Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường
Số hiệu: | 19/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/02/2019 | Ngày hiệu lực: | 05/04/2019 |
Ngày công báo: | 02/03/2019 | Số công báo: | Từ số 249 đến số 250 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 19/02/2019, Chính Phủ ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường.
Theo đó, việc tổ chức họ, hụi, biêu, phường (gọi tắt là họ) được quy định có một số điểm mới như sau:
- Thỏa thuận về dây họ bắt buộc lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực khi những người tham gia dây họ yêu cầu.
(Theo quy định hiện hành thì thỏa thuận về dây họ được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản).
- Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho UBND xã nơi cứ trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc các trường hợp:
+ Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Tổ chức hai dây họ trở lên;
- Chủ họ, thành viên, cá nhân liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý VPHC hoặc truy cứu TNHS đối với người có hành vi cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi tham gia quan hệ về họ.
Nghị định 19/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/4/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này Quy định về nguyên tắc tổ chức họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ); điều kiện làm thành viên, chủ họ; gia nhập, rút khỏi họ; văn bản thỏa thuận về họ; thứ tự lĩnh họ, lãi suất; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ họ.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Những người tham gia dây họ, gồm các thành viên và chủ họ;
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.
2. Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu có).
3. Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.
4. Phần họ là số tiền hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được xác định theo thoả thuận mà mỗi thành viên phải góp tại mỗi kỳ mở họ.
5. Kỳ mở họ là thời điểm được xác định theo thoả thuận của những người tham gia dây họ mà tại thời điểm đó các thành viên góp phần họ và có thành viên được lĩnh họ.
6. Họ không có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác.
7. Họ có lãi là họ mà thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác.
8. Họ hưởng hoa hồng là họ có lãi hoặc họ không có lãi mà thành viên được lĩnh họ phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ theo mức do những người tham gia dây họ thỏa thuận.
1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
1. Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
3. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.
2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Văn bản thỏa thuận về dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
b) Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
c) Phần họ;
d) Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ;
đ) Thể thức góp họ, lĩnh họ.
2. Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây họ có thể có những nội dung sau đây:
a) Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng;
b) Lãi suất trong họ có lãi;
c) Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;
d) Việc chuyển giao phần họ;
đ) Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ;
e) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
g) Nội dung khác theo thỏa thuận.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, một người có thể trở thành thành viên mới của dây họ khi:
1. Có sự đồng ý của chủ họ và tất cả các thành viên.
2. Góp đầy đủ các phần họ theo thỏa thuận tính đến thời điểm tham gia.
1. Thành viên đã lĩnh họ có thể rút khỏi dây họ nhưng phải góp các phần họ chưa góp và giao cho chủ họ hoặc thành viên giữ sổ họ trong trường hợp không có chủ họ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
2. Việc rút khỏi dây họ của thành viên đã góp họ mà chưa lĩnh họ thực hiện như sau:
a) Được nhận lại các phần họ theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận, thành viên rút khỏi dây họ được nhận lại các phần họ đã góp tại thời điểm kết thúc dây họ; nếu có lý do chính đáng thì được nhận lại phần họ đã góp tại thời điểm rút khỏi dây họ.
b) Thành viên rút khỏi dây họ phải hoàn trả một phần tiền lãi đã nhận (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Bộ luật dân sự.
3. Trường hợp người tham gia dây họ chết thì quyền, nghĩa vụ của người đó đã được xác lập trong quan hệ về họ được giải quyết theo quy định pháp luật về thừa kế. Việc tham gia dây họ của người thừa kế được thực hiện theo thỏa thuận của người thừa kế và những người tham gia dây họ.
1. Dây họ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thoả thuận của những người tham gia dây họ;
b) Mục đích tham gia dây họ của các thành viên đã đạt được;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp dây họ chấm dứt, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia dây họ được thực hiện theo thỏa thuận về dây họ và quy định tại Bộ luật dân sự.
1. Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ.
2. Sổ họ có các nội dung sau đây:
a) Các nội dung của thỏa thuận về dây họ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Ngày góp phần họ, số tiền đã góp họ của từng thành viên;
c) Ngày lĩnh họ, số tiền đã lĩnh họ của thành viên lĩnh họ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp họ và lĩnh họ;
đ) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây họ.
Khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan thì thành viên có quyền yêu cầu chủ họ hoặc người lập và giữ sổ họ cấp giấy biên nhận về việc đó.
1. Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên;
b) Tổ chức từ hai dây họ trở lên.
2. Nội dung văn bản thông báo:
a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của chủ họ;
b) Thời gian bắt đầu và kết thúc dây họ;
c) Tổng giá trị các phần họ tại kỳ mở họ;
d) Tổng số thành viên.
3. Trường hợp thông tin về dây họ đã được thông báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà có sự thay đổi thì chủ họ phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.
4. Chủ họ không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
1. Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau đây:
a) Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;
b) Lĩnh họ;
c) Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự;
d) Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;
đ) Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
g) Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
h) Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này;
i) Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện;
k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.
2. Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;
c) Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.
3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
b) Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.
1. Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Góp phần họ theo thoả thuận;
b) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;
c) Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác;
d) Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
đ) Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.
2. Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.
3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
b) Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận.
1. Chủ họ trong họ không có lãi có các quyền sau đây:
a) Thu phần họ của các thành viên;
b) Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;
c) Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này;
d) Các quyền khác theo thỏa thuận.
2. Chủ họ trong họ có lãi có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ họ trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
b) Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh họ.
1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.
2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.
3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.
4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.
6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.
8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa thuận.
2. Trường hợp những người tham gia dây họ không có thỏa thuận thì thứ tự lĩnh họ được xác định bằng hình thức bốc thăm.
1. Thành viên lĩnh họ trong từng kỳ mở họ là người đưa ra mức lãi cao nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên lĩnh họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Thành viên đã lĩnh họ không được đưa ra mức lãi trong các kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp một thành viên góp nhiều phần họ trong mỗi kỳ mở họ thì thành viên này có quyền đưa ra mức lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà thành viên đó góp họ trong một kỳ mở họ.
1. Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.
2. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
1. Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.
2. Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:
a) Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp.
b) Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự đối với họ có lãi.
Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:
1. Thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.
2. Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.
3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.
4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trường hợp đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:
1. Hoàn trả số tiền mà chủ họ đã góp thay cho thành viên.
2. Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.
4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).
1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 4 năm 2019.
2. Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Các dây họ được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường.
2. Các dây họ được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực và đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Nghị định này thì các thành viên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức để phù hợp với Nghị định này để áp dụng quy định của Nghị định này.
3. Các dây họ được xác lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định tại Nghị định này thì được áp dụng các quy định tại Nghị định này.
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Nghị định này;
b) Tuyên truyền, phổ biến Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Bộ Công an có trách nhiệm điều tra, xử lý theo thẩm quyền đối với hành vi thông qua việc tổ chức họ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Tổng hợp tình hình, diễn biến quan hệ về họ ở địa phương khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tuyên truyền, phổ biến Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, thống kê thông tin về họ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và kịp thời phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về họ với cơ quan công an có thẩm quyền.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 19/2019/ND-CP |
Hanoi, February 19, 2019 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Civil Code dated November 24, 2015;
At the request of the Minister of Justice,
The Government promulgates a Decree on tontine.
This Government sets forth rules of organizing tontine; eligibility requirements of tontine participants, tontine holders; participation to and withdrawal from tontine; tontine agreements; annuity-receiving order and interest-receiving order; rights and obligations and legal liability of tontine participants and holders.
This Decree applies to:
1. Participants of tontine, including tontine members and tontine holder;
2. Other relevant agencies, organizations, and individuals.
Article 3. Rules for organizing tontine
1. The tontine must be organized in compliance with basic rules of civil law in accordance with Article 3 of the Civil Code.
2. The tontine is only organized for the purpose of mutual assistance among tontine participants.
3. It is strictly forbidden to organize tontine to practice usury, obtain property by fraud, abuse of trust to appropriate property, illegal fund raising or other violations of law.
Article 4. Interpretation of terms
For the purposes of this Decree, these terms below shall be construed as follows:
1. “tontine group” is a tontine formed according to specific agreements between tontine participants in terms of time, annuity share, annuity-contributing and -receiving procedures, rights and obligations of tontine holder (if any) and tontine members.
2. “tontine member” is a person who participates in a tontine, contribute annuity shares and receive the tontine and interests (if any).
3. “tontine holder” means a person who organizes and manages a tontine group, collects annuity shares and hands those shares to the member entitled to receive them in each tontine opening till the last one. The tontine holder may be also tontine member in the same tontine group.
4. “annuity share” means a determined sum of money or another asset (hereinafter referred to as money) which, as agreed upon, a member must contribute in a tontine opening.
5. “tontine opening time” means a time when the other members contribute annuities and a member receives the total annuities as agreed upon by all tontine members.
6. “interest-free tontine” means a tontine whereby members receive annuities upon the tontine opening without having to pay interests to other members.
7. “interest-bearing tontine” means a tontine whereby members receiving annuities upon the tontine opening shall pay interests to other members.
8. “commission tontine” means an interest-bearing tontine or interest-free tontine whereby, as agreed upon among tontiners, the annuity-receiving member must pay a commission to the tontine holder.
Article 5. Membership eligibility requirement
1. Member is a person aged at least 18 years of age and does not lack legal capacity, have limited legal capacity or have limited cognition or behavior control as prescribed in the Civil Code.
A person aged from fifteen to under eighteen having private property may become a tontine member. If the private property is real estate or movable property required for registration to participate in the tontine, he/she must obtain the consent of his legal representative.
2. Other requirements as agreed upon among tontine members.
Article 6. Tontine holder eligibility requirements
1. Tontine holder is a person aged at least 18 years of age and does not lack legal capacity, have limited legal capacity or have limited cognition or behavior control as prescribed in the Civil Code.
2. If members self-organize a tontine group, the tontine holder is a person who is voted by more than a half of members, unless otherwise agreed by members.
3. Other requirements as agreed upon among tontine members.
Article 7. Forms of tontine agreement
1. Tontine agreement shall be expressed in writing. Written agreements on tontine may be notarized or authenticated if so requested by members.
2. If a tontine agreement is revised, the revised agreement shall be made in accordance with Clause 1 herewith
Article 8. Contents of tontine agreement
1. A tontine agreement shall at least contain:
a) Full name, ID number or citizen identity number or passport number; date of birth; place of residence of tontine holder (where the tontine holder regularly lives or current address if it is impossible to determine his/her regular place of residence);
b) Number of members, full name, ID number or citizen identity number or passport number, date of birth, place of residence of each member;
c) Annuity shares;
d) Tontine time, tontine opening time;
dd) Annuity-contributing and -receiving procedures.
2. Apart from matters specified in the Clause 1 of this Article, the tontine agreement may also contain:
a) commission rate of tontine holder in the commission tontine;
b) Interest rate of interest-bearing tontine;
c) Responsibility for deposit or security interests to fulfill other duties of tontine holder;
d) Transfer of annuity shares;
dd) Participation in, withdrawal from, termination of tontine group;
e) Liabilities for breach of obligations;
g) Other matters as agreed.
Article 9. Participation in tontine group
Unless otherwise agreed, a person may become a new tontine member when:
1. He/she obtains the consent of the tontine holder and all tontine members.
2. He/she has fully contributed annuity shares as agreed until the participation time.
Article 10. Withdrawal from tontine group
1. A member who receives the annuities may withdraw from the tontine group provided that he/she contributes outstanding annuity shares to the tontine holder or the tontine book-keeper in the absence of the tontine holder in accordance with Clause 1 Article 12 of this Decree.
2. If a member who has contributed annuity shares but has not received annuities wishes to withdraw from the tontine group, he/she shall:
a) May receive back annuity shares as agreed. If there is no agreement, the member wishing to withdraw from the tontine group may receive back contributed annuity shares at the completion time of the tontine group; or receive back contributed annuity shares at the withdrawal time if he/she has valid grounds.
b) Must reimburse a part of received interests (if any) and fulfill other obligations as agreed; or make restitution for any damaged caused in accordance with the Civil Code.
3. If a tontine participant dies, his/her rights and obligations established in the tontine shall be settled in accordance with laws and regulations on inheritance. The heir may participate in the tontine as agreed between him/her and tontine participants.
Article 11. Termination of tontine group
1. A tontine group shall terminate in any of the following cases:
a) As agreed by the tontine participants;
b) The purpose for participation in the tontine of members has been achieved;
c) Other cases as per the law.
2. If a tontine terminates, rights and obligations of the tontine participants shall be settled in accordance with the tontine agreement and the Civil Code.
1. The tontine holder must open and keep a tontine book, unless as agreed by members another member is designated to open and keep the tontine book. case of absence of a tontine holder, tontine participants may authorize a member to open and keep the tontine book.
2. A tontine book may include the following details:
a) Contents of the tontine agreement prescribed in Clause 1 Article 8 of this Decree;
b) Annuity share contribution date, contributed amount of each member;
c) Annuity-receiving date, received amount of the annuity-receiving member;
d) Signatures or fingerprints of tontine members when they contribute or receive annuities;
dd) Other contents relating to activities of the tontine group.
When contributing or receiving annuity shares or interests or conduct other relevant transactions, a member is entitled to require the tontine holder or the tontine book keeper to issue a receipt.
Article 14. Notice of organization of tontine group
1. The tontine holder must notify the local People’s Committee of commune in writing of organization of a tontine group in any of the following cases:
a) Organize a tontine group, the value of annuity shares of which at a tontine opening is at least VND 100 million;
b) Organize at least two tontine groups.
2. Contents of notice:
a) Full name, ID number, citizen identity number or passport number, date of birth, place of residence of tontine holder;
b) Tontine group starting and closing time;
c) Total value of annuity shares at tontine opening;
d) Total number of members.
3. If the information of the tontine group which has been notified as prescribed in Clause 1, Clause 2 of this Article changes, the tontine holder must provide a written update for the local People’s Committee of commune.
4. If a tontine holder does not fulfill any of obligations prescribed in Clause 1 of this Article, he/she shall face a penalty for administrative violations as per the law.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF TONTINE MEMBERS AND HOLDERS
1. A member of interest-free tontine has the rights to:
a) Contribute single or multiple annuity shares in a tontine opening;
b) Receive annuities;
c) Transfer a part or the entire of annuity shares to other members in accordance with the Civil Code;
d) Request the tontine holder or tontine book keeper to give the tontine book to see, copy and to supply information related to the tontine group.
dd) Request the tontine holder to contribute the annuity share which a member has not contributed on due date, unless otherwise agreed;
e) Request the tontine holder to fulfill his/her obligations in accordance with Article 18 of this Decree;
g) Request other members to fulfill their obligations prescribed in Article 16 of this Decree;
g) Rights of members prescribed in Clause 1 Article 7, Article 9, Article 10 and Article 13 of this Decree;
i) Send notices as prescribed in Article 14 of this Decree in a case where the tontine holder fails to do so;
k) Other rights as per the law and under the tontine agreement.
2. A member of interest-bearing tontine has the rights to:
a) Rights prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Offer interest rate at each tontine opening, except for the case specified in Clause 3, Article 20 of this Decree;
c) Receive the annuities before other members if he/she offers the highest interest rate at the tontine opening, unless otherwise agreed;
d) Enjoy interests from the annuity-receiving members.
3. A member of commission tontine has the rights to:
a) Rights prescribed in Clause 1 of this Article in case of interest-free tontine or rights prescribed in Clause 2 of this Article in case of interest-bearing tontine;
b) Agree on the commission for the tontine holder.
Article 16. Obligations of members
1. A member of interest-free tontine has the obligations to:
a) Contribute annuity shares as agreed;
b) Notify new place of residence that any tontine participant changes;
c) Members who receive the annuities are obliged to contribute their respective annuity shares so that other members can receive them until the last member receives the annuities;
d) Obligations of members under Article 10 and Clause 2 of Article 11 of this Decree;
dd) In case of absence of a tontine holder, the member authorized to open and keep the tontine book has the obligations specified in Clause 1 Article 12, Clause 5 and Clause 6 Article 18 of this Decree.
2. A member of interest-bearing tontine has the obligations to:
a) Obligations prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Pay interests to other members upon receipt of annuities.
3. A member of commission tontine has the obligations to:
a) Obligations prescribed in Clause 1 of this Article in case of interest-free tontine or obligations prescribed in Clause 2 of this Article in case of interest-bearing tontine;
b) Pay commission to the tontine holder upon receipt of annuities as agreed.
Article 17. Rights of the tontine holder
1. A tontine holder of interest-free tontine has the rights to:
a) Collect annuity shares of members;
b) Request members who fail to contribute their annuity shares to refund the annuity shares contributed on their behalf by the tontine holder;
c) Rights of tontine holder prescribed in Clause 1 Article 7, Article 9, Article 10 and Article 13 of this Decree;
dd) Other rights as agreed upon.
2. A tontine holder of interest-bearing tontine has the rights to:
a) Rights prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Receive annuity shares in the first tontine opening without paying interests to other members if the tontine holder is also a member, unless otherwise agreed.
3. A tontine holder of commission tontine has the rights to:
a) Rights prescribed in Clause 1 of this Article in case of interest-free tontine or rights prescribed in Clause 2 of this Article in case of interest-bearing tontine;
b) Enjoy commissions from annuity-receiving members.
Article 18. Obligations of the tontine holder
1. Notify members of the new place of residence which any member changes.
2. Notify those who wish to participate in tontine groups of sufficient number of tontine groups; annuity shares, tontine opening; number of members of each tontine group which he/she acts as the tontine holder.
3. Hand over the annuities to the annuity-receiving members at each tontine opening.
4. Pay annuity shares on behalf of members when members fail to contribute their shares upon the tontine opening, unless otherwise agreed.
5. Let members see and copy the tontine book and supply information related to the tontine upon request.
6. Send notices as prescribed in Clause 1 Article 14 of this Decree.
7. Obligations under Clause 1 Article 12 and Article 13 of this Decree.
8. Other obligations under agreement or as per the law.
ANNUITY-RECEIVING ORDER AND INTEREST RATES
Section 1: ANNUITY-RECEIVING ORDER
Article 19. Annuity-receiving order in interest-free tontine
1. The annuity-receiving order at each tontine opening is determined by drawing lots, voting, or other forms as agreed by tontine participants.
2. If tontine participants cannot reach an agreement on annuity-receiving order, the drawing lots shall apply.
Article 20. Annuity-receiving order in interest-bearing tontine
1. Unless otherwise agreed upon, the annuity-receiving member at a tontine opening is the one who offers the highest interest rate.
2. Unless otherwise agreed upon, if at a tontine opening many members offer the same highest interest rate, these members will draw lots to identify the member eligible to receive the annuities.
3. Except for the case specified in Clause 4 of this Article, members who have received the annuities may not participate in offering interest rates in subsequent tontine openings.
4. If a member contributes more than one annuity share in a tontine, he/she is entitled to offer interest rates until the number of times of annuity receipt corresponds the number of annuity shares he/she has contributed in a tontine.
Article 21. Interest rate in interest-bearing tontine
1. Interest rate in interest-bearing tontine is agreed by the tontine members or offered by every tontine member in order to receive the annuities at each tontine opening but not exceeding 20% per year of total value of annuity shares to be contributed less contributed annuity shares of the remaining period of the tontine group. If the maximum interest rate is governed by the competent authority under Clause 1 Article 468 of the Civil Code, such interest rate shall prevail.
2. If the interest rate agreed by the tontine members or offered by every tontine member in order to receive the annuities at each tontine opening exceeds the maximum interest rate prescribed in Clause 1 of this Article, such interest rate shall not apply.
Article 22. Interest rate in case of late contribution or late transfer of annuity shares
1. If the tontine holder does not transfer or does not transfer fully annuity shares to the annuity-receiving member upon the tontine opening, members who have not received annuities but not contributed annuity shares or not contributed annuity shares fully, they must pay interest on late payment corresponding to the delayed duration.
Interests accruing due to late contribution or late transfer of annuity shares shall be determined according to agreement of members but not exceeding the maximum interest rate prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree of the late payment based on the delayed duration. If there is no agreement, the interest rate is 50% of maximum interest rate prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree of the late payment based on the delayed duration.
2. If an annuity-receiving member does not contribute annuity shares or does not contribute annuity shares fully, he/she must pay the interest as follows:
a) In case of interest-free tontine, interest rate shall be determined according to agreement of members but not exceeding the maximum interest rate prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree of the late payment based on the delayed duration. If there is no agreement, the interest rate is 50% per year of maximum interest rate prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree of the late payment based on the delayed duration.
b) In case of interest-bearing tontine, the interest rate shall equal the rate prescribed in Clause 5 Article 466 of the Civil Code regarding interest-bearing tontine.
LEGAL LIABILITY OF TONTINE HOLDER AND TONTINE MEMBERS
Article 23. Liabilities of the tontine holder for failure to hand annuities to annuity-receiving members
If the tontine holder fails to transfer annuity shares to an annuity-receiving member upon tontine opening, the tontine holder shall take liability as to such member as follows:
1. Fulfill obligations under Clause 3 and Clause 4 Article 18 of this Decree.
2. Pay interest on late transfer mount to the annuity-receiving member as prescribed in Clause 1 Article 22 of this Decree.
3. Pay fines if agreed by tontine participants as prescribed in Article 418 of the Civil Code.
4. Make restitution for any damaged caused (if any).
Article 24. Liabilities of members for failure to contribute annuity shares
If a member fails to contribute annuity shares or does not contribute annuity shares fully upon tontine opening, such member must take liability to the tontine holder as follows:
1. Reimburse the amount that the tontine contributed to other members on his/her behalf.
2. Pay interest on late transfer amount as prescribed in Article 22 of this Decree.
3. Pay fines if agreed by tontine participants as prescribed in Article 418 of the Civil Code.
4. Make restitution for any damaged caused (if any).
Article 25. Settlement of disputes and actions against violations
1. Disputes that arise over or from the tontine shall be settled through negotiations, conciliation or be settled at a court in accordance with laws and regulations.
2. Tontine holders, tontine members, relevant individuals and organizations are entitled to request competent authorities to take actions against administrative violations or bring criminal prosecution against those who practice usury, obtain property by fraud, abuse of trust to appropriate property, illegal fund raising or other violations of law.
1. This Decree comes into force as of April 5, 2019.
2. Government’s Decree No. 144/2006/ND-CP dated November 27, 2006 on tontine ceases to be effective from effective date of this Decree.
Article 27. Transitional regulations
1. Tontine groups established and operated before effective date of this Decree shall comply with Government's Decree No. 144/2006/ND-CP dated November 27, 2006 on tontine.
2. With regard to tontines established before effective date of this Decree and being operated with contents and forms different from regulations of this Decree, members may agree to amend them in accordance with this Decree to apply this Decree.
3. Tontine groups established before effective date of this Decree which have not operated or have been operating have contents and forms consistent with regulations of this Decree shall comply with this Decree.
1. The Ministry of Justice shall:
a) Direct, guide, inspect and implement this Decree;
b) Raise public awareness of this Decree and relevant law provisions.
2. The Ministry of Public Security shall investigate and take actions against acts of obtaining property by fraud, abuse of trust to appropriate property, usury practice and other violations of law through the organization of tontine.
3. The People’s Committee shall:
a) Make summary reports on local tontines upon request of competent authorities;
b) Raise public awareness of this Decree and relevant law provisions.
4. The People’s Committee of commune shall receive and release statistics on tontines in accordance with Article 14 of this Decree and promptly report signs of tontine-related legal violations to competent police authorities.
5. Ministries, heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees and relevant entities shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |