Chương V Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009: Thiệt hại được bồi thường
Số hiệu: | 35/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 18/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 08/08/2009 | Số công báo: | Từ số 373 đến số 374 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
4. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải quyết bồi thường.
1. Cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
2. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
3. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu).
1. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
3. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu.
4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
5. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này.
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
4. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
1. Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai.
3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
4. Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự.
Article 45. Damage caused by asset infringement
1. If the assets have been already auctioned or lost, the damage will be determined on the basis of the market prices of assets of the same kind or assets with the same properties and technical standards and the wear-out of the auctioned or lost assets at the time of compensation.
2. If the assets have been out of order, the damage will be determined as related expenses for the asset repair and restoration, calculated according to the market prices at the time of compensation; if the assets have been out of repair or restoration, the damage will be determined under Clause 1 of this Article.
3. If the assets have been left unused or unexploited, the damage will be determined as lost actual incomes. For assets on lease on the market, lost actual incomes will be determined commensurate to the rentals of assets of the same kind or assets with the same technical standards, properties, utility and quality at the time of compensation; for assets not on lease on the market, lost actual incomes will be determined as incomes brought about by the damaged assets under normal conditions before the time the damage is caused; if distrained assets are assigned to sufferers or other persons for management, reasonable expenses for the prevention, restriction and redress of damage to the assets will be determined as the compensated damage.
4. Money amounts already remitted into the state budget under decisions of competent state agencies, confiscated or kept for judgment enforcement, and money amounts deposited as security at competent agencies will be returned to sufferers or their relatives; if such money amounts are interest-bearing loans, lawful interest amounts shall also be returned; if such money amounts are interest-free loans, they shall be returned to sufferers or their relatives together with interest amounts calculated at the prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of compensation.
Article 46. Damage due to loss of or decrease in actual incomes
1. Individuals and organizations with identifiable incomes are entitled to compensation for their unearned actual incomes.
2. For individuals with regular but unstable incomes, compensation amounts will be determined based on their average incomes of three consecutive months prior to the time the damage is caused.
3. For individuals with unstable incomes which cannot be specifically identified due to the lack of grounds or with seasonal incomes, the average income level of local labor of the same type shall apply. If the average income level cannot be determined, the damages will be determined based on the common minimum wage applicable to state agencies at the time of compensation (below collectively referred to as the minimum wage).
Article 47. Damage due to mental suffering
1. Damage due to mental suffering during the administrative custody or confinement in a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment will be determined as equal to two days' minimum wage for one day in administrative custody or in a reformatory, rehabilitation establishment or medical establishment.
2. Damage due to mental suffering in cases of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty will be determined as equal to three days' minimum wage for one day of being held in custody, detained or serving an imprisonment penalty.
3. Damage due to mental suffering in case of death of sufferers will be determined as equal to three hundred sixty months' minimum wage.
4. Damage due to mental suffering in case of infringement upon health will be determined based on the extent of health damage but must not exceed thirty months' minimum wage.
5. Damage due mental suffering in case of institution of a criminal case, prosecution, trial or judgment enforcement without being held in custody or detained will be determined as equal to one day's minimum wage for one day of institution of a criminal case, prosecution, trial, non-custodial reform or serving of a suspended sentence. The duration used for calculating the compensation amount shall be determined from the date of issuance of the decision to institute a criminal case against the accused to the date of issuance of the judgment or decision by a competent agency affirming that such person falls into a compensation-eligible case specified in Clause 3, Article 26 of this Law.
Article 48. Material loss due to the death of sufferers
1. Reasonable expenses for medical treatment, health fostering and care for the sufferer before his/her death.
2. Funeral costs prescribed by the law on social insurance.
3. Alimonies for persons to whom the sufferer is currently obliged to provide. Monthly alimonies shall be determined as equal to the minimum wage, unless they are otherwise provided by law or determined under effective decisions of competent state agencies.
Article 49. Material loss due to health damage
1. Reasonable expenses for medical treatment, health fostering and recovery and functional rehabilitation for sufferers.
2. Lost or reduced actual incomes of sufferers, as provided for in Article 46 of this Law.
3. Reasonable expenses for, and lost actual incomes of. persons who look after sufferers during hospitalization.
4. In case a sufferer loses his/her working capacity and needs a regular caretaker, the damages will cover reasonable expenses for caring the sufferer and alimonies for persons to whom the sufferer is currently obliged to provide. Monthly alimonies are determined as equal to the minimum wage, unless they are otherwise provided by law or determined under effective decisions of competent state agencies.
Assets seized, held in custody, distrained or confiscated will be returned immediately after the decisions on asset seizure, custody, distraint or confiscation are cancelled.
Article 51. Honor restoration for sufferers in criminal proceedings
1. Sufferers defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 26 of this Law or their lawful representatives are entitled to claim for honor restoration within 3 months, counting from the date the compensation settlement decisions take effect.
2. Within 30 days after receiving a written claim for honor restoration filed by a sufferer or his/her lawful representative, the compensation-liable agency which has handled the case shall make public apologies and corrections.
3. Public apologies and corrections shall be made in the following forms:
a/ Direct apologies and public corrections made at residence or working places of the sufferers with the participation of representatives of the administrations of the localities where the sufferers reside or representatives of the agencies in which the sufferers work, and representatives of a socio-political organization of which the sufferers are members;
b/ Apologies and corrections published on a central newspaper and a local newspaper for three consecutive issues at the request of the sufferers or their lawful representatives.
4. If the sufferers have died, their relatives are entitled to claim for honor restoration.