Chương I Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009: Những quy định chung
Số hiệu: | 35/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 18/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 08/08/2009 | Số công báo: | Từ số 373 đến số 374 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
2. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này.
1. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Trong quá trình khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Toà án giải quyết việc bồi thường.
1. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này là 02 năm, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính đã xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và có thiệt hại thực tế mà việc bồi thường chưa được giải quyết thì thời hiệu yêu cầu bồi thường được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:
a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
a) Do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
2. Được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;
3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
2. Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
3. Tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách là bị đơn trong trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường;
4. Thực hiện việc chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường;
5. Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
8. Báo cáo việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người bị thiệt hại có quyền sau đây:
a) Yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự theo quy định của Luật này;
b) Được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án giải quyết và thông báo việc giải quyết bồi thường;
c) Khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường;
b) Chứng minh về thiệt hại thực tế đã xảy ra.
1. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án;
b) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án;
b) Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng;
c) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Hàng năm, thống kê, tổng kết việc thực hiện bồi thường; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác bồi thường khi có yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, báo cáo Bộ Tư pháp về công tác bồi thường của bộ, ngành, địa phương mình.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về việc sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước về bồi thường.
4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác bồi thường và phối hợp với Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, thông báo cho Bộ Tư pháp về công tác bồi thường của ngành mình.
5. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường.
2. Thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường.
4. Không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.
This Law provides for the State's liability to pay compensation to individuals and organizations suffering from damage caused by official-duty performers in administrative management, legal proceedings and judgment enforcement activities; compensation procedures; the rights and obligations of individuals and organizations suffering from damage; compensation funds and the reimbursement liability of official-duty performers who have caused the damage.
Article 2. Compensation-eligible entitles
Individuals and organizations suffering from material damage and/or mental sufferings (below collectively referred to as sufferers) in cases provided by this Law are eligible for compensation by the State.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law. the terms below are construed as follows:
1. An official-duty performer means a person who is elected, approved, recruited or appointed to a position in a state agency to perform the tasks of administrative management, legal proceedings or judgment enforcement, or a person who is assigned by a competent state agency to perform tasks related to administrative management. legal proceedings or judgment enforcement.
2. An illegal act of an official-duty performer which has caused damage means an act of nonperformance or unlawful performance of a task or power, which is affirmed in a document of a competent state agency.
3. Document affirming an illegal act of an official-duty performer means a decision on settlement of a complaint or denunciation of a person competent to settle complaints or denunciations or a judgment or decision of a competent procedure-conducting agency.
4. Compensation-liable agency means the agency directly managing the official-duty performer who commits an illegal act causing damage or another agency as defined by this Law.
Article 4. The right to claim compensation
1. Sufferers are entitled to request compensation-liable agencies to settle compensation upon the availability of competent state agencies* documents affirming that the official-duty performers' acts are illegal or of documents of competent agencies in criminal proceedings affirming that the sufferers fall into compensation cases defined in Article 26 of this Law.
2. In the course of lodging their complaints or instituting administrative lawsuits, sufferers are entitled to request persons competent to settle complaints or courts to settle compensation.
Article 5. Statute of limitations for lodging compensation claims
1. The statute of limitation for lodging compensation claims defined in Clause 1. Article 4 of this Law is 2 years counting from the date competent state agencies promulgate the documents affirming that the official-duty performers’ acts are illegal or from the date the legally effective judgments or rulings of criminal procedure-conducting agencies affirm that the sufferers fall into compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law.
2. The statute of limitations for lodging compensation claims defined in Clause 2. Article 4 of this Law is determined under the law on complaints and denunciations and the law on procedures for settlement of administrative cases.
3. If in the course of settling complaints or administrative cases, in which the official-duty performers" illegal acts and actual damage have been determined but no compensation has been made yet, the statute of limitations for lodging compensation claims complies with Clause 1 of this Article.
Article 6. Grounds for determination of compensation liability
1. The state compensation liability in activities of administrative management, civil proceedings, administrative proceedings and judgment enforcement shall be determined on the following grounds:
a/ The availability of competent state agencies’ documents affirming that official-duty performers' acts are illegal and fall within the scope of compensation liability prescribed in Articles 13. 28. 38 and 39 of this Law;
b/ The actual damage caused by illegal acts of official-duty performers to sufferers.
2. The state compensation liability in criminal proceedings shall be determined on the following grounds:
a/ The availability of judgments or decisions of competent state agencies in criminal proceedings affirming that the sufferers fall into compensation-eligible cases defined in Article 26 of this Law:
b/ The actual damage caused by criminal procedure-conducting persons to sufferers.
3. The State will not compensate for damage caused in the following circumstances:
a/ The sufferer is at fault:
b/ The sufferer conceals evidence and documents or provides untruthful documents during the settlement of his/her matter or case;
c/ Force majeure or emergency cases.
Article 7. Principles for compensation settlement
The compensation settlement must comply with the following principles:
1. Being timely, public and lawful;
2. Being conducted on the basis of negotiations between compensation-liable agencies and sufferers or their lawful representatives;
3. Being paid once in cash, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 8. Tasks and powers of compensation-liable agencies
Compensation-liable agencies have the following tasks and powers:
1. To receive and handle compensation claims of sufferers;
2. To verify the damage, to negotiate with sufferers and issue compensation settlement decisions;
3. To participate in court proceedings in the capacity as plaintiffs in case sufferers institute lawsuits at court for compensation settlement;
4. To make payments to sufferers and settle compensation funds;
5. To request official-duty performers to reimburse to the state budget compensation amounts paid by the State to sufferers;
6. To settle compensation-related complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations;
7. To restore or propose competent agencies or organizations to restore the legitimate rights and interests of sufferers;
8. To report on compensation settlement according to law.
Article 9. Rights and obligations of sufferers
1. Sufferers have the following rights:
a/ To request the State to pay damages and restore their honor as provided by this Law;
b/ To be compensated by compensation-liable agencies or to have their compensation claims settled by courts and be notified of the compensation settlement;
c/ To complain about or denounce illegal decisions or acts of competent persons in compensation settlement under the law on complaints and denunciations;
d/ To complain about or appeal against court judgments or rulings according to the procedure law;
e/ To request competent agencies or organizations to restore their legitimate rights and interests.
2. Sufferers have the following obligations:
a/ To promptly, fully and honestly provide documents and evidence related to their compensation claims;
b/ To prove the damage actually occurred.
Article 10. Rights and obligations of damage-causing official-duty performers
1. Official-duty performers who have caused damage have the following rights:
a/ To receive decisions related to compensation settlement;
b/ To lodge their complaints, denunciations or institute lawsuits against illegal decisions or acts of competent persons in the settlement of compensation as provided for by law:
c/ To have other rights as prescribed by law.
2. Official-duty performers who have caused damage have the following obligations:
a/ To promptly, fully and honestly provide information and documents related to the settlement of compensation at the request of compensation-liable agencies or courts;
b/ To reimburse to the state budget compensation amounts paid by the State to sufferers under decisions of competent state agencies:
c/ To have other obligations as prescribed by law.
Article 11. State management responsibilities for compensation work
1. The Government has the following responsibilities:
a/ To perform the unified state management of compensation work in administrative management and judgment enforcement;
b/ To coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in the management of compensation work in procedural activities;
c/ To promulgate according to its competence or propose competent agencies to promulgate legal documents on state compensation liability:
d/ To annually make statistics on and review compensation work; to report on compensation work to the National Assembly or its Standing Committee upon request.
The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the tasks specified in this Clause.
2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of compensation work and annually report to the Ministry of Justice on their respective compensation work.
3. The Ministry of Finance shall formulate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on the use and settlement of the state budget for compensation.
4. The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, manage compensation work and coordinate with the Government in performing the state management of compensation work; annually notify the Ministry of Justice of their respective compensation work.
5. The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the ambit of their tasks and powers, detail and guide the implementation of this Article.
1. Forging dossiers, documents and papers for compensation.
2. Acting in connivance among sufferers, persons responsible for compensation settlement and concerned people for self-seeking purposes in compensation.
3. Abusing positions and powers to illegally intervene in the course of compensation settlement.
4. Failing to settle compensation or settling compensation in contravention of law.