả.
Trường hợp người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không đồng ý với quyết định hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Quyết định hoàn trả có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký nếu người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này.
2. Căn cứ vào quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc thu số tiền phải hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần.
2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng.
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tiền hoàn trả thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo quy định của Luật này, người bị thiệt hại không phải nộp lệ phí, án phí và các loại phí khác.
2. Không thu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tiền bồi thường mà người bị thiệt hại được nhận.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực:
a) Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết theo Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra hoặc Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết.
2. Các trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật này để giải quyết.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
THE NATIONAL ASSEBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No. 35/2009/QH12 |
Hanoi, June 18, 2009 |
ON STATE COMPENSATION LIABILITY
(No. 35/2009/QH12)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on State Compensation Liability Law.
This Law provides for the State's liability to pay compensation to individuals and organizations suffering from damage caused by official-duty performers in administrative management, legal proceedings and judgment enforcement activities; compensation procedures; the rights and obligations of individuals and organizations suffering from damage; compensation funds and the reimbursement liability of official-duty performers who have caused the damage.
Article 2. Compensation-eligible entitles
Individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings (below collectively referred to as sufferers) in cases provided by this Law are eligible for compensation by the State.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. An official-duty performer means a person who is elected, approved, recruited or appointed to a position in a state agency to perform the tasks of administrative management, legal proceedings or judgment enforcement, or a person who is assigned by a competent state agency to perform tasks related to administrative management. legal proceedings or judgment enforcement.
2. An illegal act of an official-duty performer which has caused damage means an act of nonperformance or unlawful performance of a task or power, which is affirmed in a document of a competent state agency.
3. Document affirming an illegal act of an official-duty performer means a decision on settlement of a complaint or denunciation of a person competent to settle complaints or denunciations or a judgment or decision of a competent procedure-conducting agency.
4. Compensation-liable agency means the agency directly managing the official-duty performer who commits an illegal act causing damage or another agency as defined by this Law.
Article 4. The right to claim compensation
1. Sufferers are entitled to request compensation-liable agencies to settle compensation upon the availability of competent state agencies* documents affirming that the official-duty performers' acts are illegal or of documents of competent agencies in criminal proceedings affirming that the sufferers fall into compensation cases defined in Article 26 of this Law.
2. In the course of lodging their complaints or instituting administrative lawsuits, sufferers are entitled to request persons competent to settle complaints or courts to settle compensation.
Article 5. Statute of limitations for lodging compensation claims
1. The statute of limitation for lodging compensation claims defined in Clause 1. Article 4 of this Law is 2 years counting from the date competent state agencies promulgate the documents affirming that the official-duty performers’ acts are illegal or from the date the legally effective judgments or rulings of criminal procedure-conducting agencies affirm that the sufferers fall into compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law.
2. The statute of limitations for lodging compensation claims defined in Clause 2. Article 4 of this Law is determined under the law on complaints and denunciations and the law on procedures for settlement of administrative cases.
3. If in the course of settling complaints or administrative cases, in which the official-duty performers" illegal acts and actual damage have been determined but no compensation has been made yet, the statute of limitations for lodging compensation claims complies with Clause 1 of this Article.
Article 6. Grounds for determination of compensation liability
1. The state compensation liability in activities of administrative management, civil proceedings, administrative proceedings and judgment enforcement shall be determined on the following grounds:
a/ The availability of competent state agencies’ documents affirming that official-duty performers' acts are illegal and fall within the scope of compensation liability prescribed in Articles 13. 28. 38 and 39 of this Law;
b/ The actual damage caused by illegal acts of official-duty performers to sufferers.
2. The state compensation liability in criminal proceedings shall be determined on the following grounds:
a/ The availability of judgments or decisions of competent state agencies in criminal proceedings affirming that the sufferers fall into compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law:
b/ The actual damage caused by criminal procedure-conducting persons to sufferers.
3. The State will not compensate for damage caused in the following circumstances:
a/ The sufferer is at fault:
b/ The sufferer conceals evidence and documents or provides untruthful documents during the settlement of his/her matter or case;
c/ Force majeure or emergency cases.
Article 7. Principles for compensation settlement
The compensation settlement must comply with the following principles:
1. Being timely, public and lawful;
2. Being conducted on the basis of negotiations between compensation-liable agencies and sufferers or their lawful representatives;
3. Being paid once in cash, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 8. Tasks and powers of compensation-liable agencies
Compensation-liable agencies have the following tasks and powers:
1. To receive and handle compensation claims of sufferers;
2. To verify the damage, to negotiate with sufferers and issue compensation settlement decisions;
3. To participate in court proceedings in the capacity as plaintiffs in case sufferers institute lawsuits at court for compensation settlement;
4. To make payments to sufferers and settle compensation funds;
5. To request official-duty performers to reimburse to the state budget compensation amounts paid by the State to sufferers;
6. To settle compensation-related complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations;
7. To restore or propose competent agencies or organizations to restore the legitimate rights and interests of sufferers;
8. To report on compensation settlement according to law.
Article 9. Rights and obligations of sufferers
1. Sufferers have the following rights:
a/ To request the State to pay damages and restore their honor as provided by this Law;
b/ To be compensated by compensation-liable agencies or to have their compensation claims settled by courts and be notified of the compensation settlement;
c/ To complain about or denounce illegal decisions or acts of competent persons in compensation settlement under the law on complaints and denunciations;
d/ To complain about or appeal against court judgments or rulings according to the procedure law;
e/ To request competent agencies or organizations to restore their legitimate rights and interests.
2. Sufferers have the following obligations:
a/ To promptly, fully and honestly provide documents and evidence related to their compensation claims;
b/ To prove the damage actually occurred.
Article 10. Rights and obligations of damage-causing official-duty performers
1. Official-duty performers who have caused damage have the following rights:
a/ To receive decisions related to compensation settlement;
b/ To lodge their complaints, denunciations or institute lawsuits against illegal decisions or acts of competent persons in the settlement of compensation as provided for by law:
c/ To have other rights as prescribed by law.
2. Official-duty performers who have caused damage have the following obligations:
a/ To promptly, fully and honestly provide information and documents related to the settlement of compensation at the request of compensation-liable agencies or courts;
b/ To reimburse to the state budget compensation amounts paid by the State to sufferers under decisions of competent state agencies:
c/ To have other obligations as prescribed by law.
Article 11. State management responsibilities for compensation work
1. The Government has the following responsibilities:
a/ To perform the unified state management of compensation work in administrative management and judgment enforcement;
b/ To coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in the management of compensation work in procedural activities;
c/ To promulgate according to its competence or propose competent agencies to promulgate legal documents on state compensation liability:
d/ To annually make statistics on and review compensation work; to report on compensation work to the National Assembly or its Standing Committee upon request.
The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the tasks specified in this Clause.
2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of compensation work and annually report to the Ministry of Justice on their respective compensation work.
3. The Ministry of Finance shall formulate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on the use and settlement of the state budget for compensation.
4. The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, manage compensation work and coordinate with the Government in performing the state management of compensation work; annually notify the Ministry of Justice of their respective compensation work.
5. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, detail and guide the implementation of this Article.
1. Forging dossiers, documents and papers for compensation.
2. Acting in connivance among sufferers, persons responsible for compensation settlement and concerned people for self-seeking purposes in compensation.
3. Abusing positions and powers to illegally intervene in the course of compensation settlement.
4. Failing to settle compensation or settling compensation in contravention of law.
STATE COMPENSATION LIABILITY IN ADMINISTRATIVE MANAGEMENT ACTIVITIES
Section I. SCOPE OF LIABILITY AND COM PENS A TION-LIA BLE A GENCIES
Article 13. Scope of compensation liability in administrative management activities
The State is liable to compensate for damage caused by illegal acts of official-duty performers in the following cases:
1. Issuing decisions on sanctioning administrative violations:
2 Applying measures to ward off administrative violations and secure the handling of administrative violations;
3. Applying measures to force the dismantlement of houses, constructions, architectural objects and measures for coercive enforcement of other decisions on sanctioning administrative violations;
4. Applying administrative measures of confining people to a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment;
5. Granting, revoking business registration certificates, investment certificates, permits and papers of permit validity;
6. Imposing taxes, charges and fees; collecting taxes, charges and fees; collecting tax arrears; collecting land use levies;
7. Applying customs procedures;
8. Allocating land, leasing land or recovering land, permitting land use purpose change, compensating for and supporting ground clearance and resettlement; granting or revoking certificates of rights to use land and own houses and other assets attached to land;
9. Issuing decisions on handling of competition-related matters and cases:
10. Issuing protection titles to ineligible persons; issuing protection titles to ineligible industrial property objects; issuing decisions on termination of the validity of protection titles;
11. Refusing to grant business registration certificates, investment certificates, permits and papers of permit validity, protection titles to eligible subjects;
12. Other compensation-eligible cases prescribed by law.
Article 14. Compensation-liable agencies
1. Administrative agencies directly managing official-duty performers who commit damage-causing illegal acts are liable to pay compensation.
2. Apart from cases defined in Clause 1 of this Article, compensation-liable agencies shall be determined as follows:
a/ If agencies managing official-duty performers in question have been separated, merged, consolidated or dissolved, the agencies inheriting their functions and tasks shall pay compensation. If no agencies inherit the functions and tasks of the dissolved agencies, the agencies which have issued the dissolution decisions shall pay compensation;
b/ If at the time of handling compensation claims, damage-causing official-duty performers no longer work in their managing agencies, the agencies managing those official-duty performers at the time of causing the damage shall pay compensation;
c/ In case of authorized or mandated performance of official duties, authorizing or mandating agencies shall pay compensation. If authorized or mandated agencies perform official duties at variance with authorized or mandated contents, thus causing damage, they shall pay compensation;
d/ If many official-duty performers from different agencies jointly cause damage, the line management agencies taking principal responsibility for the matters or cases shall pay compensation;
e/ If many official-duty performers from central agencies and local agencies jointly cause damage, central agencies shall pay compensation.
Section 2. COMPENSATION SETTLEMENT PROCEDURES
Article 15. Requests for determination of illegal acts of official-duty performers
1. Individuals and organizations, when holding that they suffer from damage caused by official-duty performers, are entitled to request persons competent to settle complaints to examine and conclude on illegal acts of official-duty performers.
2. Within the time limit prescribed by the law on complaints and denunciations, the persons competent to settle complaints shall examine and conclude in writing whether the official-duty performers' acts are illegal.
3. The procedures for determination of illegal acts of official-duty performers comply with the law on complaints and denunciations. In complaint settlement decisions, damage-causing illegal acts of official-duty performers must be determined.
Article 16. Compensation claim dossiers
1. Upon receiving documents affirming that the official-duty performers' illegal acts fall into cases defined in Article 13 of this Law, sufferers shall file their compensation claims with compensation-liable agencies defined in Article 14 of this Law.
2. A compensation claim contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant;
b/ Reasons for compensation claim;
c/ The extent of damage and the claimed compensation amount.
3. A compensation claim must be enclosed with a competent state agency's document affirming the illegal act of the official-duty performer and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 17. Handling of compensation claims
1. Upon receiving compensation claim dossiers, compensation-liable agencies shall check and determine the validity of the claims and enclosed papers; if the dossiers are incomplete, they shall instruct the sufferers to supplement them.
2. Within 5 working days after the receipt of valid compensation claims and papers. If determining that the claims fall under their handling responsibility, dossier-receiving agencies shall handle them and notify sufferers thereof in writing; if the compensation claims do not fall under their handling responsibility, they shall return them and guide sufferers to file their claims with competent agencies for compensation settlement.
Article 18. Damage verification
1. Within 20 days after accepting compensation claims, compensation-liable agencies shall completely verify the damage for use as a ground for determination of compensation amounts. For matters involving many complicated circumstances or to be verified at different places, the verification time limit may prolong but must not exceed 40 days.
2. Based on the nature and contents of matters, compensation-liable agencies may organize the valuation of property, examination of property damage, examination of health damage or acquire opinions of relevant agencies on the settlement of compensation. Expenses for such valuation and examination shall be covered by the state budget.
3. If sufferers disagree with valuation or examination results and request re-valuation or re-examination, which is agreed upon by compensation-liable agencies, re-valuation or reexamination costs shall be paid by sufferers, unless valuation or examination results prove that re-evaluation or re-examination requests are grounded.
Article 19. Negotiations on compensation
1. Within 30 days after the end of damage verification, compensation-liable agencies shall organize negotiations with sufferers on the settlement of compensation. If matters or cases involve many complicated circumstances, the negotiation time limit may prolong but must not exceed 45 days.
2. Participants in negotiations will be representatives of compensation-liable agencies and sufferers or their lawful representatives. When necessary, damage-causing official-duty performers will be invited to participate in negotiations.
Representatives of compensation-liable agencies must be persons competent to reach compensation agreement with sufferers and take responsibility before their agencies.
3. Negotiation venues will be offices of compensation-liable agencies or offices of People's Committees of communes, wards or townships where sufferers reside, unless otherwise agreed upon by the concerned parties.
4. Negotiations shall be recorded in writing. A negotiation record must contain the following principal details:
a/ Date of negotiation;
b/ Negotiation venue and participants:
c/ Opinions of negotiation parties:
d/ Successfully or unsuccessfully negotiated contents.
5. A negotiation record must be signed by the parties and sent to the sufferer immediately after the conclusion of negotiations.
5. Negotiation results will serve as a basis for making decisions on compensation.
Article 20. Decision on compensation settlement
1. Within 10 days after the conclusion of negotiations, compensation-liable agencies shall issue compensation settlement decisions. A compensation settlement decision must contain the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant:
b/ Brief reasons for compensation claim;
c/ Grounds for determination of the compensation liability;
d/ Compensation amount;
e/ The right to institute a lawsuit at court in case of disagreement with the compensation settlement decision;
f/ Effect of the compensation settlement decision.
2. Compensation settlement decisions shall be sent to sufferers, immediate superior agencies of compensation-liable agencies and damage-causing official-duty performers.
Article 21. Effect of compensation settlement decisions
Compensation settlement decisions take effect 15 days after sufferers receive the decisions, except where sufferers disagree therewith and institute lawsuits at court.
Section 3. SETTLEMENT OF COM PENS A TION CLA IMS AT COURT
Article 22. Institution of lawsuits to request courts to settle compensation
1. Past 15 days after the time limit for issuing compensation settlement decisions prescribed in Article 20 of this Law expires, if compensation-liable agencies fail to issue such decisions or after sufferers receive but disagree with the decisions, sufferers are entitled to initiate lawsuits at competent courts defined in Article 23 of this Law to request the settlement of compensation.
If sufferers can prove that objective obstacles or force majeure circumstances have rendered them unable to institute lawsuits on time, the duration when the objective obstacles or force majeure circumstances exist will not be counted into the lawsuit time limit prescribed in this Clause.
2. Sufferers may not institute lawsuits requesting courts to settle compensation after the compensation settlement decisions have taken effect.
Article 23. Competence and procedures for settlement of compensation claims at court
1. Courts competent to settle compensation claims are district-level People's Courts of localities where sufferers reside or work or where the damaged organizations are headquartered or where the damage occurs, depending on the sufferers' choice, or other cases prescribed by the civil procedure law.
2. The procedures for settlement of compensation claims at court comply with the law on civil procedures.
Section 4. SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS IN THE COURSE OF SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES
Article 24. Compensation claims in the course of instituting administrative lawsuits
1. If in the course of instituting administrative lawsuits, lawsuit-instituting parties hold that the illegal acts of official-duty performers have caused damage, they may request courts competent to settle administrative cases to settle the compensation. In this case, a lawsuit petition must also contain the following details:
a/ Request for affirmation of the illegal act of the official-duty performer concerned;
b/ Details of the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount;
d/ Documents and evidence related to the compensation claim.
2. The procedures for settlement of compensation claims in the course of settlement of administrative cases comply with the law on procedures for settlement of administrative cases.
Article 25. Contents of settlement of compensation claims in court judgments or rulings
1. If there arises a compensation claim in the course of settlement of an administrative case, the court judgment or ruling must also contain the following details:
a/ Brief reason for the compensation claim;
b/ Grounds for determination of the compensation liability:
c/ Compensation amount;
d/ Form of compensation.
2 The compensation liability and compensation amounts shall be determined under this Law.
STATE COMPENSATION LIABILITY IN LEGAL PROCEEDINGS
Section I. SCOPE OF COMPENSATION LIABILITY
Article 26. Scope of compensation liability in criminal proceedings
The State shall compensate for damage in the following cases:
1. Agencies competent in criminal proceedings issue decisions annulling the decisions on custody as the persons held in custody do not commit any illegal act;
2. Agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that detainees or persons who have completely served or are serving their termed imprisonment, life sentence, persons who are sentenced to death or persons who have been executed under death sentences did not commit any criminal acts;
3. Agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that persons against whom criminal cases were instituted, who were prosecuted and brought to trial or against whom judgments were enforced without being held in custody or detained, or who served their prison terms did not commit any criminal acts:
4. Agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that persons against whom criminal cases were instituted, who were prosecuted and brought to trial for several offenses in the same case or who have completely served their prison terms did not commit any or some of these offenses and the penalty term imposed for remaining offenses is shorter than the duration they were temporarily detained or served their imprisonment sentences, and these persons are entitled to compensation for the temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offenses which they have committed:
5. Agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that persons against whom criminal cases were instituted or who were prosecuted and brought to trial for various offenses in the same case and sentenced to death but the death penalty has not yet been executed, did not commit the offense subject to the death penalty while the aggregate term for remaining offences is shorter than the duration of their temporary detention: and these persons are entitled to compensation for their temporary detention duration in excess of the aggregate term imposed for the offenses they have committed:
6. Agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that persons who were tried for various offenses under different judgments and subject to different penalties already aggregated by the court did commit one or some of these offenses while the term for remaining offenses is shorter than their temporary detention or imprisonment duration; and these persons are entitled to compensation for their temporary detention or imprisonment duration in excess of the aggregate term imposed for the offenses they have committed:
7. Organizations or individuals suffering from property damage due to property seizure, custody, distraint, confiscation or handling related to cases defined in Clauses 1. 2 and 3 of this Article are entitled to compensation.
Article 27. Cases ineligible for compensation in criminal proceedings
1. Persons who are exempt from penal liability under law.
2. Deliberately making false declarations or providing other untruthful documents or exhibits in order to admit guilt for other persons or to cover up crimes.
3. Persons against whom criminal cases were instituted, who were prosecuted and brought to trial for various offenses in the same case or for whom the court decided to aggregate the penalties under various judgments, who were held in custody, detained, completely served their imprisonment sentences, or who were sentenced to death but the death penalty has not yet been executed, but later agencies competent in criminal proceedings issue judgments or decisions affirming that those persons did not commit one or some of these offenses but they do not fall into cases defined in Clauses 4, 5 and 6, Article 26 of this Law.
4. Persons against whom criminal cases were instituted or who were prosecuted in criminal cases instituted at the request of victims, but the cases were terminated as the victims have withdrawn their requests for institution of criminal cases, unless their illegal acts do not constitute a criminal offense.
5. Persons against whom criminal cases were instituted or who were prosecuted and tried strictly in accordance with legal documents effective at the time of prosecution and trial but at the time when the judgments or decisions take effect new legal documents are promulgated and took effect after the date of prosecution or trial they no longer bear penal liability.
Article 28. Scope of compensation liability in civil and administrative proceedings
The State shall compensate for damage caused by illegal acts of civil procedure- or administrative procedure-conducting persons in the following cases:
1. They applied provisional urgent measures by themselves.
2. They applied provisional urgent measures other than those requested by individuals, agencies or organizations:
3. They applied provisional urgent measures beyond individuals', agencies' or organizations' requests.
4. They issued judgments or decisions which were, to their clear knowledge, were illegal or deliberately distorted the case files.
Section 2. COMPENSATION-LIABLE AGENCIES
Article 29. Compensation-liable agencies in criminal proceedings
1. Agencies liable for compensation in criminal proceedings are those defined in Articles 30. 31 and 32 of this Law. If these agencies have been separated, merged, consolidated, dissolved or mandated to perform the official duty, compensation-liable agencies shall be determined under Points a and c. Clause 2, Article 14 of this Law.
2. Agencies liable for compensation in criminal proceedings shall compensate for damage caused in previous procedural stages.
Article 30. Compensation liabilities of investigative agencies and agencies tasked to conduct a number of investigative activities in criminal proceedings
Investigative agencies and agencies tasked to conduct a number of investigative activities shall pay compensation in the following cases:
1. They issued custody decisions but such decisions were then annulled by decisions of competent procuracies as the persons held in custody did not commit any illegal act:
2. They issued decisions to institute criminal cases against the accused but such decisions were not ratified by competent procuracies as the accused did not commit any criminal act.
Article 31. Compensation liability of People's Procuracies in criminal proceedings
Procuracies shall compensate for damage in the following cases:
1. They ratified the decisions to extend the custody duration made by competent investigate agencies but the persons held in custody did not commit any illegal act;
2. They ratified detention orders of competent investigative agencies or issued detention or detention extension orders and later competent agencies in criminal proceedings issued decisions affirming that such persons did not commit any criminal act;
3. First-instance courts returned files for additional investigation and later competent agencies issued decisions terminating the investigation as the persons in question did not commit any criminal act;
4. They issued prosecution decisions but first-instance courts declared the defendants not guilty as they did not commit any criminal act and the first-instance judgments have taken legal effect;
5. Appellate courts uphold first-instance courts* judgments or rulings declaring the defendants not guilty as they did not commit any criminal act;
6. Appellate courts uphold first-instance courts' judgments or rulings declaring the defendants not guilty as they did not commit any criminal act and later courts conducting trial according to cassation or reopening procedures still uphold the appellate courts' judgments or rulings declaring the defendants not guilty as they did not commit any criminal act.
Article 32. Compensation liability of People's Courts in criminal proceedings
1. The first-instance court shall compensate for damage in the following cases:
a/ It declares the defendant guilty but the appellate court quashes the first-instance judgment, declared the defendant not guilty and terminated the case as that person did not commit any criminal act or quash the first-instance judgment for re-investigation and later the defendant's investigation and case are terminated as he/she did not commit any criminal act, or quashes the first-instance for re-trial and later the defendant is declared not guilty as he/she did not commit any criminal act;
b/ It declares the defendant guilty and the first-instance judgment has taken legal effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment and terminates the case as that person did not commit any criminal act;
c/ It declares the defendant guilty and the judgment has taken effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-investigation and the defendant's investigation and case are terminated as he/she did not commit any criminal act;
d/ It declares the defendant guilty and the judgment has taken effect but later the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes that judgment for re-trial and the defendant is declared not guilty as he/she did not commit any criminal act.
2. The appellate court shall compensate for damage in the following cases:
a/ It declares the defendant guilty but the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment and terminates the case as that person did not commit any criminal act:
b/ It declares the defendant guilty but the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-investigation and later the defendant's investigation and case is terminated as he/she did not commit any criminal act;
c/ It declares the defendant guilty but the court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the appellate judgment for re-trial and later the defendant is declared not guilty as he/she did not commit any criminal act.
3. People's Courts of provinces and centrally run cities and military courts of military zones or equivalent level shall compensate for damage when the Judges' Committees of the People's Courts of provinces or centrally run cities or the military courts of military zones or equivalent level conducting trial according to cassation or reopening procedures uphold subordinate courts' judgments declaring defendants guilty, in the following cases:
a/ The Criminal Tribunal of the Supreme People's Court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the cassation or reopening rulings of the Judges' Committees of the People's Courts of provinces or centrally run cities or the military courts of military zones or equivalent level and suspends the cases as the defendants did not commit any criminal act;
b/ The Criminal Tribunal of the Supreme People's Court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the cassation or reopening rulings of the Judges' Committees of the People's Courts of provinces or centrally run cities or the military courts of military zones or equivalent level for reinvestigation and later the defendants' investigation and cases are terminated as they did not commit any criminal act;
c/ The Criminal Tribunal of the Supreme People's Court conducting trial according to cassation or reopening procedures quashes the cassation or reopening rulings of the Judges' Committees of the People's Courts of provinces or centrally run cities or the military courts of military zones or equivalent level for re-trial and later the defendants are declared not guilty as they did not commit any criminal act.
4. The Supreme People's Court shall compensate for damage when the appellate court of the Supreme People's Court, the Criminal Tribunal of the Supreme People's Court or the Central Military Court (below collectively referred to as competent court) conducting trial according to cassation or reopening procedures upholds the subordinate courts' judgments declaring the defendants guilty in the following cases:
a/ The Judges' Council of the Supreme People's Court quashes cassation or reopening rulings of competent courts under the Supreme People's Court and terminates the cases as the defendants did not commit any criminal act;
b/ The Judges' Council of the Supreme People's Court quashes cassation or reopening rulings of competent courts under the Supreme People's Court for re-investigation and later the defendants' investigations and cases are terminated as they did not commit any criminal act;
c/ The Judges' Council of the Supreme People's Court quashes cassation or reopening rulings of competent courts under the Supreme People's Court for re-trial and later the defendants are declared not guilty as they did not commit any criminal act.
Article 33. Compensation liability of People's Courts in civil and administrative proceedings
1. Courts competent to issue rulings on application of provisional urgent measures defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 28 of this Law shall compensate.
2. First-instance courts shall compensate if their legally effective first-instance judgments or rulings defined in Clause 4, Article 28 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
3. Appellate courts shall compensate for damage if their legally effective appellate judgments or rulings defined in Clause 4, Article 28 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
4. Courts conducting trial according to cassation or reopening procedures shall compensate if their legally effective cassation or reopening rulings defined in Clause 4, Article 28 of this Law are quashed according to cassation or reopening procedures.
5. If courts defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article are separated, merged, consolidated or dissolved, compensation-liable agencies shall be identified under Point a, Clause 2, Article 14 of this Law.
Section 3. COMPENSATION SETTLEMENT PROCEDURES
Article 34. Dossiers of claims for compensation at criminal procedure- conducting agencies
1. Upon receipt of judgments or decisions of criminal procedure-conducting agencies affirming that they fall into compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law sufferers shall file compensation claims with compensation-liable agencies according to the following provisions:
a/ Persons suffering from damage due to custody decisions or decisions to institute criminal cases against the accused issued by investigative agencies or agencies tasked to conduct a number of investigative activities defined in Article 30 of this Law shall file compensation claims with the investigative agencies or the agencies tasked to conduct a number of investigative activities which have issued such decisions:
b/ Persons suffering from damage due to procuracies' decisions defined in Article 31 of this Law shall file compensation claims with the procuracies which have issued such decisions:
c/ Persons suffering from damage due to judgments or rulings of competent courts defined in Article 32 of this Law shall file compensation claims with the courts which have made such judgments or rulings.
2. A claim for compensation in criminal proceedings defined in Clause 1 of this Article contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant:
b/ Reasons for the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount.
3. Enclosed with a compensation claim shall be the judgment or decision affirming that the claimant falls into one of compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 35. Dossiers of compensation claims at civil or administrative procedure-conducting agencies
1. Upon receipt of documents affirming illegal acts of official-duty performers who have committed acts defined in Article 28 of this Law, sufferers shall file compensation claims with compensation-liable agencies according to the following provisions:
a/ Persons suffering from damage due to courts' application of provisional urgent measures defined in Clauses 1, 2 and 3. Article 28 of this Law shall file compensation claims with the courts which have issued rulings to apply such provisional urgent measures;
b/ Persons suffering from damage due to court judgments or rulings defined in Clause 4. Article 28 of this Law shall file compensation claims with the courts which have made such judgments or rulings.
2. A claim for compensation in civil or administrative proceedings defined in Clause 1 of this Article contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant;
b/ Reasons for the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount.
3. Enclosed with a compensation claim shall be documents affirming the illegal act of the official-duty performer and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 36. Handling, verification, negotiation, issuance and effect of decisions on settlement of compensation in legal proceedings
The handling, verification, negotiation and issuance and effect of decisions on settlement of compensation in criminal, civil or administrative proceedings comply with Articles 17, 18, 19, 20 and 21 of this Law.
Article 37. Settlement of claims for compensation in legal proceedings at courts
The initiation of lawsuits requesting courts to settle compensation and the competence and procedures for settlement of compensation at courts in legal proceedings comply with Articles 22 and 23 of this Law.
STATE COMPENSATION LIABILITY IN JUDGMENT ENFORCEMENT ACTIVITIES
Section I. SCOPE OF LIABILITY AND LIABLE-COMPENSATION AGENCIES
Article 38. Scope of liability for compensation in civil judgment enforcement
The State shall compensate for damage caused by illegal acts of official-duty performers in the following cases:
1. Issuing or deliberately failing to issue decisions on:
a/ Judgment enforcement;
b/ Revocation, amendment, supplementation or cancellation of judgment enforcement decisions:
c/ Application of measures to secure judgment enforcement:
d/ Coercion of judgment execution:
e/ Execution of court rulings on application of provisional urgent measures:
f/ Postponement of judgment enforcement:
g/ Suspension or termination of judgment enforcement;
h/ Resumption of judgment enforcement.
2. Organizing or deliberately failing to organize the execution of decisions defined in Clause 1 of this Article.
Article 39. Scope of compensation liability in criminal judgment enforcement
The State shall compensate for damage caused by illegal acts of official-duty performers in the following cases:
1. Issuing decisions on execution of the death penalty against persons fully meeting the conditions defined in Article 35 of the Penal Code;
2. Jailing people beyond the prison terms under court judgments or rulings;
3. Declining to execute decisions on judgment enforcement postponement for convicts or decisions on suspension of execution of imprisonment judgment;
4. Declining to execute decisions on commutation of imprisonment sentences, decisions on special reprieve or amnesty.
Article 40. Agencies liable to compensate in judgment enforcement
1. Agencies liable to compensate in criminal judgment enforcement are prisons, detention centers, remand home-managing agencies, competent public security offices and courts issuing judgment enforcement decisions.
2. Agencies liable to compensate in civil judgment enforcement are civil judgment enforcement agencies directly managing official-duty performers who have committed illegal acts causing damage.
3. If agencies defined in Clauses 1 and 2 of this Article are separated, merged, consolidated or dissolved or damage-causing official duty performers no longer work in such agencies at the time of handling the compensation claims, or they performed the official duty under authorization or mandate, compensation-liable agencies shall be determined under Points a, b and c. Clause 2. Article 14 of this Law.
Section 2. COMPENSATION SETTLEMENT PROCEDURES
Article 41. Dossiers of compensation claims at civil judgment enforcement agencies
1. Upon receipt of documents affirming the official-duty performers’ illegal acts defined in Article 38 of this Law, sufferers shall file compensation claims with competent agencies specified in Clauses 2 and 3, Article 40 of this Law.
2. A claim for compensation in civil judgment enforcement contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant:
b/ Reasons for the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount.
3. Enclosed with a compensation claim shall be the document affirming the illegal act of the official-duty performer and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 42. Dossiers of compensation claims at criminal judgment enforcement agencies
1. Upon receipt of documents affirming the illegal acts of official-duty performers and their compensation-eligible cases as defined in Article 39 of this Law, sufferers or their relatives shall file compensation claims with compensation-liable agencies according to the following provisions:
a/ Persons who are jailed beyond the sentence-serving duration under court judgments or rulings, as provided for in Clause 2, Article 39 of this Law, shall file compensation claims with the prisons, detention centers or remand home-managing agencies which have made such excessive jail;
b/ Persons suffering from damage due to non-execution of decisions on postponement of imprisonment penalty, suspension of execution of imprisonment penalty, commutation of imprisonment terms, special reprieve or amnesty, defined in Clauses 3 and 4. Article 39 of this Law, shall file compensation claims with competent public security offices;
c/ Relatives of persons suffering from damage due to decisions on execution of the death penalty, defined in Clause 1, Article 39 of this Law, shall file compensation claims with competent courts having issued such decisions.
2. A claim for compensation in criminal judgment enforcement, defined in Clause 1 of this Article, contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant;
b/ Reason for the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount.
3. Enclosed with a compensation claim shall be the document affirming the illegal act of the official-duty performer and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 43. Handling, verification, negotiation and issuance of decisions on settlement of compensation in judgment enforcement
The handling, verification, negotiation and issuance and effect of decisions on compensation in judgment enforcement comply with Articles 17, 18, 19, 20 and 21 of this Law.
Article 44. Handling of claims for compensation in judgment enforcement at courts
The initiation of lawsuits requesting courts to settle compensation and the competence and procedures for settlement of compensation at courts in judgment enforcement comply with Articles 22 and 23 of this Law.
Article 45. Damage caused by asset infringement
1. If the assets have been already auctioned or lost, the damage will be determined on the basis of the market prices of assets of the same kind or assets with the same properties and technical standards and the wear-out of the auctioned or lost assets at the time of compensation.
2. If the assets have been out of order, the damage will be determined as related expenses for the asset repair and restoration, calculated according to the market prices at the time of compensation; if the assets have been out of repair or restoration, the damage will be determined under Clause 1 of this Article.
3. If the assets have been left unused or unexploited, the damage will be determined as lost actual incomes. For assets on lease on the market, lost actual incomes will be determined commensurate to the rentals of assets of the same kind or assets with the same technical standards, properties, utility and quality at the time of compensation; for assets not on lease on the market, lost actual incomes will be determined as incomes brought about by the damaged assets under normal conditions before the time the damage is caused; if distrained assets are assigned to sufferers or other persons for management, reasonable expenses for the prevention, restriction and redress of damage to the assets will be determined as the compensated damage.
4. Money amounts already remitted into the state budget under decisions of competent state agencies, confiscated or kept for judgment enforcement, and money amounts deposited as security at competent agencies will be returned to sufferers or their relatives; if such money amounts are interest-bearing loans, lawful interest amounts shall also be returned; if such money amounts are interest-free loans, they shall be returned to sufferers or their relatives together with interest amounts calculated at the prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of compensation.
Article 46. Damage due to loss of or decrease in actual incomes
1. Individuals and organizations with identifiable incomes are entitled to compensation for their unearned actual incomes.
2. For individuals with regular but unstable incomes, compensation amounts will be determined based on their average incomes of three consecutive months prior to the time the damage is caused.
3. For individuals with unstable incomes which cannot be specifically identified due to the lack of grounds or with seasonal incomes, the average income level of local labor of the same type shall apply. If the average income level cannot be determined, the damages will be determined based on the common minimum wage applicable to state agencies at the time of compensation (below collectively referred to as the minimum wage).
Article 47. Damage due to mental suffering
1. Damage due to mental suffering during the administrative custody or confinement in a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment will be determined as equal to two days' minimum wage for one day in administrative custody or in a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment.
2. Damage due to mental suffering in cases of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty will be determined as equal to three days' minimum wage for one day of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty.
3. Damage due to mental suffering in case of death of sufferers will be determined as equal to three hundred sixty months' minimum wage.
4. Damage due to mental suffering in case of infringement upon health will be determined based on the extent of health damage but must not exceed thirty months' minimum wage.
5. Damage due mental suffering in case of institution of a criminal case, prosecution, trial or judgment enforcement without being held in custody or detained will be determined as equal to one day's minimum wage for one day of institution of a criminal case, prosecution, trial, non-custodial reform or serving of a suspended sentence. The duration used for calculating the compensation amount shall be determined from the date of issuance of the decision to institute a criminal case against the accused to the date of issuance of the judgment or decision by a competent agency affirming that such person falls into a compensation-eligible case specified in Clause 3, Article 26 of this Law.
Article 48. Material loss due to the death of sufferers
1. Reasonable expenses for medical treatment, health fostering and care for the sufferer before his/her death.
2. Funeral costs prescribed by the law on social insurance.
3. Alimonies for persons to whom the sufferer is currently obliged to provide. Monthly alimonies shall be determined as equal to the minimum wage, unless they are otherwise provided by law or determined under effective decisions of competent state agencies.
Article 49. Material loss due to health damage
1. Reasonable expenses for medical treatment, health fostering and recovery and functional rehabilitation for sufferers.
2. Lost or reduced actual incomes of sufferers, as provided for in Article 46 of this Law.
3. Reasonable expenses for, and lost actual incomes of. persons who look after sufferers during hospitalization.
4. In case a sufferer loses his/her working capacity and needs a regular caretaker, the damages will cover reasonable expenses for caring the sufferer and alimonies for persons to whom the sufferer is currently obliged to provide. Monthly alimonies are determined as equal to the minimum wage, unless they are otherwise provided by law or determined under effective decisions of competent state agencies.
Assets seized, held in custody, distrained or confiscated will be returned immediately after the decisions on asset seizure, custody, distraint or confiscation are cancelled.
Article 51. Honor restoration for sufferers in criminal proceedings
1. Sufferers defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 26 of this Law or their lawful representatives are entitled to claim for honor restoration within 3 months, counting from the date the compensation settlement decisions take effect.
2. Within 30 days after receiving a written claim for honor restoration filed by a sufferer or his/her lawful representative, the compensation-liable agency which has handled the case shall make public apologies and corrections.
3. Public apologies and corrections shall be made in the following forms:
a/ Direct apologies and public corrections made at residence or working places of the sufferers with the participation of representatives of the administrations of the localities where the sufferers reside or representatives of the agencies in which the sufferers work, and representatives of a socio-political organization of which the sufferers are members;
b/ Apologies and corrections published on a central newspaper and a local newspaper for three consecutive issues at the request of the sufferers or their lawful representatives.
4. If the sufferers have died, their relatives are entitled to claim for honor restoration.
COMPENSATION FUNDS AND PAYMENT PROCEDURES
Article 52. Compensation funds
1. If central agencies are liable to compensate, compensation funds will be ensured by the central budget.
2. If local agencies are liable to compensate, compensation funds will be ensured by local budgets.
Article 53. Estimation of compensation funds
Annually, based on the preceding year's actual compensations, finance agencies at all levels shall coordinate with agencies and units of the same level in formulating compensation fund estimates for inclusion in their respective budget estimates and submit them to competent state agencies for decision in accordance with the law on the state budget, which will be allocated to agencies and units when there are claims for damages.
Article 54. Order and procedures for allocating and paying compensation amounts
1. Within 5 working days after the effective date of compensation settlement judgments or decisions, compensation-liable agencies shall immediately transfer compensation claim dossiers to finance agencies of the same level; if they are funded with central budget funds, they shall transfer the dossiers to their superior managing agencies.
Within 5 working days after the receipt of dossiers, dossier-receiving agencies shall check the validity of compensation claim dossiers for fund allocation or send written requests to the finance agencies of the same level for allocation of compensation funds; if the dossiers are invalid, they shall guide the compensation-liable agencies to supplement the dossiers or shall amend, supplement the compensation settlement decisions. The dossier supplementation duration must not exceed 15 days.
2. A compensation claim dossier comprises:
a/ The written request for allocation of compensation funds, with full and specific details on the compensation-eligible person compensation amounts for each specific damage and the total sum requested to be allocated for compensation;
b/ A copy of the competent state agency's document affirming the illegal act of the official-duty performer;
c/ The legally effective compensation settlement judgment or decision of a competent agency
3. Within 10 days after the receipt of valid compensation claim dossiers, competent finance agencies shall allocate funds to compensation-liable agencies for payment to sufferers.
4. After the receipt of funds allocated by financial agencies, compensation-liable agencies shall, within 5 working days, pay compensation amounts to sufferers or their relatives.
5. If compensation-liable agencies decline to voluntarily implement the legally effective compensation settlement judgments or rulings of courts, compensation-eligible persons may request civil judgment enforcement agencies to enforce them under the law on civil judgment enforcement.
Article 55. Settlement of compensation funds
At the end of a budget year, compensation-liable agencies and units shall settle compensation funds already paid and synthesize them in their respective annual budget settlements for submission to competent agencies under the law on the state budget.
Article 56. Reimbursement obligation and handling of responsible official-duty performers
1. Official-duty performers who are at fault in causing damage are obliged to reimburse to the state budget money amounts already paid as compensation to sufferers under decisions of competent agencies.
2. Official-duty performers who unintentionally cause damage prescribed in Article 26 of this Law are not liable to reimbursement.
3. Apart from reimbursing money amounts stated in Clause 1 of this Article, official-duty performers shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law.
Article 57. Grounds for determination of reimbursed amounts
1. Grounds for determination of reimbursed amounts comprise:
a/ The degree of fault of official-duty performers;
b/ The extent of damage caused; c/ Financial conditions of official-duty performers.
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall determine amounts to be reimbursed by official-duty performers.
2. If many official-duty performers cause the damage, they shall bear joint liability for the reimbursement; compensation-liable agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies managing official-duty performers who have caused the damage in, unanimously determining the amount to be reimbursed by each of these performers.
Article 58. Order of and procedures for deciding on reimbursement
1. Within 20 days after completing the payment of compensation amounts, compensation-liable agencies shall set up a council for considering reimbursement liabilities in order to determine reimbursement liabilities of and amounts to be reimbursed by official-duty performers who have caused the damage.
In case the damage is caused by many official-duty performers from different agencies, such council shall be participated by representatives of concerned agencies to determine the reimbursement liability of and amount to be reimbursed by each of these official-duty performers.
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall provide for the establishment, composition, tasks and powers of a council for considering reimbursement liabilities of official-duty performers.
2. Within 30 days after the compensation payment is completed, competent persons defined in Article 59 of this Law shall issue reimbursement decisions. A reimbursement decision shall be sent to the person with the reimbursement obligation and the immediate superior agency of the compensation-liable agency.
Article 59. Competence to issue reimbursement decisions
1. Heads of compensation-liable agencies are competent to issue reimbursement decisions.
2. If heads of compensation-liable agencies are persons with the reimbursement obligation, heads of immediate superior agencies of those persons are competent to issue reimbursement decisions.
Article 60. Complaints and lawsuits against reimbursement decisions
If official-duty performers with the reimbursement liability disagree with reimbursement decisions, they are entitled to lodge complaints about, or initiate lawsuits against, such reimbursement decisions under the law on complaints and denunciations and the law on procedures for settlement of administrative cases.
Article 61. Effect of reimbursement decisions
1. Reimbursement decisions will take effect 15 days after their signing if the damage-causing official-duty performers do not lodge any complaints or initiate any lawsuits against such decisions.
2. Based on legally effective reimbursement decisions, compensation-liable agencies shall collect reimbursed amounts and remit them into the state budget.
1. Reimbursement may be made in a lump sum or in installments.
2. If reimbursement is made by gradual deduction from monthly salaries of official-duty performers, the minimum deduction level must not be lower than 10% and the maximum deduction level must not exceed 30% of monthly salaries.
Article 63. Management and use of reimbursed money
Compensation-liable agencies shall fully and promptly remit reimbursed amounts into the state budget. The management and use of reimbursed amounts comply with the law on state budget.
Article 64. Non-collection of court costs, fees, other charges and taxes in the course of compensation settlement
1. When exercising their right to claim for damage compensation to which the State is liable under this Law. sufferers are not required to pay court costs, fees and other charges.
2. The damages received by sufferers are not liable to personal income tax and enterprise income tax.
1. This Law takes effect on January 1, 2010.
2. The following legal documents cease to be effective on the date this Law takes effect:
a/ The National Assembly Standing Committee's Resolution No. 388/2003/NQ-UBTVQH11 of March 17, 2003, on compensation for damage caused to unjustly condemned people by competent persons in criminal proceedings, and guiding documents;
b/ The Government's Decree No. 47/CP of May 3, 1997, on compensation for damage caused by civil servants or competent persons of procedure-conducting agencies, and guiding documents.
Article 66. Transitional provisions
1. Damage compensation claims which have been accepted by competent state agencies but not yet settled or are being settled under Resolution No.388/2003/NQ-UBTVQH11 of March 17, 2003, of the National Assembly Standing Committee on compensation for damage caused to unjustly condemned people by competent persons in criminal proceedings or the Government's Decree No.47/CP of May 3. 1997. on compensation for damage caused by civil servants or competent persons of procedure-conducting agencies, before the effective date of this Law. will be further settled under these legal documents.
2. Cases eligible for compensation under Resolution No.388/2003/NQ-UBTVQH11 of March 17, 2003, of the National Assembly Standing Committee, on compensation for damage caused to unjustly condemned people by competent persons in criminal proceedings and the Government's Decree No.47/CP of May 3, 1997. on compensation for damage caused by civil servants or competent persons of procedure-conducting agencies, for which the statute of limitations has not yet expired under these documents by the effective date of this Law and for which claims for state compensation have not yet been made or have been already made but not yet handled, will be settled under this Law.
Article 67. Implementation detailing and guidance
The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall detail and guide the implementation of this Law's articles and clauses assigned to them and guide oilier necessary contents of this Law to meet state management requirements.
This Law was passed on June 18, 2009, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 5th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |