Chương II Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009: Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
Số hiệu: | 35/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 18/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 08/08/2009 | Số công báo: | Từ số 373 đến số 374 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;
7. Áp dụng thủ tục hải quan;
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:
a) Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
b) Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;
c) Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ thì cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
d) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
đ) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
1. Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
2. Trong thời hạn do pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật hoặc không trái pháp luật của người thi hành công vụ.
3. Thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
2. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
2. Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng.
Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;
c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
5. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
c) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
d) Mức bồi thường;
đ) Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường;
e) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của Luật này mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi thường.
Trường hợp người bị thiệt hại chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể khởi kiện đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản này.
2. Người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật.
1. Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường là Toà án nhân dân cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
1. Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính mà người khởi kiện cho rằng, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thực hiện việc giải quyết bồi thường. Trong trường hợp này, đơn khởi kiện còn phải có các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
b) Nội dung yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được áp dụng theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nếu có yêu cầu bồi thường thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
c) Mức bồi thường;
d) Hình thức bồi thường.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường được thực hiện theo quy định của Luật này.
STATE COMPENSATION LIABILITY IN ADMINISTRATIVE MANAGEMENT ACTIVITIES
Section I. SCOPE OF LIABILITY AND COM PENS A TION-LIA BLE A GENCIES
Article 13. Scope of compensation liability in administrative management activities
The State is liable to compensate for damage caused by illegal acts of official-duty performers in the following cases:
1. Issuing decisions on sanctioning administrative violations:
2 Applying measures to ward off administrative violations and secure the handling of administrative violations;
3. Applying measures to force the dismantlement of houses, constructions, architectural objects and measures for coercive enforcement of other decisions on sanctioning administrative violations;
4. Applying administrative measures of confining people to a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment;
5. Granting, revoking business registration certificates, investment certificates, permits and papers of permit validity;
6. Imposing taxes, charges and fees; collecting taxes, charges and fees; collecting tax arrears; collecting land use levies;
7. Applying customs procedures;
8. Allocating land, leasing land or recovering land, permitting land use purpose change, compensating for and supporting ground clearance and resettlement; granting or revoking certificates of rights to use land and own houses and other assets attached to land;
9. Issuing decisions on handling of competition-related matters and cases:
10. Issuing protection titles to ineligible persons; issuing protection titles to ineligible industrial property objects; issuing decisions on termination of the validity of protection titles;
11. Refusing to grant business registration certificates, investment certificates, permits and papers of permit validity, protection titles to eligible subjects;
12. Other compensation-eligible cases prescribed by law.
Article 14. Compensation-liable agencies
1. Administrative agencies directly managing official-duty performers who commit damage-causing illegal acts are liable to pay compensation.
2. Apart from cases defined in Clause 1 of this Article, compensation-liable agencies shall be determined as follows:
a/ If agencies managing official-duty performers in question have been separated, merged, consolidated or dissolved, the agencies inheriting their functions and tasks shall pay compensation. If no agencies inherit the functions and tasks of the dissolved agencies, the agencies which have issued the dissolution decisions shall pay compensation;
b/ If at the time of handling compensation claims, damage-causing official-duty performers no longer work in their managing agencies, the agencies managing those official-duty performers at the time of causing the damage shall pay compensation;
c/ In case of authorized or mandated performance of official duties, authorizing or mandating agencies shall pay compensation. If authorized or mandated agencies perform official duties at variance with authorized or mandated contents, thus causing damage, they shall pay compensation;
d/ If many official-duty performers from different agencies jointly cause damage, the line management agencies taking principal responsibility for the matters or cases shall pay compensation;
e/ If many official-duty performers from central agencies and local agencies jointly cause damage, central agencies shall pay compensation.
Section 2. COMPENSATION SETTLEMENT PROCEDURES
Article 15. Requests for determination of illegal acts of official-duty performers
1. Individuals and organizations, when holding that they suffer from damage caused by official-duty performers, are entitled to request persons competent to settle complaints to examine and conclude on illegal acts of official-duty performers.
2. Within the time limit prescribed by the law on complaints and denunciations, the persons competent to settle complaints shall examine and conclude in writing whether the official-duty performers' acts are illegal.
3. The procedures for determination of illegal acts of official-duty performers comply with the law on complaints and denunciations. In complaint settlement decisions, damage-causing illegal acts of official-duty performers must be determined.
Article 16. Compensation claim dossiers
1. Upon receiving documents affirming that the official-duty performers' illegal acts fall into cases defined in Article 13 of this Law, sufferers shall file their compensation claims with compensation-liable agencies defined in Article 14 of this Law.
2. A compensation claim contains the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant;
b/ Reasons for compensation claim;
c/ The extent of damage and the claimed compensation amount.
3. A compensation claim must be enclosed with a competent state agency's document affirming the illegal act of the official-duty performer and documents and evidence related to the compensation claim.
Article 17. Handling of compensation claims
1. Upon receiving compensation claim dossiers, compensation-liable agencies shall check and determine the validity of the claims and enclosed papers; if the dossiers are incomplete, they shall instruct the sufferers to supplement them.
2. Within 5 working days after the receipt of valid compensation claims and papers. If determining that the claims fall under their handling responsibility, dossier-receiving agencies shall handle them and notify sufferers thereof in writing; if the compensation claims do not fall under their handling responsibility, they shall return them and guide sufferers to file their claims with competent agencies for compensation settlement.
Article 18. Damage verification
1. Within 20 days after accepting compensation claims, compensation-liable agencies shall completely verify the damage for use as a ground for determination of compensation amounts. For matters involving many complicated circumstances or to be verified at different places, the verification time limit may prolong but must not exceed 40 days.
2. Based on the nature and contents of matters, compensation-liable agencies may organize the valuation of property, examination of property damage, examination of health damage or acquire opinions of relevant agencies on the settlement of compensation. Expenses for such valuation and examination shall be covered by the state budget.
3. If sufferers disagree with valuation or examination results and request re-valuation or re-examination, which is agreed upon by compensation-liable agencies, re-valuation or reexamination costs shall be paid by sufferers, unless valuation or examination results prove that re-evaluation or re-examination requests are grounded.
Article 19. Negotiations on compensation
1. Within 30 days after the end of damage verification, compensation-liable agencies shall organize negotiations with sufferers on the settlement of compensation. If matters or cases involve many complicated circumstances, the negotiation time limit may prolong but must not exceed 45 days.
2. Participants in negotiations will be representatives of compensation-liable agencies and sufferers or their lawful representatives. When necessary, damage-causing official-duty performers will be invited to participate in negotiations.
Representatives of compensation-liable agencies must be persons competent to reach compensation agreement with sufferers and take responsibility before their agencies.
3. Negotiation venues will be offices of compensation-liable agencies or offices of People's Committees of communes, wards or townships where sufferers reside, unless otherwise agreed upon by the concerned parties.
4. Negotiations shall be recorded in writing. A negotiation record must contain the following principal details:
a/ Date of negotiation;
b/ Negotiation venue and participants:
c/ Opinions of negotiation parties:
d/ Successfully or unsuccessfully negotiated contents.
5. A negotiation record must be signed by the parties and sent to the sufferer immediately after the conclusion of negotiations.
5. Negotiation results will serve as a basis for making decisions on compensation.
Article 20. Decision on compensation settlement
1. Within 10 days after the conclusion of negotiations, compensation-liable agencies shall issue compensation settlement decisions. A compensation settlement decision must contain the following principal details:
a/ Full name and address of the compensation claimant:
b/ Brief reasons for compensation claim;
c/ Grounds for determination of the compensation liability;
d/ Compensation amount;
e/ The right to institute a lawsuit at court in case of disagreement with the compensation settlement decision;
f/ Effect of the compensation settlement decision.
2. Compensation settlement decisions shall be sent to sufferers, immediate superior agencies of compensation-liable agencies and damage-causing official-duty performers.
Article 21. Effect of compensation settlement decisions
Compensation settlement decisions take effect 15 days after sufferers receive the decisions, except where sufferers disagree therewith and institute lawsuits at court.
Section 3. SETTLEMENT OF COM PENS A TION CLA IMS AT COURT
Article 22. Institution of lawsuits to request courts to settle compensation
1. Past 15 days after the time limit for issuing compensation settlement decisions prescribed in Article 20 of this Law expires, if compensation-liable agencies fail to issue such decisions or after sufferers receive but disagree with the decisions, sufferers are entitled to initiate lawsuits at competent courts defined in Article 23 of this Law to request the settlement of compensation.
If sufferers can prove that objective obstacles or force majeure circumstances have rendered them unable to institute lawsuits on time, the duration when the objective obstacles or force majeure circumstances exist will not be counted into the lawsuit time limit prescribed in this Clause.
2. Sufferers may not institute lawsuits requesting courts to settle compensation after the compensation settlement decisions have taken effect.
Article 23. Competence and procedures for settlement of compensation claims at court
1. Courts competent to settle compensation claims are district-level People's Courts of localities where sufferers reside or work or where the damaged organizations are headquartered or where the damage occurs, depending on the sufferers' choice, or other cases prescribed by the civil procedure law.
2. The procedures for settlement of compensation claims at court comply with the law on civil procedures.
Section 4. SETTLEMENT OF COMPENSATION CLAIMS IN THE COURSE OF SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES
Article 24. Compensation claims in the course of instituting administrative lawsuits
1. If in the course of instituting administrative lawsuits, lawsuit-instituting parties hold that the illegal acts of official-duty performers have caused damage, they may request courts competent to settle administrative cases to settle the compensation. In this case, a lawsuit petition must also contain the following details:
a/ Request for affirmation of the illegal act of the official-duty performer concerned;
b/ Details of the compensation claim;
c/ The damage and claimed compensation amount;
d/ Documents and evidence related to the compensation claim.
2. The procedures for settlement of compensation claims in the course of settlement of administrative cases comply with the law on procedures for settlement of administrative cases.
Article 25. Contents of settlement of compensation claims in court judgments or rulings
1. If there arises a compensation claim in the course of settlement of an administrative case, the court judgment or ruling must also contain the following details:
a/ Brief reason for the compensation claim;
b/ Grounds for determination of the compensation liability:
c/ Compensation amount;
d/ Form of compensation.
2 The compensation liability and compensation amounts shall be determined under this Law.